Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Thực hư nguồn gốc Việt Nam của Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon - Hải Võ Soha

Thông tin Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Sài Sơn, Hà Nội tháng 5/2015 đã thu hút sự quan tâm lớn về khả năng ông Ban có quan hệ gốc gác với dòng họ này.

Trong khi đó, một bài báo ở Trung Quốc đăng từ năm 2007 đã tuyên bố những bằng chứng về nguồn gốc tổ tiên của ông Ban Ki Moon (phiên âm Phan Cơ Văn).
Tờ Hà Nam Thương báo (Trung Quốc) số ra ngày 18/11/2007 cho hay, ngay sau khi ông Ban trở thành TTK LHQ (tháng 10/2006), đã có nhiều thông tin trong và ngoài Trung Quốc nói rằng gia tộc của ông Ban có nguồn gốc từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó các nguồn tư liệu không đầy đủ nên không thể xác thực được thông tin này.
Sau đó, một số hậu duệ dòng họ Phan ở Trung Quốc đã điều tra, nghiên cứu và xác nhận gia tộc họ Ban (Phan) ở Hàn Quốc của ông Ban Ki Moon có cùng tổ tông với dòng họ Phan ở "Trung Nguyên" (Trung Quốc).
Tổ tiên của ông Ban Ki Moon đến từ Huỳnh Dương, Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam - Hà Nam Thương báo khẳng định.

Ông Ban Ki Moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp. (Nguồn: Gia đình & Xã hội)
Ông Ban Ki Moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp. (Nguồn: Gia đình & Xã hội)
Những tranh cãi về nguồn gốc tổ tiên ông Ban Ki Moon
Đầu tháng 3/2007, ông Phan Truyền Bình - Hội trưởng hội nghiên cứu văn hóa Phan Thị, Hồ Nam, Trung Quốc - trở về sau chuyến công tác Hàn Quốc mang theo thông tin: "Em trai ông Ban Ki Moon có thể sẽ đến Huỳnh Dương bái tổ."
 Ông Phan Truyền Bình đã tới Hàn Quốc khảo sát vào cuối tháng 2/2007 trong vai trò một luật sư doanh nghiệp và "nhân tiện" ghé thăm Tông thân hội Phan thị Hàn Quốc.
"Tôi đã gặp Ban Ki Sang (Phan Cơ Tường), em trai ông Ban Ki Moon, bọn họ hết sức nhiệt tình đối với người cùng họ tộc," ông Phan Truyền Bình nói với Hà Nam Thương báo.
Ông Ban Ki Sang khi đó cũng cho biết sẽ có chuyến thăm thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam vào tháng 5/2007 và có khả năng tới Huỳnh Dương.
Trong khi đó, ông Phan Kiến Dân - Phó ủy viên thường trực Ủy ban nghiên cứu họ Phan thuộc Hội nghiên cứu văn hóa họ tộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc - cho biết: "Anh họ của ông Ban Ki Moon là ông Phan Cơ Tú (tên phiên âm) đã từng tới Huỳnh Dương và được tôi tiếp đón."
Trước đó, dòng họ Phan ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cũng tranh cãi rằng tổ tiên của ông Ban Ki Moon đến từ Phan Sơn, Tuyền Châu.
Theo quan điểm của họ, thời kỳ Tống-Nguyên, các thương nhân Tuyền Châu thường xuyên qua lại khu vực bán đảo Triều Tiên, trong đó không ít người lưu lại sinh sống và dòng họ Phan ở Hàn Quốc cũng tới định cư tại đây vào giai đoạn này.
Dòng họ Phan ở Tuyền Châu còn từng kêu gọi họ Phan trên toàn Trung Quốc liên danh gửi điện mừng ông Ban Ki Moon trở thành TTKLHQ và ông Ban cũng gửi thư phúc đáp.
"Tuy nhiên, nói gì thì nói, trước khi có bằng chứng là gia phả thì chưa thể xác định tổ tiên của ông Ban Ki Moon đến từ đâu," ông Phan Kiến Dân nói, bổ sung rằng không thể loại trừ khả năng tổ tiên ông Ban mang họ khác và sau này mới đổi sang họ Ban.
Bằng chứng từ tộc phả họ Ban
Theo Hà Nam Thương báo, chuyến thăm Trung Quốc năm 2007 của ông Phan Cơ Tú đã đánh tan những nghi ngờ và tranh cãi xoay quanh nguồn gốc dòng họ TTKLHQ Ban Ki Moon.
Ông Phan Kiến Dân kể lại: "Phan Cơ Tú mang theo một bộ tộc phả từ Hàn Quốc, trong đó chép rằng bọn họ là hậu duệ của Quý Tôn Công - cháu của Chu Văn Vương, đến từ Huỳnh Dương, Hà Nam."
Ông cũng cho biết, tộc phả họ Ban của Hàn Quốc cũng ghi chép khởi nguồn và phân nhánh của dòng họ này tại các vùng ở Hàn Quốc.
Còn thông tin liên quan tới thủy tổ Quý Tôn Công và quê gốc Huỳnh Dương thì nhất quán với các tộc phả khác của họ Phan ở nhiều nơi trên thế giới.
"Chỉ cần trong tộc phả có ghi 'thủy tổ Quý Tôn Công' là đủ để chứng minh họ Ban Hàn Quốc có gốc gác từ tỉnh Hà Nam. Về điểm này, các nhánh họ Phan trên toàn Trung Quốc đều thừa nhận," Phan Kiến Dân cho hay.
Để làm bằng chứng và lưu niệm, cuốn tộc phổ họ Ban Hàn Quốc đã được ông Phan Cơ Tú sao chép một bản để lại Huỳnh Dương.
Phóng viên Hà Nam thương báo mô tả, đại bộ phận cuốn tộc phả này được viết bằng văn tự Hàn, chỉ có số ít Hán tự, trong đó có thể thấy rõ những cái tên như Chu Vũ Vương, Quý Tôn Công, Trung Nguyên...
Đồng thời, chính các hậu duệ họ Ban cũng nhận định, Huỳnh Dương là quê gốc của tổ tiên bọn họ.

Quý Tôn Công là con trai Tất Công Cao (con thứ 15 của Chu Văn Vương, em cùng cha khác mẹ với Chu Vũ Vương). Ông là một trong những thủy tổ của dòng họ Phan. (Nguồn: Baidu) 
Quý Tôn Công là con trai Tất Công Cao (con thứ 15 của Chu Văn Vương, em cùng cha khác mẹ với Chu Vũ Vương). Ông là một trong những thủy tổ của dòng họ Phan. (Nguồn: Baidu) 
Truy ngược nguồn gốc
Ông Phan Kiến Dân cho biết: "Vào thời Nam Tống, một viên quan có tên Phan Phụ đã di cư tới sinh sống ở bán đảo Triều Tiên và ông Ban Ki Moon chính là cháu đời thứ 27 của Phan Phụ."
Theo sử liệu Trung Quốc để lại, Phan Phụ, còn gọi là Tư, tự Quân Tú, sinh vào năm Thiệu Định thứ 3 triều Nam Tống (1230).
"Phan Tư dung mạo uy nghiêm, tính tình cương trực, học vấn uyên bác, làm đến chức Hàn Lâm học sĩ triều Nam Tống."
Vào năm Hàm Thuần, Mông Cổ xâm chiếm Bắc Kinh, Phan Tư bị bắt nhưng thà chết không đầu hàng. Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt) tiếc tài của ông nên giữ lại bên mình.
Vào thời điểm đó, nước Cao Ly đã thần phục triều Nguyên, Thế tử Cao Ly Trung Liệt Vương đề xuất kết thông gia với Hốt Tất Liệt và định cư ở Đại Đô. Tại đây ông đã kết thân với Phan Tư.
Giai đoạn chuyển giao Tống-Nguyên, tình hình bất ổn, Thế tử mưu lược thâm sâu đã tranh thủ cơ hội chiêu nạp hiền tài.
Năm Cao Ly Nguyên Tông thứ 7 (1267), Cao Ly Khu mật Phó sứ Kim Phương Khánh đi sứ triều Nguyên, Thế tử bèn thừa dịp để Kim bí mật đưa Phan Tư về Cao Ly. Phan Tư đổi tên thành Phan Phụ, năm đó 37 tuổi.
Phan Phụ tài năng trác việt, sau đó được Cao Ly cho giữ chức Đô tri binh mã sứ, Tả gián nghị đại phu, Văn hành (quản lý khoa cử).
Ông từng cầm quân tấn công Nhật Bản và được quốc vương Cao Ly phong làm Kỳ Thành Phủ viện quân, sau khi mất được ban hiệu "Văn tiết".

Ông Phan Cơ Tú (giữa) đại diện gia tộc họ Ban Hàn Quốc tới Huỳnh Dương, Hà Nam, Trung Quốc viếng mộ tổ tiên Quý Tôn Công ngày 18/4/2007. Ảnh: Hà Nam Thương báo.
Ông Phan Cơ Tú (giữa) đại diện gia tộc họ Ban Hàn Quốc tới Huỳnh Dương, Hà Nam, Trung Quốc viếng mộ tổ tiên Quý Tôn Công ngày 18/4/2007. Ảnh: Hà Nam Thương báo.
Nơi gốc gác tổ tiên ông Ban Ki Moon
Theo Hà Nam Thương báo, họ Ban ở Hàn Quốc ngày nay có tới hơn 100.000 người, phân bố tại Geoje, Gwangju... và nhiều địa phương khác.
Cũng theo tờ này, dòng họ Phan hiện cư trú ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó đông nhất là tại Việt Nam. Tại Trung Quốc, người mang họ này nhiều nhất ở Quảng Tây.
Trong chuyến thăm đại diện cho tông thân họ Ban Hàn Quốc tới Trung Quốc ngày 18/4/2007, ông Phan Cơ Tú đã tới thôn Phan Dao, Huỳnh Dương và bái tế mộ của Quý Tôn Công, đồng thời chụp ảnh gửi lại cho ông Ban Ki Moon.
Trong nhiều năm qua, tông thân họ Phan từ nhiều nơi trên thế giới cũng đến Huỳnh Dương bái tế. Ngoài các hậu duệ từ Trung Quốc đại lục và hồng Kông, Đài Loan, nhiều con cháu ở Malaysia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Canada... cũng thường trở về thăm mộ Quý Tôn Công.
* Đây chỉ là nguồn tin từ phía Trung Quốc, còn việc ông Ban có tổ tiên ở Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu.
____________

Tễu Blog:
Xem các bài liên quan trên các báo khác:
- Báo Tuổi trẻ: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc là hậu duệ của dòng họ Phan Huy?
- Báo Người Lao động: Ông Ban Ki-moon là người gốc Việt?
- Báo Lao Động: Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon về Việt Nam nhận là con cháu họ Phan?
- Báo Dân Việt: Tổng thư ký LHQ viết gì khi về thăm nhà thờ họ Phan Huy?
Tễu Blog sẽ có thông tin mới quanh câu chuyện này vào cuối ngày.

Không có nhận xét nào: