Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Triều Tiên phóng tên lửa là có mục đích khác?



alt
Triều Tiên vẫn liều lĩnh hay đó là chiến thuật?
Có vẻ Triều Tiên phóng tên lửa không đơn giản là thử nghiệm. Vẫn không thể loại trừ khả năng Kim Jong-un phóng tên lửa thách thức ông Trump. Trước đó, vào rạng sáng 14/5, Triều Tiên đã tiếp tục phóng thử một tên lửa nữa.Ngay lập tức Nhật Bản và Hàn Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ với hành động này của Triều Tiên.<!>


Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, quả tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng vào sáng sớm nay đã bay được khoảng hơn 700 km và với khoảng cách bay như vậy, chứng tỏ vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng đã thành công.

Chính quyền Seoul cho biết đang phân tích thêm những thông tin chi tiết về vụ phóng thử tên lửa mới nhất này và cho rằng đây là hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng đối với chính quyền mới tại Hàn Quốc.
Tân Tổng thống Moon Jae-in đã lên tiếng phê phán Bình Nhưỡng, coi việc phóng thử tên lửa là hành động đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực và đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Trong khi đó, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thì lên tiếng: "Vào lúc 5h28 phút sáng 14/5 (giờ địa phương) Triều Tiên tiến hành một vụ phóng tên lửa từ bờ biển phía tây quận Kusung, tỉnh Pyongan.
Tên lửa đã bay 30 phút và khoảng cách bay là 800 km, sau đó rơi xuống vùng biển Nhật Bản”.

Thủ tướng Shinzo Abe gọi hành động của Bình Nhưỡng là hoàn toàn không thể chấp nhận được và cho biết sự khiêu khích gia tăng của Triều Tiên đã được Tokyo dự kiến.
Ông Abe khẳng định Nhật Bản sẽ hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc để làm tất cả những gì có thể nhằm bảo đảm an toàn cho người dân.
Tuy nhiên, trái với thông lệ, ngược với đồng minh, phản ứng của Washington với vụ phóng tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng lại tỏ ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những phản ứng tương tự trong thời gian gần đây, đặc biệt không có việc đe doạ trừng phạt quân sự với Triều Tiên.

Nhà Trắng tuyên bố: “Triều Tiên là một mối đe dọa rõ rệt trong một thời gian dài và Mỹ sẽ duy trì cam kết cứng rắn, nhằm sát cánh với các đồng minh trong bối cảnh đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ Triều Tiên.
Hãy để hành động khiêu khích mới nhất của Bình Nhưỡng là lời kêu gọi tất cả các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa chống lại Triều Tiên".

Cho dù Nhà Trắng cho biết là tên lửa Triều Tiên vừa phóng thử sáng nay bay “sát Nga hơn là gần Nhật”, còn Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) xác nhận không phải Triều Tiên phóng thử tên lửa liên lục địa và không đe dọa tới Mỹ, song không thể không hoài nghi phía sau phản ứng có vẻ khác thường của Mỹ trong trường hợp này.

Điều gì khiến Washington có những thay đổi như vậy?

Theo giới phân tích thì có thể nhận diện lý do khiến Washington thay đổi cách ứng xử trước hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng nằm trong tính chất của việc phóng thử tên lửa và thời điểm phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Có thể nhận định rằng, bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á vẫn còn căng thẳng bởi chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, nhưng đỉnh điểm của sự căng thẳng đã trôi qua, khi “Ngày Thái Dương” tại xứ Bắc Hàn trôi qua yên bình và tiếp theo là những quả tên lửa xịt được phóng đi.

Đặc biệt, khi Washington hết kiên nhẫn chịu đựng với sự khiêu khích của Kim Jong-un và Bình Nhưỡng hết kiên nhẫn chờ đợi sự trừng phạt của Donald Trump, thì ngòi nổ đã không được châm lửa, mà lại được tháo ra, bằng sự kết nối giữa Washington và Bình Nhưỡng thông qua kênh ngoại giao 1.5 – đàm phán không chính thức.
Đây được cho là nước đi “tốt cho Mỹ, lợi cho Triều”, nhưng chưa hẳn đã là mong muốn của các đồng minh của cả hai bên.
Nga – Trung được cho là có thể buông Triều Tiên nếu Kim Jong-un không bớt ngông nghênh, nhưng thực ra là họ muốn sử dụng hành động của nhà lãnh đạo trẻ tại xứ Bắc Hàn để tạo thế cho họ trong cạnh tranh nước lớn.

Khi Washington và Bình Nhưỡng kết nối trực tiếp sẽ phá hỏng ý đồ của Nga - Trung, do vậy Kim Jong-un có thể gặp bất lợi trong quan hệ với Bắc Kinh và Moscow ở tình huống này.
Còn với Nhật Bản và Hàn Quốc, việc Washington kết nối trực tiếp với Bình Nhưỡng có thể giúp giảm nguy cơ bất ổn, song cái thế của Seoul và Tokyo trong quan hệ với Washington sẽ kém đi, nếu lợi ích Mỹ không được gia tăng từ các đồng minh chiến lược này.

Chỉ 1 tỷ USD trả chi việc lắp đặt THAAD mà Seoul còn không chịu trả thì làm sao những lợi ích khác trong khu vực có thể được các đồng minh gia tăng cho Mỹ, nếu tình hình tại khu vực yên bình.
Đây là nỗi thất vọng với chính quyền Trump và có thể Washington sẽ tìm cách nhắc nhở đồng minh.

Vì vậy, không loại trừ khả năng Kim Jong-un phóng tên lửa thách thức Trump là nhằm giúp gia tăng lợi ích cho Mỹ từ các đồng minh, bởi Bình Nhưỡng càng nguy hiểm thì Trump càng dễ ra giá với đồng minh.
Ngược lại, việc phóng thử tên lửa, nhưng không làm hại tới Mỹ, đảm bảo cho Bình Nhưỡng giữ được thế tốt nhất với Nga - Trung, trước khi có đột phá thực sự trong quan hệ Mỹ - Triều với những cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên.

Phải chăng đó cũng là lý do Kim Jong-un cho phóng tên lửa chào mừng Hội nghị “Vành đai và con đường” đang diễn ra tại Bắc Kinh và hướng bay của tên lửa lại hướng về Nga.

Không có nhận xét nào: