Các "học viên" sẽ được trải nghiệm cảm giác chết đi và nghe người thân gào khóc bên linh cữu.Mỗi ngày tại Hàn Quốc có tới 40 người tự tìm đến cái chết vì những áp lực trong cuộc sống như học hành, công việc, tiền bạc, thế nên chính phủ nước này đã tổ chức các lớp học trải nghiệm cái chết để giảm thiểu tình trạng đang diễn ra.
<!->
Hàn Quốc đang phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng tự sát vào dạng cao nhất thế giới hiện nay do người dân phải chịu quá nhiều áp lực từ cuộc sống. Ước tính cứ một ngày trôi qua tại Hàn Quốc lại có 40 người tự kết liễu cuộc đời mình do nhiều nguyên nhân, đó có thể là tính cạnh tranh quá cao trong xã hội nước này đè nặng lên vai lớp người trẻ, hoặc người trung niên, người già gặp quá nhiều rắc rối về tài chính, cuộc sống. Cũng chính vì vậy, những lớp học "giả tự sát" đã được thành lập nhằm giúp người dân có ý định tự tử cảm thấy trân trọng cuộc đời hơn.
Tại các lớp học như Trung tâm hồi phục Hyowon, học viên sẽ được "thực tập" cách viết thư tuyệt mệnh, sau đó bị bắt nằm trong quan tài để người xung quanh tổ chức đám tang giả, phải nghe người xung quanh gào khóc, tiếc thương, để rồi tự mình nhận ra sự dại dột của chính mình. Từ những lớp học tưởng như rất kì cục này, người ta sẽ rút ra bài học, rằng dù họ có tự mình kết liễu bản thân, tự ngộ nhận đó là cách kết thúc vấn đề của riêng mình, nhưng hệ quả để lại thì không hề mang tính cá nhân chút nào. Người chết thì đã chết, nhưng người ở lại mới là kẻ phải gánh chịu đau thương.
Tại các lớp học như Trung tâm hồi phục Hyowon, học viên sẽ được "thực tập" cách viết thư tuyệt mệnh, sau đó bị bắt nằm trong quan tài để người xung quanh tổ chức đám tang giả, phải nghe người xung quanh gào khóc, tiếc thương, để rồi tự mình nhận ra sự dại dột của chính mình. Từ những lớp học tưởng như rất kì cục này, người ta sẽ rút ra bài học, rằng dù họ có tự mình kết liễu bản thân, tự ngộ nhận đó là cách kết thúc vấn đề của riêng mình, nhưng hệ quả để lại thì không hề mang tính cá nhân chút nào. Người chết thì đã chết, nhưng người ở lại mới là kẻ phải gánh chịu đau thương.
Các "học viên" sẽ được trải nghiệm cảm giác chết đi và nghe người thân gào khóc bên linh cữu.
Hàn Quốc từng từ một nước có kinh tế thuộc loại thấp kém nhất thế giới, trải qua hàng thập kỷ đã vươn lên vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên đi cùng với đó là cái giá phải trả vô cùng đắt: những kì thi đầy áp lực, công việc bị ép năng suất, bảo an xã hội không đủ để chạm tới những người có nhu cầu, xã hội tàn khốc... Tất cả đã đẩy người dân Hàn Quốc vào tình thế không còn muốn tiếp tục tranh đấu trong cuộc đời và muốn tìm sự giải thoát.
Có một vấn đề cực kỳ nhức nhối trong xã hội Hàn Quốc hiện nay, đó là người già bị gia đình coi là một "gánh nặng tài chính", con cái dần bỏ nhà đi tự lập, để lại mẹ già cha yếu nương vào nhau mà sống. Những người cao tuổi sợ trở thành gánh nặng của các con thường có nguy cơ tự tử gấp 4 lần người bình thường. Theo thông tin từ WHO, cứ 100.000 người Hàn Quốc lại có khoảng 29 người tự sát, con số này chỉ thấp hơn nước Guyana tại Nam Mỹ, khi cứ 100.000 người lại có 44.2 người tìm đến cái chết.
Mỗi người có một quan tài riêng để nằm vào.
Ôm di ảnh y như một người đã chết thực sự.
Học viên sẽ phải tự viết thư tuyệt mệnh gửi cho gia đình trước khi "ra đi".
Nhiều người Hàn Quốc tự sát mỗi ngày là các học sinh trung học phải chịu áp lực học hành thi cử quá lớn.
Khi "tốt nghiệp" khỏi lớp học đặc biệt này, các học viên đều cảm thấy "được giải thoát" khỏi ý nghĩ dại dột và thêm yêu cuộc sống và những người xung quanh.
Không ít người cao tuổi ở Hàn Quốc buộc phải tự tử do sợ trở thành gánh nặng tài chính cho con cái, hoặc do sự cô đơn do các con bỏ đi lên thành phố lập nghiệp mà bỏ bê họ.
Mục đích của lớp học là để khôi phục niềm hi vọng sống cho các học viên, răn đe họ về cảm giác chết chóc, những đau buồn mà gia đình phải gánh chịu nếu họ tự tìm đến cái chết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét