Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2024

Chủ Nhật Tuần Này: Tiệc Mừng Kỷ Niệm 73 Năm, Ngày Thành Lập Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức! và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Đoàn Quân Đội Đáng Tham Dự Nhất Trong Cuối Tuần Này: Tiệc Kỷ Niệm 73 Năm, Ngày Thành Lập Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức! Lúc 11 Giờ Sáng Chủ Nhật, Ngày 6 Tháng 10 Năm 2024 Tại: Nhà Hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95112
<!>



Chút Tiểu Sử Trường Bộ Binh Thủ Đức
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Liên trường Võ khoa Thủ Đức hay còn gọi là Trường Bộ Binh Thủ Đức (đầu tiên ở Thủ Đức, đến năm 1974 thì chuyển về Long Thành) là một trong bốn trường đào tạo Sĩ quan cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ba trường kia là Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Trường Huấn luyện Không Quân Nha Trang và Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Trường Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến năm 1975.


LƯỢC SỬ:
Sau khi ký Hiệp Ước Pháp–Việt ngày 5-6-1948 tại vịnh Hạ Long, công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Pháp, Quốc Trưởng Bảo Đại đã ký hiệp ước ngày 8-3-1949 tại điện Elysée với Tổng thống Pháp Vincent Auriol, theo đó, Pháp sẽ giúp Việt Nam thành lập Quân Đội Quốc Gia.
Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt ký hiệp Định hỗ tương, phòng thủ và viện trợ quân sự; theo đó, Mỹ viện trợ cho Quốc Gia Việt Nam 2 tỷ Mỹ kim trong bốn năm, từ 1950 đến 1954 để trang bị cho quân đội. Cùng ngày, Nghị Định thành lập hai trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định và Thủ Đức được ban hành, nhằm đào tạo Sĩ quan ngạch Trừ bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 5-5-1951, Bộ Quốc phòng mới thật sự được thành lập bằng những cơ cấu tiên khởi đã được phác họa và tạm sắp xếp từ thời chính phủ Trung ương Lâm thời Nguyễn Văn Xuân.

Do Sắc Lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký dụ số 12 ngày 15-7-1951, gọi Tổng động viên thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Việc động viên thành phần Sĩ quan nhắm vào tư nhân, công tư chức, học sinh, sinh viên có bằng từ Cao đẳng Tiểu học hay trung học đệ nhất cấp hoặc tương đương trở lên. Trong đợt động viên đầu tiên, vào năm 1951, có nhiều Sinh viên Sĩ quan đã đậu bằng tú tài hay cử nhân, đặc biệt tại trường Sĩ quan Nam Định có 197 SVSQ (55.33%) trong số 356 SVSQ có bằng tú tài trở lên, riêng Sinh viên Sĩ quan Nguyễn Phú Đức đã có bằng tiến sĩ Luật Khoa.
Nhưng vì dự án xây cất trường ốc trên đồi Tăng Nhơn Phú chưa hoàn tất nên khóa 1 Sĩ quan Trừ bị đã được khai giảng tại hai địa điểm ở Bắc và Nam Việt, đó là Nam Định và Thủ Đức.
Khóa Sĩ quan Trừ bị đầu tiên khai giảng cùng một ngày 9-10-1951 tại Nam Định và Thủ Đức. Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định huấn luyện Sinh viên Sĩ quan thuộc các tỉnh từ Quảng Trị ra Bắc.

Tại Nam Định, trường sử dụng một số phòng ốc trong Camp Carreau làm nơi huấn luyện. Camp Carreau là một căn cứ quân sự của Bộ chỉ huy Quân đội Viễn chinh Pháp tại miền Nam, nằm trong khuôn viên nhà máy sợi Nam Định. Vấn đề động Viên sĩ quan lúc đầu cũng gặp một vài trở ngại như tại Nam Định có một số khóa sinh, sau khi hết phép vào dịp Tết Nguyên Đán, đã trở về đơn vị trễ hay bỏ học, không trở lại trường. Vì vậy cho nên có một số Sinh viên Sĩ quan trong trường hợp nói trên đã bị bắt giữ, nhưng sau lại được thả ra và đưa vào Thủ Đức tiếp tục học khóa 1 hay được phép thi vào trường Võ Bị Đà Lạt.

Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định chỉ đào tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1952 vì tại Thủ Đức, trường lúc đó đã được xây dựng xong, đủ chỗ cho cả khóa. Sinh viên khóa 2 Nam Định được đưa vào Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Trường tọa lạc trên khu đồi Tăng Nhơn Phú, cách chợ Thủ Đức khoảng hai cây số. Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định được bàn giao lại cho trường Võ Bị Nam Định vào khoảng cuối năm 1952.

Tại Thủ Đức, để có đủ quân số khẩn thành lập các đơn vị khinh quân thay thế quân Pháp rút khỏi các đồn bót, lệnh Tổng động viên đã được ban hành vào ngày 1-4-1953. Theo kế hoạch dự trù thì việc động viên được chia làm 4 đợt, mỗi đợt 10,000 người trong tháng, kể từ tháng 7-1953. Các thành phần trước đây đã phục vụ trong quân ngũ, nay cũng bị tái ngũ. Ngoài ra, 60,000 thanh niên Việt Nam cũng được lệnh nhập ngũ để thụ huấn hai tháng về căn bản quân sự, sau khi mãn khóa, họ được trở về với gia đình để chờ lệnh. Sự thực thì vấn đề động viên binh sĩ lúc bấy giờ chỉ là một nhu cầu chính trị.

Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức huấn luyện Sinh viên Sĩ quan trình diện nhập ngũ thuộc các tỉnh từ Huế trở vào Nam. Ban đầu trường tạm dựng những dãy nhà mái lá, vách phên tre làm chỗ cho Sinh viên Sĩ quan tạm trú.
Chương trình huấn luyện Sĩ quan Trừ bị cũng tương tự như chương trình đào tạo các Sĩ quan hiện dịch. Thời gian huấn luyện dài khoảng 6 tháng, không kể thời gian thực tập. Tính đến cuối năm 1953, Quân Đội Quốc Gia gồm có 198,000 người, trong đó 151,000 (76.27%) là chính quy và 47,000 (23.73%) là phụ lực quân.
Ngày 12-8-1954, dụ số 12 ký ngày 15-7-1951 và các nghị định liên quan đến dụ trên đều tạm đình chỉ cho đến khi có lệnh mới. Lệnh động viên được tạm ngưng nhưng các quân nhân Trừ bị vẫn được lưu giữ.
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoạt động tới cuối tháng 4-1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ Binh.
Từ khóa 1 đến khóa 5, hơn 4,000 Sĩ quan được đào tạo tốt nghiệp với cấp bực Thiếu úy, không tốt nghiệp thì tùy theo số điểm sẽ mang cấp Chuẩn úy hay Hạ sĩ quan.Thiếu úy sau 2 năm được đương nhiên thăng Trung úy và Chuẩn úy sau 1 năm được đương nhiên thăng Thiếu úy.
Từ khóa 6 trở về sau, tốt nghiệp với cấp Chuẩn úy.


Nhớ Đừng Quên! Nổi Bật Nhất Tuần Này! Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Đoàn Quân Đội: Tiệc Kỷ Niệm 73 Năm, Ngày Thành lập Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức!
Lúc 11 Giờ Sáng Chủ Nhật, Ngày 6 Tháng 10 Năm 2024
Tại: Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95112


TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ TRẢI QUA BA GIAI ĐOẠN:
Giai đoạn 1951-1955:
Để đáp ứng nhu cầu cán bộ chỉ huy các đơn vị tân lập cho kế hoạch bình định lãnh thổ và để thay thế các Sĩ quan Pháp hiện đang chỉ huy đơn vị Việt Nam, trường Sĩ quan Trừ bị được thành lập vào khoảng đầu năm 1951 và khởi sự huấn luyện từ tháng 10-1951.
Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị khai giảng vào ngày 16-10-1951. Tại Nam Định, sĩ số là 356 Sinh viên Sĩ quan, mãn khóa vào ngày 1-6-1952, được đặt tên là Khóa Lê Lợi. Tại Thủ Đức, sĩ số khoảng 250 Sinh viên Sĩ quan, mãn khóa vào ngày 31-5-1952, được đặt tên là khóa Lê Văn Duyệt. Tổng cộng cả hai khóa Lê Lợi và Lê Văn Duyệt có 580 tân Sĩ quan gồm 495 Thiếu úy và 85 Chuẩn úy. Thủ khoa khóa Lê Lợi là Thiếu úy Nguyễn Duy Hinh và thủ khoa khóa Lê Văn Duyệt là Thiếu úy Phạm Kim Quy. Cấp hiệu thiếu úy, dập theo cấp bậc của quân đội Pháp, là một gạch vàng hay trắng bằng kim tuyến, nằm trên hai cầu vai. “Lon” mầu trắng dành cho các Sĩ quan thuộc binh chủng Thiết Giáp, Quân Cụ và Thông Vận Binh. Cấp hiệu mầu vàng dành cho Bộ binh và các binh chủng khác.

Chỉ huy trưởng đầu tiên người Việt là Đại tá Phạm Văn Cảm, xuất thân Trường Thiếu Sinh quân. Trong Giai đoạn 1951-1954, các Sĩ quan tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy và có thể chọn ở lại Bộ binh hay chuyển sang các quân chủng Không quân, Lục quân hoặc binh chủng Nhảy Dù.
Nhằm tăng cường cho biện pháp động viên, ngày 12-4-1954, thủ tướng Bửu Lộc đã quyết định động viên tập thể mọi thanh niên sinh từ 1-1-1929 đến 31-12-1933. Hầu hết số người trong hạng tuổi này, khoảng 1,250 người đủ điều kiện học vấn, đã trình diện các Bộ Tư lệnh Quân khu để theo học khóa khóa 4 (Khóa Cương Quyết và Cương Quyết 2 gồm 1,250 Sinh viên Sĩ quan. 900 Sinh viên Sĩ quan, khai giảng vào ngày 25-3-1954 tại Trường Thủ Đức (Khóa Cương Quyết), số 350 sinh viên còn lại được chuyển lên Đà Lạt thụ huấn (Cương Quyết 2), nhưng đến ngày mãn khóa, 1-10-1954, người ta ghi nhận chỉ còn lại 160 thiếu úy và 99 chuẩn úy tốt nghiệp, gần 100 sinh viên khác không hội đủ điều kiện nên đã bị loại sau kỳ khảo hạch giai đoạn 1. Thủ khoa Cương Quyết 2 tại Đà Lạt là Thiếu úy Ngô Văn Lợi. Thời gian huấn luyện dành cho khóa 4 là 6 tháng nhưng khóa Cương Quyết tại Thủ Đức mãn khóa sau khóa Cương Quyết 2 tại Đà Lạt đúng một tuần.

Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức đã đào tạo hơn 4,000 Sĩ quan (từ khóa 1 đến khóa 5).
Sau khi hoàn tất việc huấn luyện khoá 5 Sĩ quan Trừ bị, Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức tạm ngưng đào tạo Sĩ quan Trừ bị trong một thời gian khoảng 2 năm do ảnh hưởng của Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 trong điều kiện giảm trừ quân bị.
Vào cuối năm 1955, các lớp huấn luyện chuyên môn như Quân Cụ, Quân Chánh, Thông vận binh, Thiết giáp binh, Pháo binh, Công binh, Truyền tin... lần lượt trở thành các Trường chuyên môn, phụ trách huấn luyện cán bộ các cấp, từ hàng binh sĩ cho đến sĩ quan, thuộc binh sở hay binh chủng. Nhưng các trường hay lớp huấn luyện chuyên môn này vẫn được đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Chỉ Huy Trường Sĩ quan Trừ bị. Do đó, vào đầu năm 1957 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được cải danh thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm các quân trường:

Trường Bộ Binh,
Trường Thiết Giáp,
Trường Pháo Binh,
Trường Công Binh,
Trường Truyền Tin,
Trường Quân Cụ,
Trường Thông Vận Binh,
Trường Quân Chính.
Riêng hai trường Pháo Binh và Công Binh tuy thống thuộc Liên trường nhưng trú đóng tại Bình Dương và Khoá 6 sĩ quan trừ bị được tiếp tục huấn luyện ngày 25-3-1957. Khoá 6 là khóa sĩ quan trừ bị đầu tiên kể từ ngày nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Nam, Bắc tại vĩ tuyến thứ 17 bởi Hiệp Dịnh Genève, do Pháp và Việt Minh cùng thỏa thuận ký kết vào ngày 21 tháng 7, năm 1954. Đại úy Nguyễn Viết Thanh, sau này là Thiếu tướng Tư Lệnh Quân Đoàn IV, được chỉ định làm giám đốc “Trường Sĩ quan Trừ bị” này. Tổng số Sinh viên Sĩ quan khóa 6 gồm khoảng 600 người kể cả 200 khóa sinh thuộc Bảo An đoàn. Đặc biệt khóa này được huấn luyện trong thời gian 11 tháng để các tân sĩ quan có đủ khả năng chỉ huy một đơn vị cao hơn cấp trung đội khi cần.
Cũng kể từ khóa 6 Sĩ quan Trừ bị, Sinh viên Sĩ quan sau khi tốt nghiệp được mang cấp bậc Chuẩn úy thay vì Thiếu úy như 5 khóa trước áp dụng quy chế của quân đội Pháp. Chuẩn úy Phạm Văn Vĩnh Thủ khoa khóa 6.


Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Đoàn Quân Đội: Tiệc Kỷ Niệm 73 Năm, Ngày Thành lập Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức!
Lúc 11 Giờ Sáng Chủ Nhật, Ngày 6 Tháng 19 Năm 2024
Tại: Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95112


Giai đoạn 1955-1963:
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được đổi tên thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức, ngoài Sĩ quan Bộ binh, trường còn đào tạo Sĩ quan Thiết vận, Quân chính, Quân cụ, Quân nhu, Quân y, Dược, Truyền tin, Công binh, Thông vận binh (xa binh). Thời gian huấn luyện: 38 tuần.
Từ 1955 đến 1961, Liên trường Võ khoa Thủ Đức cung cấp:
2/3 tổng số Sĩ quan Bộ Binh,
80% cán bộ (Sĩ quan và chuyên viên Quân Nhu),
89% cán bộ Quân Cụ,
95% cán bộ Thiết Giáp và Truyền Tin,
97% cán bộ Pháo Binh,
90% cán bộ Công Binh.
Kể từ Khóa 10 (tháng 6-1960), các khóa sinh có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp phải qua một kỳ thi tuyển để theo học vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị.
Tháng 10-1961, một số trường chuyên môn được tách ra. Liên Trường Võ khoa Thủ Đức chỉ còn ba Trường là Bộ Binh, Thiết Giáp, Vũ thuật và Thể Dục Quân Sự.

Đầu năm 1962, Bắt đầu từ Khóa 13 điều kiện theo học Trường Sĩ Quan Trừ Bị là phải có bằng tú tài 1 trở lên. Các khóa sinh Bảo An kể từ khóa này cũng phải qua kỳ thi tuyển.
Từ tháng 10 năm 1962, Liên Trường phụ trách huấn luyện những Sĩ Quan Lục Quân (Bộ Binh) về theo học lớp Đại Đội Trưởng Bộ Binh (theo chương trình học khi tốt nghiệp được văn bằng tốt nghiệp Đại Đội Trưởng hay Bộ Binh Cao Cấp)
Ngày 1 tháng 8, năm 1963 (giữa khóa 15) Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức đổi tên thành Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và chỉ đảm trách việc đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho toàn thể Lục Quân Việt Nam. Mỗi năm, Trường có ba khóa huấn luyện.

Sau cách mạng (đảo chánh) 1-11-1963, Bảo An cải danh thành Ðịa Phương Quân.
Ngày 1 tháng 7, năm 1964, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi lại danh xưng Trường Bộ Binh cho đến năm 1975.
Tháng 4, năm 1964, Trường được giao phó thêm việc huấn luyện lớp Tiểu Đoàn Trưởng Bộ Binh.
Từ năm 1951 đến 1967, mỗi năm chỉ có một khóa, đánh số từ 1 đến 27. Đến năm 1968, một năm có nhiều khóa, nên đánh số theo năm (1/68, 2/68...)

Giai đoạn 1964-1975:
Sau biến cố Tết Mậu Thân và sắc lệnh Tổng Động Viên ban hành ngày 19-6-1968, hàng năm Trường Bộ Binh Thủ Đức đào tạo 6 đến 8 khóa, do nhu cầu chiến trường. Chương trình huấn luyện chia thành hai giai đoạn: Trong giai đoạn 1, khóa sinh được gọi là Tân Khóa Sinh Dự bị Sĩ quan, thụ huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sau khi hoàn tất giai đoạn 1, các Tân Khóa Sinh/Dự bị Sĩ quan đủ tiêu chuẩn được chuyển sang Thủ Đức học tiếp giai đoạn 2. Về sau, các Tân Khóa Sinh được huấn luyện giai đoạn 1 ngay tại Thủ Đức.
Trong giai đoạn này, vì số lượng SVSQ quá lớn, thiếu trường sở và huấn luyện viên, nhiều khóa Sĩ quan Trừ bị đã được đào tạo tại Trường Hạ Sĩ quan Đồng Đế.

Các giai đoạn học của Sinh viên Sĩ quan:
Chương trình huấn luyện đào tạo sĩ quan chỉ huy Trung đội gồm có 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (18 tuần):
Bộ binh căn bản. Tác chiến cá nhân.
Cơ bản thao diễn, tác xạ, vũ khí cá nhân (Colt 45, Garand M1, tiểu liên Thompson, trung liên Bar, Carbine M1, M2, AR15, M16). Thủ lịnh các đội hình hàng dọc, hàng ngang, quả trám. Học cách chỉ huy tiểu đội.
Giai đoạn 2 (28 tuần):
Tập chỉ huy trung đội. Chiến thuật trung đội. Vũ khí cộng đồng. Chiến thuật đánh đêm, đánh ngày, bố trí hỏa lực, các đội hình di chuyển khi hành quân, khi phòng thủ, dừng quân, hành quân đổ trực thăng, tùng thiết Thiết giáp, vượt sông, phục kích, tao ngộ chiến, xa luân chiến...

Học Chiến tranh chính trị, Quân pháp, Lãnh đạo chỉ huy, giải tán biểu tình, bắt tù binh... Rèn luyện can đảm bằng bò hỏa lực bắn đạn thật, đi dây tử thần, tuột núi, vượt sông.
Vũ khí cộng đồng như: đại liên, súng cối 60ly, 81ly, súng phóng hỏa tiễn M72, M79...
Tuần lễ hành quân thực tập để ôn lại tất cả những môn học, được tổ chức bên ngoài các bãi tập.
Trong năm 1969-1970, mấy chục Sinh viên Sĩ quan đã chết trên những bãi tập do mìn thật của Cộng quân gài trên đường thực tập.
Quân sự là phương tiện của chính trị, Sinh viên Sĩ quan cũng được học về những điều sai lầm của Chủ nghĩa Cộng Sản.

Bắt đầu khoá 26, áp dụng phương pháp huấn luyện theo Bộ Binh Hoa Kỳ. Chương trình học vẫn nội dung cũ, chỉ khác biệt ở phần huấn luyện thể chất. Cụ thể là di chuyển bằng cách chạy. Vất vả nhiều cho Sinh viên Sĩ quan hơn. Theo kiểu Hoa Kỳ không nổi, vì thể chất của người Việt Nam nhỏ con hơn người Mỹ, do đó, có sự điều chỉnh cho hợp với thể trạng của người Việt Nam. Một sĩ quan cán bộ tốt nghiệp Fort Benning, anh Nguyễn Thượng Hà, sau một thời gian chạy theo đại đội, bị ngã gục vì kiệt sức. Giải ngũ.
Một số sĩ quan được gởi sang Mỹ học khoá Bộ Binh ở trường Fort Benning, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ, kéo dài 24 tuần lễ đã đào tạo hàng trăm sĩ quan làm cán bộ của Liên Đoàn Sinh viên Sĩ quan Trường Bộ Binh.

Tháng 4-1974 Trường Bộ binh Thủ Đức chuyển sang căn cứ huấn luyện mới tại Long Thành (doanh trại cũ của Quân Đội Thái Lan cũ).
Đến đầu tháng 4, năm 1975, Trường Bộ Binh lại dọn về Thủ Đức. Khóa cuối cùng là khoá 3/75.
Ngày 27-4-1975 trường lại được lệnh di tản chiến thuật về Tăng Nhơn Phú-Thủ Đức để nghênh cản địch quân dưới quyền điều động của Đại tá Liên đoàn trưởng Lộ Công Danh. Một trong những nhân chứng có mặt tại đồi Tăng Nhơn Phú vào giờ chót của ngày cuối cùng, ông Minh Tân Lê Quảng Trị, đã tường thuật đại để như sau: Vào lúc 8 giờ 15’ sáng 30-4-1975, từ xa lộ Biên Hòa, 4 chiến xa T-54 của CS Bắc Việt lồng lộn tiến nhanh về phía quân trường Thủ Đức, nhưng ba trong bốn chiến xa nói trên đã bị bắn cháy ngay tại bờ rào kẽm gai bởi pháo binh 105ly bố phòng trực xạ.

Chiếc chiến xa T-54 còn lại vượt thoát chạy thẳng vào trung tâm trường Thủ Đức, dùng đại liên 50 trên pháo tháp bắn sối xả vào lực lượng phòng thủ khiến Trung tá Ông Văn Tuyên, Trung sĩ I Nhân và 5 Sinh viên Sĩ quan tử thương, Thiếu tá Vương Bá Thuần và 9 người khác bị thương. Sau đó chiếc chiến xa này chạy thẳng ra cổng số 1, tìm đường tẩu thoát nhưng đã bị các tổ Sinh viên Sĩ quan sử dụng súng phóng hỏa tiễn M72 bắn đứt xích. Khi chiến xa lết ra tới Niệm Phật đường Quảng Đức, chợ Nhỏ, chúng quay pháo tháp vào Trường, tiếp tục bắn phá.

Trước tình trạng nan giải này, hai tân khóa sinh, mỗi người tình nguyện mang 4 trái lựu đạn lân tinh, bò ra ngoài để tiêu diệt chiến xa địch. Trong lúc chiếc T-54 đang nhả đạn vào Trường, hai khóa sinh nói trên đã leo lên chiến xa, thả lựu đạn lân tinh vào trong pháo tháp khiến chiến xa địch phát hỏa, đạn trong pháo tháp phát nổ tung.
Chiến tích dũng cảm của hai tân khóa sinh không những đã làm mọi người phải ngưỡng phục mà còn nói lên cái khả năng chiến đấu siêu việt cũng như ý chí bất khuất và quyết thắng của Sinh viên Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức.
Vào lúc 10 giờ 20 sáng ngày 30-4-1975, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống vài ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, đã ra lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng. Tất cả cán bộ cũng như sinh viên, khóa sinh, không ai bảo ai, đã lần lượt giã từ vũ khí, về với gia đình.


Phù Hiệu Trường Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức:
Năm 1962, Phù hiệu của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm ngọn lửa hồng bao quanh thanh kiếm bạc trong nền xanh, được ghi thêm phương châm “Cư An Tư Nguy” trên phù hiệu, có nghĩa là muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy, suy rộng ra “Muốn Hòa Bình phải chuẩn bị Chiến Tranh” do sáng kiến của Đại tá Phan Đình Thứ, tự Lam Sơn, đương kim Chỉ Huy Trưởng Trường.
Nền xanh da trời: biểu hiện sự thanh khiết từ tư tưởng đến hành động, và ý chí cao cả của thanh niên đối với quê hương.
Ngọn Lửa Hồng: biểu hiện lòng dũng cảm, chí cương quyết, đức hy sinh.
Thanh Kiếm: biểu hiện cho Cấp Chỉ Huy.

Bốn chữ “Cư an tư nguy” sống yên (không quên) lo nguy, được ghi thêm vào theo đề nghị của Đại tá Lam Sơn trong thời gian ông làm Chỉ Huy Trưởng (1962). Câu này trích từ Hệ Từ Hạ của Khổng Tử:
Nguy giả an kỳ vĩ giả dã
Vong giả bảo kỳ tồn giả dã
Loạn giả hữu kỳ trị giả dã
Thị cố quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong
Tri nhi bất vong loạn
Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia

Nghĩa là:
Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi phận mình
Bị mất là bởi chỉ tới cái hiện có
Bị loạn bởi tin cậy cái trị có sẵn,
Bởi thế, người quân tử lúc sống yên không quên cái nguy, còn không quên lúc mất. Khi thịnh trị không quyên cảnh loạn suy, như vậy mới yên thân mà giữ được nước nhà.
Câu từ dài ấy được rút lại còn 8 chữ: “Cư an lự nguy, xử trị tư loạn” và gọn hơn nữa, 4 chữ: “CƯ AN TƯ NGUY”
Dây Biểu Chương Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức:
Trường Bộ Binh được tuyên dương công trạng hai lần trước quân đội. Được mang dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh.


"Cất tiếng lên nào!" Nhớ Đừng Quên Tham Dự! Giới Thiệu Sinh Hoạt Hội Đoàn Quân Đội: Tiệc Kỷ Niệm 73 Năm, Ngày Thành lập Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức!
Lúc 11 Giờ Sáng Chủ Nhật, Ngày 6 Tháng 10 Năm 2024
Tại: Nhà hàng Dynasty, 1001 Story Rd, San Jose, Ca 95112



Người Việt Đó Đây:
400 NGƯỜI BỒI HỒI DỰ ĐÊM TƯỞNG NHỚ THUYỀN NHÂN VÀ XEM PHIM HÀNH TRÌNH 50 NĂM THUYỀN NHÂN
(Dương Ngọc Lãng)


-Tối Thứ Sáu 27-9-2024 tại Hội trường Lavender đường Beach thành phố Westminster, California; hơn 400 đồng hương đã đến dự đêm tưởng nhớ thuyền nhân và xem cuốn phim Thuyền Nhân-Hành Trình 50 Năm.
Đêm này do văn phòng Dân biểu California Tạ Đức Trí tổ chức nhằm giới thiệu Nghị quyết HR121 mà ông đệ trình để công nhận Tháng 9 là Tháng Thuyền Nhân Việt Nam và được Hạ Viện California biểu quyết chấp thuận. Kế tiếp là vinh danh Ông bà Thái Tú Hạp – Ái Cầm, chủ báo Saigon Times; đã dựng tượng đài thuyền nhân tại nghĩa trang Peel Family; vinh danh Nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã viết nhiều ca khúc vượt biển và tổ chức nhiều đêm nhạc chủ đề thuyền nhân, vinh danh đạo diễn Thanh Tâm của cuốn phim Hành Trình 50 Năm Thuyền Nhân; Luật sư Nguyễn Quốc Lân trợ giúp pháp lý cho đồng hương thuyền nhân nhiều năm trước, nhạc sĩ Cao Minh Hưng và Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.

Phần ca nhạc với Phong Dinh hát liên khúc Xác Em Nay Ở Phương Nào và Vượt Biển Tình Người, Trần Chí Phúc với liên khúc Cám Ơn Tấm Lòng Thế Giới và Thuyền Nhân Hành Khúc, 4 ca khúc vượt biển của Trần Chí Phúc với tiếng đàn Tây Ban Cầm tác giả.
Kế tiếp là phần giới thiệu đạo diễn Thanh Tâm và trình chiếu cuốn phim Thuyền Nhân-Hành Trình 50 Năm, dài khoảng 1 tiếng đồng hồ 45 phút.
Đây là cuốn phim tài liệu về thuyền nhân Việt Nam khá đầy đủ và thực hiện công phu, ghi lại những sự kiện lịch sử, quay những cảnh trại tị nạn Đông Nam Á, phỏng vấn nhiều thuyền nhân đã được định cư tại Canada, nghe câu chuyện vượt biển hiểm nguy năm xưa.

Xúc động nhất là một vài nữ thuyền nhân đã can đảm kể lại chuyện họ bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp. Theo lời của đạo diễn Thanh Tâm, đây là một công việc khó khăn nhất- làm sao thuyết phục và tạo cảm xúc để nạn nhân nói ra điều bất hạnh thảm khốc đã xảy ra trong cuộc đời họ. Mở ra vết thương lòng tuy đau đớn nhưng rồi sau đó bớt đi sự đau khổ dằn vặt trong hồn.
Đạo diễn Thanh Tâm học điện ảnh tại trường Toronto Film School. Cuốn phim đầu tay là Bóng Quá Khứ đã được trình chiếu năm 2023. Từ cuốn phim này mà đài truyền hình ở Canada đã mời cô đạo diễn cho cuốn phim Hành Trình 50 Năm Thuyền Nhân.

Ls Nguyễn Quốc Lân, DB Tạ Đức Trí, Ns Cao Minh Hưng, Đạo diễn Thanh Tâm, Dân biểu Hoa Kỳ Michell Steel, Chủ nhiệm Ái Cầm, Ns Trần Chí Phúc
Trong mấy tháng qua, đạo diễn Thanh Tâm đã chiếu cuốn phim này ở các thành phố Canada có đông người Việt cư ngụ như Toronto, Montreal, Calgary, Vancouver… Kế tiếp là đi Úc châu, Âu châu, rồi sang Hoa Kỳ chiếu phim tại San Jose, Houston, Dallas, Oklohama, New Mexico…
Riêng tại Quận Cam, thủ phủ của người Việt Nam Tị Nạn Hải Ngoại, thì đêm chiếu phim Hành Trình 50 Năm Thuyền Nhân vào Thứ Sáu 27-9-2024, cho đạo diễn Thanh Tâm nỗi vui đặc biệt.
Khán giả xem phim mà lòng đầy cảm xúc, bồi hồi chuyện vượt biển của thuyền nhân Việt Nam.

Chiếu phim xong thì đạo diễn Thanh Tâm trả lời một số câu hỏi của người xem. Sắp tới cuốn phim Hành Trình 50 Năm Thuyền Nhân sẽ được đưa lên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi. Một số nhà hoạt động cộng đồng về giáo dục xin được dùng cuốn phim này để giới thiệu cho học sinh gốc Việt về đề tài thuyền nhân.
Đạo diễn Thanh Tâm đang thực hiện cuốn phim mang tên Từ Tro Tàn Chiến Tranh ( From The Ashes Of War ) nói về lịch sử Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn phim với chi phí dự trù 500 ngàn mỹ kim, thực hiện trong vòng 18 tháng và sẽ ra mắt vào cuối năm 2025, tưởng niệm 50 năm Miền Nam Tự Do lọt vào tay Cộng Sản.
Theo đạo diễn Thanh Tâm thì việc ghi lại những sự kiện lịch sử của dân tộc trong giai đoạn đau thương này từ những nhân chứng sống đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thế hệ mai sau cần phải thấu hiểu đoạn trường của những quân nhân bị phản bội, những gia đình ly tán, những người dân mất nước khốn cùng.


Linh mục Nguyễn Hữu Lễ ra mắt Bút ký "I Must Live!"
(Tạ Dzu)


(Quang cảnh hội trường)
-“Trước khi làm linh mục, tôi là người Việt Nam”. Đó là lời phát biểu của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ trong buổi ra mắt Bút ký Tôi Phải Sống bằng tiếng Anh (I Must Live do Austin Macauley Publishers xuất bản) tại Little Sài Gòn, quận Cam, Hoa Kỳ chiều 29 tháng 9, 2024.
Trong buổi trưa nắng chan hòa đầu thu còn sót lại của mùa hè, khoảng 300 người đã tề tựu tham dự buổi ra mắt sách của linh mục. Ngài cho biết hôm nay không phải là buổi hội luận chính trị, nhưng là ngày tâm tình, ký tặng sách I Must Live cho đồng hương, nhất là cho giới trẻ.

Ông Trần Quốc Bảo tuyên bố lý do
Mở đầu chương trình, ông Trần Quốc Bảo phát biểu: “Tôi xin thay mặt Ban Tổ Chức trân trọng cảm tạ toàn thể quý thân hữu, quý đồng hương, đã đến dự buổi họp mặt hôm nay thật đông đảo, thật đúng giờ!
Vâng, thưa quý vị, đây không phải là một buổi Hội Thảo Chính Trị, cho nên, như quý vị thấy, đã không có phần giới thiệu quan khách, thân hào nhân sĩ thông thường.
Đây là buổi họp mặt để cùng tâm tình, hàn huyên với một vị khách đến từ phương xa, rất xa, từ Nam Bán Cầu.

Nhưng nói là một vị khách thì e rằng không đúng, vì dù ở thật xa, những đã rất quen thuộc gần gũi với hầu hết chúng ta!
Và vị khách này, dù đã dâng hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa từ lúc còn son trẻ, nhưng đã khẳng định lập trường bằng câu nói bất hủ “Trước khi làm Linh Mục, tôi là một người Việt Nam”.
Và để thể hiện căn bản cốt lõi “tôi là một người Việt Nam” vị khách này đã dồn hết tâm huyết để hoàn thành quyển sách kể lại cuộc đời mình mà nay đã trở thành tác phẩm tạo kỷ lục với hơn 70 nghìn cuốn được ấn hành, một kỷ lục không chỉ ở hải ngoại, mà ngay cả trong nước! Đó là bút ký “Tôi Phải Sống” ra đời năm 2003.
Nhưng vị khách này không phải chỉ nói và viết, mà còn thể hiện lập trường “Tôi là một người Việt Nam” bằng những hành động cụ thể.

Đó là phát động “Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn” năm 2005 với cuốn phim tài liệu “Sự Thật về Hồ Chí Minh” ra đời tháng 7 năm 2009, quảng bá hơn 30 nghìn bản DVD (thời đó chưa có YouTube), và không lâu sau đó đã phổ biến ấn bản tiếng Anh “Ho Chi Minh – The Man and The Myth” gây tiếng vang lớn không chỉ trong và ngoài Việt Nam mà cả trong giới nghiên cứu ngoại quốc.
Và tích cực và trực tiếp hơn nữa, đầu năm 2010, vị khách này cũng đã tham gia hình thành một liên minh chính trị với tên Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, gồm 3 đoàn thể là Phong Trào Sài Gòn, Tập Hợp Đồng Tâm, và Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, cùng một số quý vị Nhân Sĩ đã có quá trình đấu tranh lâu dài và bền bỉ từ ngay sau ngày 30/4/1975!


(Linh mục ký tặng sách)
Hơn một năm sau, Lực Lượng Cứu Quốc đã thành lập đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi, phát thanh về Việt Nam liên tục hơn 14 năm qua.”
Linh mục cho biết trong dịp phát hành bút ký lần 2 năm 2003 [lần 3 năm 2013], “… Một niềm vui rất lớn của tôi là khi Bút ký Tôi Phải Sống vừa chào đời đã được sự đón tiếp nồng nhiệt của rất nhiều người thuộc nhiều giới khác nhau. Nhận thấy số lượng sách được in theo sự ước tính dè dặt lúc đầu [hơn ba ngàn cuốn] không thể đáp ứng được nhu cầu số đồng hương tìm đọc sách càng lúc càng gia tăng nên chúng tôi phải nghĩ tới việc in lần thứ hai này với số lượng lớn hơn”.

Ngài kể rằng để tìm hiểu thêm, năm 2011 linh mục ghé vào một tiệm sách ở Nam Cali tìm cuốn Tôi Phải Sống. Cô bán hàng cho biết sách đã hết từ lâu nhưng thỉnh thoảng vẫn có người hỏi vì hiệu sách này mấy năm trước có bán. Trong năm 2003 sau khi sách ra đời, đã có nhiều bài phê bình, thư góp ý, chỉ ra những chỗ sai sót, các lỗi chính tả… Linh mục chân thành cám ơn tất cả những góp ý đó và trong lần in thứ ba này, dù đã cố gắng hiệu đính, gọt dũa tối đa nhưng chắc không thể nào tránh hết mọi sơ sót, ông viết, nhất là “các dấu hỏi ngã luôn là một thứ ‘tội tổ tông’ đối với người miền Nam như tôi” trong bút ký.

Giáo sư Trần Thị Thức – phu nhân Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người bị giam cầm 20 năm trong lao tù cộng sản – tham dự buổi ra mắt sách cho biết, “Tôi và linh mục Lễ sinh cùng ngày cùng tháng nên hai người thường đùa với nhau là anh em sinh đôi”.
“Linh mục Nguyễn Hữu Lễ trước kia là chánh xứ họ đạo La Mã, Bến Tre, bị Cộng Sản bắt năm 1976 vì tội chống chế độ và bị đi tù suốt 13 năm, trong đó 11 năm tại các trại tù miền Bắc, trong đó có trại trừng giới Quyết Tiến nằm sát biên giới Trung Quốc, thường được gọi là trại Cổng Trời! Ông xuất bản cuốn bút ký “Tôi Phải Sống” kể lại kinh nghiệm 13 năm trong lao tù CSVN và từ đó rút ra một bài học cho con đường dân tộc phải đi trong tương lai. Cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất (“best seller”) của cộng đồng người Việt hải ngoại” (Việt Nam Thời Báo).

Linh mục cho biết số tiền nhận được từ các buổi ra mắt bút ký, một phần ngài sẽ gửi về cho các em bị tật bẩm sinh, một phần ngài dành cho Đài Đáp Lời Sông Núi.
Linh mục từng tuyên bố, “Con người rồi sẽ chết, nhưng đấu tranh cho tự do, nhân quyền của người Việt Nam sẽ phải còn tiếp tục. Trong mấy năm qua, tôi đã nhờ nhiều người, tìm cách chuyển ngữ cuốn sách “Tôi Phải Sống” qua tiếng Anh để phổ biến, tố cáo tội ác vô cùng dã man của bọn cộng sản. Bọn chúng đã biến những người tù thành những con vật; đối xử tàn bạo, độc ác vô chừng. Tôi muốn thế giới phải nhìn thấy điều này.”

Đó là lý do cho sự ra đời của Bút ký.
Cuối buổi ra mắt, cả hội trường đã xếp hàng kiên nhẫn chờ ông ký tặng sách.
Được biết Linh mục Nguyễn Hữu Lễ từng phục vụ tại Giáo phận Auckland, New Zealand trong chức vụ Tuyên Úy Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam và đã nghỉ hưu năm 2020.


Nghèo mà sang: Doanh thu iPhone 16 ngày đầu bán tại Việt Nam vượt ngàn tỷ!


(Apple ra mắt iPhone 16 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 20/9/2024.)
-Ngày 27/9, các đại lý ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam đã đồng loạt mở bán dòng sản phẩm iPhone 16 Series. Chỉ sau ngày đầu mở bán, doanh thu iPhone 16 chính hãng đã vượt con số nghìn tỷ, chứng tỏ sức hấp dẫn của dòng sản phẩm iPhone đối với người tiêu dùng Việt.
Dù nhận nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí không ít lời chê về các nâng cấp nhưng IPhone 16 vẫn tạo ra cơn sốt trong ngày đầu mở bán tại Việt Nam.

Rất nhiều người đã có mặt từ sớm tại các cửa hàng phân phối chính hãng để mong được sở hữu IPhone 16, cho thấy sức hút của dòng sản phẩm này đối với người Việt.
Trong các sản phẩm, phiên bản Iphone 16 Pro Max được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là màu titan sa mạc đã sớm cháy hàng.
Cơn sốt Iphone 16 đã giúp các hệ thống bán lẻ tại thị trường Việt Nam đạt doanh thu vượt nghìn tỷ chỉ riêng trong ngày đầu tiên mở bán.
Dựa theo số lượng máy kích hoạt (active), đại diện một đơn vị nhập khẩu ước tính có ít nhất 37.000 chiếc iPhone 16 đã được giao chỉ trong ngày đầu mở bán. Trong đó, đa số là iPhone 16 Pro Max và iPhone 16 Pro. Tổng doanh thu trên 1,1 nghìn tỷ đồng.
Thống kê từ hệ thống Cellphones, số đơn đặt trước iPhone 16 Series đã vượt 10.000, tăng gần 70% so với thế hệ iPhone 15. Riêng trong ngày đầu mở bán, hơn 2.500 máy được giao tới khách hàng đã đặt trước đợt đầu.
Đại diện hệ thống Viettel Store cho biết có 50.000 khách hàng đặt trước, trong đó 35.000 người đã đặt cọc. Trong ngày đầu tiên, 16.000 máy đã được giao cho các khách hàng đặt trước.
Còn theo Đại diện FPT Shop, ngay trong ngày đầu tiên mở bán đã giao 10.000 máy cho khách, doanh thu 300 tỷ đồng. FPT Shop dự kiến sẽ trả 20.000 máy đến khách hàng ngay trong tháng 9.

Top Zone (Thế Giới Di Động) đã kích hoạt 3.000 máy ngay trong đêm mở bán và dự kiến trong tháng 9 giao 30.000 máy. Con số này được đánh giá là tốt nhất thị trường.
Năm nay, tất cả hệ thống lớn đều mở bán iPhone 16 từ nửa đêm. Cửa hàng sẽ gọi điện thông báo cho những người đã đặt trước và khách hàng có thể nhận máy ngay từ 0h ngày 27/9 nếu có nhu cầu. Tổng cộng đã có 10.000 chiếc điện thoại iPhone 16 được giao tới tay người tiêu dùng ngay trong đêm.
Đại diện một đơn vị phân phối cho biết, lượng hàng iPhone 16 được phân bổ cho thị trường Việt Nam đợt đầu tiên khoảng 55.000 – 60.000 máy, gần tương tự năm ngoái. Tính tới cuối tháng 10, tổng lượng máy có thể đạt 120.000 chiếc.
Trong đợt đầu tiên này, iPhone 16 Pro và Pro Max được ưa chuộng hơn cả, với số lượng đơn đặt hàng nhiều nhất. Đặc biệt phiên bản titan sa mạc đã sớm cháy hàng. Theo các nhà phân phối, hiện tại để mua được phiên bản này, người dùng có thể phải chi thêm 3 – 4 triệu đồng/chiếc.
Qua con số đặt hàng của khách, các hệ thống chung nhận định thị hiếu người Việt với iPhone không thay đổi, các model đắt tiền hơn luôn được ưa chuộng hơn.
Tại Việt Nam, iPhone 16 bản tiêu chuẩn có giá khởi điểm 23 triệu cho dung lượng 128GB, iPhone 16 Plus giá khởi điểm 26 triệu đồng cho dung lượng 128GB, iPhone 16 Pro 16 có giá khởi điểm là 29 triệu cho dung lượng 128GB, iPhone Pro Max từ 35 triệu cho bộ nhớ 256GB, cao nhất 47 triệu đồng cho bản 1TB.


Việt Nam từ chối 49 khuyến nghị ‘mấu chốt’ về nhân quyền; giới tranh đấu thất vọng não nề!


(Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt phát biểu tại khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 27/9/2024.)
-Giới tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam bày tỏ sự thất vọng sau khi chính quyền nước này chỉ tiếp nhận 271 trong số 320 khuyến nghị đã được đưa ra vào kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV.
“Sau khi xem xét kỹ lưỡng, tôi vui mừng thông báo rằng Việt Nam chấp nhận 271 khuyến nghị - trong đó có 253 khuyến nghị chấp nhận đầy đủ và 18 khuyến nghị chấp nhận một phần, tương đương 84,7%, cao nhất trong bốn chu kỳ UPR qua”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt phát biểu tại khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 27/9.
Ông Việt nhắc lại rằng hồi kỳ họp vào tháng 5/2024, Việt Nam đã nhận được 320 khuyến nghị từ 133 quốc gia thành viên, nhấn mạnh rằng “chúng tôi đã xem xét tất cả các khuyến nghị này thông qua một quy trình tham vấn nghiêm ngặt”.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức nhân quyền phi chính phủ tham dự phiên họp hôm 27/9 bày tỏ sự bất mãn khi Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam.


Bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch của VCHR, phát biểu tại phiên họp ngày 27/9/2024.
“Trong 49 khuyến nghị mà họ từ chối, có những vấn đề mấu chốt, những vấn đề rất quan trọng. Nếu tiếp tục bác bỏ các khuyến nghị này, Việt Nam sẽ không bao giờ có nhân quyền. Và những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền sẽ luôn luôn sống trong bầu không khí sợ hãi vì họ có thể bị bắt bất cứ khi nào”, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, Chủ tịch của VCHR, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Paris, Pháp, nêu nhận định với VOA.

Bà Ỷ Lan là một trong những người có mặt và phát biểu phản đối quyết định của chính quyền Việt Nam tại phiên họp hôm 27/9 ở Geneva, Thụy Sĩ, trước sự hiện diện của phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Việt dẫn đầu.
“Các khuyến nghị kêu gọi sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều luật, bao gồm Điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự, thường được sử dụng để trừng phạt các cá nhân vì thực hiện quyền con người của họ, đã không được chấp nhận”, bà Faulkner phát biểu hôm 27/9 trong phiên họp được trang UN Web TV tường thuật trực tiếp.
“Các điều luật về an ninh quốc gia này là những điều luật rất mơ hồ. Việt Nam muốn sử dụng các điều luật này để bắt bớ bất cứ ai đang chỉ trích chính quyền”, bà Ỷ Lan nhận xét với VOA.


Ông Nicola Paccamiccio, điều phối viên vận động tại LHQ của HRW, phát biểu.
“Chúng tôi vô cùng thất vọng vì trong số 49 khuyến nghị không được Việt Nam chấp nhận, nhiều khuyến nghị trong số đó liên quan trực tiếp đến những người bảo vệ nhân quyền, trong đó có một số lời kêu gọi trả tự do cho những người bảo vệ nhân quyền bị cầm tù vì thực thi các quyền cơ bản của họ”, ông Nicola Paccamiccio, điều phối viên của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát biểu.
Vị đại diện HRW nói thêm rằng Việt Nam thậm chí còn bác bỏ khuyến nghị về việc chấm dứt ngay lập tức mọi hành động trả thù đối với những người hợp tác với LHQ về các vấn đề nhân quyền, dù sự trả thù như vậy đã được Cao ủy Nhân quyền LHQ xác định là có xảy ra.

Các khuyến nghị khác mà giới quan sát và giới hoạt động xem là quan trọng và cốt lõi về nhân quyền, nhưng đã bị Hà Nội khước từ bao gồm khuyến nghị về việc bãi bỏ án tử hình, sửa đổi Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; chấm dứt việc trả thù nhằm vào người tranh đấu khi họ báo cáo các vi phạm cho LHQ; hay khuyến nghị về việc thiết lập một viện nhân quyền độc lập tại Việt Nam.
“Những khuyến nghị bị Việt Nam bác khước liên quan đến các quyền vô cùng quan trọng về quyền dân sự và chính trị của người dân Việt Nam”, ông Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban điều hành Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở ở bang California, Mỹ, đưa ra ý kiến với VOA.
“Chúng tôi không thể chấp nhận các đề xuất hoặc một phần đề xuất chúng tôi tin rằng không khả thi trong khung thời gian thực tế”, Thứ trưởng Việt đưa lý do.
“Có những khuyến nghị sửa đổi luật hiện hành hoặc tham gia các công cụ nhân quyền quốc tế bổ sung, nhưng chúng không phù hợp với các kế hoạch và quy trình xây dựng luật của chúng tôi”, nhà ngoại giao Việt Nam biện hộ, và nói tiếp: “Điển hình là kiến nghị sửa đổi Luật tôn giáo, tín ngưỡng được thông qua năm 2016 và có hiệu lực từ năm 2018. Trên thực tế, một luật cụ thể chỉ được xem xét sau ít nhất 10 năm thi hành”.
“Có một số ít khuyến nghị hoặc yếu tố mà chúng tôi cho rằng đã xuyên tạc tình hình ở Việt Nam”, vẫn lời ông Việt. “Ví dụ, những khuyến nghị như ‘Trả tự do cho những cá nhân bị giam giữ vì thực thi quyền con người của họ’ là dựa trên những thông tin không chính xác”.

Ngoài ra, trưởng phái đoàn Việt Nam, còn lặp lại rằng “không ai bị giam giữ hoặc trừng phạt khi thực hiện các quyền hợp pháp của mình. Một người chỉ có thể bị giam giữ vì tội hình sự và chỉ sau khi bị tòa án tuyên bố có tội”.
Trong bài phát biểu bế mạc, ông Việt lặp lại nội dung tương tự, và nói thêm rằng thành tích thoát nghèo của nước này là một trong những thành tựu nhân quyền quan trọng của quốc gia cộng sản.
Tại kỳ UPR chu kỳ III năm 2019, chính quyền Việt Nam chấp nhận 241 khuyến nghị trong số 291 khuyến nghị. Nước này tự đánh giá họ đã “hoàn thành thực hiện có kết quả” 209 khuyến nghị; thực hiện một phần là 30 khuyến nghị.
Giới tranh đấu cho rằng với tình hình thực tế vi phạm nhân quyền “nghiêm trọng” tại Việt Nam, và dù Hà Nội là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, sẽ không có một viễn cảnh tốt đẹp cho đất nước này về các quyền căn bản của người dân.
“Qua phản ứng của chính quyền Việt Nam về các khuyến nghị này, tôi thấy họ hoàn toàn thiếu thiện chí”, ông Nguyễn Bá Tùng bình luận.


Tin Việt Nam Hôm Nay:
10 Ngư Dân Việt Nam Bị Tấn Công Gây Thương Tích ở Quần Đảo Hoàng Sa


(Hình AFP, minh họa: Một tàu đánh cá Việt Nam đang hành nghề ngoài khơi.)
-Ba ngư dân bị gãy tay và chân cùng với bảy ngư dân khác cũng bị tấn công gây thương tích khi đang đánh cá ở quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc đang chiếm giữ từ năm 1974.
Mạng báo Tiền Phong cho biết, Đồn Biên phòng Bình Hải (BĐBP Quảng Ngãi) nhận được thông tin từ Đài canh cộng đồng xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) về việc tàu đánh cá QNg 95739 TS khi hành nghề tại khu vực quần đảo Hoàng Sa bị ngăn cản, tấn công.
Tuy nhiên, tờ báo này không cho biết các đối tượng tấn công là ai, đến từ nước nào.
Sự việc diễn ra ngay sau chuyến làm việc tại Mỹ của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó có các tuyên bố nồng ấm với Mỹ.
BĐBP Quảng Ngãi cho biết sẽ tiếp tục xác minh và làm rõ sự việc nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của ngư dân Quảng Ngãi khi hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Nghệ An: Di Dời Khẩn 4 Gia Đình Dân ở Xã Nậm Giải Do Núi Nứt Cả Trăm Mét


(Hình VTCNews: Nhiều gia đình dân ở chân núi Pù Mèo được di tản để bảo đảm an toàn.)
-Bốn gia đình dân với 16 nhân khẩu sống dưới chân núi Pù Mèo, xã Nậm Giải tỉnh Nghệ An đã được di dời khẩn cấp đến nơi ở khác sau khi chính quyền phát giác vết nứt lớn kéo dài trên núi Pù Mèo.
Ông Lô Minh Tường - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Nậm Giải, xác nhận tin trên với truyền thông trong ngày 29/9/2024. Ông Tường cũng cho biết, qua kiểm tra cho thấy, vết nứt trên núi Pù Mèo kéo dài khoảng 100m. Có điểm miệng vết nứt rộng khoảng 40cm, sâu gần 10m.

Vẫn theo ông Tường, hiện tại thời tiết trên địa bàn xã có mưa lớn, vết nứt có dấu hiệu lan rộng và sâu hơn. Do đó, xã đã báo cáo với huyện và đề xuất hai phương án giải quyết. Một là cho tháo dỡ toàn bộ nhà của 4 gia đình dân đưa đến nơi an toàn. Hai là thuê máy múc để giật cấp, múc đất núi bị sạt lở để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, các phương án sẽ phải chờ đến khi tạnh mưa mới có thể thực hiện.
Bản Pục (xã Nậm Giải) có 90 gia đình dân với 360 nhân khẩu.
Trước đó, hôm 23/9, tỉnh Thanh Hóa đã công bố tình huống khẩn cấp sạt trượt đồi Lung Đạc tại thôn Khung, xã Thiết Kế, huyện Bá Thước. Do mưa lớn kéo dài, trên đồi hình thành cung trượt có chiều rộng khoảng 120,5m và chiều sâu khoảng 114m. Trong phạm vi cung trượt có nhiều vết nứt, lún, gây nguy hiểm đến nhà cửa và tính mạng của 7 gia đình dân trong phạm vi cung trượt và vùng lân cận.


Có Ít Nhất 3 Người Chết và Mất Tích Do Sạt Lở Đất ở Hà Giang


(Hình VNN/CA Hà Giang: Hiện trường vụ sạt lở.)
-Ba ngôi nhà bị đổ sập khiến ít nhất 1 người chết, 2 người mất tích, 10 người bị thương, khi đất đá từ ta tuy dương Cây số 51 quốc lộ 2 bất ngờ đổ sập xuống khu dân cư và đoạn đường qua xã Việt Linh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Sạt lở đất cũng đã vùi lấp gây hư hỏng 5 xe (gồm một xe khách, một xe vận tải và 3 xe con), khiến giao thông ách tắc. Ông Nguyễn Đình Quang - Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Việt Vinh - xác nhận với truyền thông nhà nước vụ sạt lở xảy ra trên Cây số 51 quốc lộ 2 vào sáng 29/9/2024.
Theo ông Quang, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để tìm kiếm nạn nhân trong vụ sạt lở. Đến chiều 29/9, một người dân được tìm thấy chết là bà Tạ Thị Hạnh (53 tuổi, trú tại thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh).

Hiện Công an vẫn đang tiếp tục tìm kiếm hai người mất tích, đồng thời di chuyển đồ đạc của các gia đình dân ở nơi sạt lở về vùng an toàn.
Cơ quan chức năng cho biết hiện chưa rõ số người bị vùi lấp là bao nhiêu, nhưng có khả năng sẽ tăng lên vì tại thời điểm xảy ra sạt lở, có nhiều xe cộ, người dân đang di chuyển trên đường.
Sáng cùng ngày, tại thôn Thượng Mỹ của xã Việt Linh, theo ông Quang xác nhận, cũng đã xảy ra trận lũ quét cuốn trôi 4 căn nhà, một người mất tích.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc sáng 29/9, khu vực tỉnh Hà Giang đã có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Trong sáu giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình và Vị Xuyên.


Công Nhân Khốn Đốn Vì Bị Nợ Lương Kéo Dài


(Hình LĐ/Đ.Tr: Công nhân Công ty Hoàng Sinh bị nợ lương kéo dài.)
-Hàng trăm công nhân làm việc ở Công ty Cổ phần Xuất-nhập cảng Hoàng Sinh ở Bình Dương vẫn chưa nhận được lương các tháng 7, 8, 9/2024.
Chị Tô Thị Phượng (54 tuổi, quê Bạc Liêu) chia sẻ trên tờ Lao Động trong ngày 30/9 rằng cả hai vợ chồng chị đều làm việc trong Công ty Hoàng Sinh và đều bị nợ lương. Trước đây, Công ty Hoàng Sinh cũng nợ lương công nhân 4 tháng, giờ đã trả được một nửa, vẫn nợ tháng 7, 8 và giờ thêm tháng 9. Cả gia đình chị trông chờ vào phần lương eo hẹp để trang trải, nay công ty lại nợ lương khiến cuộc sống gia đình chị càng vất vả.
Chị Phượng cho biết, theo thông báo mới nhất, Công ty Hoàng Sinh hứa trả lương cho công nhân vào ngày 15/10. Ban Giám đốc Công ty Hoàng Sinh nói nguyên nhân nợ lượng công nhân vì việc thu tiền từ đơn hàng về chậm hơn so với dự kiến; hồ sơ vay vốn phục vụ đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thiện nên chưa kịp giải ngân.

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, đã cử cán bộ phối hợp với các cơ quan chức năng để tiếp tục giải quyết sự việc.
Công ty Hoàng Sinh chuyên sản xuất đồ gỗ xuất cảng, có nhà máy tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Một công nhân làm việc tại Công ty Signature Home Furnishings, chuyên sản xuất đồ gỗ tại Khu công nghiệp Chơn Thành 1, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, cũng cho biết, vào giữa tháng 7/2024, công ty ông bất ngờ thông báo cho người lao động thôi việc. Tuy nhiên, trước khi cho công nhân nghỉ việc, công ty vẫn còn nợ lương người lao động cũng như các khoản bảo hiểm. Đến nay, sau hơn 2 tháng, các quyền lợi nêu trên chưa được chi trả.
Ông này cho biết hiện Công ty đã đóng cửa và chủ doanh nghiệp đi đâu không rõ.
Trung tâm Dịch sự việc làm tỉnh Bình Phước cho biết hiện trung tâm đang phối hợp với công đoàn các khu công nghiệp hỗ trợ các thủ tục đăng ký bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, thời điểm được tính từ ngày 10/7 (thời điểm này được Sở Kế hoạch-Đầu tư xác nhận Công ty Signature Home Furnishings không có người đại diện pháp luật. Việc xác nhận của Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ làm cơ sở thay thế cho việc chấm dứt hợp đồng lao động).


UNEP: Việt Nam Lãng Phí Gần 4 Tỉ Mỹ kim Thực Phẩm Mỗi Năm


(Hình kinhtemoitruong.vn, minh họa: Lãng phí thực phẩm sau mỗi bữa ăn.)
-Việt Nam hiện đang xếp vị trí thứ hai (sau Trung Quốc) trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương với hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát hay vứt bỏ mỗi năm, gây tổn hại khoảng 3,9 tỉ Mỹ kim, chiếm gần 2% GDP hiện nay.
Đó là thống kê trong báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) được truyền thông nhà nước loan trong ngày 29/9/2024.
Theo báo cáo, mỗi năm khoảng 1/3 lượng thực phẩm sản xuất ra trên toàn thế giới (tương đương 1,3 tỉ tấn) bị thất thoát hoặc lãng phí, trong khi gần 800 triệu người vẫn đang phải đối mặt với đói nghèo, suy dinh dưỡng. Đáng lo ngại, lãng phí thực phẩm cũng đang là nguyên nhân gây ra khoảng 8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Tuấn Khởi – Chủ tịch Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Food Bank Việt Nam) – cho biết, với thực trạng trên, FoodBank Việt Nam và Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu đã ra mắt chiến dịch Ngừng lãng phí thực phẩm - Stop Food Waste, nhân Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9).

Trọng tâm của chiến dịch là chương trình "Food For Change 2024" được khai triển từ tháng 9 cho đến ngày 16/10, trên tất cả hệ thống mạng lưới Food Bank tại Việt Nam.
Chương trình hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng đến việc giảm lượng thực phẩm bị lãng phí trong các gia đình, nhà hàng và chuỗi cung ứng; nhằm giảm thiểu lãng phí mà còn tạo ra những hành động cụ thể, góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn.


Đắc Nông và Lâm Đồng Xác Nhận Mạng Xã Hội Xuất Hiện Văn Bản Giả Mạo của Sở Y Tế


(Hình Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Nông/LĐ: Văn bản giả mạo Sở Y tế Đắc Nông.)
-Cơ quan chức năng 2 tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng xác nhận các văn bản giả mạo của Sở Y tế 2 tỉnh đang xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội.
Trong ngày 29/9/2024, Tổ Theo dõi, Giải quyết thông tin xấu, độc trên Không gian mạng tỉnh Đắc Nông cho truyền thông hay hiện trên các trang mạng xã hội đang lan truyền một số văn bản của Sở Y tế tỉnh với nội dung sẽ có đoàn kiểm tra, giám sát tiền hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Trên văn bản có chữ ký của lãnh đạo Sở Y tế, kèm theo dấu đỏ, logo của ngành y tế. Tuy nhiên, Tổ theo dõi, khẳng định các công văn trên đều là giả mạo Sở Y tế tỉnh Đắc Nông.

Trước đó, ngày 27/9, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cũng nhận được phản ánh của một chủ quán ăn trên địa bàn thành phố Bảo Lộc về việc, có một số đối tượng tự xưng là người của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng. Những người này yêu cầu chủ quán cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc lập Đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kèm theo hai văn bản của Sở Y tế Lâm Đồng.
Qua kiểm tra và xác minh, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng khẳng định hai văn bản trên là văn bản giả mạo, không có giá trị pháp lý.
Đại diện Sở Y tế hai tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng đề nghị các cơ sở kinh doanh cần cảnh giác với các văn bản giả mạo trên để tránh bị lợi dụng, lừa đảo. Khi nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ mạo danh thì báo ngay cho đơn vị hoặc công an nơi gần nhất để kịp thời giải quyết.


Bình Dương: Truy Nã Cựu Trưởng Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Dĩ An


(Hình Kienthuc.net.vn: Nguyễn Văn Thiên Đăng, cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Dĩ An.)
-Ông Nguyễn Văn Thiên Đăng, ngụ phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, Bình Dương, cựu Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, bị Công an tỉnh ra quyết định truy nã.
Tờ Người Lao động loan tin trên trong ngày 29/9/2024 cho hay theo Công an tỉnh Bình Dương, ông Đăng bị truy nã do đã vi phạm các quy định về quản lý đất đai và bỏ trốn khỏi địa phương từ tháng 5/2018.
Trong danh sách truy nã, ngoài ông Đăng, còn có Đào Thanh Trường (ngụ tại Sài Gòn), từng là lãnh đạo một ngân hàng, có tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã bỏ trốn từ tháng 4/2012.

Nguyễn Bảo Quân (ngụ tỉnh Lâm Đồng), làm nghề kinh doanh, tội danh bị truy tố, xét xử là buôn lậu. Ông Quân đã bỏ trốn từ tháng 1/2017.
Vương Hoàng Huynh (ngụ ở Sài Gòn), nghề nghiệp: Kinh doanh. Tội danh bị truy tố, xét xử là làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, đã bỏ trốn tháng 1/2017.
Ngụy Khắc Vinh (ngụ tỉnh Thanh Hóa); Lê Quốc Việt (sinh năm 1986, ngụ tỉnh Cà Mau) cùng kinh doanh bất động sản và cùng tội danh bị khởi tố là lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Âu Phước Hậu (ngụ tỉnh Quảng Nam), tham ô tài sản công ty trong thời gian làm công nhân.
Trong các quyết định truy nã của Công an tỉnh Bình Dương còn có hai đối tượng người ngoại quốc là Tsai Cheng Liang, nghề nghiệp kinh doanh; Tội danh bị khởi tố là sản xuất, buôn bán hàng cấm; bỏ trốn từ tháng 2/2020 và Hen Chien Chen (sinh năm 1990) là chuyên viên tài vụ (không rõ thuộc công ty nào) nhưng tội danh của người này là tham ô tài sản.


Thanh Hoá: Khởi Tố Cán Bộ Địa Chính Phường Tội Giả Mạo Trong Công Tác


(Hình TPO: Cơ quan chức năng thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Thành.)
-Truyền thông loan tin trong ngày 29/9/2024 cho hay Nguyễn Ngọc Thành, cán bộ địa chính-xây dựng phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam do giả mạo trong công tác.
Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Thành về tội "Giả mạo trong công tác".
Theo Công an, lợi dụng nhu cầu của một số người dân cần làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở, nên Thành đã nhận làm giùm.
Quá trình làm hồ sơ, theo thỏa thuận, người dân sẽ phải hỗ trợ tiền xăng xe cho Thành đi lại làm thủ tục với mức giá từ 2 đến 3 triệu đồng mỗi gia đình.

Tuy nhiên, sau khi nhận hồ sơ và tiền thuế, lệ phí từ công dân, Nguyễn Ngọc Thành không liên hệ với đơn vị có thẩm quyền để làm thủ tục cấp phép theo quy định mà tự mình tải các giấy phép xây dựng do Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hóa cấp trên cổng thông tin điện tử, sau đó cắt ghép thay đổi thông tin trong giấy phép thật, in màu và đưa cho công dân sử dụng.
Với chiêu trò trên, Thành đã làm và cấp 4 giấy phép xây dựng giả, và đã thu của người dân tổng số tiền 85 triệu đồng.
Sự việc đang được Công an thành phố Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.


Quân Đội Huy Động 16 Đơn Vị Tham Gia Cuộc Diễn Tập Khu Vực Phòng Thủ Thành Phố Hà Nội


(Hình TPO: Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo Diễn tập Khu vực Phòng thủ Thành phố Hà Nội 2024.)
-Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội khai mạc diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội năm 2024.
Truyền thông nhà nước cho biết đây là cuộc diễn tập có quy mô, phạm vi lớn nhất từ trước đến nay. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong ngày 29/9 đã huy động 16 đầu mối đơn vị cùng tham gia diễn tập, tham gia thực binh bắn chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang làm Trưởng ban Chỉ đạo diễn tập cùng với sự tham dự của nhiều lãnh đạo Bộ, Ngành khác.
Cuộc diễn tập diễn ra từ 28/9 đến 2/10, theo Bộ trường Giang, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền; vai trò tham mưu của cơ quan quân sự, công an và các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội; nâng cao khả năng phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng trong tác chiến phòng thủ; tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ Thành phố.

Ngoài ra, thông qua diễn tập để thành phố Hà Nội tiếp tục điều chỉnh, bổ sung các phương án tác chiến sát với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại buổi diễn tập rằng, Thủ đô Hà Nội, có vị trí chiến lược rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh; là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch; là mục tiêu, địa bàn tiến công xâm lược chủ yếu của kẻ thù nếu xảy ra chiến tranh, xung đột.
Ông Giang cũng khẳng định thành phố Hà Nội nằm trong khu vực phòng thủ chung của cả nước, giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có những biến động sâu sắc, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định. Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành trung ương, thành phố chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ thành phố với quy mô lớn theo tinh thần Nghị quyết trung ương VII khóa XIII về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới".


Tự Ca Ngợi! Bộ Trưởng Bùi Thanh Sơn: Mỹ Rất Coi Trọng Chuyến Công Tác của Tổng Bí Thư Tô Lâm!

-Theo phát biểu của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với báo chí Nhà nước trong ngày 29/9/2024, chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm từ 21 đến 25/9 đã thành Công tốt đẹp, "đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra".
Ông Sơn khẳng định chuyến công tác đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm đã chuyển tải được thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng ở cấp cao nhất về đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, thể hiện khát vọng của Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Với gần 50 hoạt động đa phương và song phương trong suốt chuyến đi, Việt Nam cũng đã chia sẻ những nhận định, và cùng các nước đề ra các định hướng chính sách quan trọng nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu, theo ông Bùi Thanh Sơn.

Bộ trưởng Sơn cũng cho rằng với sự tiếp đón trọng thị, nhất là việc thu xếp cuộc hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm, cho thấy Mỹ rất coi trọng chuyến công tác của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
"Điều này cho thấy Mỹ thực sự tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam, tôn trọng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ", ông Sơn nhấn mạnh.
Theo đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, thời gian tới cần tập trung tiếp tục củng cố tin cậy chính trị thông qua các hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn ở các kênh, các cấp, đặc biệt là cấp cao.
Đồng thời đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đưa hợp tác khoa học-kỹ thuật lên tầm cao mới. Trong đó ưu tiên tìm kiếm đột phá trong các lĩnh vực mới như bán dẫn, AI, chuyển đổi xanh, cùng với đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngoài ra cần tiếp tục khai triển hiệu quả các thỏa thuận đã có về hợp tác quốc phòng-an ninh Việt-Mỹ, trong đó tiếp tục coi khắc phục hậu quả chiến tranh là ưu tiên cao.


Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Kiêm Chủ Tịch Nước Việt Nam Tô Lâm Công Du Mông Cổ, Ái Nhĩ Lan và Pháp


(Ảnh AP - Minh Hoang, tư liệu: Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 20/6/2024.)
-Báo chí trong nước cho hay hôm 30/9/2024, Tổng Bí thư đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm đã đến Mông Cổ, thăm cấp Nhà nước. Hai quốc gia đã thiết lập quan hệ từ 70 năm qua. Trong chuyến thăm từ ngày 30/9 đến ngày 7/10, ngoài Mông Cổ, nguyên thủ Việt Nam sẽ công du Ái Nhĩ Lan, sau đó, sang Pháp, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Cộng hòa Pháp
Hội nghị thượng đỉnh của khối Pháp ngữ do nước Pháp tổ chức, sẽ diễn ra vào cuối tuần này, 4 và 5/10. Về chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm, Đại sứ Pháp Olivier Brochet tại Việt Nam trả lời Ban tiếng Việt của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI), nhận định đây là cơ hội để thảo luận về việc cải thiện quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên, được thiết lập từ 11 năm qua. Đại sứ Brochet cho biết:
"Chúng tôi rất vui mừng được tiếp đón Chủ tịch nước Việt Nam, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Tô Lâm thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp trong vài ngày tới. Ông ở lại Paris khá lâu vì trước tiên, ông tham dự Thượng đỉnh Tổ chức Pháp ngữ, sau đó là chuyến thăm chính thức trong khuôn khổ hợp tác song phương.

Tôi nghĩ tín hiệu mà Việt Nam cũng như Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đi có tầm quan trọng lớn. Thứ nhất là cam kết mạnh mẽ đối với cộng đồng Pháp ngữ. Việt Nam, một trong những nước sáng lập viên và rất năng động trong cộng đồng Pháp ngữ, hiện giờ hiểu được những lợi ích mới trong cộng đồng Pháp ngữ đối với quá trình phát triển của Việt Nam, ở đây tôi nghĩ đến sự phát triển kinh tế.
Tiếp theo, chúng tôi vui mừng vì Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris chỉ ít thời gian sau khi ông nhậm chức. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng cường hợp tác giữa Pháp và Việt Nam. Dĩ nhiên chuyến công du là cơ hội để chúng tôi thảo luận về mối quan hệ đối tác chiến lược có từ 11 năm nay. Cả hai nước chúng ta đều mong muốn nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược này để cho phép phát triển hơn nữa những chương trình hợp tác tốt đẹp, có từ lâu và mạnh mẽ, quan tâm hơn nữa đến những thách thức mà Việt Nam cần vượt qua trong quá trình phát triển hiện nay.

Đó là những thách thức liên quan đến bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, những thách thức liên quan đến phát triển bền vững của đất nước mà chúng ta mới chứng kiến gần đây sau trận bão Yagi với những hệ quả nghiêm trọng. Việt Nam đã cam kết chuyển đổi năng lượng, một lĩnh vực mà Pháp sẵn sàng đồng hành với Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ đề cập đến vấn đề giao thông, cũng như cùng nhau xem xét những lĩnh vực mà hai nước có thể tăng cường hợp tác, như về hiện đại hóa về năng lượng, y tế…. Đó là những vấn đề căn bản ở Việt Nam và Pháp có thể làm nhiều hơn với Việt Nam nếu Việt Nam mong muốn.
Tiếp theo, hai nước sẽ tiếp tục chương trình trao đổi về con người, trong đó có sinh viên để có thêm nhiều sinh viên Việt Nam tới Pháp du học, cũng như trong khuôn khổ Cộng đồng Pháp ngữ, cũng là một chương trình giúp Việt Nam đào tạo thế hệ trẻ".


Biển Đông: Trung Quốc "Bao Vây Hoàn Toàn" Bãi Cạn Scarborough


(Ảnh REUTERS - Philippines Coast Guard, minh họa Một tàu Hải cảnh Trung Quốc diễn tập gần tàu Tuần duyên Phi Luật Tân BRP Teresa Magbanua gần Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Ảnh ngày 8/2/2024.)
-Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông dường như hoàn toàn bị Trung Quốc "bao vây", theo các Hiệp hội Ngư dân Phi Luật Tân, trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post. Về phía Việt Nam, báo chí trong nước hôm 30/9/2024, đưa tin 1 tàu đánh cá thuộc tỉnh Quảng Ngãi bị "một tàu ngoại quốc", tấn công khi đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa.
Lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong vòng 4 tháng (1/5-16/9) của Trung Quốc tại Biển Đông đã kết thúc từ 2 tuần qua, nhưng theo ghi nhận của Chủ tịch của Hiệp hội Đánh cá New Masinloc của Phi Luật Tân, ông Leonardo Cuaresma, trả lời South China Morning Post hôm 30/9, cho biết "kể từ ngày 15/6, bãi cạn Scarborough đã bị canh giữ nghiêm ngặt và không ai có thể tiếp cận". Một nhóm ngư dân từ Subic của Phi Luật Tân đã đến đánh bắt cá gần bãi cạn nhưng "đã bị ngăn chặn và đe dọa bằng vũ khí".

Leonido Moralde, ngư dân Phi Luật Tân, trả lời báo Inquirer, cho biết thêm: "Chúng tôi không thể đến gần, nhưng từ xa, chúng tôi có thể nhìn thấy các tàu ở đó. Chúng tôi thấy một chiếc tàu màu xám, ban đầu chúng tôi nghĩ là của Phi Luật Tân, nhưng khi thấy lá cờ đỏ, chúng tôi mới nhận ra đó là của Trung Quốc".
Về phía Việt Nam, báo chí trong nước cho biết, một tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi (QNg 95739TS), đã báo cáo bị một tàu ngoại quốc tấn công vào hôm 29/9, khiến 10 ngư dân bị thương. Chính quyền Hà Nội hiện vẫn chưa đưa ra thông tin cụ thể.


Thế giới hôm nay
(Đỗ Đặng Nhật Huy)



•Bộ trưởng quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết “giai đoạn tiếp theo trong cuộc chiến chống Hezbollah sẽ sớm bắt đầu,” ám chỉ rằng một cuộc xâm lược trên bộ vào Lebanon sẽ xảy ra. Trước đó Israel đã không kích trung tâm Beirut, thủ đô của Lebanon, lần đầu tiên sau gần hai mươi năm, giết chết Fatah Sherif al-Amin, thủ lĩnh Hamas tại Lebanon, và ba thành viên cấp cao của Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine. Bộ y tế Lebanon cho biết các đòn tấn công đã giết chết 136 người trong 24 giờ qua.
•Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có ngày giao dịch tốt nhất kể từ năm 2008, với chỉ số chuẩn CSI300 tăng hơn 8%, sau chín ngày tăng liên tiếp. Thị trường khởi sắc từ sau thông báo kích thích kinh tế của chính phủ vào tuần trước. Các biện pháp kích thích bao gồm cắt giảm lãi suất, cắt giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, và hạ lãi suất cho các khoản thế chấp hiện tại.

•Nga không kích 11 khu vực ở Ukraine. Đây là đêm thứ 33 liên tiếp Nga tiến hành không kích, lập kỷ lục mới theo tháng về số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Phòng không Ukraine đã bắn hạ 67 trên 73 máy bay không người lái và một tên lửa của Nga, theo quân đội Ukraine. Không có thương vong nào được báo cáo.

•Theo dữ liệu sơ bộ, tỷ lệ lạm phát năm ở Đức đã giảm xuống còn 1,8% trong tháng 9. Con số này thấp hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021. Giá năng lượng và vận tải giảm là nguyên nhân chủ yếu. Dữ liệu mới làm tăng khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 10.

•Một phiên tòa xét xử tội biển thủ đối với Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia của Pháp, đã bắt đầu tại Paris. Bà Le Pen và đảng của mình bị cáo buộc sử dụng sai mục đích 3 triệu euro (khoảng 3,3 triệu đô la) tiền của Nghị viện châu Âu, một cáo buộc mà bà phủ nhận. Hơn 20 nhân vật khác của đảng cũng đang bị xét xử. Nếu bị kết tội, bà Le Pen có thể phải đối mặt với án tù, khoản tiền phạt lớn, và lệnh cấm giữ chức vụ công trong mười năm, cản trở tham vọng trở thành tổng thống trong tương lai của bà.

•Chính quyền Biden đã công bố các hạn chế chặt chẽ hơn đối với người tị nạn tại biên giới phía nam của Mỹ. Theo chính sách được đưa ra vào tháng 6, những người di cư nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ có thể yêu cầu tị nạn nếu số vụ bắt giữ hàng ngày tại biên giới là dưới 1.500 người trong bảy ngày liên tiếp. Song chính quyền giờ đây đã nâng khung thời gian này lên 28 ngày liên tiếp. Hồi tháng 7, lực lượng tuần tra biên giới của Mỹ thông báo số vụ bắt giữ người nhập cảnh bất hợp pháp đã giảm xuống còn 1.900 theo trung bình bảy ngày.

•Nhà máy điện chạy bằng than cuối cùng của Anh đã đóng cửa sau 57 năm hoạt động. Là một trong những nước đầu tiên sử dụng điện than, Anh đã sử dụng nhiên liệu hóa thạch từ năm 1882. Việc đóng cửa nhà máy ở Ratcliffe-on-Soar, Nottinghamshire, là một cột mốc quan trọng trong tiến trình chuyển đổi năng lượng của Anh: trong năm 2023, than chỉ đóng góp 1% nguồn cung điện ở Anh, trong khi sản lượng điện gió và mặt trời đạt mức cao kỷ lục.

•Con số trong ngày: 2,5 triệu héc-ta, là số đất công mà ngân hàng phát triển quốc gia Brazil cho rằng nước này có thể cho các công ty tái trồng rừng thuê.

TIÊU ĐIỂM

Hôm nay tân thủ tướng Nhật Bản nhậm chức

Nhật Bản sẽ có lãnh đạo mới vào thứ Ba. Ishiba Shigeru sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua giành quyền lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Đối với cá nhân ông Ishiba, đây là bước hoàn thành một tham vọng lâu dài: bốn lần ứng cử trước đây của ông vào vị trí lãnh đạo đảng, từ năm 2008, đều thất bại.
Ông Ishiba nổi tiếng là cái gai trong đảng của mình. Nhưng trong mắt công chúng, ông luôn được xếp hạng là chính trị gia được yêu thích nhất của đất nước. Là con trai của một chính trị gia lâu năm đến từ Tottori, một tỉnh nông thôn ở miền tây Nhật Bản, ông tự định vị mình như người bảo vệ cho các vùng bị lãng quên ở Nhật Bản. Ông cũng rất quan tâm đến quốc phòng và an ninh, từng giữ chức bộ trưởng quốc phòng. LDP hy vọng ông Ishiba sẽ giúp cải thiện hình ảnh của đảng, vốn bị hoen ố bởi vụ bê bối tài chính gần đây. Ông sẽ sớm có một bài thử, với kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử bất thường vào ngày 27 tháng 10.

J.D. Vance và Tim Walz tranh luận

Donald Trump và Kamala Harris có thể sẽ không tranh luận với nhau nữa, nhưng không có nghĩa là sẽ không có thêm bất kỳ cuộc tranh luận nào nữa trên truyền hình trước ngày bầu cử. J.D. Vance và Tim Walz, ứng viên phó tổng thống của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, sẽ đối đầu vào tối thứ Ba để khép lại một chu kỳ tranh luận vô cùng bất thường.
Ông Vance là ứng viên phó tổng thống không được ủng hộ nhất trong lịch sử cận đại. Các cử tri Mỹ thích ông Walz hơn. Do đó, ông Vance sẽ hy vọng dùng cuộc tranh luận để đẩy đối thủ của mình vào thế phòng thủ và nâng tỷ lệ ủng hộ của chính mình. Ông Walz, người thường tránh các câu hỏi từ giới truyền thông, sẽ bị thẩm vấn trước khán giả có lẽ là đông đảo nhất của ông trong cuộc bầu cử này. Ứng viên phó tổng thống thường không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống, và các cuộc tranh luận giữa họ thường rơi vào quên lãng. Song sự kiện hôm nay có thể là một ngoại lệ.

Kinh tế châu Âu hạ nhiệt nhanh bất ngờ

Chỉ mới tuần trước, hầu hết các nhà kinh tế đều kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 10, sau khi đã hạ lãi suất lần thứ hai trong năm nay vào tháng 9. Nhưng dữ liệu mới của chỉ số nhà quản lý mua hàng ở khu vực đồng euro đã thay đổi quan điểm đó. Trong tháng 9, sản xuất giảm với tốc độ nhanh nhất trong năm 2024, và tâm lý thị trường xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2023. Lạm phát dường như cũng giảm nhanh hơn dự kiến: tại Pháp và Tây Ban Nha, lãi suất hàng năm lần lượt đạt 1,5% và 1,7%, thấp hơn mục tiêu 2% của ECB.
Do đó, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng sẽ theo dõi chặt chẽ ước tính sơ bộ cho lạm phát hàng năm của khu vực đồng euro trong tháng 9, dự kiến công bố vào thứ Ba. Deutsche Bank và UBS đều dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống 1,8%. Bấy nhiêu có thể là đủ để thúc đẩy ECB cắt giảm lãi suất thêm một lần nữa để ngăn chặn suy thoái.

Các cảng ở Mỹ đình công hàng loạt

Công nhân ở các cảng bờ đông nước Mỹ sẽ đình công vào thứ Ba. Đàm phán giữa công nhân và Liên minh Hàng hải Hoa Kỳ, tổ chức đại diện cho các cảng và hãng vận tải, đã đổ vỡ vào tháng 6. Hiệp hội Công nhân Bốc xếp Quốc tế, công đoàn đại diện cho công nhân cảng, lo ngại về việc tự động hóa ở các cảng và muốn tăng lương gần 80%.
Cuộc đình công sẽ đóng cửa năm trong số mười cảng bận rộn nhất ở Bắc Mỹ, từ Texas đến Maine. Nó sẽ làm gián đoạn việc giao hàng hóa tiêu dùng trị giá hàng tỷ đô la trong mùa cao điểm vận chuyển. Giá trị hàng nhập khẩu đóng container tại 36 cảng ở bờ đông của Mỹ lên tới 588 tỷ đô la vào năm ngoái.
Các công ty đã chuẩn bị trong nhiều tháng cho khả năng xảy ra đình công. Một nghiên cứu cho thấy lượng hàng tồn kho của các nhà bán lẻ Hoa Kỳ đang cao hơn khoảng 18 tỷ đô la so với mức ước tính dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại. Điều đó đã gây ra tình trạng tắc nghẽn và chuyển hướng thương mại sang bờ tây. Ngay cả khi cuộc đình công được hủy bỏ vào phút cuối, thiệt hại đáng kể đã xảy ra.

Hôm nay tân tổng thống Mexico nhậm chức

Claudia Sheinbaum sẽ tuyên thệ nhậm chức nữ tổng thống đầu tiên của Mexico vào thứ Ba. Công việc mới của cựu thị trưởng 62 tuổi của Thành phố Mexico không hề dễ dàng. Quyền lực của các băng đảng ma túy và các nhóm tội phạm khác khiến Mexico thậm chí còn khó quản trị hơn hầu hết các quốc gia lớn. Bà Sheinbaum cũng sẽ cảnh giác với người tiền nhiệm của mình, Andrés Manuel López Obrador. Ông là một trong những nhà lãnh đạo được yêu thích nhất ở Mỹ Latinh và vẫn là trụ cột trong đảng Morena của hai người. Hồi tháng 9, Morena đã bổ nhiệm con trai của López Obrador, Andrés López Beltran, vào một vị trí cấp cao.
Bà Sheinbaum là người kế nhiệm được ông López Obrador ủng hộ, và bà có thể sẽ tiếp tục nhiều chính sách của ông, chẳng hạn như mở rộng phát tiền mặt cho người nghèo. Nhưng bà có thể sẽ thân thiện hơn với doanh nghiệp và áp dụng cách tiếp cận kỹ trị hơn so với người tiền nhiệm. Một điểm nóng có thể là Pemex, công ty dầu khí nhà nước. Bà đã cam kết thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, có thể bao gồm việc rút bớt hỗ trợ tài chính cho Pemex. Nhưng bà có thể bị cản trở bởi những người trung thành với ông López Obrador.H


Các Nhóm Nhân Quyền Phản Đối Việc Tòa Thái Lan Quyết Định Dẫn Độ Y Quynh Bdap



(Hình AP: Bên ngoài phiên tòa nơi xét xử ông Y Quynh Bdap ở Vọng Các, thủ đô của Thái Lan, hôm 30/9/2024.)
-Các nhóm nhân quyền kêu gọi chính quyền Thái Lan không thi hành việc dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap về Việt Nam, sau khi ông bị Tòa Hình sự Vọng Các ra phán quyết dẫn độ theo yêu cầu của Hà Nội.
Hôm 30/9/2024, Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (CSW) kêu gọi chính phủ Thái Lan bảo vệ quyền không bị đẩy trả lại (non-refoulment) của ông Y Quynh Bdap và kêu gọi Thủ tướng nước này không thực thi lệnh dẫn độ ông về Việt Nam.
"Nếu ông ấy bị trả về, ông sẽ phải đối mặt với sự đối xử khủng khiếp và Thái Lan sẽ tham gia vào một hành động đàn áp xuyên quốc gia", ông Mervyn Thomas, Chủ tịch sáng lập tổ chức CSW ở Anh Quốc, nói trong một tuyên bố.
"CSW kêu gọi chính phủ Thái Lan bảo vệ quyền bị không đẩy trả lại của ông Y Quynh Bdap và chúng tôi thỉnh cầu Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra không ra lệnh dẫn độ ông", ông Thomas nhấn mạnh.

Cũng hôm 30/9, tổ chức Qũy Nhân quyền (HRF) kêu gọi chính phủ Thái Lan ngưng dẫn độ nhà hoạt động vì quyền tự do của người Thượng về Việt Nam. "HRF kêu gọi Thái Lan trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Y Quynh Bdap".
"Việc dẫn độ về Việt Nam sẽ khiến ông có nguy cơ bị đối xử vô nhân đạo và hạ nhục", tổ chức HRF, có trụ sở New York (Hoa Kỳ), đưa ra lời kêu gọi trên X hôm 30/9.
Hôm 30/9, như Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã đưa tin, Tòa án Hình sự Vọng Các ra phán quyết dẫn độ ông Y Quynh Bdap theo yêu cầu của Cộng sản Việt Nam. Nhà hoạt động 32 tuổi này, đồng thời là đồng sáng lập viên tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ), đã bị giam giữ ở Thái Lan kể từ tháng 6/2024.
Hồi tháng 1/2024, một tòa án ở tỉnh Đắc Lắc của Cộng sản Việt Nam tuyên án vắng mặt ông Y Quynh Bdap 10 năm tù với cáo buộc "khủng bố", cho rằng ông đã tham gia cuộc bạo loạn chống chính quyền vào tháng 6/2023 ở tỉnh này.
"Tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) cực lực phản đối quyết định của Tòa án Hình sự Vọng Các hôm 30/9 về việc dẫn độ ông Y Quynh Bdap theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam", ông Y Phic Hdock ở Mỹ, đồng sáng lập viên của tổ chức MSFJ, nêu nhận định với VOA. "Phán quyết này không chỉ vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà còn dựa trên những cáo buộc hoàn toàn sai sự thật và vô căn cứ".
"MSFJ khẳng định ông Y Quynh Bdap không hề liên quan đến vụ nổ súng ở tỉnh Đắc Lắc hồi tháng 6/2023", vị đại diện của MSFJ nói thêm.

VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Thái Lan, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cùng Tòa Hình sự Vọng Các, đề nghị họ đưa ra bình luận về những lời kêu gọi trên, nhưng chưa được trả lời.
Trao đổi với VOA News sau phiên tòa, bà Nadthasiri Bergman, Luật sư của ông Y Quynh Bdap, cho biết Thẩm phán đã phớt lờ luật chống tra tấn của Thái Lan, cấm trục xuất người dân đến các quốc gia nơi họ có thể phải đối mặt với sự tra tấn, đồng thời cho rằng việc thực thi phán quyết này là tùy thuộc vào chính phủ - chứ không phải do tòa.

Chính phủ Thái Lan có 90 ngày để xem xét liệu có thực thi yêu cầu dẫn độ sau khi tòa án đã phê chuẩn hay không, trừ khi ông Y Quynh Bdap và Luật sư của ông kháng cáo phán quyết. Bà Bergman cho VOA News biết họ sẽ kháng cáo và thời hạn 90 ngày đó sẽ chỉ bắt đầu được tính sau khi quá trình kháng cáo kết thúc mà thân chủ của bà bị tuyên y án.
Ông Sunai Phasuk, nhà nghiên cứu cấp cao của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở Thái Lan, nhận định với VOA rằng phán quyết của tòa hôm 30/9 "gây sốc và thất vọng" vì đã phớt lờ cả nghĩa vụ quốc tế của đất nước lẫn luật của chính nước này chống việc đẩy trả lại.
"Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam có hồ sơ dày về việc ngược đãi những người bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người nằm trong danh sách truy nã như Y Quynh Bdap. Vì vậy, có lo ngại rằng ông sẽ bị chính quyền Việt Nam ngược đãi khi ông bị giam giữ; bao gồm cả tra tấn, bao gồm cả việc cưỡng bách mất tích", ông Phasuk nêu ý kiến với VOA News.
Vào tháng 5, HRW công bố một báo cáo chi tiết cáo buộc Thái Lan ngày càng trở nên nguy hiểm hơn đối với những người xin tị nạn ngoại quốc trong thập kỷ qua bằng cách tham gia vào một "chợ trao đổi" [swap mart] không chính thức với các nước láng giềng, theo đó, các bên trao trả những người bất đồng chính kiến của nhau bất kể việc họ có thể bị bắt, bị tra tấn hoặc bị giết hại ở quê nhà.

Truyền thông Cộng sản Việt Nam gọi ông Y Quynh Bdap là "kẻ phá hoại buôn làng", còn tổ chức MSFJ do ông đồng sáng lập là "chức phản động".
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam quy kết rằng MSFJ là tập hợp những người có tư tưởng chống phá nhà nước Việt Nam, với vỏ bọc đấu tranh đòi công lý cho người Thượng ở Tây Nguyên, là những người "đã xuyên tạc, bóp méo, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đòi ly khai, tự trị". Tuy nhiên, MSFJ đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các cáo buộc này.

Không có nhận xét nào: