Dự ân sách "Ông Khai Trí - Nhà Văn Hoá Nguyễn Hùng Trương.",được BBT Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian sẽ thu bài viết từ tháng 10, năm 2023. Những vị sẽ tham gia gồm Trằn Huy Bích, Chúc Bùi Quyên Di, Phạm Hồng Thái, Trần Mạnh Chi, Nguyễn Hung Tâm, Dương Ngọc Sum, Khánh Lan, Kiều My, Vương Trùng Dương, Trần Việt Hải,..., RMS vào 2024 tại 2 nơi Bắc và Nam California.. Ngoài ra, BBT Liên Nhóm cũng thu bài cvho dự án sách từ nay, "Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh: Không Gian - Toán Học - Văn Học."., cùng bài cho sách âm nhạc - Tuyển Tập Nghiên Cứu Sáng Tác Âm Nhạc, (do Silicon Múdic Composers).
<!>
Khi còn là học sinh của bậc tiểu học, vào những ngày cuối tuần, ba tôi thường dẫn mấy chị em tôi đi dạo phố Saigon để ngắm cảnh nhộn nhịp của thủ đô. Nhưng điểm đầu tiên mà ba tôi nhắm tới luôn là nhà sách KHAI TRÍ. Ông muốn chúng tôi làm quen với sách vỡ, hầu có thể lĩnh hội sự hiểu biết từ kho tàng kiến thức trong sách vỡ lành mạnh.
Nhà sách thật lớn, nằm bề thế tại số 62 đại lộ Lê Lợi, Saigon, đông người qua lại. Lần đầu tiên đến đây, ngước mắt nhìn lên hàng chữ lớn “NHÀ SÁCH KHAI TRÍ” trước cửa hiệu, tôi bèn hỏi ba tôi về ý nghĩa của hai chữ “ Khai Trí”. Ba tôi chậm rãi giải thích từng chữ: Khai: nghĩa là mở mang; Trí: là trí tuệ con người. Khai Trí: tức là “mở mang trí tuệ con người”.
Khi lớn khôn, tôi nghiệm ra rằng: cửa hàng bán sách có tên Khai Trí, hẵn phải mang một ý nghĩa thâm thúy và thực tiễn. Mục đích chính không phải kinh doanh về sách vỡ; mà đây là lý tưởng thật cao đẹp của chủ nhân, mong muốn tận dụng việc mở tiệm sách để “mở mang dân trí” cho dân Việt của mình. – Vậy chủ nhân của nhà sách Khai Trí là ai mà mang một hoài bão lớn lao như thế?
(còn tiếp vì bài khá dài)
Đó là ông Nguyễn Hùng Trương, sinh quán tại Thủ Đức, miền Nam, Việt Nam, năm 1926, mà thường được gọi là ông Khai Trí. Từ thuở nhỏ ông rất đam mê đọc sách, đến nỗi ông phải nhịn ăn sáng để có tiền mua sách. Lên trung học, ông được học trường nổi tiếng Petrus Ký. Thời gian này ông đã sở hữu một tủ sách nhỏ và rất giá trị cho riêng ông, nhờ vào tiền dành dụm từ nhịn ăn. Khi ra trường ông lập gia đình với bà Phùng Thị Bông. Hai vợ chồng rất vất vả vừa dạy học, làm thuê, vừa bán sách trên một chiếc xe đẩy. Năm 1952, Ông bà có đủ tiền để mở nhà sách Khai Trí lớn lao và hoạt động cho đến năm 1975.
Trong nhà sách Khai Trí chia làm ba khu riêng biệt: khu dành cho sách thiếu nhi; sách người lớn; sách ngoại ngữ Pháp, Anh, Tàu...Ngoài việc kinh doanh sách, ông còn là nhà xuất bản nhiều loại sách hữu ích như: học làm người, dạy nấu ăn, hay nghiên cứu về khoa học, văn hóa và dịch thuật...Đặc biệt, ông Khai Trí rất nặng lòng với thiếu nhi, là tương lai của đất nước. Vì thế, ông đã xuất bản tuần báo THIẾU NHI, thiết kế rất tiên tiến, công phu và đẹp mắt. Tuần báo này được đánh giá cao vì tính giáo dục lành mạnh dành cho tuổi thơ. Ông tặng sách miễn phí cho những học sinh nghèo, để nâng đỡ và khuyến khích các em học tập. Ông dành một không gian rộng lớn trong tiệm sách cho thiếu nhi đến ngồi đọc sách thoải mái, tạo môi trường thuận tiện cho các em học hỏi những điều hữu ích trong sách vỡ.
Mơ ước cao quý của một người có lòng với người Việt đã sụp đỗ, và tất cả sách vỡ quý giá trong tiệm bị tiêu hủy vào năm 1975; và tên “NHÀ SÁCH KHAI TRÍ” đã bị xóa vĩnh viễn kể từ đó. Tuy nhiên, nhà sách Khai Trí là một “kho tàng tri thức và đạo đức” luôn nằm trong ký ức của mọi người, không thể phai nhòa. Thương hiệu “nhà sách Khai Trí” sẽ đi vào lịch sử văn hóa Việt Nam, và công đức của ông bà Nguyễn Hùng Trương, chủ nhân nhà sách Khai Trí sẽ được vinh danh đến mai sau.
KIỀU MY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét