Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2023

Bóng Đổ Của Tình Yêu Và Chiến Tranh - Louis Tuấn Lê


Máy bay Boeing 787 bay từ phi trường San Francisco đến phi trường Tân Sơn Nhất Việt Nam. Một khoảng cách đường bay dài 13 tiếng, bay ngang vùng trời Thái Bình Dương về đến Việt Nam. Như một cánh chim bay thật duyên dáng, máy bay lượn một vòng trên không trung của thành phố rồi nhẹ nhàng đáp xuống đường băng của sân bay. Phi hành đoàn gửi lời chào và thông báo quý khách đã đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Một sự nhộn nhịp khởi đầu, khi mọi người đứng lên chuẩn bị lấy hành lý, những mẩu chuyện giao tiếp kèm theo nụ cười, họ chào nhau, hành khách trên chuyến bay đa số là người Việt về thăm quê hương.
<!>
Sarah một phụ nữ Mỹ gốc Việt ở độ tuổi 30, đây là lần thứ hai đến thăm Việt Nam. Chuyến đầu tiên của cô ấy về thăm Việt Nam, trong thời gian mới trưởng thành đi cùng Cha Mẹ.

Đây là lần thứ hai cô đi một mình, cũng là lần đầu tiên bắt đầu một hành trình tự khám phá thành phố mà cô hầu như chưa biết nhiều về nơi này.

Hành trình lần này cũng thể hiện lòng kính trọng với bà nội của cô, người đã ngoài 90 tuổi, phải sống cô độc một mình trong căn nhà cổ kính. Những hình ảnh kỷ niệm như đang hiện về trong tâm trí của cô về chuyến đi trước đó với cha mẹ, đến ngôi nhà cổ kính thăm viếng bà nội.

Tuy nhiên chuyến đi lần này có thêm một mục đích khác, để thỏa mãn sự tò mò, khám phá những nét quyến rũ của thành phố mà cô đã xem trên những video giới thiệu du lịch.

Sarah bước chân vào hành lang phi trường, một khung cảnh ồn ào rất đông người chen lấn, mọi người đang háo hức chờ đón người thân trở về.

Một cơn gió lướt qua, mang theo hơi nóng oi bức và ẩm ướt của vùng nhiệt đới, đổ mồ hôi làm ướt đẫm quần áo.

Trước mắt cô, một hoạt cảnh ồn ào diễn ra theo nhịp điệu hối hả của sân bay.

Các giác quan của cô run lên như đang lạc vào một vùng biển người mà cô chưa hề gặp bao giờ, như thể cô mới vừa bước xuyên qua cánh cổng thời gian đến một nơi xa lạ không thể biết được.

Sarah xốc lại cái túi đeo vai và kéo theo cái vali, cô bước ra lề đường, hình bóng một người đàn bà đơn độc giữa đám đông, đã thu hút những tài xế taxi, cô chọn một chiếc xe gần nhất, bước đến và đưa cho người tài xế tấm thẻ khách sạn đã đặt trước. Chiếc xe luồn lách qua làn xe đông đúc ra khỏi phi trường chạy về thành phố.

Sarah nhìn qua cửa sổ, toàn cảnh nhộn nhịp của dòng xe cộ, đông nhất là những chiếc xe gắn máy chạy len lỏi trên đường, như một vũ điệu hỗn loạn không theo một quy luật nào.

Sarah cảm thấy ngột ngạt vì trời nóng, cô buông ra tiếng thở dài. Dường như qua tấm kính trước xe, người tài xế đã nhìn qua hình ảnh phản chiếu của cô gái đang ngồi phía sau với vài cử chỉ khó hiểu. Phải chăng người tài xế đang nhận xét người khách của mình mới từ nước ngoài trở về?

Chiếc taxi dừng lại trước khách sạn, người tài xế xuống xe lấy hành lý đặt bên vệ đường. bước ra ngoài xe, cô thanh toán tiền taxi và thêm một ít tiền bo (tips) khiêm tốn và bày tỏ lời cảm ơn.

Nhân viên khách sạn xuất hiện mang hành lý của cô vào bên trong. Cô bước đến quầy lễ tân. Việc đăng ký diễn ra nhanh chóng vì đã đặt phòng trước. Cô tiếp tân xinh đẹp toát lên một vẻ đẹp quyến rũ, nói tiếng Anh lưu loát.

Tuy nhiên Sarah đáp lại bằng tiếng Việt, cách phát âm của cô không hoàn hảo làm ánh mắt của cô nhân viên lễ tân ngạc nhiên với lời khen.
- Chị nói tiếng Việt giỏi thế
- Sarah trả lời: “Vì tôi là người Việt, mặc dù sinh ra và trưởng thành tại Mỹ,

nhưng tôi vẫn muốn tập làm quen với ngôn ngữ tiếng Việt.”
- Sự tò mò lướt qua đôi mắt cô tiếp tân, Cô hỏi tiếp.
- Đây là lần đầu chị về thăm Việt Nam
- Sarah trả lời, đây là lần thứ hai, lần đầu tiên tôi về cùng với cha mẹ tôi.

Với sự trợ giúp của nhân viên khách sạn, họ đã mang hành lý và mời Sarah đi nhận phòng. Bước vào thang máy chạy lên tầng thứ 4 thì dừng lại, nhân viên khách sạn kéo hành lý đứng trước cửa phòng, dùng tấm thẻ mở cửa. Họ mời Sarah bước vào phòng.

Căn phòng chào đón cô là sự sang trọng tiện nghi, một phòng tắm, một không gian bàn làm việc, một giường ngủ lớn. Một cửa sổ nhìn xuống thành phố, bên cạnh một bộ sofa, và đặc biệt có một ban công (balcony) để du khách có thể ra ngoài ngồi hứng gió mát và ngắm nhìn thành phố.

Sarah lấy trong túi tờ 5-dollar tặng nhân viên phục vụ, họ cám ơn rồi đi ra. Trước khi về Việt Nam ba mẹ cô đã dặn dò, cần đổi tiền lẻ làm tiền bo (tips) cho nhân viên phục vụ, họ có thói quen chờ đợi tiền tips.

Còn lại một mình, Sarah thay quần áo bước vào phòng tắm, vặn vòi nước rồi ngâm mình trong bathtub cho tan biến đi cái nóng oi bức đầy mồ hôi, nằm ngâm mình một lúc, cô cảm giác như mới hồi sinh, tìm lại nguồn cảm hứng cho chuyến đi.

Ngày mai Sarah sẽ về thăm lại căn nhà cổ xưa nơi bà nội cô đang sống.

Bỏ mặc những câu hỏi đang chất chứa trong đầu, cô uống một viên thuốc ngủ để tập làm quen với sự thay đổi của múi giờ giữa Mỹ và Việt Nam.

Sarah thức dậy sớm có lẽ vì chưa quen giờ giấc, cô không biết làm gì, bước ra ngoài ban công (Balcony) ngồi ngắm bình minh, từ hướng đông mặt trời ửng hồng mọc lên từ từ, soi rọi thành phố tạo thành một khung cảnh thật tuyệt vời.

Sarah cầm cell phone ghi lại một số hình ảnh thật đẹp, đây là những hình ảnh đầu tiên mà cô đã chụp trong chuyến đi này, được rồi một lúc nào đó cô sẽ xem lại những bức ảnh mình đã chụp cảnh bình minh trên thành phố.

Tự nhiên Sarah cảm thấy mình rất hạnh phúc. Chữ “hạnh phúc” sao bây giờ nó đến một cách dễ dàng thế, có đôi lúc muốn đi tìm nó mà tìm hoài không thấy, nó ẩn trốn nơi đâu trong tâm hồn.

Sarah tự nghĩ nếu bắt buộc phải đánh đổi hay lựa chọn, cô vẫn muốn giữ mãi phút giây nhỏ bé, ngọt ngào của buổi sáng ngày hôm nay.

Khách sạn nơi đây có phục vụ miễn phí cho buổi điểm tâm sáng, nhưng phải đúng 7 giờ sáng nhà hàng mới mở cửa đón khách. Cô xem lại đồng hồ, bây giờ có thể đi ăn sáng.
Sarah bước ra khỏi phòng ngủ, đi đến khu vực nhà hàng, bước vào nhà hàng cô ngạc nhiên vì nhà hàng trang trí rất đẹp, trên các quầy hàng có nhiều món ăn, mùi cà phê thơm phức. Mỗi người tự đi chọn thức ăn rồi tự chọn một chỗ ngồi.

Cô đang cố mường tượng lại khung cảnh nơi căn nhà bà nội đang ở, mà cô đã có dịp đến thăm cùng ba mẹ của cô cách đây vài năm. Đây là căn biệt thự nhỏ có vườn chung quanh, vị trí nằm gần khu vực Làng Đại Học Thủ Đức.

Theo như lời Ba của cô cho biết căn nhà này ông bà nội đã mua từ lâu lắm rồi hình như vào năm 1968. Bà nội vẫn ở cho đến bây giờ mặc dù có nhiều người muốn mua lại với giá cao, nhưng bà nội nhất định không bán.

Sarah trở về phòng ngủ, lấy những món quà mà cô đã mua, đem đến tặng bà nội. Cô vào thang máy đi xuống lầu dưới, đến bàn tiếp tân gặp cộ nhân viên lễ tân xinh đẹp mà Sarah có dịp làm quen khi mới đến.

Vài câu chào hỏi xã giao, cô đưa mảnh giấy có ghi địa chỉ nhà bà nội cho nhân viên lễ tân, nhờ gọi taxi đến làng Đại Học Thủ Đức.


Ngồi chờ khoảng vài phút, xe taxi đã đến, cô bước lên xe và đưa địa chỉ cho người tài xế. Chiếc xe chạy vòng một đường ra khỏi khách sạn, luồn lách trên những con đường đông xe cộ, chiếc xe chạy ra một xa lộ, nhin giống như hệ thống freeway bên Mỹ. Người tài xế vui tính cho biết đây là xa lộ Biên Hòa chạy về Thủ Đức.

Làng Đại Học Thủ Đức được xây dựng từ những năm 1960 dưới thời chính quyền miền nam Việt Nam. Cho đến năm 1995 khu vực này được mở rộng thêm và trở nên nổi tiếng, vì nơi đây quy tụ khoảng 7 trường đại học lớn nằm gần nhau trong khu đất rộng lớn. Từ đó giá đất tại nơi này lên rất cao, chỉ những người giàu có mới trở thành cư dân nơi đây.

Chiếc xe taxi chạy vào những con đường nhỏ trong khu Làng Đại Học. Chạy vòng qua vài ngõ ngách, chiếc xe dừng lại trước căn biệt thự nhỏ, cây cối mọc um tùm. Sarah nhận ra, đúng là căn nhà của bà nội, mà trong trí nhớ của cô vẫn còn ghi dấu hình ảnh căn nhà này.

Sarah cám ơn người tài xế taxi rồi bước xuống xe, cô bước đến cánh cổng sắt đã rỉ sét vì thời gian, cô đẩy cửa tiếng cọt kẹt của cánh cửa cũ tạo một âm thanh nghe lạnh lẽo và cô đơn. Cô bước theo lồi đi trải sỏi trắng mà lá khô và màu vàng úa cỏ khô rơi đầy, hai bên là những cây hoa mọc rậm rạp, đã lâu không người chăm bón nên mọc như hoang dại.

Sarah đến trước cánh cửa, cô bấm chuông không có tiếng trả lời, cô gõ nhẹ ba tiếng vào cánh của, một lúc sau có tiếng người đàn bà hỏi vọng ra.
- Ai đó, cô nghe rõ đây là tiếng của bà nội
- Cô trả lời - Nội ơ! con là Sarah đây
- Sarah hả chờ nội mở cửa

Cánh cửa mở, cô nhận ra bà nội đang đứng chống gậy, trên môi khô héo của bà nở một nụ cười.
- Sarah ôm chầm lấy bà nội
- Bà nội hỏi - còn về có một mình sao, thế ba mẹ con đâu?
- Sarah trả lời - Ba Mẹ con bận đi làm - Chỉ có một minh con về thăm nội.

Sarah lấy quà tặng bà nội và kèm theo một bao lì xì màu đỏ. Hai bà cháu lâu ngày gặp nhau nên nói chuyện thật nhiều về đủ thứ vấn đề.

Cô nhìn quanh căn nhà, nhận thấy cách bày trí rất đơn sơ mang một nét cổ kính của thời xa xưa, có nhiều nơi bám một lớp bụi mờ, một không gian khá rộng nhưng đầy bóng tối. Bất ngờ ánh mắt của cô bị thu hút bởi tấm ảnh đen trắng trên ban thờ, đó là hình ảnh ông nội cô, một người mà Sarah biết rất ít về ông.

Cô nhìn lại bà nội một cảm giác xúc động đầy lòng thương cảm, cô cảm thấy thương bà nội vô cùng. Bà nội năm nay đã 97 tuổi đang sống một mình trong căn nhà cổ kính này. Bà nội như một tù nhân bị giam cầm bởi thời gian và bệnh tật với các loại bệnh của một người già, như cao máu, cao mỡ và thấp khớp, nhưng có một căn bệnh đáng sợ nhất là (mất trí nhớ) cũng may căn bệnh này chỉ thỉnh thoảng xuất hiện với bà nội, có đôi lúc bà quên mọi thứ rồi lại nhớ ra.

Bà nội đi đứng hơi khó khăn phải dùng cây gậy, tuy nhiên Ba mẹ Sarah cũng đã mua cho bà nội một xe lăn chạy bằng điện, thỉnh thoảng bà nội vẫn ngồi lên đi ra ngoài vườn. Chính vì vậy bà nội chỉ loanh quanh dưới nhà không bao giờ bước lên trên lầu, nơi ấy chính là điều bí ẩn mà Sarah muốn khám phá.

Sarah cảm nhận mình đã trở về thăm quê hương, vượt qua một hành trình với nhiều nơi chốn dừng chân, những nhà gà lạ lùng ngẫu nhiên như vừa chạm vào quá khứ.

Sarah từ từ bước lên những bậc thang đi lên tầng trên, một khoảng tối sáng lờ mờ, hơi lạnh như một nơi âm u hoang vắng, tại đây có một căn phòng mà cánh cửa luôn khép lại, cô tò mò đưa tay gõ nhẹ vào cửa phòng, chờ một lúc không thấy ai lên tiếng, cô nhận ra căn phòng này từ lâu đã không có ai ở đây. Cô đẩy cửa bước vào bên trong.

Căn phòng ngủ khá rộng bày trí đơn sơ ẩn dấu trong khoảng sáng tối mờ, ánh sáng từ cửa sổ rọi xuyên qua lớp màn cửa, soi sáng cái giường ngủ, bên cạnh cái bàn viết, một cái tủ quần áo bên trên nóc tủ bày bàn thờ một bình cắm nhang đã lâu ngày không nhang khói một bức ảnh đen trắng bụi bám là hình của ông nội. Bàn thờ này đã lâu không ai thắp nhang nên nhiều bụi và mạng nhện.

Sarah có linh cảm “một cảm giác hiện diện” như có ai đó đang ở trong phòng, cô quay người nhìn kỹ lại, trên chiếc ghế tại cái bàn viết có một người đàn ông đang ngồi.
- Sarah vội lên tiếng: Con chào ông
- Người đàn ông ngạc nhiên vội lên tiếng
- Con nhìn thấy ta sao?

Câu nói này vừa buộc miệng nói ra, vội ngưng ngay lập tức, vì dường như người đàn ông chợt nhận ra mình sẽ làm cô gái hoảng sợ.

Sarah không hề hoảng sợ, bởi vì cô là một người rất đặc biệt có thể nhìn thấy hồn ma. Có một số người khi sinh ra đã có sẵn một công năng đặc biệt, con mắt thứ ba nằm tại đỉnh đầu không bị khóa, chính vì vậy họ có thể nhìn thấy hồn ma.

Con mặt thứ ba mà các nhà ngoại cảm hay đạo sĩ gọi là “Luân Xa” nằm ở vùng đỉnh đầu, hay một từ ngữ khác gọi là “Con mắt âm dương” mắt âm dương có thể nhìn thấu cõi linh hồn, ma quỷ bên kia thế giới.

Sarah là một trong nhóm người này, cô đã phát hiện ra công năng đặc biệt này từ khi mới trưởng thành, cô đã làm quen với khả năng này từ lâu, do đó không bao giờ tỏ ra sợ hãi.

Lúc đầu nó đem lại rất nhiều phiền toái, bởi vì cô luôn bị các hồn ma đeo bám theo nhờ giúp đỡ, nhắn tin với người thân, về sau này cô đã có nhiều kinh nghiệm, khi phát hiện hồn ma ở bất cứ nơi nào, ban ngày hay ban đêm, nơi hoang vắng hay nơi đông người, cô phải làm như người không nhìn thấy, chỉ có như vậy hồn ma sẽ không nhận ra khả năng của cô, hồn ma sẽ tự bỏ đi.

Có nhiều lần tại đường tàu điện ngầm “subway” cô nhìn thấy hồn ma chết trẻ do tại nạn bất ngờ, hồn ma này bị mất phương hướng cứ dáo dác chạy đi tìm người hỏi thăm đường về nhà, nó chạy lên tàu rồi chạy xuống cứ lòng vòng mãi không chịu siêu thoát, nghĩa là nó không tự nhận biết là mình đã chết.

Trở lại câu chuyện Sarah nhìn thấy ông nội, thì bây giờ chính cô lại an ủi ông nội, cô nói:
- Ông nội đừng sợ, bởi vì con có thể nhìn thấy linh hồn của ông. Cô hỏi ông?
- Tại sao ông nội chưa siêu thoát. Ông nội có muốn nhắn điều gì hay không?
- Lần này chính ông nội ngạc nhiên, rồi ông cũng bình tĩnh và nói.
- Ông vẫn luôn ở trong căn nhà này vì ông yêu bà nội con, ông không muốn bỏ rơi bà trong lúc này. Con có thể giúp ông, tìm cách giải thích cho bà nội hiểu là Ông rất yêu thương bà. Sau khi bà nội con nhắm mắt ra đi, khi ấy ông sẽ nắm tay bà cùng nhau siêu thoát.
- Sarah trả lời: Được rồi con sẽ giải thích mà không làm bà nội sợ.

Trong lần hội ngộ với linh hồn của ông nội, cô có cảm nhận con người ông rất nhân từ, rất hiền và chắc chắn tình yêu của ông bà rất trong sáng.

Tiếng bà nội vọng lên trên lầu
- Sarah ơi! Xuống đây với bà, sao con ở mãi trên ấy có ai đâu.
- Cô dạ, rồi chào ông nội, đi xuống dưới lầu.
- Cô và bà nội cùng nhau chuẩn bị cho bữa ăn trưa, ngồi tâm sự bên nhau, một người già của thế hệ trước, một người trẻ của thế hệ hiện tại, hai tâm hồn này được kết nối trong mối dây huyết thống gia đình.

Mặc dù đôi lúc cảm thấy không dễ chịu, vì ngôn ngữ và tình trạng mất trí nhớ tạm thời của bà nội, như dòng điện bị tắt rồi tự bật lên.

Hai luồng tư tưởng của hai thế hệ khác biệt rõ nét nhất là lối sống, cách suy nghĩ. Hầu hết khi về già, sức khỏe của người cao tuổi bị giảm sút, đi lại chậm chạp, tâm lý người già trở nên thay đổi hay tự ái, tủi thân, dễ bị trầm cảm dẫn đến mất trí nhớ tạm thời.

Người già thường hay sống với hoài niệm của quá khứ, những nuối tiếc về tuổi trẻ của mình. Chinh vì điểm này Sarah muốn khơi lại những kỷ niệm về tình yêu của Bà và Ông Nội.

Qua những lần tâm sự của Ba, cô đã biết hồn ma xuất hiện trên tầng lầu, là ông nội của mình, người đã qua đời cách nay hơn ba thập kỷ. Với sự hướng dẫn của Ba, đã cho cô biết một vài chi tiết về cuộc tình của ông bà nội.


Trong lần thăm viếng này, cô muốn bắt đầu một hành trình giao tiếp với linh hồn, để khám phá những bí ẩn liên kết thế giới của họ lại với nhau. Trong một câu chuyện mà cô nghe thoáng qua từ Ba Mẹ, cuộc tình của ông ba đã diễn tiến trong một bối cảnh chiến tranh rất phức tạp.

Trong lúc bà nội đang nằm nghỉ trưa, cô đã đi lên lầu hai vào căn phòng của ông nội, lần này cô khẽ đẩy cửa bước vào, một khoảng sáng tối mập mờ, cô bước đến bên bàn làm việc bên cạnh giường ngủ, cô nhận ra ngăn kéo cuối cùng của cái bàn như có ai đó đã kéo mở ra phân nửa, khiến cô tò mò đưa tay kéo ngăn kéo ra, cô nhận thấy có một quyển sách cũ, cô cầm lên mở ra vài trang sách thì nhận ra đây là quyển nhật ký, có thể là của ông nội viết để lại.

Theo linh cảm của mình, cô đã nhận ra đây chính là ý định của ông nội, và cái ngăn kéo mở ra là do ông đã cố tình dành cho cô.

Cô nhìn một vòng quanh căn phòng, lần này cô không nhận thấy hồn ma của ông hiện ra, có lẽ ông muốn dành cho cô một khoảng thời gian yên tĩnh để đọc qua quyển nhật ký.

Sarah cầm quyển nhật ký rồi tự nhủ với lòng mình cô sẽ trân trọng nó. Cô thầm cảm ơn sự hội ngộ giữa cuộc sống hiện tại và cõi âm, nó sẽ giúp cô mở tung cánh cửa thời gian để bước vào quá khứ, khám phá một cuộc tình gay cấn giữa hai điệp viên ưu tú của hai chính thể khác biệt giữa Tự Do và Cộng Sản.

Sarah bước ra ngoài khu vườn, đi một vòng quanh, khu vườn này không rộng lắm tuy nhiên nhìn rất đẹp, chắc trước đây đã được người làm vườn săn sóc rất kỹ, ngày nay gần như bỏ hoang cây cỏ mọc dại um tùm, làm cho ngôi biệt thự cổ kính càng trở nên âm u mang nét huyền bí ma quái.

Sarah bước đến khoảng trống nơi đây có bộ bàn ghế ngoài sân và một cái xích đu, cô cầm nhành cây quét đi ít lá vàng trên ghế, rồi ngồi xuống ngả lưng vào thành ghế, cô bắt đầu đọc từng trang hồi ký.

Mở đầu trang hồi ký này ông nội viết:
Câu chuyện bắt đầu.

Tôi là một điệp viên Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, tôi được giao nhiệm vụ theo dõi một cô thơ may ở thành phố Thủ Đức, nguyên nhân cứ vài ngày trên đoạn đường từ Thủ Đức về Sài Gòn lại có một số truyền đơn rải trên đường, đây là con đường mà đa số người công nhân và nông dân đi làm việc tại thành phố. Họ thường chờ xe tại trạm xe bus hay rủ nhau đạp xe đi từng đoàn.

Sáng sớm nào cũng có Cảnh Sát chìm rình rập nơi này nhưng không thấy ái đáng nghi ngờ. Rồi nhân viên Cảnh sát phải đi nhặt hết những truyền đớn tuyên truyền của cộng sản chống lại chế độ miền nam.

Sau này cục tình báo đã cử một toán nhỏ, giả người buôn bán lẻ bên lề đường, trong nhiều ngày mới phát hiện một cô gái đạp xe chở thúng rau phía sau, dưới chân nơi bàn đạp có một thanh sắt, cứ lấy gót chân đẩy nhẹ lên là truyền đơn rơi xuống đường rất khó phát hiện.

Cô gái vừa rải truyền đơn đã bị cảnh sát chìm bắt quả tang. Qua điều tra được biết cô gái này sống với một bà mẹ già hơn 60 tuổi trong ngôi nhà lợp lá trên một ruộng rau muống nằm gần sát đường, cô trồng các loại rau, nhiều nhất là rau muống, sáng nào cũng đem rau ra chợ bán. Nhân viên tình báo đã khéo léo dò tìm nguồn gốc của những tờ truyền đơn này xuất phát từ đâu.

Cô gái bán rau đã khai ra, địa điểm cô đến lấy truyền đơn là một tiệm may khá đông khách, gọi là tiệm may chứ thật sự chỉ là căn nhà tranh vách làm bằng loại cót đan từng tấm lớn, bên trong tiệm chỉ là một cái bàn máy may, phía trong ngăn ra làm phòng thử quần áo và phòng ngủ. Chủ tiệm may là một cô nữ sinh trung học khá xinh đẹp, đã bỏ học theo nghề may, cô sống với bà mẹ già. Tiệm của cô khá đông khách vì cô thợ may xinh đẹp và hiền lành, hơn nữa cô lấy tiền công khá rẻ.

Theo nhận xét của cục tình báo, thì nơi này không phải là cơ sở kinh tài, nơi kiếm tiền nuôi du kích cộng sản, mà nơi đây chính là một trạm giao liên, liên lạc với những đường dây tổ chức của cộng sản nằm vùng.

Cục tình báo quyết định “tương kế tựu kế” không bắt cô thợ may. Dùng cô thợ may làm mồi nhử.

Phủ đặc ủy trung ương tình báo đã chỉ định cho tôi đóng giả một anh chàng sinh viên, tìm cách tiếp cận để theo dõi bắt trọn ổ gián điệp cộng sản nằm vùng

Tôi sẽ đóng vai một chàng sinh viên si tình đã bị cuốn hút bởi nét đẹp ngoan hiền của cô thợ may. Cục tình báo còn giao cho tôi một nhiệm vụ phải chiếm lấy trái tim của cô thợ may, tốt nhất làm cho cô ấy tin tưởng và được móc nối làm việc cho bọn chúng.

Một buổi sáng chủ nhật tôi chạy xe gắn máy đến trước cửa tiệm may thì tự nhiên xe chết máy, tôi xuống xe loay hoay tháo bugi lau chùi, tháo cả bình xăng con, sửa xe toát mồ hôi mà xe không nổ máy. Tôi vào tiệm may xin cô miếng nước uống và xin miếng vải vụn lau bình xăng con. Tôi ngồi nghỉ mệt trước tiệm và nói chuyện hỏi thăm cô vài câu vớ vấn. Tôi chào cô và đứng lên đẩy xe đi về.

Qua ngày hôm sau tôi đem đến một xấp vải nhờ cô may áo sơ mi. Lần này tôi được cô mời vào trong tiệm vì tôi là khách hàng, cô đứng sát gần người tôi và lấy thước đo, từ nơi cô toát ra một mùi thơm đặc biệt.

Gần như mỗi tuần tôi đều đến thăm cô, bằng cách nhờ cô may áo hay quần, tôi ngập ngừng nói với cô là tôi muốn đến đây thường xuyên hơn vì tôi nhận thấy nếu không gặp cô tôi cảm thấy rất buồn.

Nghe tôi nói như thế, cô có vẻ bất ngờ nhưng tỏ thái độ im lặng. Những lần sau này, khi gặp tôi cô càng giữ ý, nhưng tôi vẫn nhận ra trong đôi mắt ngây thơ của cô mỗi khi thấy tôi nó long lanh thoáng hiện một niềm vui.

Sau một thời gian lạnh lùng im lặng giữ một khoảng cách, cô có vẻ thân thiện hơn. Tôi nhận biết kẻ thù trong bóng tối đang theo dõi tôi như săn bắt một con mồi, tôi biết mình đang bị để ý, do đó tôi phải thận trọng hơn.

Có một lần trong lúc nói chuyện với cô, tôi cố tình để lộ thân phận nói ra cho cô biết về gia đình tôi. Cha tôi vì tham gia mặt trận bị quân đội Quốc Gia hành quân bắn chết, do đó tôi bất mãn với chế đô. Thỉnh thoảng tôi đi chùa nghe thuyết pháp hoặc tham gia mít tinh, tôi phát ngôn bừa bãi ra người bất mãn chế độ. Tôi bị cảnh sát bắt giam nhiều lần.

Sau khi cô đã biết về thân phận của tôi, nhất là những lần tôi tham gia biểu tình bị bắt, chắc chắn trong nhóm người bị bắt chung với tôi, sẽ có những tên cộng sản nằm vùng, chúng sẽ trở thành nhân chứng xác nhận sự thật về tôi. Điều này tổ chức tình báo phía bên cô cũng đã biết, họ cho phép cô tiếp tục gần gũi để lôi kéo tôi về phía họ.

Những lần sau đó tôi đến thăm được đón tiếp thân mật hơn, cô cho tôi biết tên là Loan, cô mời tôi ở lại ăn cơm tối với gia đình cô và giới thiệu tôi với người mẹ già của cô.

Tôi thông báo tất cả những diễn biến câu chuyện cho Cục tình báo Phủ Đặc Ủy, họ chỉ thị cho tôi tiếp tục tiến sâu hơn chiếm trọn vẹn trái tim của cô thợ may, mà theo nhân định của cục tình báo cô Loan là một điệp viên rất quan trọng chỉ huy một cụm tình báo Biệt Động Thành của cộng sản.

Một buổi sáng chủ nhật như thường lệ tôi đến thăm Loan, vừa đến nơi tôi nhận ra căn nhà của cô đã biến mất chỉ còn lại một đống tro tàn còn đang âm ỉ bốc khói, không hiểu vì lý do nào đó ngọn lửa đã đốt cháy toàn bộ tiệm may, hai mẹ con cô chỉ kịp chạy ra khỏi nhà thoát thân, hiện tại hai mẹ con đang tạm tá túc tại căn nhà hàng xóm ở gần đó.

Tôi chạy đến thăm, vừa gặp tôi cô đã khóc rồi nói:
- Mất hết rồi anh ơi!

Tiến mua miếng đất em chưa trả hết nợ, tiền xây cất căn nhà rồi tiến mua bàn máy may, còn quần áo của khách hàng đặt may đã cháy hết, em lấy tiền đâu để đền cho họ.

Tôi khuyên nhủ Loan nhưng cô vẫn lắc đầu lo lắng. Tôi nói với Loan
- Em đừng quá lo lắng có hại đến sức khỏe, anh sẽ tìm cách giúp em và mẹ, chúng ta sẽ chung tay mở lại tiệm may.

Tôi hứa với Loan sẵn lòng tìm cách giúp đỡ, tôi bán chiếc xe gắn máy rồi vay mượn thêm ít tiền. Tôi cùng với bà con chòm xóm giúp thâu nhặt những vật liệu còn sử dụng được, rồi mua thêm vật liệu mới, cùng chung sức dựng lại căn nhà, chỉ vài ngày sau căn nhà mới cũng khang trang trông có vẻ còn đẹp hơn trước, ngoài ra còn mua một bàn máy may mới. Chỉ trong một tuần tôi đã giúp mẹ con Loan gây dựng lại tất cả.

Dĩ nhiên tất cả những số tiền tôi kiếm được là nhờ công tác phí của cục tình báo cấp phát, nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật không để lộ một sơ hở nào.

Từ đó thái độ của Loan đã thay đổi hoàn toàn, chúng tôi thường đi chơi bên nhau, đưa nhau đi xem phim, đi ăn tối, đôi khi cô đến nhà trọ thăm tôi.

Mỗi khi Loan đi chơi với tôi cô thường trang điểm thêm chút phấn son trông cô đẹp hẳn ra, từ một cô thợ may quê mùa trở thành một nàng tiên đẹp tuyệt vời.

Nhưng đối với tôi một nhân viên tình báo lão luyện, tôi luôn luôn có cảm giác mình đang bị theo dõi, đang đứng trước mũi súng của kẻ thù. Vì nghề nghiệp lúc nào tôi cũng cảnh giác và ngụy trang thật kỹ và cẩn thận dò tìm một chỗ an toàn phía sau lưng.

Trong khu nhà trọ nơi tôi ở có một cố nữ sinh tên Quyên thi rớt tú tài, muốn học nghề may, mỗi lần cô thấy Loan bạn gái tôi đến thăm, Quyên đều tìm cách sang chơi và làm quen, cô muốn học nghề may của Loan.

Nhờ tôi nói thêm vào cuối cùng Loan cũng nhận cô học trò. Quyên là một thiếu nữ nhanh nhẹn rất sáng ý, học nghề rất nhanh chỉ một tháng sau cô có thể tự may quần áo. Tiệm may của Loan càng ngày càng đông khách, cô học trò trở nên người thơ may giúp Loan rất nhiều. tuy nhiên trong tiệm chỉ có một máy may. Quyên cần tiền mua thêm một bàn máy may.

Tôi gợi ý sẽ mua giúp Quyên một cái máy may. Tôi tâm sự với cô, như em biết thầy và chị Loan yêu nhau dự định làm đám cưới, nhưng thầy rất ngại nói ra vì hình như cô Loan đang yêu ai, nên thầy nhờ em giúp thầy tìm hiểu chi Loan xem có ai đến thân mật chuyện trò với chi Loan không.

Mà em cũng không cần làm gì để cho chị Loan nghi ngờ. Thấy có cái máy này, sẽ giấu trong sách tay của em, khi đến tiệm may em chỉ cần mắc cái xách tay vào ghế ngồi của em sát cạnh phòng thử quần áo. Chỉ thế thôi nếu bất ngờ chi Loan hay ái đó hỏi thì em nói là cái máy thu thanh, thầy sẽ hướng dẫn em cách mở máy nghe đài phát thanh.

Em tuyệt đối không cho chị Loan biết là thầy cho em mượn tiền mua máy may, vì sợ chi Loan sẽ ghen tuông phiền phức.

Kể từ đó chúng tôi nghe rõ những trao đổi, bàn bạc với nhau của bọn cộng sản nằm vùng trong phòng thử quần áo. Một bộ phận an ninh khác của chúng tôi đã cho người thu hình những khách hàng khả nghi và tiến hành điều tra. Chúng tôi gần như nắm vững tất cả những tên nằm vùng, cơ sở kinh tài, nơi chứa chấp những tên xâm nhập, tuy nhiên tên đầu sỏ vẫn chưa tìm ra!

Sarah đang say mê chìm lắng vào những trang nhật ký thật hấp dẫn của ông nội, cô chợt nghe tiếng bánh xe lăn trên những viên sỏi trắng lót lối đi trong vườn, cô vội giấu quyển nhật ký thì chiếc xe lăn của bà nội cũng vừa đến. Bà nội lên tiếng:
- Con làm gì mà ngồi ngoài nay, sao không vào nhà
- Cô trả lời: Con muốn ngồi ngoài vườn cho mát, cô nói tiếp.
- Nội ơi! con thấy khu vườn này chắc là đẹp lắm nếu được săn sóc cắt tỉa.
- Bà nội trả lời: Trước kia khu vườn này ông nội con thường xuyên chăm sóc, trồng rất nhiều loài hoa, bây giờ thi không còn ai, từ khi bà bị thấp khớp đi lại khó khăn nên từ đó gần như bỏ hoang.

Hai bà cháu ngồi nói chuyện với nhau đôi lúc Sarah muốn khơi lại chuyện tình của ông bà, nhưng bà nội không còn nhớ gì liên quan đến quá khứ.

Cô đứng lên đẩy xe lăn cho bà nội đi vào trong nhà, hai bà cháu lại chuẩn bị cho bữa ăn tối. Cô quyết định ngủ lại nhà để có dịp gần gũi với bà nội.

Buổi tối hôm đó hai bà cháu ngồi xem truyền hình, thỉnh thoảng cô liếc nhìn cầu thang hướng đi lên tầng lầu, nơi ấy có một căn phòng tối tắm không bật đèn, chỗ yên nghỉ của một linh hồn còn vương vấn bởi tình yêu trên trần gian chưa muốn siêu thoát.

Một cảm giác chợt đến, cô linh cảm ông nội đang âm thầm theo dõi hai bà cháu trong sự im lặng, linh hồn của ông cũng ẩn nấp trong một góc tối nào đó không muốn lộ diện vì không muốn làm mọi người sợ.

Buổi tối hôm đó nằm bên cạnh bà nội, cô chìm vào giấc ngủ không mộng mị.

Sáng hôm sau cô chào bà nội và xin phép về lại khách sạn, cô hứa sẽ trở lại thăm bà vào ngày hôm sau nữa.

Sarah quyết định giấu quyển nhật ký không cho bà nội biết, khi về lại khách sạn cô dành trọn một buổi chiều ngồi đọc hết quyển nhật ký.

Cô ngồi trong phòng khách sạn lấy quyển nhật ký ra xem có nhiều trang ông nội cũng vẽ thêm hình trái tim hay đánh dấu một khoảng thời gian, ông nội đã khoanh tròn con số 1968.


Cô đọc tiếp:

Mùa thu năm 1967 đối phương lên kế hoạch tấn công tỉnh Thủ Đức, vì nắm rõ tình hình chúng tôi đã tung ra một mẻ lưới bắt trọn ổ Việt Cộng nằm vùng.

Qua nguồn tin thật chính xác của Quyên thợ may học trò của Loan cho tôi biết, vào buổi trưa có một nhà sư đi khất thực dừng lại trước cửa tiệm may, chị Loan chạy ra cúng dường, ông sư lẩm bẩm khấn vái gì đó, nhưng lúc chị Loan vào nhà, em thấy gương mặt chị tái xanh, cả người chị run lên như có chuyện gì rất quan trọng sẽ xảy ra.

Tôi thông báo ngay nguồn tin khẩn này về bộ chỉ huy và xin mở cuộc hành quân sớm hơn dự định.

Quả nhiên tất cả bọn cộng sản nằm vùng đều bị bắt giữ, bị còng tay trong nhóm người này có cả tôi.

Xem như nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, như thường lệ sau khi vở kịch đã hạ màn, tôi sẽ thảnh thơi nghỉ ngơi rồi nhận công tác mới. Nhưng không hiểu vì sao hình ảnh cô Loan vẫn hiện ra trong tâm trí tôi.

Khi cô Loan bị bắt, bị còng tay giam giữ, lòng trắc ẩn của tôi lại nổi lên. Tôi chợt nghĩ. Đàn bà và trẻ con không có chỗ trong chiến tranh, họ phải được ở hậu phương, phải được thường xuyên che chở, bảo vệ.

Một cô gái vô ý vấp ngã, mình thấy đã động lòng rồi, huống gì cô Loan thợ may hiền lành, dịu dàng kia đang bị nhốt trong nhà giam sau những song sắt như một con thú đã bị săn bắt, chờ ngày bị đem xẻ thịt.

Tôi đã nhiều lần bí mật nhìn Loan ủ rũ ngồi một mình co ro trong góc phòng giam, như một con người không có linh hồn, không còn sức sống.

Đối với một thiếu nữ như Loan, tôi thấy thật bất nhẫn, lừa gạt một cô gái dù cô ta được điều khiển từ trong bóng tối. Và khi cảm tưởng cô không còn là kẻ thù của tôi nữa, sự cảnh giác đã được gạt bỏ, như bụi bặm trên một bức tranh đã được chùi sạch, để lộ ra hình ảnh trong sáng, dịu dàng của một thiếu nữ trong tâm trí tôi.

Tôi đã cố gắng đề nghị Cục Tình Báo, hãy thả cô Loan ra để cho những con mồi khác đến móc nối lại với cô.

Từ phòng giam, tôi được gọi lên để đối chất về sự liên hệ giữa tôi và cô. Chúng tôi xác nhận có yêu nhau nhưng chẳng biết gì về tổ chức Việt Cộng, nhân viên thẩm vấn sau một lúc suy nghĩ, đã cố tình lờ đi và tin ngay là thật, anh ta hứa sẽ thả chúng tôi ra sớm hơn.

Tôi đến ngồi gần Loan cầm lấy tay cô, cô ngước nhìn tôi và lắc đầu, có lẽ cô cho rằng lời anh thẩm vấn viên chỉ là cái bẫy, nhưng tôi cố tình cho cô hiểu, chính tôi là người cứu cô ra vì tôi yêu cô.

Sáng hôm sau tôi và cô Loan được mời lên đối chất lần cuối, chúng tôi xác nhận là cả hai yêu nhau, không liên quan gì đến tổ chức nằm vùng. Sau khi ra tù chúng tôi sẽ làm đám cưới

Loan cúi đầu im lặng, nhẹ nhàng cô nắm chặt tay tôi rồi siết nhẹ, một giọt nước mắt rơi trên tay tôi. Vậy là Loan đã hiểu ý tôi. Sau đó tôi thu xếp ổn thỏa cho mẹ con Loan về Sài Gòn sinh sống, cuối năm chúng tôi đã mua căn nhà tại khu Làng Đại Học Thủ Đức.

Lễ cưới của chúng tôi diễn ra thật kín đáo và thật đơn giản. Không biết từ khi nào Loan đã thêu hai cái áo gối thật đẹp hình Rồng Phụng và tên của hai vợ chồng bên nhau. Nguyễn Tuấn Phong và Hoàng Thị Mộng Loan. Mọi người cứ tưởng tôi sẽ lấy vợ phải là con gái nhà giàu, nào ngờ chỉ là cô thơ may tầm thường.

Nhưng khi gặp lần đầu, mọi người đều thích Loan. Cô vừa hiền vừa đẹp một cách đoan trang thùy mị.

Tình hình chiến sự miền nam mỗi ngày một sôi sục như trong một lò lửa. Chỉ còn hai tuần nữa là đến Tết Mậu Thân 1968. Chiến trường Khe Xanh bị bao vây 10 ngày trước Tết làm cả Tổng Thống và Bộ Tư Lệnh quân sự bận tâm.

Mọi tin tức tình báo đều ghi nhận, Việt Cộng đang chuẩn bị một cuộc Tổng Phản Công, tuy nhiên mũi nhọn tấn công không phải nhắm vào Khe Xanh “chỉ là hư binh” mục tiêu chính là các tỉnh thành và thủ đô Sài Gòn.

Trong thời gian này tôi nhận thấy Loan có vẻ đăm chiêu lo lắng điều gì đó, và cô thường xuyên đi ra ngoài, nhất là thời gian tôi đi dạy học.

Tất cả cử chỉ của vợ tôi, không qua mắt được tôi, tôi tìm cách nói bóng gió như cảnh cáo, coi chừng đừng bị rơi vào cái bẫy.

Lợi dụng tình trạng ngừng bắn dịp Tết. Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968, Cộng Quân đã tấn công vào tất cả các căn cứ quan trọng của Mỹ, cùng một thời điểm chúng tấn công vào các thành phố và đô thị ở miền Trung Việt Nam.

Sức tấn công mạnh mẽ tạo cho cộng quân niềm tin chiến thắng, do đó tất cả nhũng tổ chức nằm vung, những tên Biệt Động Thành bí mất đã tự động lộ diện, bọn chúng hiên ngang đi lại.

Thời gian này tại Sài Gòn. Việt Cộng đã tấn công Tòa Đại Sứ Mỹ và kéo dài cuộc giao tranh ác liệt suốt 6 tiếng. Báo chí Hoa Kỳ gọi đây là "Tet Offensive" Tấn công Tết.


Riêng trận chiến tại Huế kéo dài suốt 25 ngày đêm, từ 31-1 đến ngày 24 tháng 2 năm 1968. Sự thật vẫn là sự thật và dĩ nhiên tội ác lịch sử do chính Cộng Sản gây ra đối với đồng bào Huế nói riêng và nhân dân Miền Nam nói chung trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân cũng vẫn còn nằm trong bản cáo trạng nặng nề không thể nào xóa sạch vết nhơ được.

Tướng Westmoreland đã tuyên bố: Việt Cộng "gần như bị tiêu diệt toàn lực lượng" trong cuộc tấn công.

Ký giả Davidson nhận định "Thật ra cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đã tiêu diệt Việt Cộng.'' Các du kích Việt Cộng và cơ sở hạ tầng chính trị của Việt Cộng, các đơn vị nổi dậy, đã hầu như bị lộ diện và bị tiêu diệt trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân.

Hầu như tất cả tổ chức bí mật nằm vùng của Việt Cộng đều bị tóm gọn

Nhờ sự cảnh báo của tôi Loan đã không bị lôi cuốn vào cuộc chiến. Hơn nữa trong thời gian này Loan đang mang bầu, đứa con đầu lòng của cuộc tình giữa hai đối thủ điệp viên. Cái bào thai này cũng là một cứu tinh cho Loan vì tôi biết tâm trạng của cô, đang lo lắng cho những đồng chí đang bị bắt giữ.

Kẻ thù của tôi dường như chưa biết gì về tôi, ngoài cái vỏ bọc là thầy giáo dạy trung học.

Loan đã sinh cho tôi một đứa con trai, cả hai chúng tôi đều yêu thương, tôi đặt tên cho con là Nguyễn Tuấn Kiệt. Loan cũng thích tên gọi này.

Theo từ điển Hán Việt, “Tuấn” là chỉ chàng trai khôi ngô tuấn tú, còn “Kiệt” là con người tài năng, kiệt xuất, giỏi giang. Tôi mong muốn con trai tôi sẽ trở nên một người con trai có dung mạo đẹp đẽ và tài năng xuất chúng hơn người.

Năm tháng vẫn qua đi, bề ngào mọi người nhìn vào đều công nhận, vợ chồng chúng tôi sống bên nhau rất thuận hòa, tuy nhiên nội tâm của hai người thì như dòng sông ngầm đang cuồn cuộn chảy, mỗi người chúng tôi đều có hướng đi riêng.

Đầu năm 1975 tình hình chiến sự bùng nổ mạnh mẽ hơn. Nhiều cuộc triệt thoái quân từ miền trung chạy về Sài Gòn. Vào thời điểm này miền Nam Việt Nam đang tiến dần đến sự sụp đổ từng mảng lớn.

Tôi âm thầm thiêu hủy tất cả hồ sơ và phân tán mỏng che dấu mạng lưới tình báo do tôi thiết lập, tôi phải hết sức thận trọng không để cho Loan biết.

Trong thời gian này tôi cũng nhận ra Loan rất bận rộn với nhiệm vụ của mình, chúng tôi biết về nhau nhưng lờ đi như không hề biết gì.

Thế rồi vận hạn của dân tộc đã an bài. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Sài Gòn đã hoàn toàn thất thủ. Một sự trả thù tàn khốc sẽ xảy ra.

Trong suốt thời gian này tôi ở nhà với cháu Tuấn Kiệt, vợ tôi vắng mặt thường xuyên hơn. Loan đã xuất hiện với vai trò thủ trưởng tình báo của một nhóm trong Nội Thành. Cô chính là nhận vật đầu sỏ mà chúng tôi tìm kiếm bấy lâu nay.

Tôi bắt đầu lo âu nhưng vẫn phải đóng cho trọn vai trò là một thầy giáo trung học, tôi vẫn đến trường theo chỉ thị của Ủy Ban Quân Quản. Những tên bộ đội tiếp thu trường học, bắt đầu gọi tất cả giáo viên lên khai báo lý lịch, để chuẩn bị học tập tại chỗ rồi sắp xếp cho đi làm.

Tôi vẫn hy vọng bọn chúng không biết gì về tôi.

Thế rồi một đêm tối trời vào cuối tháng 5 năm 1975. Lúc nửa đêm một chiếc xe Jeep đậu trước nhà, trên xe là bốn tên bộ đội cầm súng AK47, chúng gõ cửa nhà rồi ập vào dí mũi súng thắng vào người rồi còng tay tôi, chúng tuyên bố:
- Anh đã bị bắt.
-Tôi lên tiếng đề nghị xin lấy quần áo, chúng không cho.

Bọn chúng đẩy tôi lên xe, ép tôi ngồi giữa hai tên bộ đội mặt đầy sát khí tay cầm súng AK47.

Chiếc xe lao vút vào bóng đêm, chúng đem tôi nhốt vào ty cảnh sát quận Thủ Đức nơi này tôi cũng đã từng lui tới nhiều lần.

Tôi bị tạm giam tại nơi đây, tìm mọi cách liên lạc về gia đình nhưng không được. Tôi rất băn khoăn không hiểu thời gian này Loan người vợ của tôi đang làm gì, tôi cũng đoán chắc Loan biết tôi bị bắt.

Vài ngày sau tôi được thả ra tự đón xe về nhà. Tôi mừng thầm vì cho đến bây giờ bọn chúng không hề biết gì về tôi, tôi đoán chắc Loan biết rõ về thân phận của tôi, nhưng không nói ra cô đã che chở cho tôi.

Ngày hôm sau tôi đến trường trung học nơi tôi dạy học. Hôm nay hơi khác lạ mọi người như muốn tránh né tôi, tôi nghe một vài tin tức bất lợi cho tôi, đại khái như có một người trước kia làm việc trong “Phủ đặc ủy trung ương tình báo”, khi bị bắt họ đã khai tên tôi. Kể từ bây giờ tôi phải thận trọng hơn nữa và soạn sẵn những lời khai báo cho phù hợp.

Sarah đọc đến đây thì nhận ra trang nhật ký đã chấm dứt, bị bỏ quên một thời gian không được viết tiếp, cô lật tiếp trang sau thì nhận ra những vết loang lổ vàng úa, có lẽ bị thấm nước.

Sau những trang nhật ký bị ướt Sarah đã nhận ra dòng chữ khác lạ, cô so sánh và nhận ra đây là nét chữ của Bà nội.

Bà Nội viết: Khi hòa bình, chúng tôi mới tiếp cận nhiều thông tin và qua thực tế, thì chúng tôi mới thấy rằng chọn Chủ Nghĩa Cộng Sản là một sai lầm.

Nó như một thiên đường mù mà lâu nay chúng tôi đã bị bịt mắt dẫn đi. Chúng tôi phải đấu tranh để loại bỏ nó, phải xây dựng một xã hội dân chủ chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay.

Khi họ lên nắm quyền lực, những con người gọi là Đảng, họ như một thứ kiêu binh đầy quyền lực, tất cả đã bị tha hóa, họ không còn thực hiện lý tưởng như hồi đầu cuộc chiến mà chúng tôi chọn.

Chồng tôi một thanh niên miền nam, từ nơi anh tôi đã nhân ra một con người trí thức, chân thật có lòng tự trọng. Chinh anh là người đã mở trói cho tâm hồn tôi.

Anh chính là người đàn ông tuyệt vời, một người chồng lý tưởng

Tôi khóc thật nhiều khi hay tin anh đã bị bắt, có một nhân viên tình báo trong nhóm của anh, khi bị bắt họ đã khai ra anh là người chỉ huy trực tiếp.

Tôi phải làm gì để cứu anh ra khỏi trại giam. Trong giai đoạn này có nhiều tổ chức vượt biên bán chính thức. Tôi quen biết một vài tên công an họ đã cho tôi biết nhiều thông tin rất chính xác về cách tổ chức cũng như bến bãi nơi vượt biên.

Tôi có ý định dựng lên một vở kịch cho người đến bắt anh. Hiện tại tôi là cán bộ công an thành phố, tôi có thể làm một lệnh bắt anh.

Lệnh bắt anh là giả, mà điểm chính là đưa anh đi vượt biên, để anh mang theo đứa con trai duy nhất của chúng tôi.

Tôi liên lạc với gia đình bên chồng. Gia đình chú Ba Nam. Ba Nam tên thật là Nguyễn Tuấn Nam em ruột của chồng tôi, anh là sinh viên Luật Khoa năm cuối vì lý do này anh được miễn dịch, do đó chú Ba không bị chính quyền mới liệt vào dạng ác ôn, vì lý lịch của chú không có liên hệ gì với chính quyền cũ.

Tôi đề nghị gia đình Chú Ba, chuẩn bị đi vượt biên bán chính thức, tôi nhờ vợ chồng chú Ba dẫn theo Tuấn Kiệt con trai của tôi cùng đi. Vợ chồng chú ba nghe thế thì mừng lắm.

Tôi còn dặn dò thêm:
- Vợ chồng Chú Ba và Tuấn Kiệt sẽ được tổ chức đưa ra thuyền trước, con thuyền này sẽ ra khơi tại cửa biển Vũng Tàu. Chồng tôi sẽ đến sau.
- Chú Ba cứ yên tâm ở trên táu chờ chồng tôi đến sau. Khi ra nước ngoài tôi nhờ chú Ba săn sóc dạy dỗ Tuấn Kiệt nên người.
- Vợ chồng chú Ba nghe như thế thì rất vui mừng, vì trong giai đoạn này cộng đồng người Hoa Chợ Lớn họ vượt biên rất đông, cả miền Nam VN ai cũng muốn bỏ nước ra đi.

Như kế hoạch đã định sẵn.

Tôi tổ chức một toán anh ninh gồm 3 người công an đi bắt tên tình báo nguy hiểm đang đội lốt thầy giáo tại trường trung học Thủ Đức. Người này không ai khác hơn là chồng tôi Nguyễn Tuấn Phong.

Chiếc xe jeep dừng lại trước cổng trường, tôi nhờ các đồng chí vào trường bắt tên thầy giáo Nguyễn Tuấn Phong, còng tay và bịt mắt nó lại vì đây là tên tình báo nguy hiểm.

Tôi và tên công an tài xế ngồi chờ trên xe, một lúc sau tôi thấy chồng tôi bị bịt mắt dẫn đi giữa hai tên công an cần súng AK47.

Chúng đẩy anh lên xe, ngồi giữa hai tên công an mặt đầy sát khí. Tôi hất tay ra hiệu cho tài xế chạy đi, như chúng tôi đã bàn trước xe nhắm hướng Bà Rịa Vũng Tàu chạy ra Bãi Sau rồi dừng lại nơi rừng cây Dương, nơi đây là khu rừng mọc đầy cây dương nằm sát cửa biển Vũng Tàu nơi bến bãi của con cá lớn đưa người vượt biên đang thả neo.

Trong suốt đoạn đường đi thỉnh thoảng tôi liếc nhìn về hướng chồng tôi, nhưng tuyệt đối không để lộ vẻ mặt quan tâm, tôi đã dùng cái khăn rằn che mặt, tôi hoàn toàn im lặng không lên tiếng vị sợ anh nhận ra tiếng nói của tôi.

Chiếc xe chạy đến khu rừng Dương, tôi ra lệnh dừng lại. Tôi bước xuống xe bây giờ tôi mới lên tiếng bằng giọng điệu đanh thép tôi nói như ra lệnh.
- Các đồng chí hãy ở lại giữ xe, tôi muốn đích thân dẫn tên phản động nguy hiểm này đi vào rừng và tự tay bắn chết nó, như nó đã bắn chết Cha tôi. Tôi phải trả mối thù này.
- Tôi hét lên như ra lệnh, đồng chí lôi thằng này xuống xe cho tôi
- Tên công an kéo anh xuống xe đẩy anh ngã nhào trên nền đất, trong lúc tay anh còn bị còng và mắt anh vẫn bị bịt kín.
- Tôi thương xót vô cùng nhưng phải thật bình tĩnh đóng cho trọn vở kịchnày, nếu sơ hở thì cả tôi và anh đều chết.
- Tôi dí mũi súng AK47 vào lưng anh và ra lệnh đi về phía trước, tiến sâu vào khu rừng. Khi vừa khuất bóng mất tên công an. Tôi vội lên tiếng
- Anh Phong hãy tha thứ cho em, em bắt buộc phải làm như vậy để cứu anh, tôi vừa nói vừa tháo còng tay và khăn bịt mắt cho chồng mình.
- Anh Phong quay lại nhìn tôi với hai dòng nước mắt tuôn rơi, anh ôm chấmlấy tôi siết chặt và đặt nụ hồn thật nồng ấm lên môi tôi, cả thân người tôi như tê tái như chết dại.
- Tôi kịp chấn tỉnh lại và nói, anh hãy chạy thật nhanh về phía cuối khu rừng này, sát bờ biển đang có thuyền vượt biên đón anh, trên thuyền em đã gửi vợ chống chú Ba và thằng Tuấn Kiệt đi trước, họ đang chờ anh. Khi ra nước ngoài anh hãy thay em săn sóc cho con, rồi em sẽ tìm cách đi sau.
- Em rất yêu anh.
- Đóng cho trọn vở kích, tôi chờ một chút để anh chạy thật xa, tôi nổ vài phát súng lên trời rồi hét lên, tên phản động này đã bỏ chạy rồi.

Nghe tiếng cầu cứu của tôi, nhanh như sóc hai tên công an đã chạy vào rừng, một tên đã bắn một loạt đạn thị uy vào phía bìa rừng

Tôi sợ qúa nên ra lệnh
- Đồng chí đừng bắn nữa coi chừng bắn nhầm người dân làng chài.

Chúng tôi ra xe thì trời cũng tối dần tôi đề nghị các đồng chí quay xe về lại thành phố. Trong lúc xe chạy tôi đã mừng thầm và tạ ơn ơn vở kịch do tôi sắp xếp đã kết thúc.

Sáng ngày hôm sau tôi mừng thầm vì xem như chống tôi và con trai đã đi thoát. Niềm vui này không tồn tại được bao lâu, ngay buổi trưa hôm ấy tôi đã nhận được hung tin, có một tên tội phạm bỏ trốn đã bị bắn chết tại khu rừng Dương ở Bãi Sau Vũng Tàu.

Tội bàng hoàng xúc động vô cùng, không lẽ dó là chồng tôi. Ngay lập tức tôi xin cơ quan cho tôi một chiếc xe và vài đồng chi đi Vũng tàu nhận dạng tên tội phạm nguy hiểm.

Chiếc xe phóng như bay về Vũng Tàu, vài tiếng đồng hồ sau chúng tôi đã có mặt tại trụ sở công an xã làng chài rừng Dương.

Tôi đi vào để nhận dạng tên tội phạm. Tôi chết đứng người khi nhìn thấy chồng tôi nằm im lìm như đang ngủ một giấc ngàn thu trên bãi cát.

Nước mắt tôi như muốn trào dâng nhưng tôi phải nuốt ngược vào bên trong tôi phải thật sự bình tĩnh đóng trọn vở kịch này, có lẽ nghề nghiệp là một điệp viên do đó tôi đã che đậy được cảm xúc và thân phận của mình.

Tôi đề nghị đồng chí công an khiêng xác chết ra xe đem về thành phố định dạng nhân tánh.

Từ đây tôi đã tìm cách đưa anh về nhà để mai táng, tôi đã khóc hết nước mắt vì thương anh, tôi tự trách bản thân chính tôi đã giết chết chồng tôi.

Sarah đọc đến đây thì nước mắt cô cũng tuôn rơi, cô khóc lên thành tiếng rồi tự hỏi tại sao Ông Trời đã chia cắt đôi tình nhân này. Họ đã làm gì sai?

Sarah đã đọc qua nhiều sách người Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam, Cuộc chiến đã thật sự kết thúc nhưng vẫn để lại nhiều hậu quả về mặt tâm lý cho người lính, đó cũng là số phận chung cho những người lính thời hậu chiến mà họ phải gánh chịu.

Trong chiến tranh, tất cả những người lính đã được lập trình sẵn cho hướng đi, mọi người lính đều có chung một con đường đó là mục tiêu chiến thắng.

Nhưng con đường dài nhất dành cho tất cả những cựu chiến binh chính là con đường trở về nhà. Trên con đường về nhà người cựu chiến binh phải tìm cho mình một lối đi riêng, ảnh hưởng tâm lý trong chiến tranh vẫn mang trong lòng nhiều nỗi xót xa và những cơn ác mộng hằng đêm.
Đó chính là (Hội chứng rối loạn hậu chấn thương tâm lý của những cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam)

Sarah suy nghĩ thật nhiều về câu chuyện viết trong quyển nhật ký của ông bà nội. Cô muồn tự tìm hiểu thêm những diễn biến về đoạn cuối của câu chuyện, mà chỉ có Ông Nội mới biết được.

Sarah phải sử dụng công năng đặc biệt liên kết với hồn ma của Ông Nội để tìm hiểu thêm về câu chuyện này.

Buổi tối hôm đó cô đã trở về nhà thăm bà nội, cô quyết định ngũ lại trong căn nhà này. Cô sẽ vào căn phòng trên lầu nơi linh hồn ông nội đang ẩn nấp bên trong.

Chờ khi bà nội yên giấc ngủ, lúc này vào khoảng 12 giờ đêm, Sarah bước lên lầu, cô nhẹ nhàng đẩy cánh cửa phòng ngủ bước vào bên trong, khoảng sáng tối mập mờ nhờ ánh đèn đường rọi qua cánh cửa sổ, cô lặng lẽ ngồi xuống cạnh giường, nhìn quanh căn phòng. Cô lên tiếng gọi ông nội.
- Ông Nội ơi! Con muốn nói chuyện với ông
- Cô chờ xem động tĩnh thế nào, vẫn chưa thấy hồn ma ông nội xuất hiện.
- Cô gọi tiếp. Ông Nội ơi! Xin ông hiện ra nói chuyện với con.
- Sarah nhìn về hướng cái ghế kê cạnh bàn viết, một hình ảnh mờ mờ rồi rõ dần đó chính là ông nội của Sarah. Cô lên tiếng
- Con xin chào ông, sao bây giờ ông mới xuất hiện.
- Hồn ma ông nội trả lời, Vì ông hơi lo nếu xuất hiện bất ngờ làm cho con hoảng sợ.
- Cô trả lời. Điều đó thì ông đừng lo, con đã nói với ông là con có con mắt tâm linh có thể nhìn thấy hồn ma.
- Sarah lên tiếng, con muốn hỏi ông về đoạn cuối của câu chuyện mà chỉ có mình ông mới biết. Xin ông kể cho con nghe.
- Hồn ma ông nội của Sarah lên tiếng, được rồi ông sẽ kể tiếp cho con nghe.

Sau đây là lời kể của hồn ma Ông Nội của Sarah.

Bắt đầu từ lúc ông bị bắt tại trường học nơi ông là giáo viên đang làm việc. Khi ấy hai người công an bước vào còng tay ông và bịt mắt dẫn ông đi, họ đẩy ông lên xe ngồi giữa hai tên công an cầm súng AK47.

Chiếc xe chạy vun vút trên đường, những cơn gió thổi ngược lại, ông ngửi được mùi hương quen thuộc và ông đoán người ngồi phía trước ngoài tài xế còn có thêm người đàn bà, ông suy đoán có thể là Loan vợ của mình vì chỉ có Loan mới có mùi hương quen thuộc như thế.

Có một tiếng ho nhẹ và tiếng nói rất khẽ của người tài xế và người chỉ huy, ông nghe được tiếng Vũng Tàu và nhận ra tiếng ho, từ đó ông đoán chắc đó là Loan, người vợ của mình, ông cảm thấy an tâm hơn dù cho có phải chết trong tay vợ của mình thì đó cũng là hạnh phúc được chết trong tay người mình yêu.

Ông chợt nghĩ với cái cong tay số tám, ông có thể mở khóa dễ dàng vì trong dây đồng hồ đeo tay luôn có một cọng kẽm để mở khóa, đây chính là công cụ của một điệp viên nhà nghề. Tuy nhiên ông không tháo còng trong lúc này, mà yên tâm ngủ một giấc cho lại sức.

Khi chiếc xe dừng lại, họ đạp ông xuống đường. Người chỉ huy ra lệnh
- Các đồng chỉ ở lại giữ xe, đề một mình tôi đem tên ác ôn này vào trong rừng tự tay bắn chết nó, để trả thù cho cái chết của Cha tôi đã bị ngụy quân bắn chết.

Ông nghe giọng nói đanh thép của người đàn bà, thì ông đã nhận ra chính là Loan người chỉ huy cao cấp nhất trong cụm tình báo nội thành mà chình ông đã theo dõi. Ông không ngờ rằng tại sao Loan lại hận thù ông đến thế, ông đã bắn chết Cha của Loan từ bao giờ. Hay đây chỉ là câu chuyện do Loan bịa đặt ra.

Loan đẩy ông đi sâu vào khu rừng cây dương, mũi súng AK47 cắm vào lưng ông. Ngay lúc này mũi súng đã giúp ông xác định được khoảng cách thật gần, ông chỉ cần xoay người là mũi súng trệch qua một bên, ông xoay người tung một cú đá là Loan có thể ngã gục. Mới chỉ là suy nghĩ chưa kịp hành động thì nghe tiếng nói của Loan.
- Anh Phong tha lỗi cho em, em phải đóng trọn vở kịch này, vừa nói Loan vừa tháo bịt mắt và mở còng tay cho ông.
- Anh hãy chạy nhanh về hướng bờ biển, tại nơi đó có con thuyền nhỏ đang chờ đưa anh ra thuyền lớn vượt biên. Em đã cho con trai mình Tuấn Kiệt đi với vợ chồng chú Ba Nam, đang ở trên tàu chờ anh, khi ra nước ngoài anh nhớ săn sóc cho con và chờ em sẽ tìm cách đi sau.

Ông quay người lại, hai dòng nước mắt tuôn rơi, ông ôm chầm lấy vợ mình và đặt lên môi nàng một nụ hôn thật đắm đuối, người Loan như chết lịm đi nước mắt chan hòa.

Loan rất bình tĩnh đẩy ông ra và nói như ra lệnh
- Anh Phong hãy chạy nhanh lên mọi người đang chờ anh.

Lúc đó ông chạy thật nhanh về phía bờ biển, ông thoáng nghe tiếng hô
- Tù nhân đã bỏ trốn.

Từ ngoái bãi đậu xe hai tên công an phóng nhanh vào bên trong, một tên bắn thị uy một loạt đạn AK47 vào bìa rừng.

Ông nghe tiếng súng nổ, một viên đạn xuyên thủng qua lưng ông chạm vào trái tim, sức mạnh của viên đạn làm ông té sấp xuống mặt cát biển.

Ngay lúc đó linh hồn ông như thoát ra ngoài.

Ông sững sờ nhìn thân xác của mình, tự nhiên ông hốt hoảng hét lớn lên
- Tôi không chết. Loan ơi! Anh không chết.

Tiếng hét của ông như vang vọng vào không gian, ông thấy vài người chạy đến nhưng không ai nghe tiếng nói của ông.

Số người đến mỗi lúc một đông, họ là những tên dân phòng và công an, một vài người bàn tán.
- Chắc tên này vượt biên nên bị bắn chết.
Khi ấy ông đi xuyên qua người họ, ông muốn đưa tay và nói với họ là ông đang còn sống, nhưng không một ai hay biết về sự hiện diện của ông.

Ôn chợt nghĩ đến Loan lạ thay chỉ là suy nghĩ nhưng ngay lập tức ông đang ở trong nhà bên cạnh Loan.

Ông nhìn thấy vợ ông đang ngồi than khóc nhớ thương ông.
- Ông lên tiếng: Loan ơi! Em đừng buồn anh không chết đâu, nhưng Loan không thể nghe tiếng.

Ông lại buồn nghĩ đến xác thân của mình, ngay lập tức ông quay về đứng bên cạnh thân xác mình, lúc ấy họ đã đem xác thân ông về trụ sở xã, họ đề ông nằm dưới đất và đắp lên một manh chiếu.

Qua ngày hôm sau Loan đến nhận xác đem về nhận dạng danh tánh.

Sau này vợ ông đã tìm cách đưa xác ông về nhà và làm lễ mai táng.

Từ ngày đó linh hồn ông vẫn luôn ở trong căn nhà này ngay bên cạnh người vợ yêu quý của mình.

Sarah nghe kể đến đâu thì cô khóc đến đó, cho đến khi tiếng nói của hồn ma ông Nội im lặng, cô mới chợt tỉnh ngồi im lặng trong niềm suy nghĩ đến tận cùng của cuộc đời, của tình yêu và chiến tranh

Đúng như tựa đề của câu chuyện "Bóng độ của tình yêu và chiến tranh".

Louis Tuấn Lê
Viết xong vào một ngày chớm thu 09-18-23

https://cuocsongthica.blog

Không có nhận xét nào: