Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh
Hôm thứ Hai, 28 tháng Chín, 2015, nhân kỷ niệm 70 ngày thành lập Liên Hiệp Quốc, hai vị tổng thống Nga và Mỹ, mỗi vị đọc một bài diễn văn trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, đề cập đến công tác bảo vệ hoà bình thế giới, trong đó cuộc nội chiến Syria chiếm một phần quan trọng.
<!->
Mỹ cho là việc họ tấn công quân IS trên cả hai chiến trường Syria và Iraq là đúng, mặc dù họ vẫn giữ thái độ chống tổng thống Syria Bashar al-Assad; Nga ủng hộ al-Assad trong việc tấn công IS.
Ngoài mặt trận ngoại biên, Hoa Kỳ còn đang đứng trước nguy cơ nội tuyến; nội tuyến là việc một trong hai phe lâm chiến gài một lực lượng nhỏ vào phía sau của phe bên kia để phá hoại tiềm năng chiến đấu của đối phương; một thí dụ: những lực lượng nội tuyến của cộng sản nhân danh dân chủ, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, đánh phá uy tín chính trị của chính phủ Nam Việt, gây xáo trộn sinh hoạt trong Nam trước năm 1975 nhằm giúp quân đội Bắc Việt nhiều tiện nghi để tấn công Nam Việt.
Trước kia, những cán bộ cộng sản hoạt động trong lãnh thổ Nam Việt được gọi là bọn "nằm vùng"; giờ này lực lượng tà giáo IS (Islam State) đang nằm vùng tại Hoa Kỳ là nhiều người Ả Rập, tín đồ Hồi Giáo; lực lượng này mỗi năm được tăng cường thêm trên 100 cán bộ phá hoại đã vào khu chiến Syria, học tập lý tưởng IS, và kỹ thuật sử dụng thuốc nổ.
Chính FBI cung cấp con số mỗi năm trên 100 cán bộ tà giáo IS trở về Hoa Kỳ sau một thời gian thoát ly gia đình, vào sống trong hàng ngũ tà giáo tại những mật khu Syria; cô đại sứ Tina S. Kaidonow, viên chức ngoại giao chịu trách nhiệm về hoạt động chống khủng bố nhận định con số trên 100 tín đồ Hồi Giáo -công dân, hoặc cư dân Hoa Kỳ- trở về Mỹ là phân nửa của số người Ả Rập hàng năm rời bỏ lãnh thổ Mỹ ra chiến khu.
"Số người Ả Rập bí mật ra khỏi Hoa Kỳ gia nhập lực lượng IS mỗi năm một gia tăng, do đó số trở về cũng tăng; họ nói họ trở về vì thất vọng trước sự thật về chân tướng của IS," Kaidonow nhận định. "Trở về vì thất vọng, chỉ là lời họ khai với viên chức chống khủng bố."
<!->
Mỹ cho là việc họ tấn công quân IS trên cả hai chiến trường Syria và Iraq là đúng, mặc dù họ vẫn giữ thái độ chống tổng thống Syria Bashar al-Assad; Nga ủng hộ al-Assad trong việc tấn công IS.
Ngoài mặt trận ngoại biên, Hoa Kỳ còn đang đứng trước nguy cơ nội tuyến; nội tuyến là việc một trong hai phe lâm chiến gài một lực lượng nhỏ vào phía sau của phe bên kia để phá hoại tiềm năng chiến đấu của đối phương; một thí dụ: những lực lượng nội tuyến của cộng sản nhân danh dân chủ, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, đánh phá uy tín chính trị của chính phủ Nam Việt, gây xáo trộn sinh hoạt trong Nam trước năm 1975 nhằm giúp quân đội Bắc Việt nhiều tiện nghi để tấn công Nam Việt.
Trước kia, những cán bộ cộng sản hoạt động trong lãnh thổ Nam Việt được gọi là bọn "nằm vùng"; giờ này lực lượng tà giáo IS (Islam State) đang nằm vùng tại Hoa Kỳ là nhiều người Ả Rập, tín đồ Hồi Giáo; lực lượng này mỗi năm được tăng cường thêm trên 100 cán bộ phá hoại đã vào khu chiến Syria, học tập lý tưởng IS, và kỹ thuật sử dụng thuốc nổ.
Chính FBI cung cấp con số mỗi năm trên 100 cán bộ tà giáo IS trở về Hoa Kỳ sau một thời gian thoát ly gia đình, vào sống trong hàng ngũ tà giáo tại những mật khu Syria; cô đại sứ Tina S. Kaidonow, viên chức ngoại giao chịu trách nhiệm về hoạt động chống khủng bố nhận định con số trên 100 tín đồ Hồi Giáo -công dân, hoặc cư dân Hoa Kỳ- trở về Mỹ là phân nửa của số người Ả Rập hàng năm rời bỏ lãnh thổ Mỹ ra chiến khu.
"Số người Ả Rập bí mật ra khỏi Hoa Kỳ gia nhập lực lượng IS mỗi năm một gia tăng, do đó số trở về cũng tăng; họ nói họ trở về vì thất vọng trước sự thật về chân tướng của IS," Kaidonow nhận định. "Trở về vì thất vọng, chỉ là lời họ khai với viên chức chống khủng bố."
Đại Sứ Tina S. Kaidonow
Cô Kaidonow nhận định, "Cao trào thu hút người Ả Rập đang sống tại nhiều nước hải ngoại trở về Syria, gia nhập IS đang mỗi ngày một mạnh hơn; nguyên nhân là khả năng của IS thuyết phục người gốc Ả Rập bằng những phương tiện Internet và những đài truyền thông xã hội."
Hoa Kỳ và thế giới không ngăn cản được cuộc tuyển mộ đó, mặc dù một nỗ lực mang tầm cỡ liên quốc đang kiểm soát mọi phi trường của những quốc gia gần cận Syria, như Thổ, Iraq, và Jordan. Nhưng với hàng ngàn cây số biên giới sa mạc, một bờ biển Địa Trung Hải thênh thang và một Lebanon đồng loã, IS vẫn tự do đón nhận tân binh tình nguyện đến từ nhiều quốc gia không Ả Rập.
Đại Sứ Tina S. Kaidonow ước lượng con số lính tân tuyển của IS trong thời gian 12 tháng vừa rồi lên tới 30,000, trong số đó có trên 250 người đến từ Hoa Kỳ; năm ngoái chỉ có khoảng 100 người Ả Rập rời bỏ Hoa Kỳ về Syria.
Tại Âu Châu, nỗ lực ngăn chặn cuộc tuyển mộ của IS trên địa bàn thế giới cũng đang tiến triển rất mạnh với sự hưởng ứng của nhiều quốc gia; Pháp, Anh, Đức, Áo và nhiều nước Liên Âu kiểm soát số khách đến, khách đi tại những phi trường của họ. Tuần trước Spain bắt giữ một thiếu nữ 18 tuổi gốc Moroc trong lúc cô này làm công tác tuyển mộ tân binh cho IS.
Hoa Kỳ và thế giới không ngăn cản được cuộc tuyển mộ đó, mặc dù một nỗ lực mang tầm cỡ liên quốc đang kiểm soát mọi phi trường của những quốc gia gần cận Syria, như Thổ, Iraq, và Jordan. Nhưng với hàng ngàn cây số biên giới sa mạc, một bờ biển Địa Trung Hải thênh thang và một Lebanon đồng loã, IS vẫn tự do đón nhận tân binh tình nguyện đến từ nhiều quốc gia không Ả Rập.
Đại Sứ Tina S. Kaidonow ước lượng con số lính tân tuyển của IS trong thời gian 12 tháng vừa rồi lên tới 30,000, trong số đó có trên 250 người đến từ Hoa Kỳ; năm ngoái chỉ có khoảng 100 người Ả Rập rời bỏ Hoa Kỳ về Syria.
Tại Âu Châu, nỗ lực ngăn chặn cuộc tuyển mộ của IS trên địa bàn thế giới cũng đang tiến triển rất mạnh với sự hưởng ứng của nhiều quốc gia; Pháp, Anh, Đức, Áo và nhiều nước Liên Âu kiểm soát số khách đến, khách đi tại những phi trường của họ. Tuần trước Spain bắt giữ một thiếu nữ 18 tuổi gốc Moroc trong lúc cô này làm công tác tuyển mộ tân binh cho IS.
Cảnh sát Spain bắt cán bộ tuyển mộ của IS
Quốc Hội Hoa Kỳ cũng công bố kết quả cuộc điều tra về công tác ngăn chặn nỗ lực tuyển binh của IS, trong lúc kế hoạch 500 triệu mỹ kim của Ngũ Giác Đài để cấu tạo một lực lượng địa phương chống IS không đạt được kết quả mong muốn.
Cuộc chiến tranh giáo phái tại Syria đang
đi về hướng chiến tranh thụ uỷ như chiến tranh Việt Nam trước đây, với sự nhập cuộc của Nga, hậu thuẫn cho nhà độc tài Bashar al-Assad.
Nhân kỷ niệm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Obama có cơ hội để giải quyết cả cuộc chiến tranh Syria, lẫn nguy cơ nội tuyến trên lãnh thổ Hoa Kỳ khi ông trình bày nỗ lực của Hoa Kỳ trên địa hạt bảo vệ hoà bình.
Vào dịp này, Tổng Thống Nga Vladimir Putin cũng trình bày quan điểm của Nga, và nguyên thủ nhiều nước khác cũng góp ý về thành quả 70 năm bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Nếu ông Obama kêu gọi được Nga đóng góp cho hoà bình thế giới bằng một giải pháp chính trị tại Ukraine, và bằng những nỗ lực quân sự chống IS trên lãnh thổ Syria thì đó là lối thoát lý tưởng cho Hoa Kỳ.
Nga đang đổ 500 quân vào thành phố hải cảng Latakia của Syria, trong lúc al-Assad tổ chức những cuộc biểu tình của giáo dân Alawites -một nhánh nhỏ của giáo phái Shia- ủng hộ việc Nga can thiệp vào cuộc nội chiến Syria.
Cuộc chiến tranh giáo phái tại Syria đang
đi về hướng chiến tranh thụ uỷ như chiến tranh Việt Nam trước đây, với sự nhập cuộc của Nga, hậu thuẫn cho nhà độc tài Bashar al-Assad.
Nhân kỷ niệm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Obama có cơ hội để giải quyết cả cuộc chiến tranh Syria, lẫn nguy cơ nội tuyến trên lãnh thổ Hoa Kỳ khi ông trình bày nỗ lực của Hoa Kỳ trên địa hạt bảo vệ hoà bình.
Vào dịp này, Tổng Thống Nga Vladimir Putin cũng trình bày quan điểm của Nga, và nguyên thủ nhiều nước khác cũng góp ý về thành quả 70 năm bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Nếu ông Obama kêu gọi được Nga đóng góp cho hoà bình thế giới bằng một giải pháp chính trị tại Ukraine, và bằng những nỗ lực quân sự chống IS trên lãnh thổ Syria thì đó là lối thoát lý tưởng cho Hoa Kỳ.
Nga đang đổ 500 quân vào thành phố hải cảng Latakia của Syria, trong lúc al-Assad tổ chức những cuộc biểu tình của giáo dân Alawites -một nhánh nhỏ của giáo phái Shia- ủng hộ việc Nga can thiệp vào cuộc nội chiến Syria.
Một cuộc biểu tình nhỏ ca tụng thái độ tham chiến của Nga
Việc đưa quân vào Syria để trực diện đối phó với quân IS mà Putin đang làm việc mà Obama không những không muốn làm, mà còn muốn tránh bằng chiến lược không để lính Mỹ chạm gót giầy xuống chiến trường. Thái độ khôn ngoan nhất của Hoa Kỳ là khuyến khích cho Nga đi sâu vào việc tấn công IS, và ngó lơ việc Nga ủng hộ nhà độc tài Al-Assad.
Dù không thể công khai nhìn nhận là anh xen đầm quốc tế đôi khi cũng không đủ khả năng còng tay tất cả mọi tội phạm trên thế giới đưa ra toà án xét xử, nhưng hy vọng Obama cũng đủ khôn ngoan để tránh cho binh sĩ Hoa Kỳ phải chết trong một cuộc chiến tranh vô lý như cuộc tấn công Iraq 12 năm trước.
Obama phải nhìn nhận nỗ lực của ông để tạo ra một lực lượng Syria vừa chống độc tài al-Assad, vừa chống tà giáo IS chỉ là việc không tưởng; ông nên đem số tiền $500 triệu dùng để tổ chức lực lượng đó sử dụng vào việc ngăn chặn nội tuyến.
Chỉ cần một tên cuồng tín lái một chiếc xe bom lủi vào cổng rào Tòa Bạch Ốc, hay vào bực thềm của Quốc Hội -dù không gây tổn thất nhân mạng nào cả- cũng vẫn đủ để làm xấu thành tích tổng tư lệnh rất thành công của ông trong suốt 7 năm vừa rồi. (nđt)
Dù không thể công khai nhìn nhận là anh xen đầm quốc tế đôi khi cũng không đủ khả năng còng tay tất cả mọi tội phạm trên thế giới đưa ra toà án xét xử, nhưng hy vọng Obama cũng đủ khôn ngoan để tránh cho binh sĩ Hoa Kỳ phải chết trong một cuộc chiến tranh vô lý như cuộc tấn công Iraq 12 năm trước.
Obama phải nhìn nhận nỗ lực của ông để tạo ra một lực lượng Syria vừa chống độc tài al-Assad, vừa chống tà giáo IS chỉ là việc không tưởng; ông nên đem số tiền $500 triệu dùng để tổ chức lực lượng đó sử dụng vào việc ngăn chặn nội tuyến.
Chỉ cần một tên cuồng tín lái một chiếc xe bom lủi vào cổng rào Tòa Bạch Ốc, hay vào bực thềm của Quốc Hội -dù không gây tổn thất nhân mạng nào cả- cũng vẫn đủ để làm xấu thành tích tổng tư lệnh rất thành công của ông trong suốt 7 năm vừa rồi. (nđt)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Va chạm Nga-Mỹ
(VienDongDaily.Com - 30/09/2015)
Nguyễn đạt Thịnh
Trong lúc những va chạm giữa Hoa Kỳ và Nga tại trụ sở Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai 28 tháng Chín 2015 -nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc- chưa được giải quyết, thì hôm thứ Tư 30 tháng Chín, không quân Nga bắt đầu oanh tạc hàng chục địa điểm tại Iraq.
Nhiều biến chuyển cho thấy Nga sẵn sàng hoạt động một mình, không cần phối hợp với Hoa Kỳ và đồng minh; như việc sáng sớm ngày 30/9 Quốc Hội Nga họp khẩn cấp để đồng thanh chấp thuận cho tổng thống Nga Vladimir Putin quyền oanh tạc quân Islamic State (IS).
CNN loan tin không quân Nga oanh tạc quanh thị xã Homs, trong lúc AFP nói Nga công bố oanh kích 3 tỉnh trên lãnh thổ Syria.
Không quân Nga tấn công nhiều địa điểm tại Syria
Bộ Quốc Phòng Nga ra thông cáo nhấn mạnh là không quân Nga chỉ tấn công quân IS -ý nói họ không va chạm với lực lượng kháng chiến Syria, do Mỹ tổ chức, huấn luyện và trang bị.
Ngay trong ngày 9/30, Hoa Thịnh Đốn lên tiếng chỉ trích những cuộc oanh tạc của Nga, nhấn mạnh là cuộc nội chiến Syria đã quá khốc liệt đang trở thành khốc liệt hơn với thái độ nhập cuộc của Nga.
Ngũ Giác Đài còn nói, mặc dù có thêm sự xuất hiện của Nga trên không phận Syria, phi công đồng minh vẫn không thay đổi lịch trình oanh kích.
Nói trước cuộc họp khoáng đại của Liên Hiệp Quốc, thủ tướng Nga Putin tuyên bố Nga yểm trợ chính phủ Bashar al-Assad chống lại nhóm tà giáo Islam State (IS); đồng minh với Nga là hai chính phủ Iran và Iraq, hai quốc gia Hồi Giáo hiện do giáo phái Shiite cầm quyền.
Dù không công khai khẳng định, nhưng đã giúp al-Assad là không chỉ chống riêng quân IS, mà Nga còn có thể giúp al-Assad chống cả kháng chiến quân Syria -lực lượng do Mỹ tổ chức, huấn luyện, trang bị, và đài thọ chiến phí.
Chi tiết không nói ra này đưa Nga và Mỹ trở lại tình trạng chiến tranh thừa uỷ như chiến tranh Việt Nam nửa thế kỷ trước; và -để tránh tình trạng này- trong những ngày đầu, Mỹ có thể phải tạm chấp nhận giải pháp của Nga, chấp nhận sự tồn tại của chế độ al-Assad.
Không những được Nga bảo kê, mà al-Assad còn được 2 chính phủ Iran, Iraq, trợ chiến nữa; thế lực mới này tạo nhiều phức tạp cho tổ chức liên minh toàn cầu chống al-Baghdadi -nhân vật có thể đã chết từ mấy tháng trước.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Mặt khác, Nga cầm đầu cho 3 chính phủ Iran, Iraq, và Syria đứng liên kết chống lại tổ chức IS -một lực lượng khủng bố do Abu Bakr al-Baghdadi -một tên thảo khấu cuồng sát tín đồ Sunni đứng làm thủ lãnh.
Không những chỉ cuồng tín, al-Baghdadi còn cuồng dâm và hiếu sát nữa; hắn cưỡng bách tình dục cô Kayla Mueller trong nhiều tháng dài, rồi ra lệnh giết cô, trước khi chính hắn cũng bị thương trong một cuộc oanh kích của không quân Đồng Minh hôm 18 tháng Ba 2015, và theo tin The New York Times ngày 20 tháng Bẩy 2015, tên giáo chủ khát máu này đang âm thầm "biến mất".
Kayla Mueller
Dù al-Baghdadi chết vì thương tích hay vì bất cứ một lý do nào khác, thì quân Đồng Minh cũng thành công trong hình thái sử dụng hoả lực không quân để đối phó với cuộc chiến tranh Ả Rập -hình thái giúp họ thắng al-Qaeda- tiêu diệt lực lượng này bằng cách giết sạch dàn cán bộ chỉ huy.
Nga nhập cuộc vào giai đoạn cuộc chiến sắp được giải quyết và tạo ra một hình thái chiến tranh mới, chiến tranh tôn giáo. Việc Nga liên kết 3 quốc gia Hồi Giáo Shiite chống IS khiến những chính phủ và khối tín đồ Sunny tại Trung Đông có thể sẽ đứng ra bênh vực IS chống lại liên minh Shiite (Iran, Iraq, và Syria) do Nga cầm chịch, như thái độ đồng loã với IS hiện nay của người Iraq, tín đồ Sunni.
Can dự vào chiến tranh Syria đã là dự tính có sẵn, nhưng trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Putin vẫn quy trách cho Hoa Kỳ tạo ra cuộc chiến tranh đẫm máu đó, đưa đến nhu cầu tị nạn của hàng triệu cư dân Syria.
Trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Obama cũng chỉ trích đích danh Nga nhiều lần về tội xâm chiếm Crimea, cầm đầu cho cuộc nổi loạn của người Ukrainians gốc Nga và yểm trợ chính phủ độc tài, khát máu al-Assad. Obama nói Nga đang đưa nhân loại vào một thế giới tối tăm hơn, hỗn độn hơn.
Ngoài việc chỉ trích Nga, Obama còn lên án những cường quốc đang bất chấp luật quốc tế để chỉ áp dụng luật sức mạnh, như Nga đang ủng hộ nhà độc tài al-Assad, người dùng vũ khí hoá học giết thường dân và Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông để xâm chiếm lãnh hải của các nước khác.
Tổng thống Nga Vladimir V. Putin cũng gay gắt không kém, ông ca tụng tổng thống Syria al-Assad là nhân vật duy nhất có khả năng chống lại bọn IS cuồng sát. Ông nói: "Từ chối không cộng tác với chính phủ Syria là một sai lầm lớn, chính quân đội Syria đang là lực lượng nòng cốt chống bọn IS."
Thêm sự tham chiến của Nga, chiến tranh Syria không rút ngắn hơn, mà còn có nguy cơ kéo dài hơn. Một giả thuyết: ngày mai hay tuần sau khu trục cơ Nga đánh bom một căn cứ kháng chiến quân Syria.
Tổng thống Nga Vladimir V. Putin cũng gay gắt không kém, ông ca tụng tổng thống Syria al-Assad là nhân vật duy nhất có khả năng chống lại bọn IS cuồng sát. Ông nói: "Từ chối không cộng tác với chính phủ Syria là một sai lầm lớn, chính quân đội Syria đang là lực lượng nòng cốt chống bọn IS."
Thêm sự tham chiến của Nga, chiến tranh Syria không rút ngắn hơn, mà còn có nguy cơ kéo dài hơn. Một giả thuyết: ngày mai hay tuần sau khu trục cơ Nga đánh bom một căn cứ kháng chiến quân Syria.
Thử hình dung phản ứng của Hoa Kỳ -tối thiểu họ sẽ võ trang cho quân kháng chiến loại hoả tiễn chống không lực- như họ đã giúp quân A Phú Hãn và do đó Nga đã thất trận.
Một biện pháp đối phó khác là Hoa Kỳ cúp viện trợ cho Iraq, và tẩy chay dầu Iran mới được phép xuất cảng.
Một biện pháp đối phó khác là Hoa Kỳ cúp viện trợ cho Iraq, và tẩy chay dầu Iran mới được phép xuất cảng.
Trong thế kỷ trước, Liên Bang Sô Viết Nga đã gục ngã vì kiệt quệ trong nỗ lực thi đua tài trợ đồng minh; Obama có khả năng làm lịch sử tái diễn.
Nguyễn đạt Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét