Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

Chuyện quan trọng nhất hôm nay: Cả nước Mỹ, chờ màn 'so găng' quyết liệt, giữa Tim Walz - JD Vance! Kính Chuyển Tin CSVN Vi Phạm Nhân Quyền Và Tin Việt Nam Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


Chuyện quan trọng nhất hôm nay: Cả nước Mỹ, chờ màn 'so găng' quyết liệt, giữa Tim Walz - JD Vance! Và nên biết những quy định của buổi tranh luận phó tổng thống hôm nay:-Theo CBS News, điểm khác biệt đáng chú ý trong sự kiện tranh luận này so với màn đối đầu giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris, là micro của hai ứng viên sẽ được bật, trong suốt quá trình tranh luận, dẫn đến kịch bản người này có thể cắt ngang lời người kia đang phát biểu. Tuy nhiên, hai điều phối viên có thể tắt micro của ứng viên nếu cần thiết.
<!>


Những quy định còn lại tương tự buổi tranh luận tổng thống, gồm việc không có khán giả và sự kiện tranh luận sẽ kéo dài 90 phút. Ông Tim Walz sẽ đứng ở phía bên phải màn hình, trong khi ông JD Vance đã chọn phát biểu sau cùng. Cả hai ứng viên đều không biết trước chủ đề và câu hỏi tranh luận, cũng như không được mang ghi chú viết sẵn. Mỗi người sẽ được phát giấy bút cùng một chai nước.


Cả hai, Walz-Vance đã chuẩn bị rất kỹ! trận thư hùng quyết liệt đêm nay, 1 Tháng Mười tại New York!
(Bảo Hoàng)


-Công chúng Mỹ hôm nay, phần đông sẽ hướng tất cả mắt về màn tranh luận giữa Thống đốc tiểu bang Minnesota Tim Walz và Thượng nghị sĩ Ohio JD Vance.
Hai ứng viên phó tổng thống Tim Walz và JD Vance dự kiến có màn tranh luận trên sóng truyền hình CBS News. Giới quan sát cho rằng đây cũng có thể là màn tranh luận cuối cùng từ ứng viên 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa trong kỳ bầu cử năm nay, khi Phó tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đến nay, vẫn không có kế hoạch tái đấu.


(Thống đốc bang Minnesota Tim Walz (trái) và Thượng nghị sĩ tiểu bang Ohio JD Vance)
AFP dẫn lời PGS Thomas Whalen, chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Boston (Mỹ), nhận định lần đối đầu này, sẽ tạo nên một chương trình truyền hình kịch tính, hấp dẫn dù các cuộc tranh luận phó tổng thống thường ít tác động đến kết quả bầu cử.


Ông Walz chọn kế hoạch "xả hơi" trước giây phút thượng đài!


-CNN ngày 29.9 đưa tin đội ngũ chiến dịch tranh cử của ông Tim Walz tại tiểu bang Michigan có bầu không khí thoải mái khi chuẩn bị cho màn tranh luận. Dừng chân tại TP.Harbor Springs (Michigan), ông Walz đã có lịch trình đi bộ đường dài và ăn pizza, ghé thăm trang trại, mua sắm và tiếp xúc với công chúng. Nhóm của ông Walz có kế hoạch thông qua hoạt động trên nêu bật hình ảnh vị thống đốc "sống đúng với con người thật". Các nhân viên đội ngũ của ông Walz còn có thời gian cuối tuần theo dõi và cổ động các trận bóng bầu dục trên truyền hình.


Đó có thể là cách phe ông Walz "xả hơi" trước khi bước vào cuộc đối đầu chính thức. Trước đó, trong nhiều cuộc họp kéo dài đến tận khuya và suốt cả tuần, ông Walz cùng đội ngũ của mình đã phải cân bằng giữa bảo đảm tinh thần cho Thống đốc Minnesota, nghiên cứu phát biểu của ông JD Vance và tổ chức các phiên tranh luận giả định, với người vào vai ông Vance là Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg. Ông Walz hôm 29.9 nói rằng quá trình chuẩn bị cho màn tranh luận "diễn ra tốt đẹp và thú vị". Trước đó, ông nhiều lần lo lắng rằng mình không phải người giỏi tranh luận và có thể khiến bà Harris thất vọng, theo các quan chức chiến dịch tranh cử của ông Walz.

Theo CNN, chiến thuật của ứng viên Dân chủ là tập trung công kích ông Donald Trump, nhưng cũng tranh thủ chỉ trích đối thủ trực tiếp JD Vance. Ngoài ra, đây còn có thể là dịp để ông Tim Walz thuyết phục cử tri ủng hộ bà Harris, trong bối cảnh một phần công chúng vẫn chưa thực sự nắm rõ những cam kết của Phó tổng thống Mỹ nếu đắc cử.


(Bầu cử Mỹ: Các tiểu bang chiến địa vẫn chưa rõ ủng hộ bà Harris hay ông Trump)


Trọng tâm của ông Vance


Đài CBS News dẫn nguồn thạo tin tham gia vào quá trình tranh luận của ông Vance cho hay, ứng viên phó tổng thống đại diện đảng Cộng hòa, đã có hơn 1 tháng chuẩn bị cho cuộc đối đầu quan trọng này. Theo đó, một trong những trọng tâm chính của ông Vance là nghiên cứu phong cách tranh luận và hồ sơ chính sách của ông Walz. Ngoài ra, ông Vance sẽ cố gắng chỉ trích những quan điểm cánh tả của Thống đốc Minnesota. Tuần trước, Thượng nghị sĩ Ohio Vance nói kế hoạch của ông là phân tích những gì chính quyền Trump-Vance sẽ làm để "cuộc sống tốt đẹp hơn" và kết nối điều đó với cam kết chính sách.


Ông Tom Emmer, hạ nghị sĩ Cộng hòa bang Minnesota, người vào vai ông Walz khi cùng ông Vance chuẩn bị cho buổi tranh luận, nói rằng bản thân đã biết ông Walz trong nhiều năm, ngoài ra còn nắm rõ cách diễn đạt, phong thái của ứng viên phe Dân chủ. "Công việc của tôi là vào vai Tim Walz để JD Vance biết ông ấy sẽ thấy gì. Mọi người sẽ không thích ông Walz khi hiểu rõ về ông ấy, và JD sẽ phơi bày điều đó", ông Emmer nói, theo tờ The Hill.
Ông Vance trong ngày 28.9 đã dừng chân tại Pennsylvania, một tiểu bang chiến địa quan trọng, mà cả 2 phe đều muốn chiến thắng. Ứng viên Cộng hòa đã buông lời công kích bà Harris, đồng thời kêu gọi cử tri thúc giục những thành viên trong gia đình đi bỏ phiếu.


Hôm nay, cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên phó tổng thống Mỹ, được dư luận cả nước Mỹ quan tâm! nhiều hơn các kỳ bầu cử khác!
(Đoàn Hùng)


-Theo dự đoán, trước thềm cuộc tranh luận duy nhất giữa 2 ứng cử viên phó tổng thống Mỹ, Thống đốc Tim Walz (thuộc đảng Dân chủ - tiểu bang Minnesota) và Thượng nghị sĩ J. D. Vance (đảng Cộng hòa – tiểu bang Ohio) vào hôm nay, ngày 1/10, dư luận Mỹ có chiều hướng quan tâm nhiều hơn rất nhiều, so với các cuộc tranh luận tương tự trong các kỳ bầu cử gần đây.


(Thống đốc tiểu bang Minnesota Tim Walz.)
Trong các ngày 27, 29/9, nhiều trang báo và tạp chí Mỹ như New York Times, Washington Post, Fox News và Politico đồng loạt đăng các bài phân tích về tương quan vị thế của 2 ứng cử viên, cũng như về tác động của cuộc tranh luận đối với cục diện cuộc đua vào Nhà Trắng.
Các cuộc thăm dò dư luận của AP/NORC, tờ New York Times/Đại học Sienna được tiến hành ngay trước phiên tranh luận này, cho thấy Thống đốc Walz được lòng cử tri hơn so với Thượng nghị sĩ Vance. Đáng chú ý, ông Walz có uy tín cao hơn ông Vance đối với cả cử tri nữ và cử tri nam. Đây là tín hiệu tích cực đối với phe Dân chủ, vì trong số 2 ứng cử viên tổng thống, ông Donald Trump được xem là có lợi thế hơn trong việc huy động lá phiếu từ cử tri nam nói chung.
Các bài viết cho rằng Thống đốc Walz sẽ tìm cách khắc sâu thêm hình ảnh “vụng về”, “kỳ quặc” của Thượng nghị sĩ Vance trong con mắt của cử tri trẻ tuổi, đồng thời tập trung khai thác những phát ngôn “bài Trump” của ông Vance trong quá khứ, để làm nổi bật mâu thuẫn trong nội bộ phe Cộng hòa. Trong khi đó, ông Vance sẽ xoáy vào lập trường chính sách “cực tả” của cá nhân ông Walz và liên danh giữa ông với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói chung. Cả ông Walz lẫn ông Vance sẽ cùng nỗ lực “bù đắp” những “khiếm khuyết” của ứng viên liên danh của mình, trong đó ông Walz sẽ đề cập đến những bước đi chính sách thực chất, trong khi ông Vance sẽ cung cấp những lập luận logic.


(Thượng nghị sĩ tiểu bang Ohio (Mỹ) J.D. Vance).
Ông Walz được đánh giá là có “cửa thắng” cao hơn ông Vance trong cuộc tranh luận hôm nay, do sức cuốn hút tự nhiên cũng như kinh nghiệm dày dạn trên chính trường. Tuy nhiên, các bài viết cũng cảnh báo không hề “coi thường” ông Vance, vì ông là con người sắc sảo, thông minh, có những tiến bộ vượt bậc về khả năng hùng biện chỉ trong 2 năm qua và có biệt tài “lý giải những phát ngôn của ông Trump”.
Nhiều bài viết nhận định cách biệt giữa hai phe Harris - Walz và Trump - Vance đang sít sao, gây cấn đến mức cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống cũng có thể có tác động đột biến đối với cục diện cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc. Ngoài ra, trong bối cảnh cựu Tổng thống Trump từ chối tranh luận lần hai với Phó Tổng thống Harris, cuộc tranh luận hôm nay, ngày 1/10, nhiều khả năng sẽ là lần ảnh hưởng cuối cùng của 2 chiến dịch tranh cử trước sự chứng kiến của cử tri cả nước Mỹ.


Hai Tổ Chức Nhân Quyền Lên Án CSVN Tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc


(Hình UNTV: Phiên họp 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra ngày 11/9/2024.)
-Hai tổ chức nhân quyền là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) đã lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam tại khóa họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 27/9 vừa qua, đồng thời kêu gọi các quốc thành viên Liên Hiệp Quốc phải yêu cầu Chính phủ Cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù chính trị.
Thông cáo báo chí của hai tổ chức này dẫn lời bà Penelope Faulkner, Chủ tịch VCHR, nói rằng: "hành động trả thù đối với các nhà bảo vệ nhân quyền, sự tồn tại của tù nhân chính trị, và sự đàn áp các thành viên của xã hội dân sự và các nhóm tôn giáo chưa đăng ký là có thực [tại Việt Nam]. Thực tế này không phải là "những đánh giá không chính xác và vô căn cứ" như Hà Nội tuyên bố".

Trong bài phát biểu của mình trước Liên Hiệp Quốc, bà Penelope Faulkner đã nhắc đến cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ 4 của Cộng sản Việt Nam hồi tháng năm 2024. Tại kỳ kiểm điểm này, 133 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã đưa ra 320 khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm cải thiện tình hình nhân quyền.
Chính phủ Việt Nam đã chấp nhận 271 khuyến nghị (85%), trong số này 253 khuyến nghị được chấp nhận hoàn toàn và 18 khuyến nghị được chấp nhận một phần.
Bà Faulker nhận xét: "Việc chính quyền CSVN chấp nhận toàn bộ hoặc một phần 85% các khuyến nghị của UPR là một sự lừa phỉnh. Sự quỷ quyệt đã phơi bày và việc Hà Nội bác bỏ nhiều khuyến nghị liên quan đến các quyền dân sự và chính trị quan trọng là một vấn đề rất đáng lo ngại".

Các khuyến nghị bị Cộng sản Việt Nam từ chối như: chấm dứt việc bắt bớ và giam giữ tùy tiện những người bảo vệ nhân quyền, những người bất đồng chính kiến và các nhà báo, điều tra các mối đe dọa và trả thù những người bảo vệ nhân quyền, thiết lập một cơ chế quốc gia để giám sát các nhà tù và trại giam nhằm ngăn chặn sự tra tấn, ngược đãi và hình phạt tàn bạo đối với tù nhân, bảo đảm xét xử công bằng, chấm dứt việc ép buộc từ bỏ đức tin đối với các tín đồ của những nhóm tôn giáo chưa đăng ký, xóa bỏ mọi hạn chế pháp lý đối với quyền tự do biểu đạt, ngôn luận và truy cập Internet.
Cộng sản Việt Nam cũng bác bỏ các khuyến nghị sửa đội Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Hai tổ chức nhân quyền cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng của các tù nhân lương tâm bao gồm Luật sư môi trường Đặng Đình Bách, người đang thụ án tù 5 năm với tội danh trốn thuế mà các tổ chức quốc tế cho là nguỵ tạo, tù nhân lương tâm Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình (đang thụ án từ 5 năm và 7 năm), nhà báo Trương Huy San - người vừa bị bắt giữ trong năm nay.

Tại phiên họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 9/9/2024 vừa qua, đại diện của Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu (EU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - ông Volker Turk hôm 9/9 phát biểu tại phiên khai mạc, bày tỏ lo ngại về việc đàn áp các quyền của người dân trên thế giới bao gồm các quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, tự do báo chí. Ông nhắc đến tên của Việt Nam trong số các nước có các hoạt động đàn áp.
Vào ngày 10/9, Đại diện thường trú của Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại Geneva - Ðại sứ Lotte Knudsen - phát biểu tại diễn đàn của Liên Hiệp Quốc, bày tỏ "quan ngại sâu sắc về không gian ngày càng thu hẹp của xã hội dân sự ở Việt Nam và việc tiếp tục bắt giữ những người bảo vệ nhân quyền, các chuyên gia về quyền lao động và môi trường".

Trong báo cáo được trình bày trước tại kỳ họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, việt Nam bị nêu tên là một trong những quốc gia có hành vi trả thù các cá nhân và tổ chức cộng tác với Liên Hiệp Quốc trong thời gian từ tháng 5/2023 đến tháng 4/2024. Theo báo cáo này, lo sợ bị trả thù, nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đã không thể báo cáo thường xuyên cho Liên Hiệp Quốc và hệ quả là số lượng báo cáo về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong kỳ UPR hồi tháng 5 vừa qua đã giảm sút.
Vào ngày 11/9, tại phiên thảo luận chung, Ðại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Mai Phan Dũng bác bỏ những cáo buộc của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và một số quốc gia khác về tình hình "vi phạm nhân quyền" ở Việt Nam.
Ông Dũng nói: "Chúng tôi muốn nhắc lại rằng những nhận xét của Cao ủy và của một số quốc gia và nhóm quốc gia liên quan đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam đều dựa trên những thông tin chưa được xác minh, độc hại và sai sự thật".
Theo Human Rights Watch, hiện Cộng sản Việt Nam còn đang giam giữ ít nhất khoảng 160 tù chính trị, tuy nhiên, Hà Nội luôn khẳng định không có tù chính trị và chỉ có những người vi phạm pháp luật.


Ba Tù Nhân Lương Tâm Trại Giam Số 6 Đồng Loạt Tuyệt Thực Đòi Nhà Nước Phóng Thích Hết Tù Chính Trị


(Hình RFA edited: Các tù nhân lương tâm ở trại giam Số 6, gồm Bùi Văn Thuận, Trịnh Bá Tư và Đặng Đình Bách.)
-Ba tù nhân lương tâm ở Trại giam Số 6, Thanh Chương (Nghệ An) thông báo sẽ tuyệt thực từ ngày 28/9/2024, để phản đối chế độ giam giữ hà khắc và yêu cầu trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Thông tin này được ông Trịnh Bá Tư cho biết trong cuộc gọi điện thoại về gia đình hôm 27/9. ông Trịnh Bá Tư đã nói với chị dâu của mình là bà Thu Đỗ rằng từ ngày 28/9, ông Tư cùng với hai tù nhân lương tâm khác là Bùi Văn Thuận và Đặng Đình Bách sẽ bắt đầu tuyệt thực.

Thông điệp và mục tiêu của cuộc tuyệt thực lần này được bà Thu Đỗ thông báo trên Facebook của mình như sau:
"Một là kêu gọi Nhà nước phóng thích tù chính trị và các nhà hoạt động xã hội, nhằm mở đường cho đất nước dân chủ hóa để thiết lập một nhà nước pháp quyền, từ đó mới có thể bảo vệ thực chất quyền con người cho từng người dân. Chỉ có như vậy đất nước mới bước vào một cuộc chuyển mình vĩ đại. Đảng Cộng sản Việt Nam cần từ bỏ quyền độc tôn với nhà nước và xã hội.

Thứ hai là phản đối chế độ giam giữ hà khắc vô nhân đạo của Thái Văn Thuỷ, Nguyễn Văn Du là những người đứng đầu phân trại 1, Trại giam Số 6, Nghệ An. Yêu cầu chấm dứt ngay "chuồng cọp" và sự hủy hoại sức khỏe, tinh thần của tù nhân chính trị".
Cũng trong cuộc gọi điện này, ông Trịnh Bá Tư cho biết lần này mọi người sẽ chiến đấu quyết liệt để đạt được mục tiêu đề ra.
Bà Trịnh Nhung, vợ của tù nhân lương tâm Bùi Văn Thuận, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng kể từ ngày 11/4/2024, các tù nhân chính trị khu K1, bao gồm chồng bà, đã bị giam giữ trong các khu vực biệt lập, thường được gọi là "chuồng cọp", không được phép ra ngoài để tập thể dục hoặc sinh hoạt. Điều này là trái với quy định của trại giam rằng các tù nhân được ra sân chung để sinh hoạt văn nghệ, thể thao vào mỗi Chủ Nhật hàng tuần.

Đặc biệt là trong mùa Hè nóng bức, theo lời mà ông Thuận kể lại cho bà Nhung, các tù nhân lương tâm phải sống trong những phòng giam nhỏ hẹp với điều kiện vệ sinh rất kém. Bên trong phòng giam chỉ có một chiếc quạt, không đủ để lưu thông không khí trong thời tiết nóng bức:
"Anh Thuận bị giam ở trong một căn phòng ba người nhưng chỉ rộng 12 mét vuông và nhà vệ sinh tắm giặt ở trong cái buồng giam đó luôn, thì cái không gian rất là bé mà ba người ở trong đó rất là tù bức, và bị nhốt trong phòng gần như suốt ngày".
Bà Nhung cho biết, điều kiện sinh hoạt này đã khiến ông Thuận bị giảm cân và suy yếu về sức khỏe, tinh thần căng thẳng và mệt mỏi trong thời tiết khắc nghiệt của mùa Hè miền Trung.
Khi biết chồng mình chuẩn bị tuyệt thực trong trại giam, bà Nhung bày tỏ nỗi lo lắng cho sức khoẻ của chồng vốn đã không tốt do điều kiện sống thiếu thốn. Tuy nhiên, bà cho hành động này của ông Thuận là chính đáng và bà luôn đồng hành ủng hộ chồng:
"Thứ nhất là rất lo lắng vì ở trong đó đã thiếu thốn rồi mà các anh lại bị tuyệt thực thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe rất là nhiều nhưng mà cũng tin tưởng và ủng hộ cái việc đó. Bởi vì, các anh đang đòi quyền lợi chính đáng và mục tiêu để tuyệt thực là muốn đòi thả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị trên khắp Việt Nam.
Tôi nghĩ lý do đó là hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Tôi cũng ủng hộ các anh đã đoàn kết với nhau để đòi những quyền lợi chính đáng của mình".

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, một cựu tù nhân lương tâm nổi tiếng vừa bị trại giam Số 6 "cưỡng bức đặc xá" vào ngày 19/9 vừa qua, cũng đã công khai lên tiếng ủng hộ ba người từng ở chung trại giam trước khi ông được phóng thích.
Trong bài viết trên trang Facebook cá nhân, ông Thức bày tỏ rằng nếu không bị tống ra khỏi tù, ông cũng đã tham gia và dẫn dắt cuộc tuyệt thực này. Ông kêu gọi mọi người chia sẻ, lan tỏa thông điệp cuộc tuyệt thực lần này và nếu có thể, đồng hành cùng những con người can đảm vì đất nước.

Đây không phải là lần đầu tiên ba tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư, Đặng Đình Bách và Bùi Văn Thuận tuyệt thực trong trại giam Số 6, Thanh Chương (Nghệ An).
Ông Trịnh Bá Tư (35 tuổi) là một nhà hoạt động vì quyền đất đai, bị tuyên án tám năm tù giam hồi năm 2020 với tội danh "phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước" cùng với mẹ và anh trai. vào tháng 6/2022, đã bị cán bộ trại giam đánh đập và tước đoạt quyền lợi cơ bản của tù nhân. Khi đó, ông Tư đã tuyệt thực Trịnh Bá Tư tuyệt thực trong 14 ngày cho đến ngày thăm gặp người thân.
Luật gia Đặng Đình Bách (46 tuổi), người đang thụ án tù năm năm tù giam về tội trốn thuế, tuyên bố tuyệt thực từ ngày 02/02/2024 để tiếp sức bạn tù cùng phòng khi đó là ông Trần Huỳnh Duy Thức nhằm đòi quyền lợi của tù nhân, cũng như phản đối việc bị đối xử hà khắc bởi cán bộ Trại giam số 6.
Ông Bùi Văn Thuận, 43 tuổi, đang thi hành bản án tám năm tù giam về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Ông đã tuyệt thực kéo dài năm ngày hồi tháng vừa qua nhằm phản đối chế độ giam giữ quá khắc nghiệt đối với tù nhân chính trị ở trại giam này.


Không Chừa! Công An Tra Hỏi Cả Trẻ Em Để Truy Tìm Tung Tích Nhà Hoạt Động Chính Trị


(Hình Fb Huệ Như: Nhà hoạt động Huệ Như.)
-Tình trạng người thân của các nhà hoạt động chính trị và dân chủ tại Việt Nam bị quấy rối, đàn áp tinh thần vẫn diễn ra phổ biến trong những năm qua. Tuy nhiên, gần đây, một số nhà hoạt động còn tố cáo rằng chính quyền ở một số địa phương còn tra hỏi cả trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành.

Truy Đến Cùng
Bà Đặng Thị Huệ, còn được biết đến với tên Huệ Như, là một cựu tù nhân lương tâm, từng bị kết án tù vì hoạt động phản đối các trạm thu lệ phí BOT bẩn. Sau khi mãn hạn tù vào đầu năm 2023, bà cho biết vẫn đối mặt với sự truy lùng liên tục từ công an tỉnh Thái Bình.
Theo lời kể của bà Huệ Như, công an đã mời chồng cũ và con trai chín tuổi của bà lên Ủy ban xã để hỏi thăm tung tích của bà:
"Họ quay sang con trai của tôi hỏi về cách thức để liên lạc với mẹ như thế nào, mẹ mua máy điện toán cho con rồi con nhận bằng cách nào, mẹ mua xe đạp cho con và con nhận ở đâu".

Những câu hỏi thẩm vấn từ phía công an với đứa con nít chín tuổi, theo bà Huệ Như, đã gây ra sự khủng hoảng tinh thần cho cháu bé:
"Tôi cho rằng đây là một hành động mà coi thường pháp luật của Công an Thái Bình cũng như là vi phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em vì cháu nó còn rất nhỏ, mới có chín tuổi. Cháu chưa thể nhận thức được việc làm của mẹ. Đây là một hành động xâm phạm và đàn áp tinh thần đối với một đứa trẻ còn nhỏ".
Việc công an tìm cách truy tìm thông tin về bà Huệ bằng cách tiếp cận cậu con trai, đã khiến bà Huệ đã phải cắt đứt mọi liên lạc với con, nhằm bảo đảm an toàn cho cháu, đồng thời tránh những tác động tiêu cực về tâm lý cho đứa trẻ.
Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) quyết liệt phản đối hành động này của công an Thái Bình:
"Tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Nếu như trước kia họ chỉ tiếp xúc với tôi và những người lớn thôi thì đến bây giờ họ đã tìm đến những đứa trẻ là con của tôi. Điều đó cho thấy sự điên cuồng của phía bên an ninh để truy tìm tung tích của tôi".


Chuyện Không Mới


(Ảnh do Nhân vật gởi cho RFA: Thư mời con của bà Uyên Thuỳ lên làm việc và thư kêu gọi đầu thú.)
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với gia đình bà Uyên Thuỳ - một thành viên của nhóm Hiến pháp hiện đang tị nạn ở Thái Lan.
Vào năm 2018, tám thành viên của nhóm Hiến pháp bị bắt giữ vì đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu với điều khoản cho Trung Quốc thuê đất đến 99 năm. Vì sự việc đó, bà Thùy phải chạy sang Thái Lan để lánh nạn. Tuy nhiên, việc bà rời khỏi Việt Nam, đã trở thành cái cớ để chính quyền "ra tay" sách nhiễu người thân trong gia đình của bà hiện còn đang ở trong nước.

Bà Uyên Thuỳ cho biết, vào đầu năm 2023, con gái của bà, mới 16 tuổi, bị xuất huyết não phải mổ khẩn cấp. Sau khi xuất viện về nhà, đang trong giai đoạn điều trị hồi phục thì công an ập vào nhà. Cụ thể, lúc đó là 4/3/2023. Họ vào và đọc giấy kêu gọi bà ra đầu thú ngay trước mặt đứa trẻ đang nằm trên giường bệnh:
"Nhà tôi không có phòng riêng nên khi bé ở nhà nhìn ra là thấy công an ập đến đọc lệnh đầu thú thì nó sợ quá, bị khủng hoảng tinh thần và bị sốc, lúc đó cả nhà đều hoảng loạn".
Sau đó, công an gởi giấy mời cho hai người con lớn của bà Uyên Thuỳ yêu cầu họ lên làm việc với công an thành phố Huế Điều này khiến con gái út của bà đang cần người chăm sóc sau ca phẫu thuật não phải ở nhà một mình:
"Khi đến làm việc thì họ hỏi tại sao không kêu mẹ về đầu thú. Câu thứ hai họ hỏi là có biết mẹ đã làm chuyện phạm tội với quốc gia hay không.

Tôi nghĩ rằng đây là một hành vi rất tàn bạo không thể chấp nhận được. Những chuyện đã làm với tôi cũng không bằng chuyện một bệnh nhi nằm trên giường bệnh mà lại hành xử như vậy khiến cho bệnh nhi một lần nữa bị nguy hiểm thì đó là một chế độ hết sức tàn bạo".
Không chỉ có các trường hợp của bà Uyên Thùy và bà Huệ Như mới xảy ra trong hai năm gần đây, RFA ghi nhận đã có rất nhiều sự việc sách nhiễu đã từng xảy ra trong những năm trước đó vói thân nhân của các nhà hoạt động. Cụ thể, hồi tháng 3/2020, thân nhân của nhiều nhà hoạt động bị công an triệu tập, thẩm vấn và gây áp lực với mục tiêu cô lập các nhà hoạt động chính trị. Trong số đó có mẹ của hai nhà hoạt động là Phạm Đoan Trang và Đường Văn Thái; Tháng 2/2019, một báo cáo ghi nhận trường hợp thân nhân của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình. Mẹ của ông Bình đã phải bị công an mời lên làm việc nhiều lần mà không có lý do chính đáng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sức khoẻ của một người mẹ đã ngoài 70 có con trai đang phải chịu án 14 năm tù giam.

Bình luận về tình trạng người thân của các nhà hoạt động bị sách nhiễu, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết về pháp lý, giấy mời làm việc của cơ quan công an có tính cách nhiệm ý. Người được mời có thể đến hoặc từ chối làm việc mà không phải chịu trách nhiệm gì.
Trong trường hợp bị sách nhiễu, người dân có thể làm đơn khiếu nại gởi đến thủ trưởng của cơ quan có nhân viên, cán bộ thực hiện hành vi sách nhiễu. Trường hợp khiếu nại không được giải quyết hoặc giải quyết không hợp tình, hợp lý, người dân có thể gởi khiếu nại lên cơ quan cấp trên.
Đồng thời, việc nhờ Luật sư cùng đồng hành trong quá trình làm việc với cơ quan công an (nếu có) hoặc khiếu nại cũng là giải pháp tốt nên lưu ý.


CSVN Sử Dụng Các Tổ Chức Tôn Giáo Được Nhà Nước Hậu Thuẫn Để Đàn Áp Các Nhóm Tôn Giáo Độc Lập


(Hình AFP / Nhac Nguyen - minh họa: Những người đi lễ chùa Cầu Đông ở Hà Nội hôm 26/5/2021.)
-Chính phủ Việt Nam đang sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để điều khiển, đe dọa và đàn áp các cộng đồng tôn giáo độc lập trong nước. Một báo cáo mới của Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF) của Mỹ vừa công bố vào ngày 27/9 đưa ra kết luận như vậy.
Báo cáo của uỷ ban độc lập lưỡng đảng Hoa kỳ trong báo cáo mới về nội dung tôn giáo do nhà nước kiểm soát và tự do tôn giáo ở Việt Nam đã chỉ ra cách mà Chính phủ Việt Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để giám sát, đe dọa và thậm chí là xóa sổ các tổ chức tôn giáo gốc và độc lập khác ra sao trong quá trình lịch sử hàng chục năm, nhất là sau chiến tranh Việt Nam 1975.

Theo báo cáo này, Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đã sử dụng ba tổ chức then chốt của Đảng và Chính phủ cùng nhiều điều luật bao trùm và ba chiến thuật để quản lý đời sống tôn giáo của người Việt qua sáu tổ chức tôn giáo được Chính phủ thừa nhận.
Sáu tổ chức tôn giáo được Chính phủ thừa nhận cho hoạt động ở Việt Nam bao gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chi phái Cao Đài 1997, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Ba tổ chức then chốt được Chính phủ sử dụng bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Công an.
Mặt trận Tổ quốc thực chất là thuộc Đảng Cộng sản và có nhiệm vụ phối hợp với Ban Dân vận Trung ương của Đảng để xác định các trường hợp nào là dị giáo, tôn giáo nào cần phải loại bỏ. Mặt trận Tổ quốc đã góp phần vào việc loại bỏ các nhóm tôn giáo nhỏ như đạo Hà Mòn, đạo Dương Văn Mình, Bà Cô Dợ.
Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Nội vụ và không có chức năng bảo vệ an ninh nhưng các lãnh đạo của cơ quan này đều có nguồn gốc từ Công an. Ban này có nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động tôn giáo, soạn thảo các luật, quy định về tôn giáo.

Bộ Công an thực thi các luật và quy định về tôn giáo. Theo báo cáo, Bộ Công an giám sát và đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập bằng cách bắt giữ, thẩm tra, đánh đập và đe dọa các tín đồ.
Các luật được chính quyền Việt Nam sử dụng thường để kiểm soát tôn giáo bao gồm Luật về Tôn giáo và Tín ngưỡng 2016, Luật Đất đai 2013, Bộ luật Hình sự 2015, Luật về Bảo vệ Bí mật Nhà nước 2018, Luật Xây dựng 2014.
Ba chiến thuật được chính quyền Việt Nam sử dụng bao gồm thay thế, kết nạp và thâm nhập. Bằng các chiến thuật này, Chính phủ Việt Nam xóa sổ các tổ chức tôn giáo gốc, lấy đất đai và cơ sở tôn giáo của họ, bắt người theo đạo phải bỏ đạo và tham gia vào các tổ chức tôn giáo của Nhà nước, kiểm soát các hoạt động tôn giáo rộng khắp, đàn áp tôn giáo không chỉ ở trong nước mà còn lan ra ngoại quốc.
Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng chiến thuật thay thế để xóa sổ những tổ chức tôn giáo cũ, lập các tổ chức tôn giáo mới và bắt những người theo đạo phải tham gia vào các tổ chức tôn giáo mới do Chính phủ kiểm soát.
Điều này đã xảy ra với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất khi giáo hội này bị chính quyền thay thế bằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không tuân thủ lệnh của chính quyền bị đàn áp, bắt bớ, tù đầy, có người bị tra tấn và chết trong tù, các cơ sở, đất đai của giáo hội này bị tịch thu hoặc bị phá.

Những người theo Phật giáo Khmer Krom ở miền Nam cũng chịu chung số phận khi họ bị bắt phải theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu không muốn bị đàn áp, bắt bớ và bỏ tù.
Chiến thuật thay thế cũng được áp dụng với Cao Đài Chơn Truyền khi tổ chức tôn giáo gốc này bị thay thế bằng Chi phái Cao Đài 1997; Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cũ cũng bị thay thế bằng Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo mới của Nhà nước. Những tín đồ của các tổ chức tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo gốc bị bắt phải tham gia giáo hội mới. Những người đến giờ vẫn tiếp tục theo giáo hội gốc phải đối mặt với tình trạng sách nhiễu và đàn áp thường xuyên.
Chiến thuật kết nạp (co-opting) được Chính phủ Việt Nam áp dụng chủ yếu với Hội thánh Tin Lành miền Bắc và miền Nam vốn là hai hội thánh gốc trước kia phổ biến cho những người H'mong ở phía Bắc theo Tin Lành và người Thượng theo Tin Lành ở Tây Nguyên. Chính phủ Việt Nam đã biến các hội thánh này thành các hội thánh bị Chính phủ kiểm soát hoàn toàn với những lãnh đạo của các hội thánh tuân thủ lệnh của Chính phủ và giữ im lặng khi những người theo đạo Tin Lành bị đàn áp. Báo cáo mới đưa ra dẫn chứng là các vụ đàn áp người H'mong ở Mường Nhé 2011, hay người Thượng ở Tây Nguyên vào các năm 2002, 2004, 2008.
Chiến thuật thâm nhập được Chính phủ Việt Nam áp dụng rõ rệt nhất đối với Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, theo báo cáo. Chiến thuật này được Chính phủ áp dụng khi họ không thể kiểm soát hoàn toàn tổ chức tôn giáo do mạng lưới rộng lớn tràn ra ngoài biên giới của Việt Nam. Chính phủ thành lập tổ chức tôn giáo giả danh và thành viên của tổ chức này cũng là thành viên của tổ chức gốc. Những người này sẽ có nhiệm vụ diễn giải các bài giảng và thực hành đạo theo cách mà Đảng Cộng sản muốn.

Chính quyền Việt Nam áp dụng chiến thuật thâm nhập phổ biến đối với đạo Công giáo - tổ chức tôn giáo độc lập duy nhất được Chính phủ công nhận. Chính phủ Việt Nam đã đưa người vào các hàng ngũ linh mục, giám mục Công giáo trong nhiều năm.
Những thành viên của các tổ chức tôn giáo giả do Chính phủ lập nên đã tấn công những linh mục và giáo dân dám lên tiếng chống bất công, đòi bảo vệ tự do tông giáo.
Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam sử dụng Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng 2016 thực chất là để đàn áp tự do tôn giáo khi các điều trong luật này bắt các tổ chức tôn giáo phải đăng ký các hoạt động với chính quyền, cung cấp cho chính quyền danh sách của các chức sắc và bổ nhiệm chức sắc. Luật cũng cho phép Ban Tôn giáo Chính phủ được quyền bãi miễn chức vụ của các chức sắc tôn giáo trong các nhóm tôn giáo được Chính phủ thừa nhận.

Luật Đất đai 2013 và Luật Xây dựng 2014 của Việt Nam đã khiến hàng trăm cơ sở và nhiều đất đai của của các tổ chức tôn giáo bị Chính phủ lấy sử dụng vô thời hạn, bị phá vì lý do lợi ích công cộng, trong khi các cơ sở tôn giáo khi muốn xây dựng bất cứ công trình gì trên đất của mình đều phải xin phép chính quyền địa phương.
Bộ luật Hình sự 2015 với các Điều 117 (tuyên truyền chống Chính phủ), Điều 331 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ) và Điều 116 (phá hoại chính sách đoàn kết) thường được sử dụng để kết án những người theo đạo thuộc các nhóm thiểu số, nhất là người Thượng và người H'mong.
Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước 2018 quy định các mức độ thông tin được coi là bí mật nhà nước từ 10, 20 đến 30 năm và Chính phủ giành quyền quyết định để kéo dài thời hạn này đến bất kỳ khi nào.
Theo báo cáo, vào tháng 11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký một quyết định xác định là Đảng Cộng sản đã đưa người vào các tổ chức tôn giáo và thông tin về những người này là bí mật Nhà nước.
Khoảng 27% dân số Việt Nam (tương đương khoảng 26,5 triệu người) là người theo đạo tính đến tháng 10/2023, theo thông tin từ báo cáo. Thống kê vào năm 2019 cho thấy người theo Công giáo chiếm khoảng 44,6% số người theo đạo ở Việt Nam, tiếp theo là Phật giáo chiếm 35%, Tin Lành chiếm khoảng 7%, các nhóm còn lại chiếm khoảng 13,4%.

Báo cáo của USCIRF kết luận cách làm của Chính phủ Việt Nam đang có ảnh hưởng tiêu cực đến tự do tôn giáo của Việt Nam, làm yếu đi các tổ chức tôn giáo độc lập.
USCIRF đã nhiều năm liên tục đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách các Quốc gia cần Quan tâm Đặc biệt về Tự do Tôn giáo (CPC). Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2022 mới đưa Việt Nam vào danh theo dõi đặc biệt.
Chính phủ Việt Nam phản đối việc bị xếp vào danh sách theo dõi đặc biệt và liên tục khẳng định luôn bảo đảm tự do tôn giáo, tin ngưỡng của người dân.


Hàng Chục Người Chết, Hàng Triệu Người Mất Điện Sau Khi Bão Helene Quét Qua Đông-Nam Hoa Kỳ


(Hình AFP: Một ngôi nhà bị hư hại trôi trong nước sau khi cơn bão Helene đổ bộ vào Steinhatchee, Florida, hôm 27/9/2024. Ít nhất 48 người thiệt mạng khi bão tràn qua các tiểu bang ở Đông-Nam Hoa Kỳ.)
-Bão Helene đã làm hàng chục người thiệt mạng và gây ra hàng tỉ Mỹ kim thiệt hại trên một vùng rộng lớn ở Đông-Nam Hoa Kỳ khi nó tràn qua, và khiến hơn 3 triệu người phải sống trong cảnh không có điện vào cuối tuần qua trong khi một số người vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi lũ lụt.
Bão Helene đổ bộ vào vùng Big Bend của Florida với cấp độ 4 vào cuối ngày 26/9 với sức gió lên tới 225 cây số/giờ và sau đó nhanh chóng di chuyển qua Georgia, North Carolina, South Carolina và Tennessee, đánh bật gốc cây, phá hủy nhà cửa và khiến các con suối và sông tràn bờ, đồng thời gây căng thẳng cho các con đập.

Vùng phía Tây của North Carolina về cơ bản đã bị cô lập do lở đất và lũ lụt khiến họ phải đóng cửa xa lộ liên tiểu bang I-40 và các tuyến đường khác.


(Hình REUTERS: Nhân viên cấp cứu khảo sát một đoạn lớn của xa lộ 105 bị lở do lụt gây ra trong bão Helene, ngoại ô Boone, North Carolina, 27/9/2024.)
Có hàng trăm cuộc giải cứu trên mặt nước mà kịch tính nhất là ở Địa hạt Unicoi ở vùng nông thôn thuộc miền Đông Tennessee, nơi hàng chục bệnh nhân và nhân viên được trực thăng giải cứu từ mái nhà của bệnh viện bị nước từ một con sông ngập lụt bao quanh.
Helene, hiện là một cơn bão hậu nhiệt đới, dự kiến sẽ tràn qua Thung lũng Tennessee vào ngày 28 và 29, theo Trung tâm Bão Quốc gia cho biết. Một số cảnh báo lũ lụt và lũ quét vẫn có hiệu lực ở một số vùng phía Nam và trung tâm khu vực núi Appalachian, trong khi cảnh báo gió lớn cũng được đưa ra cho một số vùng của Tennessee và Ohio.

Ít nhất 48 người đã thiệt mạng trong cơn bão; trong số đó có 3 lính cứu hỏa, 1 phụ nữ và cặp song sinh 1 tháng tuổi của cô ấy, cùng một phụ nữ 89 tuổi có ngôi nhà bị cây đổ đè trúng. Theo thống kê của hãng thông tấn AP, những người thiệt mạng được báo cáo ở Florida, Georgia, North Carolina, South Carolina và Virginia.
Tại khu vực Davis Islands giàu có ở Tampa, nơi các vận động viên ngôi sao như Derek Jeter và Tom Brady sinh sống, người dân vẫn đang tiếp tục dọn dẹp những gì mà cơn bão Helene để lại vào ngày 28/9.
Các khu phố ngay gần trung tâm thành phố Tampa và là nơi sinh sống của khoảng 5.000 người chưa bao giờ chứng kiến cơn bão dâng cao như vậy hôm 27/9. Không có ai thiệt mạng, nhưng nhà cửa, các cửa hàng và nhiều căn nhà đều bị ngập lụt.


(Hình REUTERS: Khu vực Steinhatchee, Florida, bị tàn phá bởi bão Helene, 27/9/2024.)
"Tôi không nghĩ là có ai mong đợi điều đó", Faith Pilafas nói với tờ Tampa Bay Times. "Chúng tôi đã quen với việc nghe nói nhiều về những cơn bão lớn và chưa bao giờ thực sự muốn cảm nhận tác động của nó. Vì vậy, đối với tất cả những người không rời khỏi hòn đảo, tôi nghĩ rằng họ chỉ mong đợi đây là một cơn bão bình thường, không có gì ghê gớm. Và thật bất ngờ, chúng tôi đã rất ngạc nhiên".
Một trận lở đất ở dãy núi Appalachian đã cuốn trôi một phần đường cao tốc liên bang tại ranh giới tiểu bang North Carolina - Tennessee.
Ông Ryan Cole, Phụ tá Giám đốc dịch vụ khẩn cấp tại Địa hạt Buncombe cho biết một trận lở đất khác đã làm hư hại các ngôi nhà ở North Carolina và những người ở đó đã phải chờ hơn 4 tiếng đồng hồ để được giải cứu. Trung tâm 911 của ông Cole đã nhận được hơn 3.300 cuộc gọi trong 8 tiếng đồng hồ vào ngày 27/9.
"Đây là điều mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong nhiều ngày và nhiều tuần tới", ông Cole nói.

Các nhà dự báo thời tiết cảnh báo rằng tình trạng lũ lụt ở North Carolina có thể tồi tệ hơn bất kỳ trận lũ nào từng xảy ra trong thế kỷ qua. Lực lượng Vệ binh Quốc gia tiểu bang Connecticut đã cử một chiếc trực thăng đến để hỗ trợ.
Helene là cơn bão được đặt tên thứ 8 trong mùa bão Đại Tây Dương, bắt đầu từ ngày 1/6. Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ đã dự đoán rằng mùa bão năm nay sẽ cao hơn mức trung bình do nhiệt độ đại dương ấm kỷ lục.


Chín Người Việt Bị Bắt Giữ ở Vọng Các Vì Bắt Cóc và Tống Tiền


(Hình AFP / Lillian Suwanrumpha - minh họa: Cảnh sát Giao thông Thái Lan tại một phố chợ đông đúc ở Vọng Các hôm 29/12/2023.)
-Một băng nhóm gồm 9 công dân Việt Nam đã bị bắt vì bắt cóc một người đàn ông Đài Loan và bạn gái người Thái của ông ta và tống tiền hơn 52.200 Mỹ kim (khoảng 1,7 triệu Baht Thái). Người đàn ông bị đánh đập dã man đến mức gần chết.
Tờ Khaosod phiên bản tiếng Anh dẫn thông tin từ cuộc họp báo được tổ chức tại Cục Di trú Thái Lan vào ngày 26/9/2024 cho hay, cuộc điều tra bắt đầu khi chính quyền nhận được thông tin về một nhóm tội phạm không rõ danh tính đã bắt giữ một phụ nữ Thái Lan và một người đàn ông Đài Loan và đòi tiền chuộc trong khi đe dọa giết và hành hung họ một cách dã man.
Sau đó, chính quyền xác định người phụ nữ Thái Lan là cô Suchada (33 tuổi) và người đàn ông Đài Loan là ông Li (21 tuổi).
Những nghi phạm là một nhóm công dân Việt Nam đang kinh doanh tại Thái Lan. Hoạt động của những người này tại Thái Lan có bao gồm giao dịch tiền kỹ thuật số. Cặp đôi này đã bị dụ đến một ngôi nhà tại Quận Chatuchak, Vọng Các.


(Hình VOA / Khaosod English: Khaosod English đưa tin 9 người Việt bị bắt giữ ở Vọng Các vì bắt cóc 2 người, 26/9/2024.)
Chín nghi phạm người Việt Nam bị bắt gồm các tên viết không dấu: Pham Van (40 tuổi - đội trưởng), Pham Ngoc (37 tuổi - đội phó), Nguyen Xuan (49 tuổi), Ngoc Phap (34 tuổi), Nguyen Ngọc (41 tuổi), Nguyen Thông (33 tuổi), Tran Vu (41 tuổi), Ngoc Tu 35 tuổi, Nguyen Hou (40 tuổi).
Cảnh sát đã thu giữ một khẩu súng lục Smith & Wesson cỡ nòng 22, cùng với 33 viên đạn và hai chiếc xe hơi làm bằng chứng.
Đại tá Cảnh sát Ratchachote Chotikun, Phó chỉ huy Cục Di trú, cho biết quá trình kiểm tra lý lịch cho thấy một trong 9 nghi phạm đã quá hạn thị thực và tất cả đều đã ra vào đất nước nhiều lần. Họ đã điều hành một đồn điền cần sa ở tỉnh Suphanburi và không có tiền án về các hoạt động tội phạm như vậy.

Khi kiểm tra lý lịch của ông Li, người ta phát giác ra rằng ông cũng đã không tuân thủ thị thực của mình. Ông cũng có lệnh bắt giữ vì tội hành hung ở Đài Loan, lệnh này đang được giải quyết riêng vì ông vừa là nạn nhân vừa là nghi phạm.
Cô Suchada thông báo với cảnh sát rằng cô là bạn gái của ông Li. Họ đã đến ngôi nhà của các nghi phạm cùng với một nhà môi giới người Thái để ông Li có thể mua 50.000 Mỹ kim (một loại tiền điện tử) trị giá khoảng 1,7 triệu Baht. Khi đến nơi, họ đã gặp Pham Ngoc và đàm phán về giao dịch.
Sau khi Pham Ngoc chuyển 50.000 Mỹ kim vào ví do ông Li cung cấp, ông Li không chuyển tiền Baht Thái Lan để đổi lại vì ông chỉ là người trung gian cho một người đàn ông tên là Dong. Ông Li đã cố gắng liên lạc với Dong, nhưng sau khi Dong nhận được tiền điện tử, ông ta đã cắt đứt mọi liên lạc.
Băng đảng người Việt đã bắt giữ cặp đôi này và đe dọa sẽ giết họ nếu họ không trả lại tiền. Theo thời gian trôi qua và tiền chuộc không được trả, ông Li chỉ có thể trả lại được 990 Mỹ kim. Sau đó, băng nhóm bắt đầu tấn công ông ta và dẫn ông ta đến một nhà kho ở tỉnh Suphanburi.
Tại đó, họ đánh ông bằng thanh kim loại, siết cổ bằng dây thừng và đe dọa sẽ cắt đứt ngón tay người đàn ông Đài Loan bằng kéo cắt vườn. Họ cũng đánh ông bằng súng lục và chĩa súng vào đầu, đe dọa sẽ giết ông và chôn ở đó nếu không lấy được tiền. Cuối cùng, cặp đôi này đã được đưa trở lại ngôi nhà nơi cảnh sát sau đó đã giải cứu họ.


Tin Việt Nam Hôm Nay
ADB Duyệt Khoản 2 Triệu Mỹ kim Giúp Việt Nam Khắc Phục Hậu Quả Bão Yagi


(Hình AFP / Nhac Nguyen: Quang cảnh thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sau bão Yagi hôm 8/9/2024.)
-Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) vừa duyệt một khoản 2 triệu Mỹ kim giúp Chính phủ Việt Nam khắc phục hậu quả cảu bão Yagi đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam hôm 7/9/2024 vừa qua.
Bão Yagi (còn gọi là cơn bão số 3) được coi là mạnh nhất trong vòng một thập kỷ qua ở Biển Đông khi vào Việt Nam đã gây mưa lớn dẫn đến lũ lụt và sạt lở đất ở nhiều nơi. Theo thống kê của Chính phủ, bão đã khiến ít nhất 337 người chết và mất tích, hơn 1.900 người bị thương. Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 2,6 tỉ Mỹ kim. Có tổng cộng 26 tỉnh của Việt Nam bị ảnh hưởng do cơn bão.
Thông báo của ADB dẫn lời của Giám đốc ADB tại Việt Nam - ông Shantanu Chakraborty cho biết khoản tiền hỗ trợ này sẽ giúp Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cung cấp các trợ giúp nhân đạo ngay lập tức. "ADB cam kết làm việc với Chính phủ trong việc phục hồi hậu thảm họa tại các tỉnh bị ảnh hưởng để xây lại tốt hơn và tăng cường khả năng chống chịu, vốn là điều quan trọng đối với các thảm họa thiên nhiên đang gia tăng".
Ngay sau khi bão tràn qua, Mỹ, Nam Hàn, Úc Ðại Lợi đã ngay lập tức cam kết tài trợ Việt Nam 5 triệu Mỹ kim khắc phục hậu quả của bão.


Cho Thôi Nhiệm Vụ Đại Biểu Quốc hội Với Phó Bí thư Thường Trực Tỉnh Lâm Đồng


(Hình VNN/Q.H: Phó Bí thư thường trực, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, ông Trần Đình Văn.)
-Truyền thông loan trong ngày 27/9/2024 cho hay Phó Bí thư thường trực, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, ông Trần Đình Văn vừa nhận quyết định thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa 15.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã có thông cáo như trên sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Văn.
Ông Văn, trước đó đã bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo. Ông này trong ngày 16/9 cũng đã gửi đơn xin thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội.
Việc cho thôi làm Đại biểu Quốc hội với ông Văn có liên quan đến những vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng khi để nhiều cán bộ, đảng viên bị xử phạt hình sự do có vi phạm, khuyết điểm trong vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại dự án Khu đô thị Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng và các địa phương, đơn vị có liên quan.

Những sai phạm trên được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu ra tại kỳ họp 45 diễn ra trong hai ngày 7 và 8/8 vừa qua.
Theo đó, Uỷ ban Kiểm tra đã chỉ rõ trách nhiệm của hàng loạt lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên, trong đó có ông Trần Đình Văn.
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án khu đô thị Đại Ninh, vào tháng 5/2024, Thủ tướng đã ra quyết định phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.
Lý do là Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng đối với ông Trần Văn Hiệp.
Vụ án này thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng, Tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.


Việt Nam Điều Tra Chống Bán Phá Giá Ván Sợi Gỗ Có Xuất Xứ Từ Thái Lan, Trung Quốc


(Hình Công Thương, minh họa: Sản phẩm gỗ ván sợi.)
-Các sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc bị cáo buộc bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất Việt.
Bộ Công thương Việt Nam trong ngày 25/9/2024 đã ra Quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc. Truyền thông nhà nước loan.
Năm doanh nghiệp Việt Nam đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, gồm: Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha; Công ty trách nhiệm hữu hạn Dongwha Việt Nam; Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị; Công ty Cổ phần Kim Tín MDF và Công ty Cổ phần Kim Tín MDF Đồng Phú.

Các doanh nghiệp này cáo buộc các sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc gồm: hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất cảng của các nước bị điều tra; thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Cũng trong ngày 25/9, Bộ Công thương quyết định gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc thêm ba tháng, hạn kết thúc điều tra sự việc là ngày 25/12/2024.

Trước đó, vào ngày 25/9/2023, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2494/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc sau khi ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm tháp điện gió từ Trung Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Việt.

Không có nhận xét nào: