Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Danh tướng Phạm Tu - Angel Pham


Phạm Tu (476 – 545) Tiền Lý triều Tả tướng, Trưởng Ban võ của nhà nước Vạn Xuân Thượng thủy tổ họ Phạm Việt Nam
 Phạm Tu sinh ngày 10 tháng 3 năm Bính Thìn (tức 19.04.476) tại Trang Quang Liệt, nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Song thân của Ngài là Phạm Thiều và Lý Thị Trạch, vốn là những người đức độ có tiếng trong vùng.
<!->
 Ngài là danh nhân họ Phạm xuất hiện sớm nhất trong lịch sử: Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” có hai chỗ viết về Ngài; bộ “Biên niên Lịch sử cổ trung đại” có ba lần nhắc đến tên Ngài …
 Từ nhỏ Ngài đã là một trang thiếu niên phương phi, tuấn tú; chăm đọc sách, học giỏi, đàn hát hay … Lớn lên lại năng luyện võ nghệ, là một đô vật nổi tiếng, thường được gọi là Đô Tu, rồi đã thật sự trở thành một hào kiệt có uy tín lớn trong vùng.
 Sinh ra giữa thời “hơn một ngàn năm Bắc thuộc” (từ năm -179 đến năm +905) nên hầu như suốt cuộc đời, Ngài sống ẩn dật, nung nấu chí cứu nước, chờ thời cơ. Ngài lấy biệt hiệu là Cảm Ứng cư sĩ , từng khuyên dân “cửu niên tam tích”(1) – “cửu niên” với nghĩa là lâu dài, nhiều năm tích trữu ba thứ là: Lương thực, quần áo, vũ khí … để luôn sẵn sàng, khi thời cơ đến thì vùng lên giành lại non sông.

 Năm 541, được tin Lý Bí phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Lương, mặc dù lúc này đã bước sang tuổi 66. Nhưng Ngài vẫn tích cực hưởng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn). Ngài đã chủ động tập hợp trai tráng trong vùng, lập thành một đội quân mạnh, đánh chiếm thành Long Biên (vùng Bắc Ninh ngày nay) thủ phủ của chính quyền đô hộ.
Nhà bia thờ Phạm Tu trong khuôn viên đình ngoại
ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
 Khi quân Lâm Ấp ở phía Nam nước ta, lợi dụng tình thế tràn sang cướp bóc, Lý Bí đã cử Phạm Tu đem quân vào đánh dẹp. Mùa hè năm 543 Người đã chỉ huy đánh tan địch ngay ở Cửu Đức (vùng Hà Tĩnh ngày nay). Trong chiến cuộc này, dưới trướng của Phạm Tu có cả tướng quân Phục Man, người làng Giá (Yên Sở, Đan Phượng Hà Tây) – sau được thờ làm Thành hoàng làng ở đấy.
 Chiến thắng trở về, Ngài càng được khẳng định là vị tướng tài giỏi nhất trong nghĩa quân và cũng là người cao tuổi nhất(2)
 Năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế), thành lập nhà nước Vạn Xuân – “một nhà nước có tổ chức đầu tiên ở nước ta”, Ngài được Lý Nam Đế giao trọng trách làm Tả Tướng, đứng đầu Ban Võ (tương đương BỘ trưởng Quốc phòng – Tổng Tư lệnh quân đội ngày nay). Tướng quân Phục Man được mang “Quốc tính” (họ của nhà vua) và trở thành “Phò mã”, được trông coi mạn Nam nước Vạn Xuân.
  Khi nhà Lương ( Nam triều thuộc Nam-Bắc triều của Trung Quốc, 420 -589) huy động tổng lực của cả 5 châu xung quanh nước ta là: Việt – La – An – Ái – Định Châu sang đàn ấp Giao châu. Phạm Tu đã giúp Lý Nam Đế huy động tới 3 vạn quân ra chống cự (trong khi toàn dân ở Giao Châu lúc bấy giờ chỉ có hơn 70 vạn nhân khẩu cả trẻ già, trai gái). Trong cuộc kháng chiến lực lượng quá chênh lệch này, ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu (tức 13.8.545), Phạm Tu dã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến giữ thành Tống Bình – một công trình quân sự mới được cấp tốc xây dựng bên cửa sông Tô Lịch (phía sau chợ Đồng Xuân Hà Nội ngày nay) để chặn đại quân địch lại cho Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục bảo toàn lực lượng, tạm rút lên trung du rồi vòng về vùng đầm lầy Dạ Trạch xây dựng căn cứ địa chiến đấu lâu dài, nhằm đi đến thắng lợi cuối cùng. Triều đình nhà Tiền Lý đã giữ vũng nền độc lập của nhà nước Vạn Xuân được thêm gần 6 năm nữa (545 – 602)

ĐỀN THỜ DANH TƯỚNG PHẠM TU


  Sau khi lão tướng Phạm Tu hy sinh, Nhà vua vô cùng thương tiếc, đã cho Thái giám về tận quê hương truy phong tước Long Biên Hầu (vì chính Ngài có công đầu trong hạ thành Long Biên, thủ phủ của địch); ban tên thụy là Đô Hồ, sắc cho quê hương là Thanh mộc ấp, được miễn sưu sai tạp dịch, để thờ Ngài làm “bản cảnh thành hoàng” lưu truyền mãi mãi.
Các đời sau: Đinh, Lê, Lý, Trần, rồi Hậu Lê, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn đều có sắc phong là Thượng Đẳng Thần: Đô Hồ Đại Thần hay Đô Hồ Đại Vương. Hiện nay ở Đình làng Thanh Liệt còn lưu giữ được 10 sắc phong từ thời Cảnh Hưng nhà Lê, qua Cảnh Thịnh, Tây Sơn đến Khải Định nhà Nguyễn.

Không có nhận xét nào: