Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2023

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :20/09/2023 - Duke Nguyen


Pháp: Vua Anh Charles đệ tam bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước
Vua Charles đệ tam của Anh Quốc hôm nay, 20/09/2023, bắt đầu chuyến viếng thăm cấp Nhà nước kéo dài 3 ngày tại Pháp, nhằm đánh dấu việc khôi phục tình hữu nghị Pháp-Anh sau những năm quan hệ song phương gặp nhiều xáo trộn, chủ yếu là do Brexit. Quốc kỳ Anh trước Điện Invalides, Paris, Pháp, nhân chuyến thăm Pháp của vua Charles III, ngày 20/09/2023. AFP - DIMITAR DILKOFF Thanh Phương Chuyến đi ban đầu được dự kiến vào tháng 3 năm nay và lẽ ra đã là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của vua Charles đệ tam kể từ khi lên ngôi, nhưng đã bị đình hoãn vào giờ chót do các vụ biểu tình bạo loạn chống cải tổ hưu trí tại Pháp. Cuối cùng, quốc vương nước Anh đã đi thăm Berlin, Đức, đầu tiên.
<!>
Vào lúc 15 giờ, giờ Paris, vua Charles III và hoàng hậu Camilla đã được tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte đón tiếp với nghi thức rất long trọng tại Khải Hoàn Môn ở Paris. Sau lễ châm lại ( một cách tượng trưng ) ngọn lửa trên mộ Chiến sĩ vô danh, vua Charles đệ tam và tổng thống Macron, trên chiếc xe mui trần Citroen DS7, theo sau là 136 kỵ binh của đội Vệ binh Cộng hòa, đi trên đại lộ Champs-Elysée, được mệnh danh “đại lộ nổi tiếng nhất thế giới”, để đến điện Elysée (phủ tổng thống Pháp). Tại đây, hai vị nguyên thủ quốc gia sẽ có cuộc hội đàm riêng.

Bữa dạ tiệc quốc gia mà tổng thống Macron khoản đãi vua Charles III sẽ được tổ chức tại Phòng Gương của Cung điện Versailles. Đây là nơi mà cố nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đã được mời đến ăn trưa khi đến thăm Pháp vào năm 1957 và sau đó bà đã trở lại vào năm 1972.

Ngày mai, 21/09, vua Charles đệ tam sẽ là quốc vương đầu tiên của Anh Quốc đến phát biểu tại Thượng Viện Pháp. Theo dự kiến, ông sẽ đề cập đến vấn đề môi trường trong một cuộc thảo luận bàn tròn về biến đổi khí hậu sẽ được tổ chức tại Viện Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Thiên nhiên tại Paris, với sự hiện diện của tổng thống Macron. Đây cũng sẽ là chủ đề mà vua Charles đệ tam nêu lên khi đến thăm Bordeaux vào thứ Sáu 22/09.

Để bảo vệ an ninh cho chuyến thăm cấp Nhà nước của vua Anh Quốc, 8.000 cảnh sát và hiến binh Pháp được huy động trong ngày hôm nay. Lực lượng an ninh sẽ tăng lên thành 12.000 người vào hôm thứ Sáu, vì đó cũng là ngày mà giáo hoàng Phanxicô đến thăm thành phố Marseille.

Tại Liên Hiệp Quốc, tổng thống Ukraina Zelensky tố cáo Nga phạm « tội ác diệt chủng »

Kỳ họp thường niên 2023 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã khai mạc hôm qua, 19/09/2023, với những bài phát biểu mạnh mẽ từ các nước thành viên trong bối cảnh có nhiều cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới. Trên diễn đàn, tổng thống Ukraina đã tố cáo Matxcơva phạm « tội diệt chủng » khi đưa hàng chục ngàn trẻ em Ukraina sang Nga.


Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 19/09/2023. AP - Richard Drew
Minh Anh
Theo AFP, đây là lần đầu tiên ông Volodymyr Zelensky đến New York kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraina tháng 02/2022. Trước Đại Hội Đồng, nguyên thủ Ukraina khẳng định là Kiev biết rõ tên tuổi và có bằng chứng về hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bắt cóc tại những vùng lãnh thổ của Ukraina mà Nga chiếm đóng.

Trước sự hiện diện của phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, Polyanskiy, tổng thống Zelensky còn tố cáo Nga « dạy những đứa trẻ đó lòng thù hận đối với Ukraina và cắt đứt liên lạc của số trẻ này với gia đình », và xem đây như là « một hành động diệt chủng ».

Cùng với sự hiện của vợ là bà Olena Zelenska, tổng thống Ukraina lên án các hành động cưỡng hiếp của binh lính Nga đối với trẻ em Ukraina, đồng thời khẩn cầu cộng đồng quốc tế trợ giúp để hồi hương số trẻ vị thành niên bị cưỡng bức đưa sang Nga.

Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ông Zelensky kêu gọi quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nga và hậu thuẫn kế hoạch hòa bình 10 điểm do Kiev đề xuất. Tuy nhiên, lời kêu gọi vẫn vấp phải sự do dự từ nhiều nước phương Nam, đi đầu là Brazil.

Đặc phái viên đài RFI, Aabla Jounaïdi, từ New York tường thuật :

« Lần đầu tiên có mặt trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc, ông Volodymyr Zelensky biết rõ là trong phòng họp, không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng xoay lưng lại với Nga. Dù vậy, tổng thống Ukraina nhấn mạnh, cuộc chiến này cũng là cuộc chiến của họ.

Ông nói : "Nga dùng mức giá lương thực cao như là một vũ khí. Từ những vùng duyên hải bờ Đại Tây Dương của châu Phi đến tận vùng Đông Nam Á đang hứng chịu tác động."

Nhưng làm thế nào để chấm dứt điều đó ? Tổng thống Ukraina đề nghị các quốc gia hậu thuẫn kế hoạch hòa bình của Ukraina nhằm bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ông.

Tuy nhiên, lập trường của các nước vẫn còn rất khác nhau. Bằng chứng là tổng thống Brazil Lula Da Silva biện hộ cho việc đàm phán với Matxcơva.

Nguyên thủ Brazil phát biểu : "Chúng tôi không đánh giá thấp những khó khăn để có được hòa bình. Nhưng không một giải pháp nào bền vững nếu như giải pháp đó không được dựa trên đối thoại. Tôi xin nhắc lại, cần phải làm việc này để tạo ra không gian đối thoại. Rất nhiều tiền của đã được đổ vào vũ khí, nhưng lại rất ít cho phát triển."

Brazil, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, sẽ chủ trì một cuộc họp về Ukraina hôm nay. »

Tổng thống Ukraina đối mặt với Nga tại Hội Đồng Bảo An

AFP cho biết thêm tổng thống Ukraina hôm nay, 20/09/2023, sẽ có bài phát biểu trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và do vậy, đây sẽ là lần đầu tiên ông Zelensky phải đối mặt với Nga – thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An.

Biển Hoa Đông: Nhật Bản đòi Trung Quốc gỡ bỏ một chiếc phao đặt gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Chính quyền Tokyo vào hôm qua, 19/09/2023 cho biết đã phản đối Bắc Kinh về việc đặt một cái phao ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku hiện do Tokyo kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền và đặt tên là Điếu Ngư.
.

A China Marine Surveillance ship, bottom, is followed by a Japan Coast Guard ship near disputed islands, called Senkaku in Japan and Diaoyu in China, in the East China Sea, on Nov. 15, 2012. AP
Trọng Nghĩa
Trong một cuộc họp báo, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno nói rằng hành động của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, khẳng định rằng: “Việc lắp đặt các cấu trúc trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi mà không có sự đồng ý của chúng tôi đã vi phạm các quy định liên quan đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.

Ông Matsuno còn cho biết thêm là tuần duyên Nhật đã đưa ra một cảnh báo hàng hải kể từ ngày 15/07 để bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền đi lại ở vùng biển gần đó.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, chiếc phao nói trên bị phát hiện vào tháng 7, ở vùng biển cách đảo Uotsuri - đảo lớn nhất thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - khoảng 80 km về phía tây bắc. Đây là một cái phao màu vàng, bên trên có lắp đèn và mang những ký tự tiếng Trung nói về mục đích của phao là nghiên cứu biển.

Lần gần đây nhất mà Nhật Bản ghi nhận việc Trung Quốc đặt phao xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là vào năm 2018.

Từ nhiều năm nay, tranh chấp Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ Tokyo-Bắc Kinh, với việc Trung Quốc thường xuyên cho tàu công vụ xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản quanh quần đảo này.

Mới đây, quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc lại xấu đi thêm kể từ khi Tokyo cho đổ ra biển nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào ngày 24/08. Bắc Kinh đáp trả bằng lệnh cấm nhập toàn bộ hải sản Nhật Bản.

Liên Âu và Trung Quốctái lập đối thoại về kỹ thuật số sau 3 năm gián đoạn

Phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu (EU), Vera Jourova, đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc từ ngày 18/09/2023 để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc dự trù trong năm nay. Là người đồng thời phụ trách lãnh vực kỹ thuật số của Liên Hiệp Châu Âu, bà Jourova nhân dịp này đã nhắc lại những mối quan ngại của châu Âu về công nghệ kỹ thuật số. Đối thoại về kỹ thuật số EU-Trung Quốc như vậy đã được nối lại sau 3 năm gián đoạn vì Covid-19.


Phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Vera Jourova tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ngày 19/09/2023 REUTERS - FLORENCE LO
Trọng Nghĩa
Từ Bắc Kinh, đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde tường trình:

“Trong cuộc đua về dữ liệu và trí thông minh nhân tạo mà Trung Quốc và Mỹ đang tiến hành, châu Âu dường như đang cố bám đuổi. Và chuyến thăm Trung Quốc lần này của bà Vera Jourova có mục tiêu tái khẳng định các giá trị của Liên Hiệp Châu Âu trong lãnh vực kỹ thuật số, nhất là khi ở đây, các công ty châu Âu đã tỏ ý lo ngại trước những thay đổi gần đây trong luật pháp Trung Quốc liên quan đến an ninh mạng, dữ liệu và phản gián.

Phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đã nói nguyên văn: “Mối quan ngại đầu tiên là tình trạng luật lệ còn thiếu rõ ràng, chẳng hạn như thiếu định nghĩa về thế nào là dữ liệu quan trọng, điều có thể gây khó khăn cho các công ty châu Âu khi chuyển dữ liệu ra khỏi Trung Quốc”.

Nhiều mối quan ngại khác cũng đã được bà Jourova nêu lên như “thủ tục kéo dài” và tình trạng “thất thường” trong cách giải thích luật mới của cơ quan quản lý Trung Quốc, những điều cần làm rõ thông qua đối thoại.

Trong cuộc tiếp xúc chiến lược ở cấp cao với phó chủ tịch Trung Quốc Trương Quốc Thanh (Zhang Guoqing), bà Jourova cho biết cũng đã thảo luận vấn đề thông tin sai lệch của Nga về Ukraina, đầy rẫy trên mạng xã hội và được hệ thống tuyên truyền Trung Quốc dẫn lại.

Phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khẳng định: “Chúng ta chìm ngập trong các tuyên truyền của Nga chống Ukraina, và chúng ta cũng đã thấy những lập luận tương tự từ Trung Quốc lan qua Châu Âu. Đây là lý do tại sao tôi đã đề cập đến vấn đề các thông tin sai lệch của Trung Quốc rõ ràng đã bắt nguồn từ thông tin sai lệch của Nga.”

Trong một thông cáo báo chí, phái bộ Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh nhấn mạnh: “Cách Trung Quốc tương tác với cuộc chiến của Nga tại Ukraina là yếu tố quyết định cho tương lai quan hệ EU-Trung Quốc.”

Thượng Karabakh: Bị Azerbaijan tấn công dữ dội, lực lượng ly khai gốc Armenia đầu hàng

Chính quyền Azerbaijan vào hôm nay, 20/09/2023 loan báo tạm dừng chiến dịch quân sự tại vùng Thượng Karabakh, sau khi lực lượng người gốc Armenia ly khai đồng ý hạ vũ khí và tham gia các cuộc đàm phán để sáp nhập vào lãnh thổ Azerbaijan.


Một khu nhà dân bị lực lượng vũ trang Azerbaijan tấn công, thành phố Stepanakert Nagorno-Karabakh. Ảnh chụp 19/09/2023. via REUTERS - SIRANUSH SARGSYAN/PAN PHOTO
Trọng Nghĩa
Theo hãng tin Pháp AFP, cả chính quyền Baku và phe ly khai người Armenia đều cho biết là lực lượng gìn giữ hòa bình Nga triển khai trong khu vực đã làm trung gian cho một thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột hơn một ngày sau khi Azerbaijan phát động “chiến dịch chống khủng bố” đánh vào vùng đất tự trị của người gốc Armenia nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan.

Phe ly khai cho biết họ đã cam kết “giải tán toàn bộ” lực lượng võ trang của mình và cho rút các đơn vị quân đội Armenia ra khỏi khu vực vốn là tâm điểm của hai cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Ngoài ra, bộ Quốc Phòng Azerbaijan cho biết thêm là mọi loại “vũ khí và vũ khí hạng nặng phải được giao nộp” dưới sự giám sát của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga bao gồm 2.000 người đang đóng tại vùng Thượng Karabakh.

Cả hai bên cho biết các cuộc đàm phán về việc sáp nhập vùng lãnh thổ ly khai vào phần còn lại của Azerbaijan sẽ được tổ chức vào thứ Năm tại thành phố Yevlakh.

Vùng Thương Karabakh, còn gọi là Nagorno-Karabakh là khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan, có đại đa số cư dân người gốc Armenia. Cách nay 30 năm, vào năm 1990, vùng này đã ly khai khỏi Azerbaijan, và luôn được Armenia hậu thuẫn, điều không hề được chính quyền Baku chấp nhận.

Chính quyền Azerbaijan luôn tìm cách thu hồi vùng ly khai này, và ngày 19/09 vừa qua đã bất ngờ tung ra một chiến dịch gọi là “chống khủng bố”, đánh vào các vị trí của lực lượng ly khai ở thủ phủ Stepanakert cũng như ở nhiều ngôi làng khác ở Thượng Karabakh với kết quả là đánh gục được lực lượng ly khai.

Chiến dịch tấn công dữ dội, huy động đến trọng pháo, phi cơ và drone đã được tung ra ba năm sau khi Azerbaijan đã thành công tái chiếm được nhiều vùng đất bên trong và chung quanh vùng Thượng Karabakh sau một cuộc chiến ngắn ngủi đã gây khiến Armenia thất bại cay đắng.

Theo hãng AFP, sự sụp đổ nhanh chóng bất ngờ của lực lượng ly khai tại vùng Thượng Karabakh biểu thị một chiến thắng lớn cho tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev trong nỗ lực đưa Nagorno-Karabakh với đa số người Armenia trở lại dưới quyền kiểm soát của Baku.

Căng thẳng Ấn Độ - Canada : Thủ tướng Trudeau phản ứng chừng mực

Quan hệ giữa Ấn Độ và Canada vẫn chưa giảm căng thẳng. New Delhi hôm nay, 20/09/2023, khuyên các công dân Ấn Độ tránh di chuyển đến một số vùng của Canada. Trước đó, Canada nghi ngờ chính phủ Ấn Độ có dính líu đến vụ ám sát một nhà đấu tranh đòi ly khai người Sikh.


Thủ tướng Canada Trudeau phát biểu tại Nghị Viện, Ontario, ngày 18/09/2023. © Sean Kilpatrick / AP
Minh Anh
Nhiều tổ chức người Sikh yêu cầu phải đưa thủ phạm ra trước công lý. Trước mối nguy xảy ra xung đột sắc tộc giữa người Ấn Độ ở Canada, thủ tướng Justin Trudeau tìm cách xoa dịu mọi việc.

Từ Québec, thông tín viên đài RFI, Pascale Guéricolas tường thuật :

« Chúng ta phải giữ bình tĩnh, bám chặt vào các giá trị dân chủ của mình, vào các nguyên tắc của pháp luật ».

Thủ tướng Justin Trudeau có giọng điệu trấn an khi nói về cuộc điều tra liên quan đến vụ ám sát nhà đấu tranh đòi độc lập của người Sikh. Bị giới phóng viên cũng như lãnh đạo đảng đối lập chất vấn, thủ tướng từ chối tiết lộ các bằng chứng mà cơ quan tình báo Canada cung cấp cho ông.

Theo như lời của luật sư, những cơ quan này đã cảnh báo Hardeep Singh Nijjia rằng ông là mục tiêu của một âm mưu ám sát. Điều này khiến đại diện người Sikh ở Canada cho rằng chính phủ phải có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ họ.

Với khoảng 700 nghìn người, cộng đồng người Sikh chiếm đến 1/3 số người gốc Ấn Độ ở Canada, theo như giải thích của nhà chính trị học Serge Granger: « Thực tế, trung tâm của người Sikh ly khai sống ngoài Ấn Độ chủ yếu là ở Canada. Về mặt lịch sử, Vancouver và San Francisco từ hơn một thế kỷ qua luôn là tâm điểm của người Sikh ly khai ».

Theo nhà nghiên cứu này, lời kêu gọi bình tĩnh của thủ tướng được giải thích phần nào bởi việc ông lo sợ những căng thẳng giữa những người ủng hộ một Ấn Độ thống nhất và những người đòi ly khai vùng Penjab ».

Không có nhận xét nào: