Đặng Mỹ Hạnh
Cơn mưa về ngang cửa sổ, đánh thức giấc ngủ giữa sớm Đông. Sự tỉnh táo bắt đầu khi ngụm café chạm đầu lưỡi. “Càphê tự sự” là uống một mình với những suy tư, hoài niệm… Một ly café, đủ đắng cho “vị suy tưởng” của riêng tôi. Bên tách café và làn khói mỏng, mùi hanh hao của một sớm Đông càng tê tái, thi vị hơn bao giờ. Tôi dần có thói quen nhấm nháp những giọt Đắng- giọt si mê, như giọt đời, giọt mưa, giọt nắng …
Café theo phong cách “Starbucks”: Laptop+ ly café (nhựa). Tôi thường không mấy thích hợp với cái công thức hối hả của “ly café văn phòng” này. Tôi lại chẳng cùng thời với những ly café phin tí tách nhỏ giọt đậm đà, Milan của Ý; hay kỳ lạ hơn là đổ đường, café vào và đun chung như phong cách Thổ Nhĩ Kỳ - chỉ là những tuyệt thú mơ màng trong cuộc đời.
Một lần, nhấp chuột, tôi chợt thú vị với những tản mạn về vị chất caffeine. Thiền tịnh và nghi thức như trà đạo của Nhật, “nghi lễ cà phê” của người Ethiopia thật đáng nghiền ngẫm. Một nước độc lập cổ xưa nhất châu Phi thuộc miền Đông Bắc. Vùng thung lũng sương mù hoang vắng - miền đất phát tích của cây Arabica - Đất đỏ màu máu, độ cao ngàn mét từ mặt biển. Cổ xưa lắm, dân địa phương ở vùng này thì ăn trái, nấu hạt café như một thức uống bình dị. Bộ tộc Oromo, vẫn còn giữ phong tục trồng một cây café trên nấm mồ của những thầy Mo. Trong truyền thuyết dân gian, café được xem là “Những giọt nước mắt của Thượng đế”. Truyền khẩu rằng, một chàng chăn dê của bộ tộc đã khám phá loại cây kỳ diệu này.
Người nữ trong vai trò tiến hành nghi thức pha chế, dọn bày. Nghi thức café hết mực thong thả, thanh nhàn. Một căn buồng hay lều trại được quét dọn sạch, rắc hương cỏ thơm và hoa, quyện với hương thơm của nhang trầm. Nước lạnh trong sạch được đong vào ấm đất hoặc gốm đen rồi đặt lên than hồng. Hạt café tươi rang trong chảo gang và nghiền trong chiếc cối gỗ mukecha. Pha chế có thể biến đổi với đậu khấu cardamom, quế và đinh hương để phong phú gia vị. Cối và chày- một biểu tượng của hai bộ phận sinh thực nữ và nam. Động tác “giã” là sự hòa hợp của hoan lạc và lưu truyền đời sống.
Café giã xong cũng là lúc ấm gốm nước vừa đủ nóng. Bột café thơm ngát được trút vào ấm gốm nước nóng, và đun cho đến đúng độ. Một chiếc khay gồm những cái tách không quai bằng gốm cini. Những giọt café đậm đặc, đồng điệu rót từ ấm với khoảng cách một gang tay. Bã café được giữ lại trong ấm. Khách có thể thêm đường, nhưng không là sữa. Những tách café mang nghi thức chuyển hoá thần khí và chúc phúc. Những người khách vinh dự sẽ được thưởng thức nghi thức này trọn vẹn 3 lần một ngày: sáng, trưa, và chiều. Quá thú vị!
Tôi pha loãng kỷ niệm vào ly café đen. Lại nhấp chuột, thưởng thức vài họa tác của Michael Aaron Williams. Người họa sĩ với thử nghiệm của một thứ màu vẽ độc đáo. Café và giấy cũ - sự hòa hợp toàn mỹ của những bức chân dung mang đặc tính riêng biệt. Từ chất liệu, là loại giấy cũ gần 100 năm ông đã tìm thấy trong một cửa tiệm bỏ hoang vùng Appalachian. “Cà phê là một loại màu vẽ tuyệt vời nhờ màu sắc hữu cơ tự nhiên. Ngoài tác dụng như màu nước, cà phê còn ít tốn kém và có mùi thơm dễ chịu - một loại màu vẽ tuyệt vời nếu được pha đậm đặc.”
Café với tiếng mưa gõ trật nhịp trên mái. Tôi nhấp cạn những phiền muộn của tháng ngày.
Mùa ân sủng lên xanh. Noel sắp đến, Tết Tây sắp về. Niềm nhớ chong chao như cánh diều thiếu gió. Tôi quảy về một gánh buồn. Bồn chồn với những mùa Noel của ký ức. Thèm những cơn lạnh trên tuyết. Thèm cái háo hức sắm sửa rộn ràng của mùa lễ. Thèm quanh co những vòng lái trên con đường tuyết. Những căn nhà mái phủ trắng. Lấp lánh đèn sặc sỡ. Lất phất tuyết. Tuyệt như một miền cổ tích trắng.
Đã bao mùa Noel tôi thiếu tuyết. Bao mùa Noel vắng hơi ấm của chiếc lò sưởi tí tách mùi gỗ thông. Bao mùa Noel lặng lẽ không cây thông tươi ấm cúng giữa nhà. Chẳng còn sắc đỏ của màu áo, màu khăn, màu chiếc mũ len và son môi tươi đỏ.
Mùa Đông xứ lạnh. Tôi rủ rỉ với cái thú décor cây thông. Những cây Noel của tôi luôn khác biệt mỗi mùa. Mùa cây tươi. Mùa cây khô. Mùa thông xanh. Mùa thông… trắng. Mùa đèn thông bóng dẹp. Mùa đèn thông bóng tròn, “chúm chím” như những chùm cherry đỏ. Người Việt nơi xứ tuyết, dẫu ngoại đạo, vẫn mang cảm giác ấm áp với cây Noel trong mùa lễ an lành.
Cơ ngơi của cha tôi, một ngôi nhà rộng lớn, xanh cả cánh rừng thông sau hiên nhà. Chẳng mùa lễ nào hiện hữu được một cây thông tươi sau vườn nhà. Cha tôi bảo rằng, cái đẹp đi đôi với cái… dọn dẹp! Mất thời giờ.
Mùa lễ, tôi yêu cái không khí ấm cúng của gia đình người cậu ruột. Dưới căn hầm mùa Đông bên cạnh cái lò sưởi, ống khói thông tận mái nhà, tí tách mùi gỗ thông. Không như cha tôi, cậu tôi có cái máu “tiều phu” trong mình. Vườn thông sau nhà, cậu đốn gần trụi để làm mồi cho cái lò sưởi mỗi mùa Đông. Tôi yêu cả cái thú ngồi bên lò sưởi rươi củi, châm thêm củi. Hương củi và màu đỏ lửa- xua tan cái giá lạnh bên ngoài. Cỡn bợt lung linh ánh lửa - cái lò sưởi như mang một linh hồn. Ly rượu đỏ bắt kịp hơi men. Tôi nghe mặt bừng nóng.
Cây Noel năm nay vẫn nằm xếp cọng chơ vơ trong cái thùng giấy. Những con chữ lại đếm nếp nhăn trên nỗi nhớ. Tôi nhìn lại tờ lịch đã ngấp nghé những ngày cuối năm. Mẹ tôi gọi phone, “cỏn” chuyện bên lề, “Mấy cô dì, chú bác, ‘di tản’ tránh lạnh. Họ ở Minnesota qua đến Cali ăn Noel rồi ở luôn đến Tết Tây…”
Ký ức ẩm ương như áo quần cũ rích. Tâm tư như chiếc khuy lâu ngày bung chỉ. Bà con ai cũng ngán ngẫm với cái lạnh. Chỉ có cánh hồn tôi là mở ra những… tiếc nhớ. Nhưng thôi tiếc mà chi, tuyết thì đẹp mà lạnh… bỏ bu! Tôi mường tượng đến cái tay run, đôi bàn chân thì nứt nẻ vệt mùa. Giữa mùa Đông, Sonata cũng còn chết cóng! Tôi thở dài.
Từ thời buồn tay bỏ phím, cái piano thôi nhấn nốt hẹn hò. Bản Valse nghẹn. Tôi lơ đãng đánh rơi vài nhịp. Tôi giờ đây như tìm lại bình yên mỗi ngày trong những ngân nốt trầm bổng.
Gã hàng xóm thất nghiệp cạnh bên đã tìm được cái “dốp” yên ấm. Bắt đầu lem nhem với những lo toan và vội vã. Con phố tôi ở, nghèo hơn những tiếng ồn. Sáng Chủ Nhật, tôi thẳng giấc cò bay trong chăn ấm. Cô xướng ngôn viên đài gọi báo, “ Chị khỏi lên đài chiều nay, vì đài bận… sửa máy!” Tôi huýt sáo. Đời không bận rộn, quả là đáng yêu vô cùng.
Gặp một người quen trong bữa tiệc cuối tuần, “Đọc những bài viết của Mỹ Hạnh, mình nghĩ ‘cái con nhỏ này’ sao mà… nội tâm dữ vậy!” Biết trả lời thế nào. Chữ nghĩa và Cuộc đời vẫn luôn là định nghĩa “âm u” riêng mình. Nhưng tôi chẳng hề cẩn trọng cất giữ những vôi vữa lòng mình trên những trang chữ.
Ngày sập bẫy cơn mưa. Bản Ballad cuồng như một vở kịch câm trong đêm. Dứt mình không khỏi vương vấn những tàn tích cũ. Thừa thãi hay thao thiết?
Chấm hết cái bài Cõi Riêng. Tôi nhìn đồng hồ đã 3 giờ sáng. Thôi, Click shutdown, confirm giấc ngủ cho rồi!
Michael-Aaron-Williams
Café theo phong cách “Starbucks”: Laptop+ ly café (nhựa). Tôi thường không mấy thích hợp với cái công thức hối hả của “ly café văn phòng” này. Tôi lại chẳng cùng thời với những ly café phin tí tách nhỏ giọt đậm đà, Milan của Ý; hay kỳ lạ hơn là đổ đường, café vào và đun chung như phong cách Thổ Nhĩ Kỳ - chỉ là những tuyệt thú mơ màng trong cuộc đời.
Một lần, nhấp chuột, tôi chợt thú vị với những tản mạn về vị chất caffeine. Thiền tịnh và nghi thức như trà đạo của Nhật, “nghi lễ cà phê” của người Ethiopia thật đáng nghiền ngẫm. Một nước độc lập cổ xưa nhất châu Phi thuộc miền Đông Bắc. Vùng thung lũng sương mù hoang vắng - miền đất phát tích của cây Arabica - Đất đỏ màu máu, độ cao ngàn mét từ mặt biển. Cổ xưa lắm, dân địa phương ở vùng này thì ăn trái, nấu hạt café như một thức uống bình dị. Bộ tộc Oromo, vẫn còn giữ phong tục trồng một cây café trên nấm mồ của những thầy Mo. Trong truyền thuyết dân gian, café được xem là “Những giọt nước mắt của Thượng đế”. Truyền khẩu rằng, một chàng chăn dê của bộ tộc đã khám phá loại cây kỳ diệu này.
Người nữ trong vai trò tiến hành nghi thức pha chế, dọn bày. Nghi thức café hết mực thong thả, thanh nhàn. Một căn buồng hay lều trại được quét dọn sạch, rắc hương cỏ thơm và hoa, quyện với hương thơm của nhang trầm. Nước lạnh trong sạch được đong vào ấm đất hoặc gốm đen rồi đặt lên than hồng. Hạt café tươi rang trong chảo gang và nghiền trong chiếc cối gỗ mukecha. Pha chế có thể biến đổi với đậu khấu cardamom, quế và đinh hương để phong phú gia vị. Cối và chày- một biểu tượng của hai bộ phận sinh thực nữ và nam. Động tác “giã” là sự hòa hợp của hoan lạc và lưu truyền đời sống.
Café giã xong cũng là lúc ấm gốm nước vừa đủ nóng. Bột café thơm ngát được trút vào ấm gốm nước nóng, và đun cho đến đúng độ. Một chiếc khay gồm những cái tách không quai bằng gốm cini. Những giọt café đậm đặc, đồng điệu rót từ ấm với khoảng cách một gang tay. Bã café được giữ lại trong ấm. Khách có thể thêm đường, nhưng không là sữa. Những tách café mang nghi thức chuyển hoá thần khí và chúc phúc. Những người khách vinh dự sẽ được thưởng thức nghi thức này trọn vẹn 3 lần một ngày: sáng, trưa, và chiều. Quá thú vị!
Tôi pha loãng kỷ niệm vào ly café đen. Lại nhấp chuột, thưởng thức vài họa tác của Michael Aaron Williams. Người họa sĩ với thử nghiệm của một thứ màu vẽ độc đáo. Café và giấy cũ - sự hòa hợp toàn mỹ của những bức chân dung mang đặc tính riêng biệt. Từ chất liệu, là loại giấy cũ gần 100 năm ông đã tìm thấy trong một cửa tiệm bỏ hoang vùng Appalachian. “Cà phê là một loại màu vẽ tuyệt vời nhờ màu sắc hữu cơ tự nhiên. Ngoài tác dụng như màu nước, cà phê còn ít tốn kém và có mùi thơm dễ chịu - một loại màu vẽ tuyệt vời nếu được pha đậm đặc.”
Café với tiếng mưa gõ trật nhịp trên mái. Tôi nhấp cạn những phiền muộn của tháng ngày.
Mùa ân sủng lên xanh. Noel sắp đến, Tết Tây sắp về. Niềm nhớ chong chao như cánh diều thiếu gió. Tôi quảy về một gánh buồn. Bồn chồn với những mùa Noel của ký ức. Thèm những cơn lạnh trên tuyết. Thèm cái háo hức sắm sửa rộn ràng của mùa lễ. Thèm quanh co những vòng lái trên con đường tuyết. Những căn nhà mái phủ trắng. Lấp lánh đèn sặc sỡ. Lất phất tuyết. Tuyệt như một miền cổ tích trắng.
Đã bao mùa Noel tôi thiếu tuyết. Bao mùa Noel vắng hơi ấm của chiếc lò sưởi tí tách mùi gỗ thông. Bao mùa Noel lặng lẽ không cây thông tươi ấm cúng giữa nhà. Chẳng còn sắc đỏ của màu áo, màu khăn, màu chiếc mũ len và son môi tươi đỏ.
Mùa Đông xứ lạnh. Tôi rủ rỉ với cái thú décor cây thông. Những cây Noel của tôi luôn khác biệt mỗi mùa. Mùa cây tươi. Mùa cây khô. Mùa thông xanh. Mùa thông… trắng. Mùa đèn thông bóng dẹp. Mùa đèn thông bóng tròn, “chúm chím” như những chùm cherry đỏ. Người Việt nơi xứ tuyết, dẫu ngoại đạo, vẫn mang cảm giác ấm áp với cây Noel trong mùa lễ an lành.
Cơ ngơi của cha tôi, một ngôi nhà rộng lớn, xanh cả cánh rừng thông sau hiên nhà. Chẳng mùa lễ nào hiện hữu được một cây thông tươi sau vườn nhà. Cha tôi bảo rằng, cái đẹp đi đôi với cái… dọn dẹp! Mất thời giờ.
Mùa lễ, tôi yêu cái không khí ấm cúng của gia đình người cậu ruột. Dưới căn hầm mùa Đông bên cạnh cái lò sưởi, ống khói thông tận mái nhà, tí tách mùi gỗ thông. Không như cha tôi, cậu tôi có cái máu “tiều phu” trong mình. Vườn thông sau nhà, cậu đốn gần trụi để làm mồi cho cái lò sưởi mỗi mùa Đông. Tôi yêu cả cái thú ngồi bên lò sưởi rươi củi, châm thêm củi. Hương củi và màu đỏ lửa- xua tan cái giá lạnh bên ngoài. Cỡn bợt lung linh ánh lửa - cái lò sưởi như mang một linh hồn. Ly rượu đỏ bắt kịp hơi men. Tôi nghe mặt bừng nóng.
Cây Noel năm nay vẫn nằm xếp cọng chơ vơ trong cái thùng giấy. Những con chữ lại đếm nếp nhăn trên nỗi nhớ. Tôi nhìn lại tờ lịch đã ngấp nghé những ngày cuối năm. Mẹ tôi gọi phone, “cỏn” chuyện bên lề, “Mấy cô dì, chú bác, ‘di tản’ tránh lạnh. Họ ở Minnesota qua đến Cali ăn Noel rồi ở luôn đến Tết Tây…”
Ký ức ẩm ương như áo quần cũ rích. Tâm tư như chiếc khuy lâu ngày bung chỉ. Bà con ai cũng ngán ngẫm với cái lạnh. Chỉ có cánh hồn tôi là mở ra những… tiếc nhớ. Nhưng thôi tiếc mà chi, tuyết thì đẹp mà lạnh… bỏ bu! Tôi mường tượng đến cái tay run, đôi bàn chân thì nứt nẻ vệt mùa. Giữa mùa Đông, Sonata cũng còn chết cóng! Tôi thở dài.
Từ thời buồn tay bỏ phím, cái piano thôi nhấn nốt hẹn hò. Bản Valse nghẹn. Tôi lơ đãng đánh rơi vài nhịp. Tôi giờ đây như tìm lại bình yên mỗi ngày trong những ngân nốt trầm bổng.
Gã hàng xóm thất nghiệp cạnh bên đã tìm được cái “dốp” yên ấm. Bắt đầu lem nhem với những lo toan và vội vã. Con phố tôi ở, nghèo hơn những tiếng ồn. Sáng Chủ Nhật, tôi thẳng giấc cò bay trong chăn ấm. Cô xướng ngôn viên đài gọi báo, “ Chị khỏi lên đài chiều nay, vì đài bận… sửa máy!” Tôi huýt sáo. Đời không bận rộn, quả là đáng yêu vô cùng.
Gặp một người quen trong bữa tiệc cuối tuần, “Đọc những bài viết của Mỹ Hạnh, mình nghĩ ‘cái con nhỏ này’ sao mà… nội tâm dữ vậy!” Biết trả lời thế nào. Chữ nghĩa và Cuộc đời vẫn luôn là định nghĩa “âm u” riêng mình. Nhưng tôi chẳng hề cẩn trọng cất giữ những vôi vữa lòng mình trên những trang chữ.
Ngày sập bẫy cơn mưa. Bản Ballad cuồng như một vở kịch câm trong đêm. Dứt mình không khỏi vương vấn những tàn tích cũ. Thừa thãi hay thao thiết?
Chấm hết cái bài Cõi Riêng. Tôi nhìn đồng hồ đã 3 giờ sáng. Thôi, Click shutdown, confirm giấc ngủ cho rồi!
Michael-Aaron-Williams
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét