<!>
Vậy mà ít nhiều học giả, giáo sư trong nước, ngoài nước lại viết thành "quí trọng" , trước hết là không đúng, sau là nhìn con chữ thấy cũng không lịch sự như "quý trọng".
Trong nước Việt hiện giờ, có nhiều từ kép thay thế những từ của miền Nam trước 75, nhưng nghe kỳ cục hay là thua kém về ý nghĩa. Vài ví dụ như :
1. sân bay thay vì phi trường. Sân bay chỉ nói lên hình ảnh cái sân có máy bay đậu và đường bay của máy bay. Còn từ kép "phi trường" bao gồm những tòa buyn đinh, những trạm kiểm soát, , những cơ sở liên quan đến máy bay, v.v. Ý nghĩa của "phi trường" đầy đủ hơn là từ ghép "sân bay". Tôi đậu xe ở phi trường (là đậu trong bãi đâu xe ở phi trường), còn đậu xe ở trên sân bay thiệt là không mấy an toàn.
2. một chữ "bang" đơn độc thay vì "tiểu bang". Khi dùng từ kép "tiểu bang" là biết ngay nói về tiểu bang trong Hoa Kỳ. Ví dụ như " tôi đến tiểu bang Washington" còn như nói "tôi đến bang Washington", biết đâu bang Washington là một bang hội anh chị nào đó, cho dù sao chữ "bang" không, đọc nghe thấy cụt lủn.
3. Những thập niên 30, 40 hẳn là có những từ kép "đơn giản, bảo đảm, ..." rồi. Không hiểu sao chính phủ cộng sản lại đổi thành "giản đơn, đảm bảo" làm chi. Đó chính là tạo sự chia rẽ, thay đổi không cần thiết, không chút ý nghĩa, để bây giở người thì dùng "đơn giản", người lại dùng "giản đơn", v..v. Từ kép "phản ảnh (reflect) lại đổi thành "phản ánh" đọc lên nghe không êm, thay đổi vậy chẳng ý nghĩa gì. Người quen dùng từ 'đơn giản' rồi thì thấy 'giản đơn' là nói ngược, và rất phản cảm.
4. Nhiều người Việt trong nước giờ nói chuyện cũng hay nói tắt, nói nuốt bớt chữ, ví dụ như "khủng khiếp", thì lại nói "khủng" , "trình độ" thì nói tắt là "trình", đi Campuchia thì nói là "đi Cam", "trái sầu riêng" thì nói là "trái sầu", nghe cũng khó hiểu. Còn "ngôi sao siêu đẳng" lại cứ "siêu sao", nửa hán nửa Việt , nghe chả ra làm sao, có phần lai căng.
5. Cái gì cũng "hoành tráng" cả, từ ngôi nhà, tới ngọn núi, tới bữa tiệc. Ài, Những từ kép như "nguy nga, hùng vĩ , tráng lệ, đồ sộ" lại không dùng để diễn tả cho chính xác. Cứ một từ ghép "hoành tráng" bắt chước bọn Tàu, dùng để diễn tả chung chung nhiều ý tưởng, đầu óc trở nên lười biếng chỉ tuôn ra chữ này.
6. Một trong vài từ ngữ mà người Việt ở hải ngoại rất không ưa là từ kép "sự cố". "Cố sự" thì ai cũng hiểu, là "chuyện cũ, sự việc cũ, xưa", còn "sự cố" là từ tiếng Tàu (事故" (shìgù)) chuyển hẳn qua tiếng Việt. Chữ "cố" này có nghĩa là "tai nạn" hoặc những sự việc bất ngờ không trong dự liệu, ngoài ý muốn xảy ra. Từ kép "sự cố" âm điệu trúc trắc, không êm tai , nghe rất khó chịu. Tiếng Việt cũng không phải tiếng Tàu mà luôn bắt chước bọn họ. Nên dùng những từ như tai nạn, rủi ro, ngoài dự liệu, hay trở ngại để diễn đạt ý nghĩa rõ ràng từng trường hợp một. Còn như bây giờ trên báo chí mạng trong nước có tai nạn xe cộ, trở ngại giao thông, lại dùng "sự cố" nghe rất chướng tai, làm mất đi hương vị của tiếng Mẹ đẻ.
7. Cũng có nhiều từ ngữ mới sau 75, như xuất khẩu, học vị, tư duy, phần mềm, cụm từ (thay vì nhóm chữ) v.v., tôi thấy sử dụng cũng không sao. Ngôn ngữ cũng phát triển, có những cái thụt lùi trong nước, cũng có những cái có thể cũng là theo tự nhiên, âm thanh, ý nghĩa nghe cũng được. Nhớ năm 75 có từ kép "lính gái" nữa nhưng sau khi bị nhiều người chế diễu quá, nên may mắn thay đã bị vứt đi rồi. Hai chữ "lính gái" thiệt quá quê mùa, sỗ sàng, bất lịch sự, xem nhẹ phái nữ" không như từ kép "nữ quân nhân" trang trọng, lịch sự biết bao.
Để kết luận bài viết, tôi cảm thấy kỳ lạ và có phần thắc mắc tại sao tại bộ giáo dục, bộ thông tin, bộ phận lãnh đạo văn hóa ở trong nước Việt hiện giờ lại không nhận thấy sự thụt lùi, kém cỏi của từ "sân bay" so với "phi trường", của "tờ rơi" so với "truyền đơn", sự mù mờ bao trùm nhiều ý nghĩa và âm điệu trúc trắc của "sự cố". Cùng với những việc không chút ý nghĩa như nói ngược "đơn giản" thành "giản đơn", thay đổi "phản ảnh" thành "phản ánh", "bảo đảm" thành "đảm bảo". Những thay đổi mà hầu hết người ở hải ngoại với hơn vài triệu dân ở khắp mọi nơi không chấp nhận.
vương thanh
02.10.2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét