Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Sau việc tăng lãi suất mạnh nhất 16 năm của Ngân hàng Trung ương Nga đã không phát huy tác dụng khi Rúp tiếp tục "rơi" tự do, Bloomberg ghi nhận.
Đây là mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ thời khủng hoảng tài chính năm 1998. Phiên giao dịch cũng đưa Rúp lên vị trí đồng tiền chuyển biến tồi tệ nhất năm 2014. Diễn biến bất thường này cho thấy biện pháp kiểm soát thị trường của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã không phát huy tác dụng.
Sau cuộc họp khẩn diễn ra trong đêm ngày 15/12, CBR đã đột ngột tuyên bố nâng mạnh lãi suất từ 10,5% lên 17%, có hiệu lực kể từ ngày 16/12. 6,5% là quãng tăng dài nhất kể từ thời Nga vỡ nợ năm 1998.
Tỷ giá Rúp/USD tăng chóng mặt chỉ trong vài giờ giao dịch cuối phiên ngày 16/12. Biểu đồ: Marketwatch
Đây là lần nâng lãi suất thứ 6 của Nga trong năm 2014. Ngân hàng cho biết quyết định này được đưa ra nhằm giảm phanh đà sa sút của đồng Rúp, cũng như kìm hãm tình hình lạm phát nhức nhối thời gian gần đây.
"Tôi không biết nói sao. Thật là một thất bại đau đớn dành cho CBR. Nga cần tuyên bố kiểm soát thị trường vốn ngay lập tức. Đây là biện pháp cuối cùng", ông Jean-David Haddad, nhà chiến lược thị trường mới nổi tại tập đoàn OTCex nhấn mạnh.
Chính phủ Nga sẽ nhanh chóng triệu tập một cuộc họp khẩn bàn về tình hình tài chính, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết.
Không ngoại trừ khả năng các nhà chức trách sẽ thông báo về một lệnh siết chắt tiền tệ mới, khi các biện pháp truyền thống như nâng lãi suất và can thiệp thị trường đã nhiều lần không phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế tiền tệ này có thể khiến xếp hạng tín dụng đầu tư của Nga bị hạ bậc, công ty Rogge Global Partners cảnh báo.
Tin xấu về đồng nội tệ đã nhanh chóng loan ra các thị trường khác. Lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm nhảy 317 điểm cơ bản lên đỉnh kỷ lục 16,4% chỉ riêng trong phiên ngày 16/12.
Chỉ số RTS Index trên thị trường chứng khoán Nga tụt xuống đáy thấp nhất hơn 5 năm.
Càng làm tình hình thêm tồi tệ, giá dầu thô Brent trôi theo dốc, mất thêm 3,6% xuống còn 58,86USD/thùng trong ngày 16/12. Dầu khí là sản phẩm đóng góp hơn 1 nửa doanh thu cho Nga.
Tình trạng này đã thổi lên cơn hoảng loạn trong giới đầu tư. Các ngân hàng ghi nhận nhu cầu đổi Rúp sang USD trong dân Nga tăng cao đột biến.
Cá biệt, ngân hàng Khanty-Mansiysk Otkritie Bank - chi nhánh bán lẻ của ngân hàng tư nhân lớn thứ hai Nga - cho biết nhu cầu đổi tiền tăng gấp 3 đến 4 lần so với trung bình vào ngày 16/12.
Nga có thể áp dụng một số biện pháp kiểm soát vốn, bao gồm tạo hàng rào gây khó khăn khi đổi nội tệ sang ngoại tệ.
Một lựa chọn khác là yêu cầu các công ty xuất khẩu chuyển một phần thu nhập sang đồng Rúp, ông Per Hammarlund, người đứng đầu bộ phận chiến lược thị trường mới nổi tại công ty SEB nhận xét.
Tính từ đầu năm tới nay, Rúp đã mất giá 55%, mặc cho CBR rót tới 81 tỷ USD cứu vớt đồng nội tệ. Hiện kho dự trữ ngoại tệ của Nga đã chạm đáy 5 năm tại 416 tỷ USD.
"Một khi biện pháp nâng bổng lãi suất cũng vô tác dụng, thì không còn 'thuốc' gì dành cho Rúp, kể cả can thiệp thị trường.
Rút tiền từ dự trữ ngoại tệ giờ cũng vô ích", ông Artem Roschin, chuyên gia giao dịch ngoại hối tại công ty Aljba Alliance chỉ ra.
"Khó làm lắng dịu cơn hoảng loạn khi ai cũng đặt cược vào đồng Rúp sụp giá. Ngân hàng Trung ương Nga đã ra tay quá muộn.
Khi nền kinh tế và giá dầu còn chưa ổn định, Rúp sẽ không tài nào ngóc lên được", ông Vadim Bit-Avragim, nhà quản trị tiền tệ tại công ty Kapital Asset Management nhận xét.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tổng thống Obama “phân vân ”, chưa ký tiếp dự luật trừng phạt Nga
Tổng thống Mỹ Obama đang đau đầu với một dự luật mới cho phép trừng phạt bổ sung đối với Nga Ảnh: Reuters
Nhà Trắng cho hay, Tổng thống Barack Obama vẫn chưa quyết định đặt bút ký dự luật cho phép trừng phạt bổ sung chống lại Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine vừa được lưỡng viện Mỹ phê chuẩn gần đây.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, chính quyền Obama vẫn đang xem xét và cân nhắc về vấn đề này trong vài ngày qua.
Giới chức Nhà Trắng cho biết, họ quan ngại sâu sắc về hành động của Nga ở Ukraine, nhưng muốn cân nhắc thêm để áp đặt cơ chế trừng phạt sao cho hoạt động kinh doanh của Mỹ, thị trường dầu mỏ quốc tế và nền kinh tế toàn cầu ít bị tác động nhất.
Trước đó, Tổng thống Obama từng nhấn mạnh, ông phản đối việc áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa chống lại Nga trừ phi châu Âu cũng "đồng hành" cùng Mỹ.
Mới đây, lưỡng viện Mỹ vừa thông qua "Đạo luật Hỗ trợ Tự do cho Ukraine", trong đó cho phép viện trợ quân sự trị giá 350 triệu USD (bao gồm vũ khí sát thương và không sát thương) cho chính phủ Kiev cũng như áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Người đỡ đầu của dự luật này, Nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker và Nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Menendez nhấn mạnh, họ hy vọng Tổng thống Obama sẽ đặt bút ký dự luật.
Thậm chí, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner tỏ ra sốt ruột đã ban hành một tuyên bố kêu gọi Tổng thống Obama sớm ký dự luật hôm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét