Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

MÓc NGOẶC - (24 - 27)

Long về đến nhà đã hơn 5 giờ chiều. Sau gần 3 tiếng đồng hồ chạy máy chạy xe mà mùi rượu còn phản phất chưa hết hẳn.
Mẹ anh hỏi:
- Con đi nhậu hả. Tắm lẹ rồi lên ăn cơm chiều. Tự nảy giờ cả nhà nhóng nhóng chờ con đó chứ như mọi hôm thì đã ăn trước rồi.
- Vậy thì ăn luôn đi, ăn xong rồi tắm sau cũng được mà.
Em chàng nhắc:
- Thím Hai Bầu chắc đang chờ anh đó.<!>
Cơm nước xong Long lận theo cây đèn pin rồi thả bộ xuống xóm dưới. Nhà chú Hai Bầu ở cùng phía nhà Long, hai nhà cách nhau hơn 2 cây số Long đến nơi thì trời đã nhá nhem tối. Vừa bước vào nhà chưa kịp chào hỏi là cô Anh đã la chói lói:
- Anh đi đâu mà giờ nầy mới về hả? Hẹn người ta chiều gặp mà tối mò mới dzìa tới.
Long phân trần:
- Con Nhanh chỉ nói thím Hai muốn gặp tôi chiều nay thôi, còn mấy giờ thì đâu có nói rỏ, hơn nữa tôi cũng đâu có biết cô về nhà chơi, vậy làm sao tôi biết đường mà mò. Với lại bạn bè lâu lâu mới gặp lại có đứa nào chịu để cho tôi về sớm? Thím Hai còn ở nhà không? Hay là có chuyện ra ngoài rồi?
Cô Anh vẫn còn cằn nhằn:
- Tìm má tôi làm gì? Nói chuyện đó với tôi cũng được dzậy.
- Nói với cô cũng được nhưng mà nói đứng hay nói ngồi đây?
Cô Anh phì cười:
- Anh bắt lỗi người ta cũng ác lắm chớ chơi sao. Quên mời vô nhà ngồi cũng cự nữa. Vậy thì mời anh vô nhà ngồi, có cần uống nước trà hông thì tôi đi pha?
Long muốn không cười cũng hổng được mời nước cho khách như cô Anh thì trên đời chỉ có một mà thôi. Cho nên anh vừa ngồi xuống ghế vừa nói:
- Cám ơn cô, uống nước trà của cô pha tôi sợ phỏng miệng lắm. Cho phép tôi hút thuốc là được rồi...
Long bắt đầu trình bày từng chi tiết nhỏ về 2 bộ cột mà chú Mười có, anh kể lại y chang như cái hợp đồng đã nói qua với cô hiệu trưởng Lài ở trường anh Tấn, cuối cùng Long nói thêm:
- Bộ cột mà chú Mười nhờ tôi tìm dùm người mua đó, nó lớn gấp đôi bộ cột nhà cô đang ở mà nó suông đuột lại cao hơn nhiều. Ta nói nhìn thấy là mát con mắt liền. Cô hiệu trưởng của thằng bạn tôi đồng ý mua 4 ngàn rồi đó. Nếu cô thích thì tôi đem bộ còn lại về cho cô xem, còn như xem rồi mà không muốn mua cũng hổng sao. Có điều cô muốn xem thì phải xin cái giấy giới thiệu mua cây về cất nhà do phường chứng thì tôi mới chở cột đến cho cô xem được...
Cô Anh nghe xong thì mĩm cười nửa miệng:
- Bốn ngàn thôi mà anh làm như nhiều lắm dzậy. Còn mấy cái giấy giới thiệu đó thì có gì đáng nói đâu? Anh muốn lấy giờ nào thì tôi đem về cho anh giờ đó. Nếu mà bộ cột của anh giới thiệu nó tốt thiệt thì bao nhiêu tôi cũng mua...
Long quên là cô nầy hôm đổi tiền đã ôm hơn chục ngàn, mà tiền làm không mệt thì xài đâu có xót dạ, đâu cần phải suy tính.
Anh hơi hối hận gì đã ra giá quá thấp...
Tám giờ sáng hôm sau Long tới nhà Tấn. Hai cô giáo còn đến sớm hơn anh đang ngồi ăn bún cá. Cô Phấn kéo tay áo ra xem đồng hồ:
- Trể 2 phút rồi đó. Phạt anh 2 tô bún cá ăn hết 2 tô thì khỏi trả tiền còn ăn không hết thì cảm phiền trả tiền 4 tô nghen.
Long nghe cá độ như vậy thì cười ngất:
- Trời ơi! Ai mà đem lúa đổ vô bồ tui dzậy ta? Nói thiệt với cô hôm qua nhậu xỉn quá nên sáng nầy thức hơi trể một tí bởi dzị tui chưa có ăn sáng
ai dè tới đây được cô bao cho một lượt 2 tô thì còn gì bằng. Cám ơn nghen.
- Mới sáng sớm mà anh ăn nổi 2 tô bún hả? Cô Phụng lên tiếng.
- Sợ rồi à? Muốn rút lại lời nói còn kịp mà còn như muốn tiếp tục đấu thì tui hoan hô 2 tay...
Cô Phụng cười:
- Cá thì cá chứ sợ anh à? Hai đứa em có thua thì mỗi đứa trả thêm cho anh một tô là cùng. Em sợ anh thua thì hết tiền ăn xôi đó.
Chị Sáu cũng phụ họa:
- Hay là chị làm cho chú tô nhỏ nhỏ thôi coi bộ chắc ăn hơn. Tô đầy quá coi chừng chú thua thiệt à...
- Chị làm tô bình thường đi, cho thêm cá nhiều nhiều một chút nó mà ngon như hôm qua thì 3 tô em dứt cũng hết chứ 2 tô mà nhằm nhò gì. Mấy ngày nay hên thiệt...
Ăn xong 2 tô bún Long đang ngồi nhâm nhi cà phê thuốc hút thì Tấn về tới:
- Giấy giới thiệu nè, chừng nào mầy mới trở lên đây?
- Để coi. Nhưng chắc chắn là trong tuần nầy...
Hai cô giáo đang đi lại trả tiền cho chị Sáu nhưng Long cản lại:
- Chị lấy tiền bún của 2 cô đó thôi, phần của em để em trả...
Khoảng 11 giờ là bọn chàng đã về tới Thứ Ba:
- Hai cô lên chợ chơi chút đi cho giản gân giản cốt, tôi đến phòng GD một lát rồi mình về trường. Muốn ăn gì thêm dằn bụng thì ăn, mình còn chừng 4 tiếng đồng hồ nữa mới về tới nhà.
Long trở lại phòng GD Thằng Mạnh đi Tây Yên, thằng Tường đi Đông Thạnh công tác chỉ có Út Nhứt ở nhà thôi vừa thấy mặt Long Út Nhứt lên tiếng liền:
- Tình hình chường mầy thế nào gồi? Nhắm nhận nuôi dùm tao 4 GV mới nữa được hông. Cái thằng Năm Tu hổng làm được tích sự gì hết hôm qua tao xuống dưới thấy tụi nó còn một đống đang ở không cho nên tao để thằng Tường ở lại giúp tụi nó, mà cái thằng đó cũng lờ khờ lắm hổng biết làm nên cơm cháo gì hông nữa nên tao đem 4 đứa về đây.
- Tôi về đây là để báo cáo với chú. Ấp Cán Gáo vừa dựng xong 1 phòng học nhưng tôi chưa có GV, vậy để tôi lấy bớt 2 người, chừng nào lo xong Kinh 15 thì lên rước thêm nữa. Bây giờ đem về hết 4 người rồi 2 người kia để đâu đây? Dân Y hay ủy ban cũng đều không được. Còn nhà dân thì lúc nầy kinh tế khó khăn dể gì họ chịu nuôi không. Cực chẵng đả họ mới nuôi dùm thầy cô giáo của con mình, còn cô giáo thầy giáo ở nơi khác thì vô phương nhờ...
Út Nhứt cố vớt vát:
- Hay là cho tụi nó ở tạm chong mấy cái nhà tập thể đi. Được hông?
- Nhà tập thể còn chết lớn nữa. Nó nhỏ bằng cái bụm tay, giường ngủ chôn chưn đống tạm bằng cây tràm và ván vụn, hay bằng tre chẻ miếng mà nó lại nhỏ xíu bằng cái lổ mũi con chuột lắc hai người ngủ là đã chật rồi cho thêm 2 người nữa có nước nằm chồng lên nhau chứ ngủ nghê gì được.
- Hay là mầy lấy 1 phòng học ở Thứ 11 làm thêm cái nhà tập thể đi, ở đó mầy dư tới 4 phòng trống lận mà...
Hết đường từ chối Long đành phải dắt về thêm 2 cô Bắc Kỳ nho nhỏ dể thương tên Thy và Mi cùng với 2 anh chàng người Việt gốc dân tộc Khơ-Me có cái tên bất hủ Danh Sa Manh và Danh Quyền.

Đến thứ 10 Cô Phấn và Cô Phụng ghé nhà trọ . Còn lại năm người vừa về đến chợ Thứ 11 là đã nghe chuyện không hay rồi.
Hoàng kể:
- Cô Thư không biết đụng độ thế nào với bà Quý bên dân y mà 2 người chửi nhau tắt bếp.
Long cười ngất:
- Cô giáo ốc tiêu đó làm sao mà dám chửi lộn với người ta, mà cho dù có đi gây lộn thì có nước nghe người ta chửi chứ làm sao mà chửi bằng người ta được.
- Anh lầm rồi đó. Mà lần nầy lầm nặng nữa là khác. Cô ta nhỏ con nhưng rộng họng chửi lại thanh tao có dần có điệu làm thiên hạ bu lại coi như coi hát cải lương dzậy, đã ghê...
Vậy là mình đã rơi vào cảnh chẵng đặng đừng rồi. Không muốn làm nhà tập thể cũng phải làm. Không còn mặt mủi nào để nhờ người ta cho ăn nhờ ở đậu thêm nữa. Chàng cũng không muốn truy cứu xem phần lỗi về ai mà chỉ lặng lẻ qua dân y xin lỗi rồi đem cô Thư gởi tạm chung với cô Hoa.
Còn 2 cô Bắc Kỳ nho nhỏ cũng đem tới nhà dì của Hoàng mà gởi đở một đêm.
Hai anh chàng Khơ-Me thì Long kêu họ đâu bàn lại làm chổ cho 3 người ngủ tạm một đêm trong phòng học...
Sáng hôm sau Long dắt 4 người xuống ấp Cán Gáo thu học trò và chọn ngày khai giảng.
Hai cô Bắc Kỳ được phân công dạy ở ấp Cán Gáo còn lại Danh Sa Manh và Danh Quyền đành cho ở tạm trong cái phòng học trống vài hôm.

Kinh 15 không nhớ là người ta tính như thế nào khi đặt tên nó.
Miệt Thứ thì đến thứ 11 là hết rồi cũng không nghe nói có thứ 12 ở đâu, lại cũng không biết có kinh 14 hay kinh 16 không nữa mà chỉ biết vỏn vẹn có Kinh 15 thôi.
Từ Thứ 11 đi về hướng Thới Bình chừng 6 cây số thì đụng vàm kinh 15 quẹo vô khoảng hơn 4 cây số mới có nhà dân.
Ấp Kinh 15 chỉ vỏn vẹn với 17 căn nhà, có chừng một trăm người lớn nhỏ đang sống ở đó mà thôi.
Dân ở đây chuyên sống nhờ rừng tràm họ chỉ làm ruộng ít công để có đủ gạo ăn trọn năm, cây ăn trái hay khóm cũng được trồng rất ít, họ chuyên môn đi rừng tùy theo mùa có khi gác ong lấy mật, bẩy thú rừng, đốn cây, lấy củi. Nhà cửa bằng cây tràm và lá tàu nhưng lại rất khang trang. Vậy mà từ lớn tới nhỏ một chữ bẻ đôi cũng không có.
Nếu bạn là dân Sài Gòn hay ở một tỉnh lỵ nào đó được phân công về dạy ở Kinh 15 thì cầm bằng coi như bị đày đi Côn Đảo.
Chưa nói tới vấn đề nước uống dưới kinh thì nước đỏ au vì màu của vỏ và lá cây tràm, không mặn mà có vị hơi chát chát phản phất chút hương thơm, có người cho đó là mùi hôi hôi do lá cây mục gây ra, thơm hay hôi cũng tùy theo khứu giác của từng người.
Người ta đào giếng để lấy nước uống và xài. Nước giếng trong hơn và có màu nhạt hơn nhiều...
Muỗi ở chợ Thứ 11 đã khủng khiếp rồi vô kinh 15 thì không còn gì để nói, để tả nữa.
Đường đi xa xôi vạn dặm. Từ Sài Gòn về Rạch Giá mất hết một ngày xe. Thêm 1 ngày đi đò nữa mới về tới Thứ 11 lại phải chờ thêm 1 ngày sau nữa mới bơi xuồng vô Kinh 15 được bởi vì chiều xuống mà bơi xuồng dưới kinh thì thế nào cũng bị muỗi rinh đi mất xác...
Những người dân trong kinh 15 nhà nào cũng có vỏ máy và ít nhất cũng có một hay hai chiếc xuồng...
Long ngừng ở căn nhà thứ 5 từ ngoài đếm vô theo như lời Sáu Siêng chỉ dẫn đó là nhà của Ba Rắn Hổ tổ đảng kinh 15.
Anh không vội lên bờ mà tới nói với 2 người GV Khờ-Me:
- Chắc tôi không cất trường ở đây đâu. Đường đã xa mà lại vắng tanh nữa, ở trong nầy buồn chết đi được ai mà chịu nổi. Hay là mình trở về chợ Thứ 11 đi rồi tính sau.
Danh Sa Manh phản đối liền:
- Thì lên đó đại đi, cất được trường thì tụi tui ở lại dạy cũng được mà, chổ quê nội tui ra tới chợ cũng hơn chục cây số vậy mà họ sống cũng được có chết ai đâu? Chỉ khác ở đó không có rừng còn ở đây thì rừng cây mịch mùng.
Long đưa mắt nhìn Danh Quyền anh ta cũng nói:
- Thì thử lên đại đi coi sao đã. Hổm nay chạy từ trường nầy qua trường khác mà hổng được gì, tui cũng nản lòng quá. Hổng lẻ bỏ về nhà sao?
Ba người leo lên nhà Ba Rắn Hổ.
Anh ta trạc ngoài 30 tuổi có nghề bắt rắn hổ cha truyền con nối với bài thuốc trị rắn cắn hay thần sầu quỷ khóc. Nếu người nào chẵn may bị rắn độc cắn mà chở tới nhà anh lúc còn nuốt nước miếng được thì anh đổ thuốc hết liền tức khắc, còn như cái miệng cứng đờ phải cạy ra đổ thuốc nửa trong nửa ngoài thì năm ăn năm thua. Hên xui...
Anh Ba cho biết:
- 17 Gia đình sống ở ấp nầy đều là bà con thân thuộc bạn bè chí cốt với nhau không có người lạ nào vô đây hết.
Từ hôm các ấp khác ở ngoài bờ sáng có chường học tới nay người nào cũng chông chờ trên phòng GD cử người đến đây để dạy học, nhưng mà như nắng hạn chờ mưa, thầy giáo vẫn bặt vô âm tính, không thấy bóng dáng đâu...
Long phân bua:
- Các cô thầy giáo đa số sống ở tỉnh thành họ khó có thể sống nổi nơi đây cho nên phòng GD lựa mãi mới có được 2 anh thầy giáo nầy tương đối có thể ở đây lâu dài mà dạy dổ cho các em bé. Vậy mọi sự nhờ bà con giúp đở chổ ăn, chổ ở và cất cho một cái phòng học...
17 Gia đình tuy sống riêng rẻ nhưng lại rất đồng lòng hiếm thấy.
Họ không cần xin giấy vô rừng tràm đốn cây vì nó ở sát một bên nhà cách chừng vài trăm mét. Ở đó còn có 3 trại cưa, cưa củi đem ra chợ bán.
Dưới kinh cây lá mộc lềnh khênh cho nên người ta hứa trong vòng 3 ngày sẻ cất xong một phòng học.
Ba người đến từng nhà để ghi tên học sinh. Có em đã 16, 17 tuổi rồi mà vào học cùng các em 6,7 tuổi thì chúng hơi mắc cở hổng muốn vô rốt cuộc chỉ thu được 21 em mà thôi.
Với số lượng học sinh quá ít như vậy Long chỉ có thể phân công 1 người ở lại đó để dạy. Nhưng mà 2 anh thầy giáo người Khơ-Me hình như đều khoái Kinh 15 nên ai cũng muốn ở lại. Vì vậy Long nói:
- Mỗi bạn luân phiên ở trong nầy 1 tháng. Một tháng ở chợ Thứ11 làm GV dự khuyết thế lớp khi cần. Đầu tháng tôi chở người vào đổi chổ...
Long đem Danh Quyền đến giao cho Hoàng rồi dặn:
- Hỏi dì em cho gởi nhờ vài bửa. Tôi xuống Thứ 10 có chuyện cần làm, chừng nào trở về thì mới tính tới chổ ở lâu dài được. Muốn phân công anh ta làm việc gì tạm đở thì tùy em.
Long đến nhà chú Mười để bàn tính chuyện đem bộ cột đi bán. Chú đang xả cây đống chỏng anh hỏi:
- Chú bán một cái chỏng ngủ nầy bao nhiêu vậy?
- Gẻ mà. Cái lớn $7 cái nhỏ $5 có vạt tính thêm vạt lớn $1,50 vạt nhỏ $1. Dân mình ở đây ít ai xài chỏng nhỏ lắm, lâu lâu mới có người đặt mua...

Bộ cột được chất lên chiếc tam bản mui trần của chú. Phía trên để 20 cây mầm tươi vừa mới đốn mấy hôm trước. Long đưa trước cho chú $1000:
- Chú lấy trước bây nhiêu đây được hông? Tôi phải thủ theo nhiều nhiều một chút hổng biết tụi kiểm lâm nó chặt bao nhiêu tiền thuế nữa.
Chú Mười vui vẻ trả lời:
- Hổng sao đâu, tui còn tưởng thầy giáo chở lại mới chả tiền chứ, đâu có vè đưa chước cũng bộn quá chớ chơi sao.
Long cười cười:
- Mua bán phải tiền trao cháo múc chứ chú. Trả thiếu là tui đã ngại rồi nhưng mà mượn của ông già được có bây nhiêu thôi nên đành phải xin thiếu lại. À mà chú cho tui đặt 6 cái chỏng nhỏ có vạt luôn nghen...

Chiếc ghe mui trần của chú Mười chắc chở được cở hơn 500 gịa lúa. Trước đây chú dùng ghe nầy để chở củi lên miệt trên bán. Bộ cột nhà chất lên, chưa được 1/3 ghe nên nhìn nó còn nổi hêu.
Sau lái ghe được đặt cái máy dầu Yanma F 7. Vì cái ghe khá lớn nên thằng Sang con chú hổng dám chạy trong kinh ban đêm vì thế mà trời chưa tối là nó đã đem ghe ra bờ sáng đậu rồi.
Cái mui cụt phía sau lái được lót sạp bằng phẳng rộng rải có thể giăng được cái mùng lớn để ngủ. Sang hỏi:
- Anh muốn khởi hành mấy giờ đêm nay?
- Thường thường em đi bán củi khởi hành mấy giờ.
Sang vừa kéo bọc thuốc rê ra vấn hút vừa trả lời:
- Hồi trước năm 75 thì đi ban ngày không dám đi ban đêm sợ bị máy bay hoặc tàu tuần bắn lầm. Sau nầy đi ban đêm cho nó mát nhưng mà ngang trạm kiểm lâm thì phải đậu lại chờ sáng cho tui nó coi để tụi nó định thuế. Vượt trạm bị bắt nó tính thuế gấp đôi. Vì vậy tụi em ngủ ở đây gần 4 giờ sáng nghe còi tàu thứ 11 bóp là bắt đầu khởi hành...

Chiếc ghe lớn tổ chảng nên nó chạy cà rịch cà tang hai người thay phiên nhau cầm lái, phải gần 4 tiếng đồng hồ sau nó mới tới Thứ Ba.
Long kêu thằng Sang tìm khoảng trống mà cặp vô bờ để anh đi tìm tên trưởng trạm bàn thử xem coi nó có bớt được chút thuế nào không.
Long bước vào trạm kiểm lâm, thằng Tâm còn đang ngồi phì phà điếu thuốc Vàm Cỏ trên môi:
- Đi đâu mà sớm dữ dzậy cha nội?
Tâm hất hàm hỏi.
- Định rủ ông ăn sáng chơi chớ đi đâu? Mà ông ăn uống gì chưa?
Tâm cười lớn:
- Ăn gồi cũng phải đi ăn nữa chứ, lâu lâu mới được thầy giáo mời ăn sáng một lần mà...
- Lâu cái con khỉ. Mới nhậu với 7 Bữu hôm tuần rồi còn nóng hổi.
Thằng Tâm bước theo Long qua quán hủ tiếu kế bên vừa đi vừa nói:
- Nhắc mới nhớ nghen, hôm gồi anh hứa chỉ tui kiếm tiền gụ vậy bửa nay gảnh nói được chưa?
Long cười lớn:
- Thì đi ăn sáng uống cà phê xong rồi tui chỉ cho làm gì gấp dữ dzị.
Thằng Tâm liếc mắt nhìn Long:
- Hôm nay ông gủ tôi đó nghen. Đừng có tính tiền học cho tui hổng được đâu đó tui đang kẹt đạn à...
Ăn uống xong Long kéo Tâm lại chiếc ghe cây của chú Mười, đưa cái giấy giới thiệu mua cây cất nhà cho nó xem rồi hỏi:
- Ông coi thử xem cái ghe nầy phải nộp bao nhiêu tiền thuế.
Thằng Tâm đang vạch mấy cây mầm trên mặt thì Sang từ trong mui đi ra:
- Anh Tâm lóng gày khoẻ hông dzậy?
Tâm la lên:
- Ủa! Cái ghe nầy của mầy hả? Chú Mười đâu?
- Ổng ở nhà, ghe cây nầy bán cho bạn của thầy giáo nhưng mà người ta không có phương tiện chở về nên tụi tui chở về chợ dùm.
Sang trả lời.
- Tụi tui chở mướn cho ông già vợ anh Tấn, người mà hôm trước nhậu chung với mình đó. Tính thử coi có bớt được cho ổng chút nào hông. Long tiếp lời.
Thằng Tâm đúng là dân chuyên nghiệp nó vừa cười vừa nói:
- Cái ghe của chú Mười nầy thì quen quá gồi. Ghe nầy lúc chước chở hơn 60 thước củi mà lần nào tui cũng tính bớt cho ổng hết chỉ đóng thuế có 50 thước thôi. Còn cái đống cây của bạn anh, phía dưới là bộ cột nhà lớn bây giờ giá chắc phải hai ngàn đồng. Rồi đám tràm mầm nầy nữa nhưng mà nghỉ tình độ nhậu hôm gồi tui tính cho ổng cái giá $1600 thôi, tức là phải nộp $400 tiền thuế.
Long ôm bụng cười rủ rượi:
- Ông nội ơi! Ông tính giá trên trời dưới đất rồi bớt xuống y chang. Ông hỏi thử thằng Sang coi chú Mười bán cái ghe cây nầy cho thằng bạn tôi bao nhiêu thì biết. Nhưng thôi, ông theo tôi lên đây đi, tôi chỉ ông cách kiếm tiền "gụ"...
Hai người lên ngồi dưới gốc cây dừa lửa móc thuốc ra hút:
- Làm cách nào ông nói mẹ nó ga cho tui nghe coi. Úp úp mở mở hoài làm tui sốt guột thấy bà cố.
Long rít một hơi thuốc dài lấy trớn rồi nói một lèo:
- Chuyện dể như ăn cơm sườn. Tui lấy thí dụ cụ thể cho nghe nè. Như cái ghe cây nầy nghen. Có 2 cách cho ông lụm tiền. Ông quy định người ta đống $400 tiền thuế. Ủy ban huyện được $400 ông được mấy đồng?
Thằng Tâm nhìn Long trân trối, ngạc nhiên trước câu hỏi ngớ ngẩn:
- Làm cán bộ thu thuế ghi biên nhận bao nhiêu tiền thì nộp lại bấy nhiêu, tôi có được đồng nào đâu mà cha hỏi móc họng quá.
- Vậy mới có chuyện nói chứ. Tôi chỉ ông 2 cách lụm tiền còn chọn cách nào thì tùy ông.
Cái ghe cây nầy ông định $400 thuế rồi ra biên lai cho người ta cầm, tiền thì đem nộp cho ủy ban còn ông thì không được cắc nào hết đúng hông?
Nhưng nếu ông ra biên lai thuế cho người ta $200 thôi thì chắc chắn người ta sẻ đưa lại cho ông $100 như vậy họ cũng bớt được $100.
Cách thứ nhì ông ngồi trên ghe cho người ta qua trạm. Qua trạm rồi chắc chắn họ sẻ trả phân nửa tiền công cho ông. Mà ông nghỉ xem kiểm lâm ngồi trên ghe cây thì công an kinh tế hay quản lý thị trường có dám gọi lại hỏi giấy đóng thuế không?
Tâm suy nghĩ một hồi mới nói:
- Anh nói cũng có lý lắm. Kiểm lâm phụ trách kiểm soát cây gừng. Công an kinh tế không bao giờ xâm phạm qua lảnh vực nầy. Nhưng mà làm sao nói với chủ ghe được đây chứ?
Long cười cười:
- Cái đó phải coi cái tài của ông tui làm sao mà chỉ ông được? Còn bây giờ muốn ra biên lai thuế hay là muốn ngồi ghe qua trạm?
Thằng Tâm cười lớn:
- Anh cho tôi có giang ghe anh qua Tắc Cậu chơi thử đi.
- Vậy thì xin mời bạn hiền xuống ghe.
Thằng Tâm vổ vai Long khen:
- Anh hay lắm...
Thằng Tâm ngồi trên mui ghe qua trạm kiểm lâm nó còn ngóng cổ lên để ý tìm 2 thẳng đệ tử nhưng chắc tụi kia đi uống cà phê hay tán dóc ở đâu rồi. Gần tới trạm kiểm soát Xẻo Rô Long dặn:
- Nếu lở tụi thằng Tới nó kêu tấp vô thì ông nói "tôi không đủ tiền nọp thuế nên mượn ông theo qua Tắc Cậu lấy dùm để tôi khỏi mất công quay trở lại".
Tâm quả quyết:
- Khỏi lo, cái nầy có chỉ thị gỏ gàng, nó mà làng chàng là tui xử đẹp. Nắm cái chạm kiểm soát đó nó mập như con heo còn tui xẹp lép như con tép anh không thấy sao?
Cái dự đoán của Long và Tâm đúng bon. Tụi công an ở trạm kiểm soát không hề để ý ngó ngàng tới ghe cây mà tụi nó chỉ kêu mấy chiếc vỏ máy, vỏ đò ghé vô trạm cho chúng nó kiểm soát mà thu thuế...
Gần 11 giờ sáng là họ đã đến chợ Tắc Cậu. Long dặn Sang:
- Em coi chừng ghe, anh đi thanh toán tiền thuế rồi mình mới đi giao cây cho ngươi ta. Có đói bụng thì lên bờ làm đở ổ bánh mì thịt, giao cây xong rồi thì mình mới đi ăn cơm...
Thằng Tâm theo Long vô quán cà phê mà thấp tha thấp thỏm:
- Ông làm cái gì như gà mắc đẻ dzậy? Tìm chổ ngồi đi tui đưa tiền cho ông liền. Long nói.
- Bỏ trạm tự nảy giờ tui hơi lo.
Long vừa móc bóp đưa tiền cho Tâm vừa cười cười:
- Cha sợ tui nói dzỏm chứ gì. Hổng ai làm dzị đâu, mai mốt có người nào rủ ông thì ông cứ tin tưởng họ. Mấy người đó họ luôn luôn cần sự "giúp đở" của ông mà...
Thằng Tâm cầm $200 thì vọt lẹ, nhảy xuống đón đò Thứ Ba rồi dong tuốt về không kịp ăn uống gì hết...

Anh Tấn hôm đó về nhà sớm hơn mọi ngày là có ý chờ Long, vừa gặp mặt anh hỏi dồn:
- Thể nào? Hôm nay có chở cột lên hông vậy?
-Có chứ sao không. Anh theo tôi chỉ đường tới nhà cô Lài dùm. Chiếc ghe cây đang đậu dưới bến chợ.
Tấn mừng rở ra mặt:
-Thiệt à! Vậy mầy chia tao bao nhiêu tiền cò?
- Anh đòi bao nhiêu?
Tấn cười cười nhìn Long trả lời:
- $100 được hông dzậy?
Thấy Long lặng thinh anh hạ giá xuống liền:
- Vậy thì $50 cũng được. Lúc nầy khổ quá mầy ơi.
Long thấy nhói trong tim nhưng cũng cười cười trả lời:
- Hôm trước tôi có nói "để tôi dụ mấy thằng kiểm lâm rồi lấy tiền thuế cho anh". Hồi nảy nó bớt hết phân nữa tiền thuế rồi.
Tấn hỏi dồn tới:
- Nhưng mà thực tế được bao nhiêu sao mầy hổng nói...
Long cười hì hì
- Để đem cây lên rồi nói luôn cũng chưa muộn mà...
Ba người hì hụt di chuyển ghe cây lên bờ. Nhìn bộ cột lớn bành ky suông đuột từ gốc chí ngọn má con cô Lài cười híp mắt hai người không kỳ kèo thêm bớt gì cả mà còn chặt dừa tươi pha nước đá cho 3 người giải khác.
Về nhà Tấn, Long nhét $200 vào túi bạn rồi cười cười:
- Phân nửa tiền thuế của anh đó.
Long cũng cho 2 thằng con anh Tấn mổi thằng $20:
- Chú cho con sắm đồ tết muộn.
Thằng lớn không hiểu ý Long muốn nói gì nhưng thấy tiền là nó mừng rở chạy vội đi khoe má nó...

Hai anh em neo ghe dưới bến chợ rồi lên quán tự đải cho mình một bửa ăn ngon lành. Ăn xong Long dặn:
- Em chờ ở đây để anh mua ít đồ đem về dưới xài nghen.
Thằng Sang theo hỏi:
- Anh định mua cái gì vậy?
Long cười lớn :
- Bị thiên hạ đuổi nhà nên sắm đồ ra riêng.
- Em cũng sắp ra riêng nè. Anh mua cái gì thì cho em bắt chước với...
Hai người khệ nệ rinh nồi niêu soong chão chén tô sô đựng nước...rồi hỉ hả cười quay máy chạy về nhà...
Ngồi cầm lái trên mui ghe thằng Sang thỏ thẻ:
- Anh ráng tìm chổ giải cho em thêm một bộ cột nữa để sắm đồ đạt trong nhà coi cho mát con mắt nghen....

Hơn sáu giờ chiều chiếc ghe của Sang mới về tới nhà. Long định moi cây đèn pin trong ba-lô ra để lội bộ về trường còn đồ đạc thì gởi lại đó, ngày mai sẻ đem vỏ máy xuống chở về. Chú Mười lên tiếng cản lại:
- Chời tối mò lại chưa có hột cơm nào chong bụng mà thầy giáo định đi dzìa chển sao? Ở lại đây đi tui đã kêu vợ thằng Sang làm thịt con gà mái tơ gồi, mình làm lai gai sáng mai tụi nhỏ sẻ đưa thầy về...

Ở Miệt Thứ ban đêm mà muốn ăn uống nhậu nhẹt thì phải ung khói cho bớt muỗi còn không biết cách ung thì hổng tài nào ngồi yên với tụi nó...
Nhưng dù cho có giỏi cách mấy đi nữa lâu lâu khói hạ bớt một tí là bị họ hàng nhà muỗi đột kích liền. Mỗi lần bất ngờ bị đột kịch là Long nhảy dựng lên y như hồi nhỏ đi chích thuốc ngừa dzị. Nhưng mà muỗi miệt Thứ dù có dữ tới đâu cũng không bằng rượu đế. Hể vớt vô từ 1 sị trở lên là muỗi không dám tới gần, mà dù cho nó có tới gần bu cả bầy đi nữa thì chúng cũng bị gục tại chổ mà thôi. Dân nhậu không hề hấn gì hết vẫn cười nói rân trời dậy đất...
Chú Mười từ hôm "giải phóng" tới nay cũng chở mấy chuyến củi rồi nhưng vì lớp tiền dầu chợ đen mắc mỏ lại thêm phải đóng 25% thuế xuất huyện nên cũng chả có còn lời lóm bao nhiêu, chú kẹt phải đi bán củi là vì tình nghĩa lối xóm, bà con cần "thanh tán" dùm số củi mà họ đã bỏ công vô rừng đốn về. Bởi vì lúc đó thương lái mua bán củi không thấy đâu nữa.
Vì vậy mà khi nghe Long kể tới đoạn bớt được phân nữa tiền thuế chú mừng lắm:
- Lần sau chở củi đi bán tui sẻ tìm nó mà thương lượng, đở được đồng nào hay đồng nấy...

Chú Mười đóng xong 2 cái chỏng cây thì Long đã chuẩn bị xong căn nhà tập thể ở trong trường.
Danh Quyền rất giỏi về các chuyện lặt vặt anh ta theo Long đi vào trạm kiểm lâm trong kinh Hản xin mớ cây tràm rồi dọn sạch cỏ cái mương sau trường bắt cầu làm chổ lấy nước tắm giặt, mua 2 cái phuy không, cưa nắp làm thùng chứa nước, mua 1 cái kiệu chứa nước mưa để uống.
Dân y sở hữu cái bồn chứa nước mưa của thời VNCH để lại lớn vô cùng mà chỉ có 4 người xài nên Long cũng qua xin về uống ké...
Chổ ở ổn định xong rồi Long mới trở lên Thứ 10 bàn về bộ cột còn lại.
Rút kinh nghiệm kỳ trước lần nầy Long nhờ chú đốn cho 100 cây tràm mới chất đầy trên mặt, phủ dầy lên bộ cột tới mấy lớp. Dầy tới độ kéo sơ 2, 3 cây phía trên cũng chưa thấy tăm hơi bộ cột phía dưới.
Vậy mà khi tới trạm thằng Tâm vẫn định giá $400 tiền thuế:
Nó cười hì hì:
- Người khác thì tui hổng chắc nhưng mà ai quen với anh tui cũng bảo đảm phía dưới đáy ghe là bộ cột nhà, còn bộ cột đó lớn hay nhỏ phải moi lên mới biết được. Nhưng thôi mình tính y như kỳ rồi đi nghen.
Long không có ý định qua mặt dân kiểm lâm chuyên nghiệp mà chỉ lo tụi công an kinh tế hay kiểm soát thị trường của huyện Châu Thành kêu lại xét thì có chuyện phiền phức rắc rối. Cho nên anh cười cười trả lời:
- Ai mà vẽ bùa trước cửa lỗ ban bao giờ. Tui đâu có nói cái ghe nầy chở toàn là tràm cừ không đâu. Chuyện tui lo là tụi công an ở mấy cái trạm trên huyện Châu Thành kìa. Nó mà buồn buồn kêu lại hỏi biên lai thuế thì bỏ bú. Cho nên tui định nói với ông. Ông cứ xem như đây là ghe tràm cừ đi, rồi ra biên lai thuế cho tui $100 thôi. Nếu nó có hỏi mình có giấy mà trình.
Thằng Tâm trợn mắt hỏi lại:
- Vậy thì anh đưa cho tui bao nhiêu?
- Hồi nảy bồ mới nói "Tính như kỳ rồi đi". Vậy thì tui phải đưa riêng cho bồ $200 chứ ít hơn thì coi sao được?
Thằng Tâm khóai chí cười vang:
- Vậy mới đúng điệu bạn bè chứ...

Cái lo của Long hơi thừa cho nên $100 rơi xuống sông không sủi bọt. Ghe cây về tới nhà không có thằng công an nào thèm ngó ngàn tới. Chỉ có bà Bầu Anh thì khóai chí cười không khép miệng.
Thiệt tình mà nói tiền móc ngoặc không đổ mồ hôi, không mệt mỏi người ta xài không hề đắn đo suy tính. Chắc là Long cũng không ngoại lệ.
Cô Anh móc bốn ngàn đưa cái rụp cũng không cần đếm xem Long có giao đủ số cột đã ghi trong giấy hôm trước hay không.
Còn lại 100 cây tràm cừ Long đem ngâm nước để phía sau nhà mình.
Anh đưa cho má mình giữ hai ngàn để chi xài trong nhà, một ngàn dấu lại chổ cũ trong mấy cuốn sách vì hơn năm tháng nay, sau ngày đổi tiền chỉ có chi ra chứ không hề có cất vô lần nào, tuy là có móc đầu nầy sờ đầu kia chút đỉnh nhưng nó lại nằm tùm lum, tùm la không nhớ hết chổ nào để mà rờ.
Số tiền còn lại thì nhét vô cái ngăn bí mật trong ba-lô một ít dằn túi đem theo xài...
Chở cột đem bán thấy dể ăn nhưng lại không tìm ra người mua cho nên sau 2 chuyến hàng Long lại thất nghiệp nằm không ở trường.

Năm học đầu tiên thời CS họ chưa phân phát sách giáo khoa cho học sinh mà chỉ phát cho GV thôi.
Ở An Biên Mạnh đang làm cán bộ phổ thông, Tường phụ trách bổ túc văn hóa. Nhưng mà trường lớp còn xây dựng chưa xong thì nói chi tới cái chuyện xem xét hay kiểm tra coi các cô thầy dạy dỗ tới đâu. Hơn nữa học sinh ở thôn quê học theo mùa.
Lúc vào mùa lúa dù là mùa cấy hay mùa gặt thì học sinh cũng nghỉ học liên tục có đứa ở nhà cả nửa tháng để phụ gia đình. Hết đứa nầy đến đứa khác luân phiên nhau cho nên vào ngày mùa là lớp học vắng hoe còn không đầy phân nửa lớp.
Vùng quê đa số dân chúng chỉ yêu cầu dạy cho con mình biết đọc, biết viết biết làm bốn phép tính là đũ rồi. Còn những môn học khác họ đều không quan tâm tới.
Sách giáo khoa mới.
Trời ơi! Đọc vài bài là đã phát điên rồi. Những bài tập đọc cho con nít lớp 2 nặng mùi chém giết, không tìm đâu ra một bài học có tính cách giáo dục hay một ý tưởng về lòng nhân ái con người. Vì vậy mà Long không hề xem xét thử xem các cô thầy dạy dỗ ra sao. Cái yêu cầu đơn giản được nêu ra trong những buổi họp GV toàn trường là chỉ dạy đọc viết và toán mà thôi...

Ở không quởn quá sanh tật. Mới đầu Long chỉ qua dân y đi uống cà phê chơi với Dữ sau thì đi nhậu có khi về cửa hàng thuốc tây ngủ trưa cho êm, bởi vì cái nhà tập thể ban ngày học sinh làm ồn ào vô cùng.
Dân ở thôn quê kể cả Long mổi khi trái gió trở trời nhức đầu sổ mũi, nhẹ thì xức dầu nhị thiên đường, nặng hơn chút thì cạo gió xông hơi, còn bịnh nặng thì ra tiệm thuốc bắc hay tiệm tạp hóa mua chai thuốc "ngoại cảm lộ" hiệu Thần Nông uống vào là xong ngay. Nặng lắm nằm liệt giường liệt chiếu thì mua "tiêu ban lộ" hiệu con nai đen. Nếu không hết bịnh nữa thì mới chở ra bệnh viện trị thuốc tây. Rất ít người xử dụng thuốc tây mà trị những bịnh thông thường...
Cửa hàng thuốc tây của Dữ có cũng như không. Nó vắng tanh như chùa bà Đanh không có ma nào tới viếng cho nên vô đó ngủ trưa là thượng sách.

Cuộc đời đang an nhàn thư thái thì đùng một cái cô Hoa xích mích với bà chị dâu đòi ra riêng. Mà hể cô ra khỏi nhà anh Khải thì phải kéo theo cô Bắc Kỳ Như.
Nhưng chuyện cô ra riêng chả có gì quan trọng vì hôm mua giường để ngủ Long đã dự trù trước nên đặt tới 6 cái giường, mới lấy có 2 còn gởi lại nhà chú Mười 4 cái. Dụng cụ nhà bếp thì bên nhà Long có sẵn chàng chỉ ra điều kiện là 4 người thay phiên nhau nấu ăn chung nhưng cô Thư nói:
- Mấy anh đàn ông con giai làm sao biết làm đồ ăn. Hai đứa em nấu ăn còn hai anh lo dọn dẹp...
Vậy là điểm Thứ 11 lúc đó có 2 căn nhà tập thể.
Đầu tháng kỳ nầy Long về phòng thì có hơn chục người xin quá giang để về thăm nhà.
- Lượt đi thì được lượt về thì phải đi đò à nghen. Trường mình bây giờ đông người lắm, chở gạo không là đã khẳm vỏ máy rồi. Chở thêm mười mấy mạng nữa các bạn chắc phải đeo theo hai bên ghe để đi quá...
Nhưng các cô thầy đâu ai có ý định quá giang lượt về. Họ đều muốn ở nhà chơi đến hết tuần mới xuống cho nên tất cả đồng ca bản "hổng thèm"...

Chiều thứ 7 họp phòng, mua nhu yếu phẩm xong Long và Quyền trở qua nhà cô Hoa để rước nàng về thì gặp vợ chồng chị Hương đến thăm.
Gia đình bên chồng Hương ở Sài Gòn trước năm 75 chồng chị là cán sự Y Tá nên đi học cải tạo chỉ có mấy ngày thôi. Nhưng mà ở đất Sài Gòn dính chân Ngụy lại không có việc làm cho nên 2 vợ chồng rụt rịch bị đưa đi kinh tế mới. Sợ quá họ cuốn gói về quê vợ...
Gặp được dân Ngụy đội lốp thầy giáo anh Hạnh chồng chị Hương mừng lắm nên rủ ở lại nhậu làm quen.
Còn ba cô Hoa cũng nghe cô ta nhắc nhiều về Long lắm, ông cũng hết lòng lên tiếng mời ở lại chơi.
Hết đường từ chối Long và Quyền bèn khiêng hết đồ đạt lên nhà, anh sợ để nguyên dưới bến thiên hạ ghét mà lấy đi thì báo đời...
Trong bốn người thì Danh Quyền thuộc hàng cao thủ rượu đế. Uống hết chai 1 lít mà mặt vẫn đen mun không hề đổi sắc trong khi ông hai Thiên đã rút dù:
- Tụi cháu cứ tự do uống đi bác không hợp thứ nầy. Rượu Pháp hay Mỹ thì được, nước mắt quê hương thì bác đầu hàng.
Anh Hạnh và Long mặt đỏ như Quan Công. Hạnh bắt đầu than vắn thở dài chuyện khó khăn từ ngày mất nước tới nay. Con đường "bát đi" không lối thoát trước mắt. Anh tâm sự:
- Nhà tui hồi trước có tiệm bán thuốc tây lẻ, tuy nó nhỏ ở trong hẻm nhưng mà cũng đủ sống còn bây giờ thuốc tây bị quản lý sạch sẻ không mua được nên phải dẹp tiệm. Tui đành theo bà xã về quê coi có làm được cái gì không. Gia đình tui trên đó hổng có quen ai theo "cách mạng" hết nên mấy đứa em tui không vô được cơ quan nào cả. Chắc là phải đem tụi nó về đây đăng ký học sư phạm khóa tới cho rồi...

Còn lại 3 người vừa uống lai rai vừa tâm sự chuyện đời, uống chưa hết nửa chai mới thì anh Hạnh quẹo ngang trên bàn đúng là "cuộc vui chưa trọn". Long và Quyền đàng phải trải cao su ngủ trên sạp cái vỏ máy của mình.
Cái vỏ máy đó các GV thường đi quá giang nên Long đã nhờ chú Mười đóng cho cái sạp bằng ván tràm, lót bằng phẳng từ mủi đến tận lái.
Hai người đánh một giấc dài cho đến khi người đi xay lúa ồn ào vang dậy thì mới giật mình thức giấc.
Quán cà phê kế bên nhà cô Hoa đã mở cửa đón khách đi xay lúa từ lâu. Long và Quyền leo lên làm đở tô cháo lòng lót bụng rồi mới trở lại nhà cô Hoa chờ cô ta thức giấc để cùng nhau lên đường về Thứ 11.
Anh Hạnh cũng đã thức giấc đang ngồi bóp trán hỏi má vợ:
- Má Năm có thuốc nhức đầu hông cho con 2 viên coi. Sao mà nó nhức như búa bổ dzậy hổng biết nữa.
- Chắc hôm qua anh đi đường mệt, lại lâu ngày không uống gụ đế nên bị nhức ̣đầu chứ gì. Má Năm còn thuốc hông dzị. Chị Hương hỏi.
-Thuốc Tây hả? Bây giờ muốn mua thuốc mất công lắm phải lội lại nhà thằng cha trưởng ấp cho nó chứng đơn rồi mới qua cửa hàng thuốc tây bên chợ mua mới được. Thôi bây xức đở dầu cù là đi.
Anh Hạnh vừa thoa miếng dầu cù là lên 2 bên thái dương vừa lắc đầu:
- Vậy mà tui tưởng trong nầy đở hơn trên Sài Gòn chứ ai dè cũng "địch xà nia" y chang như hình vẽ.
Thấy tình cảnh đó Long chợt nhớ tới cái cửa hàng thuốc tây của thằng Dữ đang bị ế chỏng gọng nên vội lên tiếng:
- Bác muốn mua thuốc nhức đầu loại gì? Nói cho cháu biết đi, hôm nào trở lên cháu mua cho một mớ để dành xài. Cửa hàng thuốc tây chổ cháu ở có nhiều lắm...
Má Năm chưa kịp trả lời thì anh Hạnh hỏi tới:
- Có những thứ thuốc khác hông vậy? Rồi anh có quen với người ta hông mà đòi mua dùm?
Long cười cười:
- Thuốc thì nhiều thứ lắm, nghe thằng bạn tôi nói nó bán cũng ế, ở dưới đó không ai xài thuốc tây người ta quen thuốc tàu rồi. Còn mua được nhiều hay ít giá cả bao nhiêu thiệt tình tôi không thể nói trước được.
Anh Hạnh nghe tới đó thì hết nhức đầu:
- Anh về dưới nói nhỏ với bạn anh bán mớ thuốc tây đó cho tui đi.
Chuyện luồng lách đồ trong cửa hàng đem ra ngoài bán bây giờ Long đã quen rồi và cũng có chút kinh nghiệm nên anh thông thả nói:
- Chuyến nầy tôi về dưới đó sẻ ghi cho anh tất cả các thứ thuốc mà bạn tôi có, rồi gởi lên cho anh xem, anh cho tôi cái giá mà anh có thể mua vô để tôi xem thử coi có bán cho anh được không...

Trưa hôm đó về đến trường sau khi phát lương và phân phối nhu yếu xong Long ra của hàng thuốc tây tìm Dữ anh hỏi nhỏ:
- Ê bồ Tèo! Bạn có biết thuốc tây để lâu quá không xài sẻ bị quá hạn xử dụng hông dzậy?
Thằng Dữ cười rân:
- Tôi dân Ngụy còn sót lại mà, ông tưởng chuyện đó tui hổng biết sao? Nhưng mà dân mình dù cho có hết hạn cũng uống như thường nó chỉ kém hiệu nghiệm thôi chứ đâu có gì dữ dội. Nhưng tôi đâu có dám lấy nhiều để cho nó quá hạn lâu ngày. Kỳ tới chắc là không đi nhận thuốc nữa rồi. Đâu có ai xài thuốc tây mà đem về ̣đây cho mất công, lảnh rồi cũng mang trả lại chứ tiền đâu mà thanh toán cho ty?

Nghe Dữ trả lời như vậy Long khoái chí tử:
- Nói nghe nè! Ông bán hết mấy thứ thuốc đó cho tui đi. Tui sẻ tìm mối bán ra chợ. Tiền lời chia đôi chịu hông?

Cô Hoa phụ Long chép lại tất cả các thứ thuốc có trong hóa đơn mà Dữ đưa cho vào quyển tập học trò. Chiều tối Long đến nhà anh chủ đò Rạch Sỏi nhờ chuyển dùm cuốn tập đó về Thứ Ba cho anh Hạnh...
Hai tuần lễ sau sau anh ba chủ đò đem cuốn tập đưa lại cho Long:
- Ông Hai Thiên gởi cho thầy nè.
Anh mở ra xem thì thấy trong đó ghi đầy đủ giá cả những món thuốc mà cửa hàng thuốc tây đang có.
Anh đến tìm Dữ:
- Ông cho tui xem lại cái hóa đơn mua thuốc hôm trước được không?
- Được chứ. Nhưng họ quy định giá bán ra cho dân chúng cao hơn giá mua ở huyện là 15%. Anh đã hỏi thử người ta coi họ mua lại của mình mỗi thứ giá bao nhiêu chưa?
Long đưa quyển tập cho Dữ xem cái giá mà anh Hạnh có thể mua vào:
- Ông thấy nó chênh lệch chứ? Phần đó tui và ông chia đôi. Lấy thuốc xong tui giao tiền cho ông liền. Trên đường đem đi bán nếu bị công an kinh tế bắt đống thuế hay tịch thu tôi chịu một mình, không dính dáng gì tới ông hết. Đồng ý không?
- Đồng ý cái rụp, nhưng mà mình làm thử ít ít, từ từ coi ra sao đã...
Long cười cười:
- Thì phải vậy rồi. Ăn uống cái gì cũng từ từ chứ chộp rộp mắc nghẹn thấy bà cố...

Lần đầu tiên đi bán thuốc Long chở theo cô Hoa, hai người mang cái ba-lô và cái túi xách tay đầy thuốc tây đem lên giao cho Hạnh.
Khúc sông từ Thứ 11 lên Thứ Ba không có trạm kiểm soát kinh tế nào trên bờ sáng cả, mà họ chỉ đặt các trạm kiểm lâm ở phía trong mỗi đầu kinh thôi cho nên rất an toàn. Nhưng từ Thứ Ba về Sài Gòn thì thiên nan vạn khổ.
Nếu anh Hạnh không là anh rể của cô Hoa thì chắc Long không bận tâm tới chuyện làm sao anh ta mang thuốc về Sài Gòn được. Chỉ cần giao thuốc rồi lấy tiền tại chổ là xong phần mình.
Nhưng vì là chổ quen biết, vì buổi nhậu hôm trước cũng vì vợ chồng anh xin trả trước phân nửa còn phân nửa sau thì khi trở xuống mới thanh toán, cho nên Long mới nghĩ cách để anh mang thuốc về Sài Gòn an toàn...
Long đề nghị hai người nên cùng đi với nhau. Anh đưa cho mỗi người một tờ giấy nghỉ phép của trường (lúc đó chưa làm giấy chứng minh nhân dân) nên đi đường hay ở địa phương chỉ cần giấy xác nhận hay giấy phép của cơ quan mình đang công tác là được rồi. Nói rỏ hơn giấy nào cũng được hể có cái mộc đỏ đỏ là được rồi. Nếu gặp công an xét bất tử thì chìa nó ra nói là giấy đi phép về thăm gia đình rồi cầm túi đồ lên nói với nó mình chỉ có mang quần áo cá nhân trong túi xách hay trong cái ba-lô đó mà thôi, có khi nó còn không cần đụng tới chứ đừng nói chi nhóng thử xem nặng nhẹ ra sao.
Thật ra lúc đó tụi quản lý thị trường và công an kinh tế chưa xét gắt gao cho lắm, chúng chỉ kiểm soát các mặt hàng thiết yếu với số lượng nhiều mà thôi , nhưng để chắc ăn Long và cô Hoa đưa hai người qua khỏi trạm xẻo rô tới Tắc Cậu mới trở về.
Thiết lập được cái đường dây tiêu thụ thuốc Tây tuy không hốt nhiều tiền, lại còn phải chia tam xẻ tứ nhưng có tiền xài thoải mái không phải móc tiền dấu trong ngăn bí mật của cái ba-lô ra là Long khoái rồi. Còn cô Hoa khoái tỉ tê cười híp mắt mỗi khi được rủ về Thứ Ba.
Làm được vài chuyến trót lọt thì gần đến ngày bải trường.
Trước khi đống cửa các trường học 3 tháng. Long đến từng nơi gởi gấm cơ sở vật chất cho các tổ đảng và phụ huynh học sinh. Hẹn với họ 3 tháng sau sẻ trở lại khai giảng tiếp tục cho năm học mới.
Hôm từ giả anh Ba Rắn Hổ trong Kinh 15 cũng làm một trận long trời lở đất. Ba Rắn Hổ cũng thích anh lắm nên khi về anh ta dúi cho Long một lít mật ong làm quà...

Năm học đầu tiên thời CS không làm tổng kết. Mà ở An Biên dù có muốn làm cũng đâu có gì để mà làm. Mỗi điểm trường có ngày khai giảng khác nhau, dạy khác nhau, học khác nhau thì có gì để mà tổng kết. Nó đâu có khai giảng đồng loạt như ngoài thị xã hay trục lộ giao thông.
Cho nên tới ngày bãi trường là thầy cô giáo được phép về nhà.
Ngày xưa có 3 tháng hè. Thời CS học sinh cũng còn nghỉ hè 3 tháng nhưng GV thì không. Họ chỉ được về nhà 1 tháng rưởi mà thôi. Một tháng kia phải đi học khóa bồi dưởng chính trị và nghiệp vụ chuyên môn.
Lại còn phải xuống trường trước nửa tháng để chuẩn bị sửa chửa cơ sở vật chất, sẵn sàng khai giảng năm học mới...
Còn hiệu trưởng ở An Biên có người chỉ được nghỉ nửa tháng mà thôi họ phải theo cán bộ phòng ra ty GD học trước 1 tháng ở đó, rồi mới về huyện hướng dẫn điều khiển họp tổ.
An Biên lúc đó có 8 xã và thị trấn Thứ Ba nhưng được phân ra 11 trường cấp 1 và 1 trường cấp 2. Út Nhứt dự trù chia ra 12 tổ để hướng dẫn thảo luận trong khóa học, nên phải đưa ra ty 12 người để học trước. Cán bộ phòng có 6 người gồm Út Nhứt, Mạnh, Tường và 3 cán bộ ngoài Bắc mới đưa vào được gọi là "cán bô A chi viện". Còn thiếu 6 mạng Út Nhứt kéo đầu 6 thằng hiệu trưởng đi theo cho đủ số. Xui xẻo Long, Đáng, Bảy Bữu 3 thằng đều bị dính chấu...
Không có cái gì đau khổ hơn bằng chuyện đi học chánh trị trong lúc các đồng nghiệp khác ở nhà rông chơi nghỉ hè trốn nắng. Năm 75 học chánh trị không cần phải nhớ. Cứ kéo rộng lổ tai bên nầy cho nó chun vô rồi banh cái lổ tai bên kia cho nó bay ra. Buồn ngủ thì lấy dầu nhị thiên đường trét vô mắt. Coi vậy mà hổng sao. Lần nầy thì đúng là chết một cửa tứ.
Sáu cán bộ phòng của An Biên thì Út Nhứt ghi chép không được nên ông ta chỉ chịu trách nhiệm một bài học mà y đã thuộc lòng hồi lúc còn trong bưng đó là "3 dòng thác cách mạng". Mà chánh trị phải học cả chục bài do bên tỉnh ủy giảng. Tuy là bài học có in ra trên giấy để phát cho học viên nhưng học để nhớ nếu không nhớ cũng chả sao đàng nầy học để về huyện giảng lại thì bắt buộc phải nhớ bài thì giảng lại mới được cho nên Út Nhứt cần có người thế mạng, học dùm, giảng dùm.
"Ba anh A chi Viện" từ Bắc mới vào nói trọ trẹ nghe không nổi chẵng giống Tư Thọ chút nào mà hơn 300 GV An Biên lúc đó đa số là người Nam nên Út Nhứt sợ họ nghe không được vì chính ông ta khi nói chuyện với 3 người kia còn trở ngại huống hồ là anh em GV. Vì vậy mà ông ta cũng kéo đầu 3 thằng thầy giáo Ngụy vô thế mạng để tiếp hai đứa Ngụy ở phòng đang học về chuyên môn lẫn cả chính trị...
Bỏ trường bỏ lớp đã lâu ngày, học lại là chán ngáy rồi, đằng nầy lại bắt học những cái mình không muốn biết, hướng dẫn những thứ mình ghét cay ghét đắng thì đúng là khổ nạn.
Độc hại hơn nữa là phải giảng những điều trái ngược với lòng, phải vo tròn bóp méo những cái mà mình được học hỏi lúc còn thơ...
Những điều đó cũng là một trong nhiều lý do khiến Long bỏ nước trốn đi sau nầy...
Những học viên ở những huyện khác ở trọ nơi nào không rỏ. Nhưng 12 học viên ở An Biên thì Út Nhứt ngủ bên tỉnh ủy, Long, Mạnh, Bảy Bữu, Đáng, Tường thay phiên ngủ ở nhà Long. Còn 3 cán bộ A chi viện và 3 người hiệu trưởng kia thì ngủ ở trên mấy cái bàn học sinh trong trường Nam hay Nữ tiểu học kế bên ty GD...
Tất cả được ăn uống tự túc và được bồi hoàn chi phí học tập $30 tức là $1 cho mỗi ngày với số tiền đó thì chỉ đủ ăn sáng mà thôi còn ăn trưa hay tối chắc phải xuất tiền túi nếu không muốn treo mỏ nhịn đói.
Các học viên trong khóa đó được ty GD Kiên Giang chia ra từng tổ mỗi huyện 1 tổ. Sau mỗi bài giảng thì đều có thảo luận tổ, họ được hướng dẫn bởi 1 cán bộ ty làm tổ trưởng. Nội dung buổi thảo luận được thư ký tổ ghi lại kể cả tên người phát biểu và người đó đã nói những gì...
Hay nói một cách khác học viên chỉ dám phát biểu theo ý mà giảng viên đã đọc, đã nói trong hội trường, phát biểu bậy bạ, linh tinh ngoài những gì người ta dạy thì coi chừng có chuyện lớn vì tên mình và nội dung mình nói đều nằm trong biên bản buổi thảo luận tổ...
Đó là hình thức thật sự của cái gọi là tự do có giới hạn, tự do thảo luận trong phạm vi nội dung bài học...
Học được hơn nửa khóa thì một buổi chiều vừa tan học Long chạy xe ra khỏi cổng Bảy Bữu ngồi phía sau đấm nhẹ vô lưng anh nói nhỏ:
- Ai như con Hoa trường mầy đang đứng bên kia đường với con nhỏ nào kìa.
Long đảo xe qua phía bên kia đường. Đúng là 2 cô giáo của trường mình đang đứng bên chiếc Dame chờ ai không biết anh dừng xe lại hỏi:
- Hai cô chờ ai trong nầy vậy?
Cô Nga cười cười trả lời:
- Con Hoa nó nhớ anh nên kêu tui chở nó lại đây tìm anh chớ có chờ ai đâu mà anh hỏi lạ lùng.
Cô Hoa mắc cở đỏ mặt đánh nhẹ vào vai bạn mình la nhỏ:
- Đồ quỷ! Nói bậy không hà. Nói dzậy ảnh tưởng thiệt rồi sao?
Quay qua Long cô nói:
- Em có chuyện cần bàn riêng với anh một chút được hông?
Long quay ra phía sau nói nhỏ với 2 đứa bạn.
- Hai đứa bây vô quán cà phê ngồi với cô giáo kia một chút được không? Tao phải coi cô Hoa muốn nói chuyện gì mới được.
Thằng Đáng cười:
- Chắc cô ta muốn rủ mầy xung phong đi vượt biên chứ gì. Hai đứa bây làm gương cho anh em trước đi.
- Nói bậy bạ không hà coi chừng cô ta cự bây giờ...
Long để Bảy Bữu và Đáng ngồi lại uống cà phê trong cái quán gần cầu đúc còn mình thì đèo cô Hoa xuống mé biển ngắm cảnh hoàng hôn...
- Có chuyện gì mà cô lên đây tìm tôi dzậy?
- Hôm trước anh Hạnh, chị Hương nhờ em đi lấy thuốc tây đem về Sài Gòn bán, trên đó hết thuốc rồi. Thuốc thì đem về rồi mà không có giấy đi đường, anh có đem cái mộc của trường về nhà không? Ký cho ảnh chỉ cái giấy về phép đi.
- Giấy phép đánh sẵn để ở nhà, cô muốn lấy bây giờ thì theo tôi, nhà tôi cách đây chừng 19, 20 cây số đi về chắc phải hơn tiếng đồng hồ. Còn không thì ngày mai đi học tôi đem ra cho cô.
- Để em tính lại với con Nga cái đã. Mà nè! Hôm trước anh có lít mật ong nguyên chất của người ta tặng đó, còn hông dzị? Nếu còn thì chia lại cho em đi. Tính bao nhiêu cũng được mua làm thuốc mà...
Long cười lớn:
- Cô làm như tôi là kẹo kéo hổng bằng, của người ta cho, có người cần làm thuốc thì tôi để lại chứ bán coi sao được nhưng còn lại bao nhiêu trong cái chai thì tôi không rành phải về nhà xem thử mới rỏ. Hôm trước ông già tôi sớt cho chú Út kế nhà hết một mớ rồi. Cô cần thì tôi đem ra cho xài đở khi nào về Đông Hưng tôi vô Kinh 15 mua dùm cho...

Khóa học kết thúc. Các hiệu trưởng bị đày được nghỉ 2 tuần lễ là phải trở lại An Biên liền để cùng phòng giáo dục tổ chức cho các GV nơi đó học tập trước khi khai giảng niên học mới.
Chợ Thứ Ba hơi nhỏ, quán ăn cũng không nhiều. Đùng một cái quy tụ về gần 400 con người bá vơ không chổ ở cũng chả có chổ ăn nhất định. Phòng GD không như ở trường họ chẳng có lo lắng xem coi tốp GV đó làm thể nào mà có thể ở để học được. Út Nhứt chỉ buông nhẹ một câu:
- Ăn ở tự túc, mạnh ai nấy lo thân mình.
Nhưng mà nghĩ cũng ngộ.
Lo cho lắm tắm hổng quần thay
Hổng cần lo cái thay cái đổi.
Trường Đông Hưng hơn 30 chục mạng đều có chổ ăn chổ ở đàng hoàng Long cũng chẳn có tốn một chút hơi sức nào để đi tìm nhà mà gởi như lúc ở trường. Các GV đều có bạn bè dây mơ rể má chằng chịt với nhau.
Người nầy ở ké bạn người kia, ở càng đông càng vui. Các GV thuộc gốc Bắc Kỳ Công Giáo cũng không bị trở ngại. Nhà cô Hoa và cô Định mỗi nhà chứa ít nhất 6 cô, họ cười nói rân trời dậy đất.
Hai anh GV gốc Khơ-Me là được ưu đải nhất bên xóm chùa kế nhà cô Hoa người Miên khá đông hai người đó cũng kéo theo không ít các anh người Bắc...
Tổ của trường Đông Hưng do Long hướng dẫn để thảo luận. Anh phân công mỗi kỳ thảo luận bài học có một người "bị làm thư ký" và luân phiên với nhau, người đó có bổn phận tự biên tự diển các lời phái biểu, nếu cần bổ sung vài điều gì nữa cho phù hợp với bài học thì tự Long sẻ viết thêm vô biên bản rồi đọc lại cho cả tổ nghe, ngoài ra ai muốn nói chuyện gì cứ nói nhỏ nhỏ anh ngồi phía ngoài cửa canh hờ cán bộ phòng...
Đọc biên bản họp tổ để đánh giá việc học của các GV Út Nhứt đánh giá tổ của Long là khá nhất có rất nhiều ý kiến nhất nên không cần để ý tới nữa, lâu lâu ông ta còn nhờ Long thế y để hướng dẫn tổ Đông Yên A.
Gặp lại một số thầy cô giáo cũ Long hỏi thăm thì được biết:
Nghiệp về quê ăn Tết rồi ở nhà luôn, không hề trở lại. Nhân lên thế chổ cũng chưa được bao lâu thì lại bỏ nghề chuyển qua làm việc cho chánh quyền xã. Cô Hương làm đám cưới với Tòng rồi cũng chuyển ngành theo chồng về Thứ Ba nhưng chưa có ai biết 2 vợ chồng đang làm ở cơ quan nào.
Cô Thắm thì bỏ nghề về nhà đi mua lúa lậu xay gạo bán...
Trường Đông Yên A bây giờ giao cho một tay giáo viên cũng là SPVL nhưng mới học có 1 năm là đã ra trường sớm rồi. Hai anh chàng GV gốc Bắc 54 đạo Công Giáo than với Long:
- Anh hiệu trưởng nhà em khó quá từ ngày vô thế anh Nhân đến nay bốn tháng rồi mà không cho đứa nào về phép hết.
Cô Phương thì cằn nhằn:
- Cái thằng cha mặt gà mái, hổng biết thằng chả lấy hết phần nhu yếu phẩm bên ủy ban xã của tụi em hay là bên đó họ không bán nữa mà thằng chả sợ hổng dám đòi. Lại còn xén bớt đồ của tụi em mỗi người một ít để bù vào chổ hao hụt.
Em thắc mắc hổng biết làm sao mà đồ lại hao hụt cho được. Đầu năm tới em muốn xin đổi trường. Hay là tụi em xuống trường anh nghen. Hồi trước có anh ở chung vui ghê...
Hai anh em nhà họ Phạm cũng nói theo:
- Hai cô đi thì tụi tui cũng xin đi theo luôn về Đông Hưng chơi, ở đó chỉ xa hơn chổ cũ có 3 giờ đi đò thôi chớ mấy, dù gì cũng về nhà có 1 ngày là tới rồi đâu có khác biệt gì nhau nhiều ...
Khóa học rồi cũng kết thúc vui vẻ, mọi người ai về nhiệm sở nấy để chuẩn bị cho một năm học mới...
Còn tiếp..

Không có nhận xét nào: