Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Phân Ưu & Tin Buồn và Kính Chuyển Tin Nóng Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Chia Buồn
Nhận được tin buồn thân mẫu của Phóng Viên Phương Thúy, Ủy Viên Xã Hội của Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, là Cụ Bà Trần Thị Bích Pháp Danh Ngọc BíchĐã từ giã cõi đời, lúc 5 giờ ngày 4 tháng 9 năm 2023 (Nhằm Ngày 20 tháng 07 năm Quý Mão) tại Việt Nam. Thượng Thọ 91 tuổi Xin gởi lời chia buồn đến Phóng viên Phương Thúy về sự mất mát lớn lao này. Dù chúng ta bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, cũng cần có hình ảnh Người Mẹ Hiền trên cõi đời này, mất Mẹ, là nỗi bất hạnh nhất! Mất cả bầu trời yêu thương! Và cũng xin gởi lời chia buồn cùng Tang Quyến.
<!>

Nguyện cầu hương hồn cụ bà Trần Thị Bích. Pháp Danh Ngọc Bích sớm về cõi Phật -  Thành Kính Phân Ưu
-Tất cả Anh Chị Em trong Hội Truyền Thông Bắc Cali
-Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt và Tuần Báo Thằng Mõ.


Lại một cây cổ thụ trong vườn hoa âm nhạc Việt vừa bật gốc! Nhạc sĩ Đan Thọ, tác giả nhạc phẩm nổi tiếng, bất hủ “Chiều Tím” vừa qua đời hôm 4 Tháng Chín, tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, hưởng thọ 99 tuổi.


*Chút cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Đan Thọ


-Hầu như người Việt, thập niên 60, 70, ai cũng thuộc lới bãn nhạc này: “Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài Sầu trên phím đàn, tình vương không gian Mây bay quan san, có hay? Đàn nhớ từng cánh hoa bay, vầng trăng viễn hoài Màu xanh ước thề, dòng sông trôi đi Lúc chia tay còn nhớ chăng? Ai nhớ... mắt xanh năm nào Chiều thu soi bóng, nắng chưa phai màu Kề hai mái đầu nhìn mây tím... nhớ nhau...”



Đan Thọ được nhiều người thưởng ngoạn âm nhạc trước năm 1975 biết đến là một nhạc sĩ đa tài, ông là cha đẻ của bản nhạc “Chiều Tím” lời ca Đinh Hùng bất hủ cùng những nhạc phẩm khác như : Tình Quê Hương (phổ nhạc từ thơ Phan Lạc Tuyên), Bóng Quê Xưa, Vọng Cố Đô (viết cùng nhạc sĩ Nhật Bằng) hay Xa Quê Hương (viết cùng nhạc sĩ Xuân Tiên),… Nhạc của ông được nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét là : “… nhạc của ông, vui hay buồn đều chừng mực, lãng mạn nhưng không có vẻ ủy mị, đắm đuối, và nhất là luôn toát ra vẻ lịch sự, sang trọng”. Ngoài sáng tác nhạc, nhạc sĩ Đan Thọ còn chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau, nhưng trong đó ông иổi tiếng nhất với ngón đàn violin điêu luyện và tiếng kèn saxophone điệu nghệ đã làm mưa làm gió một thời tại các phòng trà ca nhạc và vũ trường của Sài Gòn trước năm 75.


(Hình: Đan Thọ và Trường Kỳ)

Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1924 tại Nam Định.

Ông được học nhạc từ khá sớm, vào năm 1936 đến năm 1941 Đan Thọ theo học tại trường Saint Thomas D’Aquin dòng Lasan.

Năm 1942 – 1945, Đan Thọ được học hòa âm và sáng tác cùng với các giáo sư Tạ Phước và Vũ Đình Dự.

Năm 1945, ông bắt đầu đi làm thêm tại phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng ở Nam Định với vai trò là một tay chơi đàn violin. Cũng trong năm này, Đan Thọ lập gia đình với một thiếu nữ Hà Nội mới 16 tuổi, hai người quen biết nhau qua sự giới thiệu của cнíɴн người em họ của vợ ông mà ông quen biết trước. Cho dù gia đình của cô gái có phần e ngại khi biết con gái sắp kết hôn cùng với một nghệ sĩ nhưng thời gian đã chứng minh tất cả, sau bao thăиg trầm của cuộc sống thì ông bà vẫn sống với nhau cho tới ngày nay “răиg long đầu bạc”, cùng nuôi dạy nên người một cậu con trai và ba cô con gái.

Năm 1948 – 1954, Đan Thọ gia nhập Ban quân nhạc Đệ Tam Quân Khu Hà Nội cùng với các nhạc sĩ tên tuổi khác như: Văи Phụng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Nguyễn Túc, Nguyễn Cầu,… Trong thời gian hoạt động tại đây, Đan Thọ được quân nhạc trưởng Schmetzler hướng dẫn về cách dùng Saxophone, từ đó ông chơi sành cả hai loại nhạc cụ là violin lẫn Saxophone tenor. Ngoài tham gia những hoạt động trong ban quân nhạc, Đan Thọ cùng nhạc sĩ Nguyễn Túc từng trình diễn tại nhiều phòng trà ở Hà Nội.

Năm 1952, Đan Thọ cho ra đời hai nhạc phẩm đầu tay được ông sáng tác chung với nhạc sĩ Nhật Bằng mang tên “Bóng Quê Xưa” và “Vọng Cố Đô”.


Lê văи Thiện và Đan Thọ thời kỳ thành viên ban nhạc Đại Nam

Khoảng giữa năm 1954, Đan Thọ cùng ban quân nhạc ᴅι cư vào Nha Trang rồi sau đó đặt chân đến Sài Gòn vào năm 1956. Giai đoạn này, ông đã sáng tác ca khúc “Tình Quê Hương” được phổ từ một bài thơ của nhà thơ Phan Lạc Tuyên.

Sau khi vào Nam, ông tiếp tục theo học kèn với nhạc sĩ Mano Umali người Phi Luật Tân. Với sở trường sử dụng thành thạo hai nhạc khí là Violin và Saxophone, Đan Thọ cộng tác với nhiều chương trình nhạc trên các đài phát thanh, truyền hình và phòng trà, vũ trường ở Sài Gòn.

Bên cạnh đó, ông còn là trưởng ban nhạc nhẹ của đài Ðài Phát Thanh Tiếng Nói Quân Ðội trong khoảng một thời gian dài từ năm 1956 – 1965, gồm các nhạc sĩ иổi danh như: Xuân Tiên, Xuân Lôi, Văи Ba, Nguyễn Ích, Canh Thân,… và đặc biệt là trong ban nhạc này có một người nhạc sĩ người Philippines tên Alano Badin soạn hòa âm cho những nhạc phẩm Việt Nam thu thanh, nhờ đó đã mang lại cho người nghe những âm thanh mới lạ.

Năm 1956 và 1961, Đan Thọ cùng ban nhạc của mình được cử vào phái đoàn nghệ sĩ của miền Nam, đi trình diễn tại Bangkok và Manila và đã gặt hái được nhiều thành côɴԍ đáng kể.

Năm 1962, khi có lệnh cấm khiêu vũ thì một ban nhạc của vũ trường Đại Nam tiên phong đổi qua trình diễn nhạc Jazz gồm các nhạc sĩ иổi danh như: Đan Thọ, Văи Hạnh, Lê Văи Thiện, Huỳnh Anh,… Riêng cá nhân Đan Thọ đã có dịp trình diễn cho khán giả Việt Nam lúc bấy giờ thưởng thức tiếng kèn Saxophone quyến rũ của ông qua dòng nhạc Jazz tương đối mới mẻ với người thưởng ngoạn.

Khoảng cuối thập niên 1960, Đan Thọ tham gia vào ban Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh và tiếp tục trình diễn tại nhiều phòng trà, vũ trường cho đến năm 1975.

Trong thời gian làm việc ở Sài Gòn, ngoài việc trình diễn, Đan Thọ còn sáng tác nhiều nhạc phẩm đặc sắc. Những bản tình ca ông viết mang âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, lời ca trong sáng như: Chiều Tím (thơ Đinh Hùng), Xa Quê Hương (viết chung với nhạc sĩ Xuân Tiên), Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn). Trong đó đặc biệt nhất là ca khúc “Chiều Tím”, đây có thể được xem là một trong những ca khúc đặc sắc nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Theo một số tài liệu cho rằng nhạc phẩm “Chiều Tím” được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc cho thơ của nhà thơ Đinh Hùng. Nhưng theo tài liệu của Tạp chí Thế Giới Nghệ Sĩ thì viết rằng: “Chiều Tím, cнíɴн nhạc sĩ Đan Thọ cho biết, có lời ca do nhà thơ Đinh Hùng viết chứ không phải là thơ phổ nhạc, theo tác giả Nguyễn Đình Toàn ghi lại. Đan Thọ kể lại rằng, trong một bữa uống cà phê tại La Pagode, Đan Thọ đã đưa bản nhạc vừa viết xong của mình cho Đinh Hùng và Thanh Nam coi. Đinh Hùng nói, “moi biết chơi mandoline, để moi viết lời ca cho”. Khi Đinh Hùng viết xong lời ca, ba người gặp lại nhau, Thanh Nam đề nghị đặt tên là Chiều Tím. Ca sĩ trình bày Chiều Tím đầu tiên trên làn sóng điện là Anh Ngọc”.

Sau năm 1975, Đan Thọ cộng tác với ban nhạc của Đoàn Kịch Nói Kim Cương và cùng ban nhạc đi lưu diễn nhiều nơi như: Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, vv… Lúc đó trong đoàn kịch ông làm việc chung với nhiều nhạc sĩ иổi danh trước năm 75 khác như Xuân Tiên, Lâm Thoại Nguyên, Ngọc Chánh, Lê Văи Thiện, Đài Trang, Đặng Văи Hiền, vv…

Năm 1980, Đan Thọ cùng với Đoàn Kịch Nói Kim Cương ra Hà Nội trình diễn trong vòng một tháng và được côɴԍ chúng đón nhận nồng nhiệt.

Tuy nhiên sau đó, ông quyết định xin nghỉ và dành cả thời gian của mình cho gia đình cùng với thú nuôi chim yến của ông.

Thế nhưng, tuy không còn đi lưu diễn nhưng Đan Thọ chưa thể xa rời sân khấu, ông cùng với nhạc sĩ Cao Phi Long và một số nhạc sĩ khác như Trí, Hòa,… được mời cộng tác với vũ trường Maxim’s ở trên lầu. Tại đây, Đan Thọ và các nhạc sĩ trong ban đã khiến khán giả thích thú với nghệ thuật trình bày loại nhạc Zigane, trong số có rất nhiều khán giả người ngoại quốc rất yêu thích chương trình nhạc của ông.

Năm 1985, Đan Thọ cùng gia đình rời Việt Nam đến định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi định cư tại đây, dù lúc này tuổi cũng đã ngoài 60 nhưng vợ c нồng ông vẫn cần mẫn ʟái xe hàng ngày từ Quận Cam lên Van Nuys và làm việc cho côɴԍ ty General Ribbon chuyên hãng sản xuất “ruy-băиg” cho máy điện toán. Và vào những đêm cuối tuần, ông lại chơi nhạc tại vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh.

Đến năm 1995, Đan Thọ cнíɴн thức tuyên bố giải nghệ. Tối ngày 30 tháng 6 năm 1995, ông tổ chức một đêm nhạc tại vũ trường Ritz để từ giã bạn bè tại California và xem như đánh dấu quá trình hoạt động âm nhạc cuối cùng của ông.

Sau đó, Đan Thọ về Louisiana đoàn tụ với gia đình con gái Đan Tâm và con rể là bác sĩ Mùi Quý Bồng. Ca khúc sau cùng được Đan Thọ sáng tác là “Dương Cầm” viết dựa trên ý thơ của Mùi Quý Bồng, cảm hứng được lấy từ lúc ông thấy bàn tay nhỏ nhắn xιɴh xắn của cháu gái đang lướt nhẹ trên các phím dương cầm.

Giờ đây, nhạc sĩ Đan Thọ đang sống yên bình và hạnh phúc với cuộc sống viên mãn của mình bên người vợ hiền, họ đang tận hưởng những chuỗi ngày nhàn hạ, nương tựa nhau trong tuổi xế chiều tại Houston và con cháu cũng thường xuyên qua lại thăm ông bà, cho đến ngày Ông qua đời!

Bản cáo phó của gia đình, đăng trên trang facebook của Bác Sĩ Mùi Quý Bồng (con rể của nhạc sĩ), cho hay nhạc sĩ Đan Thọ tên đầy đủ là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21 Tháng Sáu, năm 1924, tại Hà Nội, Việt Nam.


(Hình: Nhạc sĩ Đan Thọ)

Nhạc sĩ Đan Thọ có bốn người con, một trai và ba gái, con dâu, con rể, các cháu nội, ngoại và nhiều chắt.

Vẫn theo cáo phó, tang lễ của cố nhạc sĩ sẽ được tổ chức trong hai ngày, Chủ Nhật, 17 Tháng Chín và Thứ Hai, 18 Tháng Chín, tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park), số 2454 S Dairy Ashford Rd., Houston, TX 77077.


Chút kỷ niệm với Ðan Thọ: Nhìn từ những buổi Chiều Tím của cuộc đời!
(Qua Trường Kỳ)


-Chắc chắn nhạc sĩ Đan Thọ đã lặng người vì xúc động khi nhìn thấy cây đàn vĩ cầm thân yêu được vớt lên từ căn nhà 3 phòng ngủ ngập nước của ông tại New Orleans do trận bão Katrina gây nên khi vợ chồng ông được trưởng nam là Đan Thành đưa về nơi hai ông bà cư ngụ khi từ nam California về đây vào năm 1997.

(Hình: Đan Thọ và Doãn Quốc Sỹ ở Houston, 2006)

Hình ảnh của một ngày trong tháng 9 năm 2005 đó thật khó phai mờ trong ký ức già nua của người nhạc sĩ đã có một quá trình hoạt động âm nhạc từ trên 60 năm.

Cây kèn tenor saxophone hiệu Selmer mạ vàng của ông đã không được tìm thấy, nên ông đành phải ngậm ngùi bỏ lại nơi xứ sở của nhạc Jazz, là thể loại nhạc mà ông và vài ba người bạn cùng thời đã được coi như những người tiên phong trình diễn tại vũ trường Đại Nam của Sài Gòn vào đầu thập niên 60.


Khi quay trở lại Houston là nơi hai vợ chồng ông cư ngụ hiện nay, sau khi căn nhà ở New Orleans bị tàn phá bởi trận bão Katrina, nhạc sĩ Đan Thọ đã nhờ cậy nhiều chuyên viên sửa đàn phục hồi cho ông cây vĩ cầm từng gắn bó với cả cuộc đời âm nhạc của mình. Nhưng chuyên viên tài giỏi nhất cũng chỉ sửa sang được lại bề ngoài cây đàn từng sống với ông những giây phút thăng trầm trong thế giới âm nhạc.

Trong khi đó, âm thanh của nó chẳng còn được réo rắt như xưa, cũng như tiếng nói của chủ nhân nó bây giờ cũng đã giảm đi nhiều năng lực khi tuổi đời đã tới con số 84. Cây vĩ cầm quí giá của một đời nghệ sĩ đó giờ đây đang được trưng bầy ở một nơi trang trọng nhất trong cái appartment xinh xắn và gọn gàng có 2 phòng ngủ của cặp vợ chồng già, quấn quít bên nhau từ 63 năm nay.

Mỗi lần nhìn cây vĩ cầm quen thuộc, Đan Thọ cảm thấy như cả một dĩ vãng ngày nào hiện vè rõ mồn một với ông. Và Đan Thọ là người nhạc sĩ lão thành mà Nghệ Sĩ Và Đời Sống do Trường Kỳ thực hiện dành riêng cho ông một chương trình đặc biệt hôm nay...


Tin Quốc Tế Đó Đây

Do Thái Bị Tố Vẫn Bán Vũ Khí Cho Chính Quyền Quân Sự Miến Điện


(Ảnh: Phi đạn M302 được trưng bày tại một căn cứ Hải quân ở Do Thái, ngày 10/3/2014.)

-Ngày 5/9/2023, nhật báo Do Thái Haaretz tiết lộ chính quyền Do Thái tiếp tục bán vũ khí cho tập đoàn quân sự Miến Điện, ít ra là cho đến tận đầu năm 2022, trái với cam kết đưa ra từ năm 2018 là ngưng bán vũ khí cho Miến Điện.

Tiết lộ này được đưa ra vào lúc quân đội Miến Điện thường xuyên bị cáo buộc thảm sát người Rohingya, sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi, cũng như đàn áp người dân sau cuộc đảo chính năm 2021. Từ thủ đô Jerusalem của Do Thái, thông tín viên Sami Boukhelifa của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:

“Năm 2017, quân đội Miến Điện mở cuộc trấn áp đẫm máu người Rohingya. Cùng năm đó, Tòa án Tối cao Do Thái ra lệnh cấm bán vũ khí cho Miến Điện. Năm tiếp theo, 2018, chính phủ Do Thái thông báo ngưng xuất cảng vũ khí sang Miến Điện. Đây là tuyên bố chính thức, nhưng trong hậu trường, hai doanh nghiệp Do Thái vẫn tiếp tục bình thản bán vũ khí cho Miến Điện.

Theo các tài liệu mà nhật báo Do Thái Haaretz tham khảo được, ít nhất có 4 kiện vũ khí mới đây đã được Do Thái gửi đến Miến Điện. Chuyến hàng cuối cùng là vào tháng 3/2022, nghĩa là một năm sau cuộc đảo chính đưa quân đội Miến Điện lên cầm quyền, gia tăng trấn áp người dân.

Tổng cộng có 250 tấn thiết bị quân sự của Do Thái, từ linh kiện cho máy bay cho đến drone, và thậm chí có cả một tháp pháo Hải quân điều khiển từ xa có trang bị một khẩu pháo.

Quân đội Miến Điện chủ yếu mở các cuộc không kích để tấn công những ngôi làng chống lại chính quyền. Theo Liên Hiệp Quốc, từ khi lên nắm quyền năm 2021, tập đoàn quân sự Miến Điện đã mua hơn một tỉ Mỹ kim vũ khí từ các nhà cung cấp ngoại quốc, chủ yếu là Nga và Trung Quốc”.


Cuba Phát Giác Mạng Lưới Buôn Người Cuba Sang Làm Lính Cho Nga ở Ukraine


(Ảnh: Cuba vừa phát giác một đường dây buôn người Cuba sang làm lính cho Nga trên chiến trường Ukraine.)

-Thông tấn xã Reuters cho hay Cuba vừa phát giác một đường dây buôn người Cuba sang làm lính cho Nga trên chiến trường Ukraine -- Bộ Ngoại giao Cuba cho biết hôm 4/9/2023, và nói thêm rằng chính quyền đang nỗ lực “vô hiệu hóa và triệt phá” mạng lưới này.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cuba đưa ra ít chi tiết nhưng lưu ý rằng đường dây buôn người đang hoạt động ở cả Nga lẫn Cuba, quốc đảo Caribe cách Mạc Tư Khoa hàng ngàn dặm.

“Bộ Nội vụ... đang nỗ lực vô hiệu hóa và triệt phá mạng lưới buôn người hoạt động từ Nga nhằm thuê dụng các công dân Cuba sống ở đó, và thậm chí một số người từ Cuba, làm lính cho Nga trên chiến trường Ukraine”, tuyên bố của chính phủ Cuba nói.

Chính phủ Nga chưa bình luận về cáo buộc này.

Hồi năm 2022, Nga công bố kế hoạch tăng quy mô lực lượng vũ trang lên hơn 30%, tức lên 1,5 triệu binh sĩ, một mục tiêu cao và trở nên khó khăn hơn do thương vong nặng nề nhưng không được tiết lộ trong cuộc chiến.

Vào cuối tháng 5, một tờ báo Nga ở thành phố Ryazan đưa tin một số công dân Cuba ký hợp đồng với lực lượng vũ trang Nga và được chuyển đến Ukraine để đổi lấy quyền công dân Nga.

Hiện chưa rõ liệu tuyên bố của Bộ Ngoại giao Cuba có liên quan đến thông tin ở Ryazan hay không.

Tuy nhiên, chính phủ Cuba cho biết họ đã bắt đầu truy tố các trường hợp công dân của họ bị ép tham gia chiến đấu ở Ukraine.

Tuyên bố hôm 4/9 nói: “Những nỗ lực mang tính chất này đã bị vô hiệu hóa và các thủ tục tố tụng hình sự đã được bắt đầu để khởi tố những người liên quan đến các hoạt động này”.



Lỗ Ma Ni Bác Thông Tin Drone của Nga Rơi Trên “Lãnh Thổ NATO”


(Ảnh: Một chiếc drone bị nổ trên bầu trời Kyiv, thủ đô của Ukraine, trong cuộc tấn công của Nga, ngày 20/6/2023.)

-Ngày 4/9/2023, Bộ Quốc phòng Lỗ Ma Ni bác bỏ những khẳng định của Kyiv rằng nhiều drone gây nổ của Nga đã rơi trên lãnh thổ Lỗ Ma Ni trong đêm 3/9 rạng sáng 4/9.

Trong thông cáo, Bộ Quốc phòng Lỗ Ma Ni khẳng định “chưa có lúc nào, các cuộc tấn công của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng Ukraine là một mối đe dọa quân sự trực tiếp cho lãnh thổ quốc gia hay các vùng lãnh hải của Lỗ Ma Ni”, quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu (EU).

Budapest đã có phản ứng như vậy sau khi một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Oleg Nikolenko trên Facebook khẳng định “trong một cuộc tấn công ồ ạt mà Nga tiến hành nhắm vào cảng biển Izmail của Ukraine, nhiều chiếc drone Shahed của Nga đã bị rơi và phát nổ trên lãnh thổ của Lỗ Ma Ni”. Thông tin này còn được một phát ngôn viên lực lượng biên phòng xác nhận với hãng tin Pháp AFP.

Trước sự phủ nhận của Lỗ Ma Ni, Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba khẳng định Ukraine có nhiều hình ảnh “sẵn sàng chia sẻ để chứng minh thứ gì đã rơi ở đó”.

Cũng trong ngày 4/9, cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết Kyiv vừa thâu nhận một phi công trực thăng Mi-8 của Nga, tên là Maxime Kouzminov. Phi công này phản đối cuộc chiến xâm lược của Nga nên đã tìm cách bắt liên lạc với Kyiv và đã đến Ukraine trên chiếc trực thăng của mình trong một chiến dịch được bí mật lên kế hoạch từ nhiều tháng qua.

Về tình hình chiến sự, Nga hôm 5/9 thông báo bắn hạ nhiều drone của Ukraine tại những vùng Mạc Tư Khoa, Kalouga và Tver, cũng như tại vùng bán đảo Crimea bị sáp nhập. Ngoài ra, Thống đốc vùng Briansk, phía Tây nước Nga, tối 4/9 cũng xác nhận lực lượng biên phòng và an ninh đã “đẩy lui” một nhóm đặc công Ukraine tìm cách băng qua biên giới.


Thỏa Thuận Ngũ Cốc Ukraine Vẫn Bế Tắc Sau Cuộc Gặp Putin-Erdogan


(Hình: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Vladimir Putin tại một cuộc họp báo ở Sochi, Nga, ngày 4/9/2023.)

-Kết thúc cuộc gặp với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 4/9/2023, nhắc lại lập trường “bất di bất dịch”: Thỏa thuận Ngũ cốc chỉ được khôi phục một khi phương Tây đáp ứng các yêu cầu của Mạc Tư Khoa về xuất cảng nông sản Nga.

Trước giới báo chí, Tổng thống Nga nhấn mạnh, nếu những cam kết được tôn trọng, Nga có thể trở lại bàn đàm phán “trong vòng vài ngày”. Theo hãng thông tấn AP, tuyên bố này của ông Putin đã làm tiêu tan hy vọng rằng hội đàm của ông với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể giúp khôi phục một thỏa thuận được coi là quan trọng đối với nguồn cung lương thực cho thế giới, đặc biệt là cho Phi Châu, Trung Đông và Á Châu.

Tuyên bố cứng rắn này của nguyên thủ quốc gia Nga còn là một thất bại của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗ lực thuyết phục Mạc Tư Khoa trở lại với Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen. Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:

“Recep Tayyip Erdogan từng hứa rằng, khi đến Sochi, ông sẽ có một thông báo “rất, rất quan trọng cho thế giới” về ngũ cốc Ukraine, sau cuộc gặp của ông với Vladimir Putin. Vài tiếng đồng hồ sau, chính một Tổng thống Nga kiên quyết xuất hiện trước các ống kính, tố cáo Ukraine và phương Tây đã “đánh lừa” đất nước ông với Thỏa thuận Ngũ cốc này.

Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đành phải bằng lòng với những phát biểu lạc quan. Ông Erdogan bày tỏ hy vọng: “Tôi nghĩ rằng có thể đạt được nhiều kết quả. Tôi tin rằng chúng ta sẽ sớm có được một giải pháp”. Ông nói đến những đề xuất mới, được soạn thảo với sự tham vấn Liên Hiệp Quốc” để khôi phục thỏa thuận.

Vladimir Putin yêu cầu hủy bỏ các rào cản đối với xuất cảng nông sản Nga. Recep Tayyip Erdogan tán thành yêu cầu đó, nhưng ông không có đủ lập luận để thuyết phục đồng nhiệm Nga. Trên thực tế, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không thể đưa ra một sự nhượng bộ, một sự bảo đảm nào, vì điều đó không phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia thành viên duy nhất của khối Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) không trừng phạt Nga về cuộc chiến ở Ukraine. Như một lời thừa nhận bất lực, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, xin trích, Ukraine phải “dịu bớt lập trường của mình” để Nga trở lại với thỏa thuận”.


Tây Ban Nha: Mưa Lũ Khiến 3 Người Chết


(Hình: Một người đàn ông dùng nước làm mát tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 19/7/2023.)

-Sau khi trải qua đợt hạn hán lịch sử kéo dài nhiều tháng, Tây Ban Nha giờ đây lại hứng chịu những trận mưa xối xả khiến 3 người chết và 3 người mất tích.

Madrid và Castile-La Mancha là những khu vực chịu nhiều thiệt hại nhất, và dự báo thời tiết cho hay tình hình sẽ chưa được cải thiện ngay lập tức. Từ thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, thông tín viên François Musseau của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:

Ở Toledo, một người đàn ông lớn tuổi đã chết sau khi mắc kẹt trong thang máy, do mưa xối xả khiến thang máy bị hỏng. Vẫn ở Toledo, một thanh niên bị chết trong xe hơi.

Tại khu vực Madrid, có ít nhất 3 người mất tích, gồm một cụ ông 83 tuổi, một người lái xe hơi bị rơi xuống sông và một người đi bộ. Có những cảnh tượng kinh hoàng ở một số nơi: các tuyến giao thông bị gián đoạn, nhiều khu vực bị ngập hoàn toàn và nhiều tuyến đường sắt ngưng hoạt động.

Công ty đường sắt quốc gia Renfe cũng đã thông báo trả lại tiền cho toàn bộ hành khách đã mua vé. Hôm 3/9, lần đầu tiên cơ quan khí tượng cảnh báo 7 triệu cư dân Madrid về thời tiết đặc biệt xấu và yêu cầu mọi người không ra khỏi nhà.

Lời cảnh báo đầu tiên này đã bị một số lãnh đạo cánh hữu ở Andalusia và Madrid chỉ trích mạnh mẽ, cho rằng chính quyền không làm người dân hoảng sợ một cách quá đáng. Mưa lớn được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài suốt cả ngày, khiến chính quyền và đội cấp cứu vẫn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó.


Chính Phủ của Phe Đảo Chính Dự Báo Quân Pháp Sẽ Sớm Phải Rút Khỏi Niger


(Hình: Thủ tướng được quân đội đảo chính Niger bổ nhiệm, ông Ali Mahamane Lamine Zeine, phát biểu trong một cuộc họp báo ở Niamey, Niger, ngày 4/9/2023.)

-Tại Niger, hôm 4/9/2023, Thủ tướng do quân đội đảo chính bổ nhiệm khẳng định rằng nhiều cuộc “trao đổi” đang diễn ra nhằm có được một cuộc triệt thoái quân Pháp nhanh chóng.

Theo thông tấn xã AFP, trong cuộc họp báo kéo dài hơn một giờ, ông Ali Mahaman Lamine Zeine khẳng định lực lượng Pháp trú đóng ở Niger trong một “thế bất hợp pháp” và nhiều cuộc “trao đổi đang được tiến hành” để Pháp nhanh chóng triệt thoái quân.

Ngày 3/8/2023, giới tướng lĩnh - lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính - đã bãi bỏ nhiều thỏa thuận hợp tác quân sự với Paris, hiện trông cậy vào sự hiện diện của khoảng 1.500 binh sĩ tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Niger.

Tuy nhiên, Thủ tướng Zeine cũng hy vọng “nếu có thể, duy trì một mối hợp tác với quốc gia mà Niger đã chia sẻ rất nhiều vấn đề”.

Giải thích về việc tước quyền miễn trừ và visa ngoại giao của Ðại sứ Pháp Sylvain Itté, cũng như yêu cầu trục xuất ông Itté, ông Zeine cho rằng đó là do “thái độ khinh thường” của nhà ngoại giao Pháp từ chối lời mời gặp các lãnh đạo mới của Niger ngày 25/8.

Cuối cùng, Thủ tướng do quân đội bổ nhiệm đề cập đến cuộc đối thoại với Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (CEDEAO/ECOWAS), và bày tỏ hy vọng đạt được một thỏa thuận với định chế này trong vài ngày tới. Theo ông, giải pháp ngoại giao vẫn là một ưu tiên.

Trong bối cảnh này, Trung Quốc, hôm 4/9, thông qua lời Ðại sứ ở Niamey, đã bày tỏ thiện chí “đóng vai trò trung gian hòa giải” cho cuộc khủng hoảng.

Sau gần một tháng đóng cửa, hôm 5/9, Niger đã thông báo mở lại không phận cho các chuyến bay thương mại.


Trung Quốc Đứng Đầu Về Phát Thải CO2 Do Than


(Ảnh: Một phụ nữ che miệng để không hít phải khí ô nhiễm trên đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 20/12/2016.)

-Theo một báo cáo được tổ chức nghiên cứu khí hậu và năng lượng Ember công bố hôm 5/9/2023, ô nhiễm bình quân đầu người liên quan tới than tiếp tục gia tăng ở các nước thuộc nhóm G20, với Trung Quốc là quốc gia gây ô nhiễm nhất trong khối này.

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

Trung Quốc hiện giờ là quốc gia phát thải lượng khí CO2 liên quan tới than nhiều thứ ba thế giới, sau Úc Ðại Lợi và Nam Hàn với mức tăng 0,72 tấn tính theo bình quân đầu người từ năm 2015 đến năm 2022, và thậm chí còn là quốc gia gây ô nhiễm nhất trong khối G20, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Dương còn “gây ô nhiễm hơn” tính theo phần trăm.

Một kết quả tiêu cực tương phản với tiến bộ mà nhóm các nước phát triển đã đạt được, trong đó có 12 nước đã giảm lượng khí phát thải bình quân đầu người. Kết quả này cũng tương phản với quyết tâm của chính quyền Trung Quốc và khái niệm “nền văn minh sinh thái” của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo mà trong hội nghị COP15 được tổ chức ở Trung Quốc đã tái khởi động cuộc chạy đua về năng lượng sạch. Một số người còn ca ngợi cuộc “cách mạng” đã đưa Trung Quốc trở thành nhà vô địch về năng lượng xanh, với nhiều cánh đồng pin mặt trời và tua-bin gió trên sa mạc.

Vấn đề là các nhà máy và các đô thị lớn tại quốc gia được coi là công xưởng của thế giới đang ngốn quá nhiều năng lượng. Để tránh bị mất điện, Trung Quốc đã phải đẩy mạnh sản xuất than.


Quốc Vương Thái Lan Chuẩn Nhận Tân Thủ Tướng và Nội Các


(Hình: Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn chuẩn nhận Tân Thủ tướng Srettha Thavisin và các Bộ trưởng Nội các, Vọng Các, Thái Lan, 5/9/2023.)

-Hôm 5/9/2023, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn chuẩn nhận Tân Thủ tướng Srettha Thavisin và các Bộ trưởng Nội các trong chính phủ liên minh 11 đảng.

Thủ tướng Srettha, người thuộc đảng Pheu Thai dẫn đầu liên minh, và 33 Bộ trưởng Nội các cam kết trung thành với chế độ Quân chủ trong buổi lễ tại Cung điện Dusit ở thủ đô Vọng Các. Chính phủ mới sẽ trình bày chính sách của mình tại phiên họp Quốc hội vào ngày 11/9.

Tân Thủ tướng Srettha, tỉ phú (61 tuổi) học ở Mỹ và là cựu Chủ tịch của công ty phát triển bất động sản cao cấp Sansiri, cho biết chính quyền của ông sẽ tập trung vào việc giải quyết nhu cầu của người dân.

“Chính phủ này là chính phủ của nhân dân... tất cả chúng tôi ở đây với tư cách là đại diện của nhân dân”, ông nói trong bài phát biểu trên truyền hình sau khi tuyên thệ nhậm chức.

“Có rất nhiều vấn đề nên chúng tôi sẽ làm việc không ngưng nghỉ mỗi ngày... chúng tôi sẽ giải quyết những yêu cầu của người dân”.

Ông Srettha, đồng thời là Bộ trưởng Tài chánh của đất nước, cho biết ông sẽ tổ chức một cuộc họp Nội các vào ngày 6/9. Ông sẽ đi thăm các tỉnh phía Đông-Bắc Khon Kaen, Udon Thani và Nongkhai vào ngày 8/9 để gặp gỡ cộng đồng và tìm hiểu thêm về các vấn đề của họ.


Hải Quân Hoa Kỳ và Phi Luật Tân Cùng Phối Hợp Đi Qua Eezs ở Biển Đông


(Hình: Tàu hải cảnh của Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Hải quân Phi Luật Tân để ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Phi Luật Tân ở Bãi Cỏ May hôm 5/8/2023.)

-Chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ và Phi Luật Tân phối hợp tiến hành cuộc đi qua Vùng đặc quyền Kinh tế (EEZs) của Phi Luật Tân tại Biển Đông.

Thông tấn xã Reuters loan tin dẫn thông báo của quân đội Manila đưa ra ngày 4/9/2023 về hoạt động chung vừa nêu.

Theo Bộ Tư lệnh miền Tây của Các lực lượng Vũ Trang Phi Luật Tân thì đây là lần đầu tiên hai phía tiến hành cuộc đi qua Vùng đặc quyền Kinh tế ở phía Tây đảo Palawan của Phi Luật Tân.

Chiến hạm có phi đạn điều hướng BRP Jose Rizal của Phi Luật Tân và khu trục hạm USS Ralph Johnson của Hoa Kỳ cùng tham gia. Mục tiêu được cho biết nhằm tạo cơ hội cho hai phía thử nghiệm và định hình chủ thuyết biển hiện nay.

Hoạt động này diễn ra vào khi căng thẳng tại vùng biển Phi Luật Tân gia tăng do hành động gây hấn của phía Trung Quốc.

Hôm 5/8, Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng để ngăn cản hoạt động tiếp tế của Hải quân Phi Luật Tân đến chiếc tàu đắm ở khu vực Bãi Cỏ Mây.

Bắc Kinh vào ngày 28/8 công bố bản đồ tiêu chuẩn mới với đường đứt khúc 10 đoạn bao gồm đến 90% Biển Đông, lấn vào Vùng đặc quyền Kinh tế của nhiều nước trong khu vực. Các nước Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Việt Nam; và cả Đài Loan, đã lên tiếng bác bỏ bản đồ như thế.

Vào năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) ở The Hague (Hòa Lan) đã ra phán quyết tuyên đường đứt đoạn mà Trung Quốc đơn phương vạch ra ở Biển Đông là không có căn cứ cả về lịch sử và pháp lý; tuy nhiên Bắc Kinh không thừa nhận và tuân thủ phán quyết của PCA.


Đệ Nhất Phu Nhân Jill Biden Dương Tính Với COVID-19, Tổng Thống Biden Âm Tính


(Hình: Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jill Biden và Tổng thống Joe Biden.)

-Hôm 4/9/2023, Tòa Bạch Ốc cho biết Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jill Biden xét nghiệm dương tính với COVID-19, chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Joe Biden, người có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID, chuẩn bị tới dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Ấn Độ.

Phu nhân 72 tuổi của ông Biden có các triệu chứng được mô tả là nhẹ, mắc bệnh COVID lần gần nhất là vào tháng 8 năm 2022. Tổng thống Biden, hiện 80 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính COVID lần gần nhất vào tháng 7/2022.

Bà Elizabeth Alexander, Giám đốc truyền thông của bà Jill Biden, cho biết trong một tuyên bố: “Tối nay, Đệ nhất phu nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19”. Tuyên bố cho biết thêm: “Bà ấy sẽ vẫn ở nhà riêng ở thành phố biển Rehoboth, Delaware”.

Hôm tối 4/5, ông Biden từ tiểu bang Delaware bay về Tòa Bạch Ốc mà không có phu nhân đi cùng.

Tòa Bạch Ốc cho biết: “Sau khi Đệ nhất phu nhân xét nghiệm dương tính với Covid-19, Tổng thống Biden đã được xét nghiệm Covid vào tối nay”. “Tổng thống có kết quả xét nghiệm âm tính. Tổng thống sẽ xét nghiệm đều đặn trong tuần này và theo dõi các triệu chứng”, Tòa Bạch Ốc cho biết thêm.

Tòa Bạch Ốc không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của báo giới về việc liệu chuyến đi ngoại quốc của Biden, bao gồm cả chuyến công du Việt Nam dự kiến vào ngày 10/9, có bị ảnh hưởng hay không.

Không có nhận xét nào: