Các tòa nhà bị phá hủy, những đống đổ nát trải dọc đường phố là hình ảnh xuất hiện tại nhiều thành phố ở Syria, quốc gia đang bị tàn phá bởi cuộc xung đột vũ trang đã kéo dài gần 4 năm.
<!->
Cuộc xung đột vũ trang ở Syria bắt đầu nổ ra từ năm 2011, sau khi làn
sóng nổi dậy với tên gọi “Mùa xuân Arab” lan ra khắp Trung Đông, lật đổ các
chính quyền từng tồn tại trong nhiều thập kỷ trước đó.
Tổng thống Bashar al-Assad, lên năm quyền từ tháng 7/2000, sau đó
cấm phóng viên nước ngoài tới Syria và bất cứ ai ghi hình hoặc đưa tin các
sự kiện sẽ bị bắt và tra tấn. Nhóm Quân đội Syria Tự do (FSA) được thành
lập vào tháng 7/2011, tuyên bố sẽ lật đổ ông Assad.
Trong ảnh, từ “Steadfast” (kiên định) vẽ theo phong cách graffiti trên một tòa
nhà đổ nát ở khu al-Manshiyeh, thành phố Deraa trong tháng này.
Giao tranh giữa hai phe ngày càng lan rộng. Ủy ban Quốc tế Chữ Thập đỏ
(ICRC) tháng 7/2012 tuyên bố Syria rơi vào tình trạng nội chiến.
Trong ảnh, cột khói bốc lên từ các tòa nhà sau một đợt pháo kích của
Trong ảnh, cột khói bốc lên từ các tòa nhà sau một đợt pháo kích của
quân đội trung thành với ông al-Assad vào thành phố Homs hồi tháng 1.
Các đống đổ nát phủ kín một con phố ở thành phố Homs hồi tháng 3.
Sự kiện đỉnh điểm của cuộc nội chiến là đợt tấn công sử dụng vũ khí hóa
học nhằm vào khu vực gần thủ đô Damascus hôm 21/8/2013 làm hơn
1.300 người chết. Các nhà hoạt động đổ lỗi cho quân đội Syria nhưng
chính quyền Tổng thống al-Assad bác bỏ điều này.
Quân đội Syria cũng lên án “những cáo buộc vô giá trị, vô nghĩa và vô
căn cứ” của phe đối lập, mô tả đây là “nỗ lực tuyệt vọng nhằm che giấu
sự thất bại của họ trên chiến trường”. Liên Hợp Quốc và Mỹ kêu gọi lập tức
điều tra.
Bụi phủ lên quần áo người dân trong khu vực Duma ở thủ đô Damascus
Bụi phủ lên quần áo người dân trong khu vực Duma ở thủ đô Damascus
hồi tháng 1.
Dân thường đi qua đống đổ nát ở khu Duma hôm 10/3.
Liên Hợp Quốc hồi tháng 8 cho biết gần nửa dân số Syria phải bỏ nhà đi
sơ tán do ảnh hưởng của cuộc nội chiến. Hơn 3,2 triệu người Syria đã
đăng ký tị nạn ở các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan.
Hàng trăm nghìn người vẫn còn mất tích.
Một con phố bị tàn phá ở thành phố Deir al-Zor tháng 8.
Một con phố bị tàn phá ở thành phố Deir al-Zor tháng 8.
Người dân kiểm tra thiệt hại trong khu vực bị ném bom ở quận al-Sukari,
thành phố Aleppo hôm 7/3.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Antonio Guterres mô tả cuộc khủng
hoảng Syria là “tình trạng khẩn cấp về nhân đạo lớn nhất trong thời đại
hiện nay”, đồng thời cảnh báo thế giới đang “không đáp ứng được nhu
cầu của người tị nạn”.
Một phòng ngủ ở khu al-Qarabis, thành phố Homs, bị phá hủy trong tháng 9.
Một phòng ngủ ở khu al-Qarabis, thành phố Homs, bị phá hủy trong tháng 9.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), đặt trụ sở tại Anh, kêu gọi
các cường quốc nước ngoài sớm có hành động bởi tình trạng bạo lực ở
Syria đang ngày càng leo thang và chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.
Ngôi nhà bị thủng trần ở khu al-Qarabis, Homs, sau một đợt giao tranh
Ngôi nhà bị thủng trần ở khu al-Qarabis, Homs, sau một đợt giao tranh
hồi tháng 9
MỘT BẰNG CHỨNG RỎ RÀNG LÀ CS LIÊN SÔ ĐÃ GIÚP CSVN
TRONG CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC NAM VN
Nga có thắng tại Syria
như ở Việt Nam?
Máy bay Nga ném bom tại Syria trong đợt không kích bị Nato phản đối
Một nhà báo Nga phê phán thái độ ‘lạc quan’ của chính giới tại Nga rằng
đưa quân vào Syria sẽ thắng lợi như thời ‘Liên Xô vào Việt Nam’ trước đây.
Phóng viên ngoại giao của tờ Vedomosti, ông Petr Kozlov viết rằng một
thành viên của Hội đồng Liên bang Nga cho ông hay Moscow đang muốn
“lặp lại kinh nghiệm thắng lợi thời Liên Xô ở Việt Nam” với Syria hiện nay.
Viết từ Moscow hôm 03/10 trên trang The Guardian ở Anh, ông Kozlov
thuật lại quan điểm của một thành viên Thượng viện Nga rằng với sự hỗ
trợ của Liên Xô, quân đội miền Bắc Việt Nam “đã giải phóng toàn bộ
miền Nam, khiến chính phủ bù nhìn phải bỏ chạy”.
Nay, Nga có thể làm như vậy để giúp quân đội Syria giành đất mà quân
Nga “không phải chiến đấu trên bộ”.
Nhưng ông Kozlov không đồng ý với cách nhìn lạc quan đó.
Ông nhắc lại rằng việc đầu tiên cần nhớ là “cuộc chiến tại Việt Nam kéo
dài 18 năm”.
Và chỉ vài năm sau đó, “Moscow lại vào Afghanistan để phục hồi trật tự
theo ‘yêu cầu’ từ Kabul”.
“Ngày nay thì một lời yêu cầu tương tự được ‘chính quyền hợp pháp
ở Syria’ nêu ra với Nga,” ông Kozlov viết.
Ông Putin bị cảnh báo đưa Nga vào ‘cuộc phiêu lưu quân sự mới’
Quân Liên Xô rút khỏi Afghanistan
Thế nhưng cuộc chiến “nhỏ và toàn thắng” ở Afghanistan đã kéo dài
10 năm, làm chết hàng trăm nghìn người và tàn phá nền kinh tế nước
Trung Á.
Với Liên Xô, đây cũng là “thất bại về tuyên truyền nghiêm trọng” cho tới
tận hôm nay.
Bài học Việt Nam?
Gọi các đợt không kích của Nga tại Syria bắt đầu tuần qua là “cuộc
phiêu lưu quân sự mới nhất” của Moscow, nhà báo Kozlov cho rằng
Nga cần rút ra bài học.
Không chỉ giới báo chí tại Nga mà một số cây bút Phương Tây cũng
đặt câu hỏi liệu Syria có phải là “Việt Nam của Nga” hay không, nhưng
để nhắc đến sự sa lầy của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.
Taylor Dinerman viết trên trang Observer hôm 28/09/2015 ở Anh hỏi
‘Is Syria Russia’s Vietnam?’ và cho rằng quân đội Nga nay rất lạc
hậu để có thể tham chiến trên bộ kể cả khi ông Vladimir Putin mong
muốn.
“Nga từng có chừng một triệu quân trong các quân binh chủng, gồm
cả bốn sư đoàn dù, một số lữ đoàn đặc nhiệm ‘Spteznaz’,
“Nhưng ngày nay quân Nga chỉ còn bằng 4/5 số đó và các đơn vị
đông nhất chỉ có quân mới nhập ngũ theo hạn 12 tháng.
Cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan kéo dài 10 năm
Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan
“Các đơn vị chỉ là vô dụng khi lâm chiến tại Ukraine hay Syria.”
Vẫn theo ông Dinerman, đa số các đơn vị bộ binh của Nga không đủ
quân dù cấp sư đoàn ghi là 12 nghìn và trung đoàn là 3000 binh sỹ.
Vì thế, ông Putin đã bỏ công hiện đại hóa Không quân và binh chủng
tên lửa hạt nhân.
Hải quân Nga được đầu tư không bằng Không quân và Bộ binh thì
“nằm dưới đáy của danh sách ưu tiên”.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Nga kêu gọi ‘quân tình nguyện’
sang Syria chiến đấu nếu cần.
BBC Tiếng Nga hôm 6/10 cho hay một chủ tịch ủy ban trong Thượng
viện Nga nói với báo giới rằng ông “không bác bỏ chuyện có công dân
Nga tình nguyện sang Syria”.
Ông Yefremov (phải) là một trong hàng nghìn quân Nga đến Bắc Việt
Nam thời chiến
Cuộc chiến Việt Nam kéo dài nhiều năm và gây thiệt hại hàng triệu sinh
mạng Tại các chiến dịch ở Crimea và Đông Ukraine, Nga cũng nói
chỉ có “quân tình nguyện” tự sang giao chiến nhưng báo chí cho rằng họ
là các nhóm đặc nhiệm có phiên hiệu bị che dấu đi.
Hồi cuối tháng 4/2015, trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Nga, một cựu
chuyên gia quân sự Nga, Georgy Yefremov nói Liên Xô đã đóng góp
vai trò đáng kể giúp tăng cường sức mạnh của Quân đội Nhân dân
Việt Nam trong cuộc chiến Việt Nam.
Theo đại tá về hưu Georgy Yefremov, người từng phục vụ tại Việt
Nam từ 1966 đến 1967, sứ vụ của đoàn Liên Xô đến Bắc Việt Nam là
bí mật.
Chính vì thế, nay ông không được chính quyền Nga cấp cho chứng nhận
“cựu chiến binh tham gia chiến tranh”, vốn dành cho những người trở
về từ chiến trận.
Ngoài viện trợ vũ khí, đạn dược, tiền bạc, Liên Xô còn cử trong khoảng
từ 1965 đến 1974 “6.359 sĩ quan, tướng lĩnh và hơn 4.500 binh sĩ,
hạ sĩ quan các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia chiến đấu tại Việt
Nam”, theo thống kê của Moscow.
Nguồn: Theo BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét