Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

Khám phá làng cổ Dịch Diệp Trang hơn 1.000 năm tuổi ở Nam Định - LƯƠNG HÀ



Nam Định - Làng Dịch Diệp (hay còn gọi là Dịch Diệp Trang) thuộc xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vẫn còn lưu giữ những ngôi nhà cổ, chiếc cổng làng bên cây cầu đá uốn cong bắc qua dòng sông thơ mộng.
<!>

Làng Dịch Diệp được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XI dưới thời Vua Lý Thái Tổ với tên gọi là Dịch Diệp Trang. Đây là vùng đất hạ lưu sông Hồng, thuộc huyện Tây Chân của Trấn Sơn Nam, sau là Phủ Thiên Trường. Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian, mảnh đất này vẫn được giữ nguyên tên và trở thành một làng của xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định bây giờ.


Làng được xây dựng theo phong cách chung của làng Việt cổ truyền thống với những nét đẹp cổ kính như: đền, chùa, giếng nước, con sông, cây đa, cây đề,… Làng Dịch Diệp có hình dáng như một con tàu mà mũi tàu chính là cổng Nam, còn đuôi thuyền là cổng Tây.


Cổng phía Nam làng cổ Dịch Diệp nối liền cây cầu cuốn bằng đá được xây dựng từ năm 1864.


Ở làng Dịch Diệp vẫn còn những ngôi nhà cấp bốn bằng gỗ, bằng gạch xây mật mía, lợp ngói mũi ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ rợp bóng. Tùy theo vị trí, địa thế, điều kiện của mỗi nhà mà vòm cổng có quy mô, bề thế khác nhau, nhưng đều hài hòa, đảm bảo đi lại thuận tiện.


Ven đường làng có những chiếc ao, giếng nước nét nổi bật của làng quê miền Bắc xưa.

Theo người dân nơi đây, làng Dịch Diệp vẫn còn lưu giữ và bảo tồn được 6 cổng nhà cổ; 1 cổng làng cổ; 2 nhà gỗ (1 nhà hơn 100 năm, 1 nhà hơn 200 năm lợp ngói mũi nam); 1 cây cầu cuốn bắc qua sông; 3 giếng nước ở cuối làng...


Bên cạnh đó, làng Dịch Diệp còn may mắn giữ được cây Bồ đề cổ thụ khoảng 900 năm tuổi.


Nhiều người đến làng Dịch Diệp không khỏi ngạc nhiên với vẻ cổ kính xưa cũ. Anh Mai Văn Tân (Nam Định) cho biết: "Là người quê Nam Định nhưng nay tình cờ đi qua đây, tôi không nghĩ rằng ở quê mình vẫn còn một nơi lưu giữ được không gian xưa trọn vẹn như vậy. Tôi có cảm giác như mình được trở về với tuổi thơ với giếng nước, cổng làng và những cây cầu đá,... Làng Dịch Diệp thực sự là nơi rất đáng để trải nghiệm và khám phá".

Không có nhận xét nào: