Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Đồ chơi và bát đĩa plastic TQ làm từ nguyên liệu chứa mầm bệnh

Đồ chơi TQ làm từ nguyên liệu chứa mầm bệnh nhiều gấp hàng nghìn lần rác thải thông thường
Công nhân TQ xử lý rác thải y tế dưới điều kiện lao động thiếu an toàn tại các cơ sở sản xuất trái phép. Ảnh: Nhật báo Giang Tây
 Hơn 3.000 tấn rác thải y tế có thể đã được "phù phép" trở thành đồ chơi và bát đĩa plastic tại Trung Quốc.
"Nghĩa địa" rác thải y tế
Mới đây công an Trung Quốc đã khởi tố ba nghi can liên quan đến đường dây thu mua rác thải y tế để sản xuất thành đồ chơi hoặc các dụng cụ đồ ăn tại Nam Kinh, Giang Tô sau ba tháng điều tra, theo dõi.
Theo đó, cục Công An Tây Hà, thành phố Nam Kinh, tại hiện trường tổ công tác đã thu được 13.5 tấn rác thải y tế và theo báo cáo sau đó, trong vòng 4 năm nhóm này đã thu mua khoảng 3.000 tấn rác thải y tế, trị giá khoảng 40 triệu Nhân dân tệ.
Đồ chơi TQ làm từ nguyên liệu chứa mầm bệnh nhiều gấp hàng nghìn lần rác thải thông thường - Ảnh 1.
Các cơ quan chức năng Trung Quốc vẫn gặp nhiều bất cập khi xử lý vụ án về rác thải y tế. Ảnh: cankaoxiaoxi
"Mỗi bao tải đều đựng lẫn lộn rất nhiều các vật dụng nguy hiểm như ống truyền dịch, bơm kim tiêm... đã qua sử dụng và được vứt chỏng chơ ngoài môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng", một thành viên tổ điều tra kể lại.
Cũng theo người này, đặc biệt vào các ngày nắng, ở nhiệt độ cao, lượng dung dịch còn dư thừa trong những vật dụng y tế này thẩm thấu ra ngoài gây nên mùi hôi nồng nặc khó chịu.
Đặc biệt, theo truyền thông Trung Quốc, không chỉ ở Giang Tô mà ngay ở những địa phương lân cận như Hồ Nam, Hồ Bắc, những cơ sở chế biến rác thải y tế trái phép với phương thức sản xuất thủ công mọc lên như nấm.
Cơ quan chức năng Trung Quốc cho biết, các cơ sở này thường thu mua lượng rác thải y tế nhỏ lẻ từ nhiều nguồn khác nhau. Số rác thải này sau khi trải qua một số công đoạn phân loại, làm sạch sơ sài sẽ được gia công thành các sản phẩm bán thành phẩm.
Các sản phẩm bán sản phẩm sẽ được bán lại cho các nhà máy chế biến nhựa để sản xuất thành đồ chơi trẻ em hay cốc đĩa, bát ăn bằng nhựa và phân phát ra thị trường trên khắp Trung Quốc.
Trong một vụ án khác tại Hắc Long Giang, bà chủ một cơ sở sản xuất đã tiết lộ: Những ống truyền dịch, bình truyền dịch sau khi được thu mua sẽ được "phù phép" trở thành bát đĩa, ly cốc và cốc đựng trà sữa dùng một lần.
Theo người phụ nữ này, từ việc thu mua, tái chế các lon chai nhựa thông thường, mỗi tháng họ chỉ kiếm được vài nghìn NDT nhưng với việc thu mua, tái chế rác thải y tế, mỗi tháng họ dễ dàng kiếm được từ 30.000 đến 50.000 NDT.
Lỗi thuộc về ai?
Nhiều năm nay, rác thải y tế đã đứng đầu danh sách chất thải nguy hiểm tại Trung Quốc và được coi là "sát thủ giết người" ở các quốc gia trên thế giới.
Đồ chơi TQ làm từ nguyên liệu chứa mầm bệnh nhiều gấp hàng nghìn lần rác thải thông thường - Ảnh 2.
Cơ sở sản xuất phế thải chui mọc lên như nấm nên việc trẻ con chơi với "sát thủ giết người"
không còn là chuyện lạ tại Trung Quốc. Ảnh: Phượng Hoàng
Theo Cục vệ sinh Bắc Kinh, rác thải y tế nếu không được xử lý thận trọng sẽ mang lại nguy hiểm cực kỳ lớn bởi nó chứa đựng lượng mầm bệnh lớn gấp 10 lần, thậm chí hàng nghìn lần rác thải thông thường.
Đặc biệt, nếu chúng được thu mua trái phép và phân tán tràn lan trên thị trường sẽ gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh dịch. Nếu rác thải y tế chỉ được xử ký qua loa thì sẽ cần hàng trăm năm mới có thể phân hủy.
Tờ Đặc khu Thâm Quyến bình luận, vụ án biến rác thải thành bát đĩa ăn ngoài việc khiến dư luận Trung Quốc ghê sợ, lo lắng càng khiến người dân nước này cảm thấy phẫn nộ.
Cộng đồng mạng nước này đã lên tiếng chỉ trích sự lơ là quản lý của các cơ quan chức năng đồng thời quy trách nhiệm liên đới đến các bệnh viện trên toàn quốc.
Truyền thông Trung Quốc cho hay, dù không bị liệt kê vào danh sách nghi phạm nhưng các bệnh viện có trách nhiệm rất lớn trong các vụ án này và theo khách quan, họ chính là những người tiếp tay cho các nghi phạm.

Không có nhận xét nào: