Một người đánh giày đang chờ khách trên vỉa hè.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết đặc sắc của nhà văn Cuba Jossé Manuel Prieto. Sau mười năm sống ở Mỹ, trở về thành phố quê hương La Habana, ông ngỡ ngàng nhận ra - qua những chi tiết của đời sống thường nhật - một nhà nước sau gần 70 năm toàn trị nay có vai trò ngày càng thu hẹp. Mô hình nào cho một Cuba đang hấp hối, khi viện trợ Liên Xô từ lâu không còn, Venezuela nay cũng đang gặp khó khăn, còn Trung Quốc làm ngơ không muốn cứu giúp đảo quốc xa xôi này ? Cuba đang ở chân tường - đổi mới hay là chết !
Bài viết đăng trên tờ Letras Libres (Mehico), được Le Courrier International dịch ra tiếng Pháp.
Tại đại lý du lịch ở Queens, khi mua vé để đáp chuyến bay trực tiếp duy nhất nối liền New York – La Habana, tôi được trao bản danh sách các sản phẩm được phép mang đến Cuba : 10 ký lô dược phẩm và 20 ký thực phẩm miễn thuế hải quan. Cuba hiện vẫn đang bị Mỹ cấm vận thương mại, chính những người Cuba sống ở hải ngoại đảm trách việc duy trì cuộc sống bình thường cho đất nước.
Hôm khởi hành, tại sân bay tôi trông thấy các hành khách tay xách nách mang. Không chỉ những gói hành lý lớn – theo tôi hình dung thì bên trong là thuốc men và thực phẩm được phép – mà cả ti-vi màn hình phẳng còn trong bao bì, các dàn máy nghe nhạc hi-fi và dụng cụ điện gia dụng. Tờ La Jornadacho biết, năm 2009, trong số 324.000 khách du lịch đến bằng các chuyến bay trực tiếp từ Mỹ, có tới 95% là người gốc Cuba. Theo tính toán của nhiều nhà kinh tế khác nhau, kiều hối của người Cuba hải ngoại gởi về mỗi năm hơn một tỉ đô la, chiếm 35% ngoại tệ thu về của cả nước.
Món viện trợ này tuy vậy vẫn chưa thấm vào đâu. Tôi đã đến với một La Habana gần như chìm sâu hoàn toàn trong bóng tối. Ngã tư nổi tiếng giữa đường 23 và L, có thể được xem là một Times Square của Cuba, vắng như chùa bà Đanh vào lúc 22 giờ đêm. Điều này mang lại một ấn tượng buồn thảm, cứ như là đất nước vừa bị một thiên tai ụp xuống. Cảm giác bị bỏ rơi và khủng hoảng sâu sắc bao trùm. Cuba đang thoi thóp.
Vài ngày sau khi tôi đến nơi, ngày 18/04/2011, đương kim Chủ tịch Cuba là Raul Castro cũng gần như có cùng một chẩn đoán. Phát biểu trước Quốc hội, nêu lên thời điểm khó khăn mà đảo quốc đang phải trải qua, ông cảnh báo : « Hoặc là chúng ta sửa đổi, hoặc như thế là hết. Chúng ta không còn có thể đi men theo bờ vực thẳm, chúng ta sẽ chìm đắm, và cùng chìm theo ta là nỗ lực của bao nhiêu thế hệ ».
Chắc hẳn là những triệu chứng của cuộc khủng hoảng sâu sắc này đã hiện diện từ ít nhất hai chục năm qua. Nhưng những gì đập vào mắt hôm nay, là khủng hoảng không phải nhất thời mà chính từ cấu trúc. Không còn có thể tiếp tục đổ tội cho « blocus » (cấm vận) của Mỹ, và sự sụp đổ của Liên Xô, mà là do hệ thống tệ hại.
Tháng 8/2010 chính Fidel Castro đã nhìn nhận trong một cuộc đối thoại lạ lùng với Jeffrey Goldberg, phóng viên báo The Atlantic, và chuyên gia Mỹ Julia Sweig : mô hình này không ổn. Cụ thể hơn, ông nói : « Mô hình Cuba không còn tác dụng nữa, ngay cả với chúng tôi ». Cần nhấn mạnh ở đây là Fidel không còn tố cáo sự dối trá của đế quốc Mỹ, mà nêu ra một nguyên nhân nội tại. Bản thân điều này đã là một sự kiện, xứng đáng được phân tích sâu hơn. Fidel muốn nói về mô hình nào ? Đó là mô hình xô-viết công hữu hóa bắt buộc.
Kể từ cách mạng Cuba 1959, Nhà nước đảm trách tất cả những gì mà các lãnh đạo trước đó làm không tốt. Liên Xô với những thành công vang dội (như việc phóng hỏa tiễn Spoutnik đầu tiên vào năm 1957) cho thấy chủ nghĩa xã hội là một con đường đầy hứa hẹn. Một con đường mang lại những lợi ích lớn lao khi hoạt động trên nguyên tắc chính phủ độc đảng, hoàn toàn không có đối lập, với một xã hội công dân chỉ là con số không.
Nay với chuyến trở về Cuba đầu tiên từ mười năm qua, tôi có thể nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của một tiến trình ngược lại - những giai đoạn đầu của việc tháo dỡ cái nhà nước với những chiếc vòi bạch tuộc này. Tôi quan sát sự thu nhỏ lại của nó. Đó là một hiện tượng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, một hiện tượng vật lý, như nước triều khi đột ngột rút đi đã để lại những tàn tích phía sau.
Đó là thảm họa của một nền kinh tế bị phá hủy, đất nước đắm chìm trong một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc, trầm trọng thêm bởi hệ thống phân lập hai loại tiền tệ. Đồng peso chuyển đổi được (chavito) được xem là đồng tiền chính thức từ năm 2004, nhưng tiền lương được trả bằng đồng peso nội địa hoàn toàn không có giá trị nào đối với bên ngoài. Tất cả nằm trong bối cảnh dân chúng ngày càng bất mãn, và phái ly khai ngày càng mạnh hơn.
Thích ứng với thay đổi
Đường hướng chủ đạo về chính sách KTXH - best seller |
Tập brochure 29 trang nêu chi tiết 291 điểm sẽ được « cập nhật » trong mô hình kinh tế Cuba. Nhật báo chính thứcGranma khẳng định, đây là kết quả của cuộc thăm dò dân ý do Raul Castro đưa ra ngày 26/07/2007, qua đó « trên 4 triệu người Cuba đã đưa ra trên 1 triệu đề xuất ». Về cơ bản, cụ thể là làm giảm béo cái nhà nước nặng nề này, giúp cho nó gọn gàng hơn, và giảm bớt chi phí hoạt động.
Cuối cùng tôi đã hiểu được đằng sau các ngôn từ văn vẻ của các Lineamientos - mà cả nước Cuba đều đọc và tranh luận như là một tác phẩm best-seller, cơ bản là xác định cho được vai trò mới của Nhà nước (được cho là sẽ giữ vai trọng tài thay vì cầu thủ ngôi sao) trong khi vẫn không để mất vị trí chi phối chính trị. Đảng hiện tại của chính phủ vẫn tiếp tục nắm quyền nhằm « bảo vệ thành quả cách mạng ».
Từ đó tôi kết luận rằng, thực ra các nhà lãnh đạo đang tìm cách thích ứng với một sự thay đổi đã được khởi đầu mà không có sự tham gia của chính phủ, nhưng là từ sáng kiến của nhân dân Cuba. Giống như là một dòng sông quay về với cội nguồn. Hoặc có thể nói, giống như trước cảnh tháo chạy tán loạn ở mặt trận tiền phương, bộ tham mưu đành tuyên bố « rút lui có tổ chức ». CácLineamientos chỉ có nhiệm vụ duy nhất là cứu vãn thể diện, kiểm soát tiến trình.
Cuộc sống dưới chủ nghĩa xã hội là một trò mèo vờn chuột muôn thuở. Một bên là Nhà nước, bảo vệ một cách ích kỷ vai trò nhân tố độc tôn của mình. Bên kia là trận du kích chiến không mệt mỏi của các sáng kiến tư nhân và chợ đen – dòng sông mạnh mẽ này cuộn chảy dưới bề mặt có vẻ liền lạc của đất nước, và bảo đảm phần lớn cho sự bình ổn. Nhà nước bèn ấn định mục đích khoan các giếng phun để chạm được vào dòng chảy ngầm ấy, giúp nó phun trào ra ngoài ánh sáng, dưới một dạng thức ít nhiều được điều khiển.
Không phải xếp hàng
Tôi vô cùng kinh ngạc, chẳng hạn, trước số lượng thực phẩm được bán trên đường phố, so với nạn đói từng hoành hành trong thời kỳ được gọi là « giai đoạn đặc biệt » (sau khi Liên Xô tan rã, giai đoạn này đánh dấu các khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho Cuba vì không còn viện trợ). Trên đường San Rafael ở ngay trung tâm thủ đô, tại khu phố cổ, tôi đếm được ít nhất mười điểm bán thức ăn, đa số nhận tiền peso Cuba. Và hầu như không có ai phải xếp hàng, có lẽ là do giá cả khá cao. Các quầy hàng được cung ứng dồi dào (ở Cuba thì mọi thứ đều phải hiểu theo nghĩa tương đối), và dù giá bán đắt đỏ so với đại đa số người dân, các món hàng vẫn có người mua.
Dù sao đi nữa nguồn hàng tư nhân bổ sung cho nguồn nhà nước đã giúp cho nhiệm vụ tìm kiếm cái ăn bớt khó khăn hơn. Cuba phải nhập khẩu đến 80% lượng thực phẩm tiêu thụ, tương đương khoảng 2 tỉ đô la mỗi năm. Việc phân bố đất canh tác (khoảng 3 triệu hecta, tức phân nửa diện tích đất trồng trọt) đã bắt đầu từ năm 2007. Trả lời phỏng vấn tạp chíEspacio Laical, nhà kinh tế trẻ tuổi Cuba, Pavel Vidal Alejandro nhấn mạnh, còn phải hoàn tất việc « tách rời độc quyền nhà nước và tập trung cho việc thương mại hóa nông sản ». Bởi vì chính tình trạng này chứ không phải chứng thiểu năng hay trận bão nào đó luôn kìm hãm nhà nông Cuba chất đầy vựa lúa.
Sự biến mất của các cuốn sổ mua hàng tem phiếu - giấc mơ vĩnh cửu của người dân Cuba - đã được loan báo. Ngày nay giấc mơ ấy đã ở trong tầm tay. Không phải nhờ đã đạt được sự thịnh vượng kinh tế của « chủ nghĩa xã hội phát triển »(như ở Liên Xô, theo như người ta nói là không cần đến tem phiếu nữa), nhưng chỉ đơn giản là Nhà nước chẳng còn gì để mà phân phối! Bodega (cửa hàng mậu dịch bán thực phẩm theo số mua hàng) mà mỗi sáng tôi đều đi qua - có cái điện thoại công cộng trong tình trạng hoạt động, nhờ tôi có thể gọi vài cuộc điện thoại - vẫn trống rỗng như hồi tôi còn bé. Hồi đó mẹ tôi phải chiến đấu cật lực mới mua được tiêu chuẩn bánh mì, mà chẳng bao giờ đủ để chia cả.
"Bác" Raúl Castro và thiếu nhi Hà Nội, ngày 8/7/12. |
(LND: Nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Cuba Raúl Castro, xin mời độc giả đọc tiếp bài phóng sự của nhà văn Cuba định cư tại Mỹ, José Manuel Prieto, để hiểu thêm về Cuba dưới cái nhìn của người trong cuộc. Một Cuba xã hội chủ nghĩa đang "giãy chết", buộc lòng phải đổi mới).
Victor Fowler, người bạn văn chương mà tôi đến thăm khuya hôm đó trong bóng tối và cơn mưa tầm tã đã nói: “Cho dù Cuba gắng sức ve vãn Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn không muốn tham gia duy trì quan hệ với một hòn đảo xa xôi, như Matxcơva đã làm trước đó”.
Liên Xô, người chủ nợ hào phóng trong hơn ba mươi năm đã nuôi dưỡng cách mạng Cuba với hàng tỉ đô la, đã qua đời vào năm 1991. Chỗ trống được Venezuela thay chân, quốc gia này bán cho Cuba mỗi ngày 100.000 thùng dầu, để đổi lấy dịch vụ y tế. Nhưng mô hình này cũng bắt đầu suy sụp do những sai lầm của Hugo Chávez và tình hình phức tạp mà đất nước này đang gặp phải.
Vì thế mà các nhà lãnh đạo đành phải kêu gọi đến chủ nợ cuối cùng, vốn luôn ở bên cạnh: đó là nhân dân Cuba. Trong suốt nhiều thập kỷ, họ đã trói tay trói chân người dân, và nay thì quay về phía dân chúng với tất cả sức mạnh thần thánh. Khởi đầu là với những người rời bỏ khu vực nhà nước, nay không còn bị xem là những kẻ đầu cơ hay ăn bám nữa, nhưng lại nhận được một danh hiệu hoàn toàn mới: cuentapropista (tư doanh). Bởi vì đó là đấng cứu rỗi cuối cùng.
Một chiếc Chevrolet đời 1957 trên đường phố La Habana. |
Dù gì đi nữa, kế hoạch trên đã được tiến hành trống giong cờ mở, và tờ Granma thông tin rằng ngay từ tháng 11/2010, đã có 80.000 người Cuba nộp đơn xin giấy phép cuentapropista.Thấy tầm cỡ của hiện tượng như thế, chính phủ loan báo sẽ nhập khẩu 130 triệu đô la hàng hóa để thành lập một thị trường bán buôn, nơi các doanh nghiệp mới lập có thể mua được những vật liệu cần thiết. Cũng không ngại tự mâu thuẫn, chính Nhà nước, theo Lineamientos, chịu trách nhiệm ấn định giá cả và đánh thuế lợi tức, với tỉ lệ mà một số người cho là quá cao, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tương lai tồn tại của các doanh nghiệp mới.
Các nghịch lý này được giải thích một cách rất là ý thức hệ. Trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội như đã dẫn, Raúl Castro nói: “Không một người nào nên nhầm lẫn: Lineamentos chỉ ra con đường hướng về tương lai xã hội chủ nghĩa thích ứng với hoàn cảnh Cuba, chứ không phải hướng về quá khứ tư bản và tân thuộc địa đã bị cách mạng đập tan. Đây là vấn đề kế hoạch hóa chứ không phải là kinh tế thị trường, tạo nên đặc thù cho nền kinh tế chúng ta, và như Lineamentos đã nói rõ tại điểm thứ ba của phần khái quát - việc tích tụ tư bản bị cấm đoán”.
Xảo ngôn
Một biện pháp khác đương nhiên làm cho cả La Habana bàn tán xôn xao, đó là các vụ sa thải. Cho đến cuối năm 2011, chính quyền phải nói lời từ biệt với 500.000 công chức, và con số này sẽ lên đến 1,3 triệu người trong vòng ba năm. Thông tin trên đây đã làm tôi khiếp hãi khi đọc được ở New York, nhưng tại Cuba, có hai điều làm cho tôi đặc biệt chú ý.
"Doanh nghiệp tư nhân" Raul Perez Sanchez, lương hưu 8 đô la/tháng, bán đậu phộng rang. |
Một điều nữa là tôi cảm thấy người dân không quá lo ngại. Phải chăng đó là do lương bổng nhà nước hầu như chỉ là tượng trưng, nên việc bị sa thải không còn mấy ý nghĩa. Số tiền lương chết đói từ nhà nước, trung bình là 15 đô la một tháng, hầu như không tạo ra được sức mua nào.
Trong một nền kinh tế mà phí điện thoại di động có thể lên đến 40 đô la một tháng – có 1 triệu chiếc điện thoại di động tại Cuba – thì đương nhiên tiền bạc không đến từ Nhà nước. Một người bạn mà tôi không nêu tên ở đây nói rằng, anh coi việc sa thải “như là một sự giải thoát”, thậm chí như “một cơ hội đối với nhiều người Cuba. Chủ yếu là Nhà nước thực sự để yên cho chúng tôi được kiếm sống mà không chõ mũi vào”. Rời khỏi khu vực nhà nước khá là phiêu lưu, nhưng lại được tự do hơn rất nhiều.
Ở đây cần phải nói một cách chính xác hơn. Phải hiểu được ý nghĩa thật sự phía sau tất cả những gì nghe được hay đọc được, tại một đất nước như Cuba: một “người thất nghiệp”thực ra không thất nghiệp, một “cuộc biểu tình” không phải là biểu tình mà là một hoạt động được chính quyền tổ chức. Vân vân. Danh sách còn dài. Chủ nghĩa toàn trị, như Victor Klemperer (nhà ngôn ngữ học Đức chuyên về “ngôn ngữ quốc xã”) đã giải thích rất rõ, bắt đầu trước hết với một sự đảo lộn về ngôn ngữ so với thực tế.
Một sự xảo ngôn mà các blogger và báo chí độc lập chiến đấu chống lại. Tôi theo dõi kỹ càng các blog viết từ Cuba, đặc biệt là blog của Yoani Sánchez (desdecuba.com/generaciony), người từng là khôi nguyên của nhiều giải thưởng, đã diễn dịch thảm họa Cuba với những từ ngữ dễ hiểu. Thực sự làcuentapropista về thông tin, Yoani biết kể lại một cách trung thực cuộc sống thường nhật của người dân Cuba. Theo thói quen, người ta lên án ông là làm việc cho CIA, nhưng đó là những lời kết tội không còn có ai tin nữa. Nhiều người đã hiểu rằng, bày tỏ sự bất đồng chính kiến không có nghĩa là làm việc cho một cường quốc nước ngoài.
Tuy nhiên tác động của các blog vẫn còn hạn chế. Tại Cuba, chỉ có 1,5 triệu người (tức gần 14% dân số) có thể truy cập internet, và giá thuê bao thì khủng khiếp đối với những người không có phương tiện vào mạng từ nơi làm việc. Ngoài ra tốc độ truy cập cũng vô cùng chậm – tôi đã phải trả giá mới nhận ra được điều đó, khi muốn đọc mail tại phòng báo chí Hotel Nacional. Thay vì truy cập trong công trình kiến trúc tuyệt vời của thời đại vàng Cuba này, tốt nhất là đi ra ngoài vườn để chiêm ngưỡng những chú công và nghe các nhạc công chơi những giai điệu cũ rích của Buena Vista Social Club.
Tại đây tôi có hẹn với Orlando Pardo Lazo, 39 tuổi, bạn của Yoani và cũng là một blogger - các bức ảnh của anh được dùng để minh họa cho bài phóng sự. Nhà cựu khoa học này đã làm việc nhiều năm tại cơ quan nghiên cứu khoa học của La Habana, về tái phối hợp các AND “để chế tạo vắc-xin”. Anh cũng nói với tôi về những người “Phụ nữ Áo trắng”, vợ của một số trong 75 nhà đối lập bị bắt giam trong “Mùa xuân đen” năm 2003.
Theo Orlando, quan trọng nhất là những người phụ nữ đã phản kháng bằng cách biểu tình trên các đường phố La Habana trong trang phục màu trắng, giơ cao những cành hoa lay-ơn, đã không bị người dân đả kích mà thậm chí còn bắt đầu nhìn họ bằng cặp mắt đầy cảm tình. Số phận dành cho người tù chính trị Orlando Zapata Tamayo, qua đời ở La Habana tháng 2/2010 sau thời gian dài tuyệt thực, đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trên báo chí thế giới và có thể là chất xúc tác ở trong nước.
Đối lập đang chờ thời
Hành động của các “Phụ nữ Áo trắng” và cuộc tuyệt thực của Guillermo Farinas, sau này được tặng giải Sakharov, đã đóng góp vào sự kiện các tù chính trị Cuba được trả tự do. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho công cuộc hòa giải của Giáo hội công giáo, và nhân vật được biết nhiều nhất tại Cuba của Giáo hội là Đức Hồng y Ortega. Hơn năm mươi nhà đối lập trong số các tù chính trị được nhà nước nhìn nhận, đã được gởi sang Tây Ban Nha. Tuy vậy hiện nhà đối lập nổi tiếng nhất là Oscar Biscet, một bác sĩ 50 tuổi, vẫn còn ở trong tù (thực ra ông được thả ngày 11/03/2011). Biscet cũng bị bắt năm 2003, là người sáng lập Quỹ Lawton vì nhân quyền, nhà đấu tranh chống phá thai và có lẽ là nhà ly khai uyên bác nhất nước.
Orlando Luis Pardo Lazo nói với tôi: “Hiện nay chúng tôi đang trong một tình trạng gần như là hưu chiến. Đó là điều quan trọng nhất. Cả hai phe đang chờ đợi”.
Nếu bóng tối làm nản lòng, nó lại che khuất một hiện tượng mà vào ban ngày có thể đập ngay vào mắt: sự đổ nát của thành phố. Bên ngoài khu phố cổ được tân tạo (ở trung tâm thủ đô), nay có vẻ như một thành phố Disney có các bảo tàng và nhà hàng bán tư nhân, sự điêu tàn của La Habana có thể trông thấy một cách hiển nhiên.
Một căn nhà ở La Habana. |
Thực tế là La Habana đầy dẫy những tin đồn về các vụ hành hung và cướp giựt. Một trong số các vụ này làm tôi đặc biệt chú ý. Mẹ vợ tôi kể lại vụ một nhóm người vũ trang tấn công một chiếc xe buýt và cướp toàn bộ tài sản của các hành khách. Hết sức sợ hãi, bà nói thêm: “Y như ở Mêhicô”. Tin đồn lan truyền mạnh mẽ cho đến nỗi bản tin thời sự của đài truyền hình nhà nước hai ngày sau phải đính chính.
Xe hơi cũ tư nhân dùng làm taxi ở Cuba. |
Tuy vậy La Habana vẫn còn an ninh hơn nhiều thành phố mà tôi đã sống qua, hơn nữa lại còn có một ưu thế không thể chối cãi, đó là biển. Tôi lang thang thật lâu trên con đường Malecón nổi tiếng dọc theo bãi biển, trước khi bước lên một chiếc Oldsmobile đời 1956, tuy cổ lỗ sỉ, nhưng là phương tiện di chuyển độc đáo của người dân La Habana.
Ở đây giao thông luôn là vấn đề: tôi trông thấy những đám đông chờ đợi ở các trạm dừng, cho dù đã có những chiếc xe buýt mới được đưa vào lưu thông, nhập khẩu từ Trung Quốc và có cả máy lạnh – một phép lạ! Tôi chưa bao giờ tin được là lại có được tiến bộ như thế lúc tôi còn sống, trong một đất nước nóng như thiêu như đốt. Trên thực tế, đó là những chiếc xe H (xe cá nhân được cấp giấy phép chạy taxi tập thể), giúp cải thiện đáng kể phương tiện giao thông, làm giảm đi áp lực cho hệ thống nhà nước, với số tiền khiêm tốn là 10 đồng peso nội địa (tương đương 30 xu euro).
Một chiếc xe tải nhẹ được dùng làm xe khách... |
...Và bên trong chiếc xe khách này, giờ cao điểm. |
Vừa nuối tiếc quá khứ, vừa muốn tìm tài liệu cho cuốn sách đang viết, tôi đã đến ngôi trường mà tôi đã mài đũng quần trong thập niên 70 xa xưa - trường Escuela Vocacional Lenin. Ngôi trường được xây dựng giữa những vòm cây xanh nhiệt đới um tùm, theo khuôn mẫu xô-viết cái gì cũng vĩ đại, có thể đón nhận 4.000 học sinh. Ngày nay trường chỉ còn là cái bóng của thời xưa cũ, khi được ông Leonid Brejnev khánh thành vào năm 1974. Vào thời đó, việc giảng dạy có chất lượng rất cao - tất nhiên là không thể thiếu hàng trăm liều tuyên truyền ý thức hệ - và trong các điều kiện mà, ngày nay khi tôi đến thăm khu nhà trọ và nhà ăn tập thể, thì tôi lại cảm thấy hồi đó thật là phong lưu.
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (3)
Cuba: Bước đầu tan rã của một Nhà nước toàn trị (3)
Trên một đường phố thủ đô La Habana (Vui lòng bấm vào ảnh để phóng to) |
Đấu tranh ý thức hệ
Nhưng điều làm cho tôi sững sờ, là khi biết được nhiều bậc phụ huynh chi tiền học cho con cái đi học thêm môn toán và khoa học. Một điều mà tôi xin nhắc lại là không chỉ khó tưởng tượng nổi, mà nhất là vô ích, vào cái thời Nhà nước dành đến 15% tổng thu nhập quốc dân cho giáo dục. Một bà bạn có con gái vừa học xong trung học cũng ở trường cũ của tôi, một ngôi trường cho đến nay vẫn uy tín nhất Cuba, thổ lộ: “Nếu không làm vậy thì con bé khó thể chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học”. Bà bạn còn cho tôi biết thêm nhiều chuyện khác về trường, nhất là các vụ ăn cắp các tấm nệm ở ký túc xá và dụng cụ học tập đã tăng vọt.
Trong nhiều năm dài, chính quyền cấm các tác giả Cuba xuất bản tác phẩm bên ngoài đảo quốc, và một số - trong đó có Reinaldo Arenas, hiện nay được đọc rất nhiều - đã gặp phải những rắc rối lớn khi vi phạm quy định này, nếu không bị ngồi tù. Sự sụp đổ của lãnh vực xuất bản đã thay đổi hẳn tình hình trong thập niên 90, và mọi người đều ra nước ngoài để in sách. Đương nhiên là các tác phẩm in ấn ở ngoài Cuba, trong đó có các sách của tôi, đều không được lưu hành trong nước.
Chủ tịch Cuba Rául Castro và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, ngày 8/7/12 tại Hà Nội.
Trong nhiều năm dài, chính quyền cấm các tác giả Cuba xuất bản tác phẩm bên ngoài đảo quốc, và một số - trong đó có Reinaldo Arenas, hiện nay được đọc rất nhiều - đã gặp phải những rắc rối lớn khi vi phạm quy định này, nếu không bị ngồi tù. Sự sụp đổ của lãnh vực xuất bản đã thay đổi hẳn tình hình trong thập niên 90, và mọi người đều ra nước ngoài để in sách. Đương nhiên là các tác phẩm in ấn ở ngoài Cuba, trong đó có các sách của tôi, đều không được lưu hành trong nước.
Ít nhất là tình hình đã được cải thiện đôi chút. Qua lời mời của Reina María Rodríguez, tôi đã đọc một chương trong cuốn tiểu thuyết mới nhất của tôi, tại một trong những không gian văn hóa hiếm hoi. Người nữ thi sĩ danh tiếng của Cuba đã phải rất kiên trì và khôn khéo mới có thể gầy dựng được địa điểm này, mà bản thân câu lạc bộ đã là một phép lạ nho nhỏ, xứng đáng được vinh danh.
Một quầy sách báo |
Trên đường đi, tôi bước vào một trong số những nhà sách đang hoạt động nằm tại đường Obispo, con đường du lịch nổi tiếng của thủ đô. Ở đây chỉ có những cuốn sách của các nhà xuất bản quốc doanh, không có cuốn nào được nhập từ nước ngoài, và không có bất kỳ một tác phẩm nào chỉ trích hay phản kháng cách mạng – một điều không làm ai ngạc nhiên cả.
Nếu có một lãnh vực mà Nhà nước không hề muốn nhượng bộ, thì đó chính là cuộc đấu tranh ý thức hệ. Trong những năm dài cách mạng Cuba, những cuốn sách tư nhân được xuất bản « mới » nhất, đã ra đời vào lúc cách mạng vừa mới khởi đầu, và đã bị cấm vì kêu gọi lật đổ (tất nhiên là những cuốn này mang tính nổi loạn).
Đó là trường hợp cuốn Nông trại súc vật của George Orwell, tác phẩm mà nhà xuất bản ở tận ngoại quốc xa xôi muốn tố cáo những nguy hiểm của một Nhà nước toàn trị nắm hết mọi quyền hành sẽ xuất đầu lộ diện. Chính là cái Nhà nước đó ngày nay bắt đầu tự tháo gỡ một cách kiên nhẫn và thận trọng, vì sợ sẽ bị nổ tung ngay trong tay mình.
Chủ tịch Cuba Rául Castro và Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, ngày 8/7/12 tại Hà Nội.
Điều này dẫn đến một câu hỏi đã ám ảnh tôi từ lâu : Một Nhà nước toàn trị sẽ chết đi như thế nào ? Làm sao để chấm dứt một chế độ độc tài ? Cho đến nay, thế giới đã biết đến nhiều kịch bản cho sự kết thúc này : thất bại quân sự, cải cách chính trị đi trước cải cách kinh tế, hiện đại hóa nền kinh tế kèm theo việc đóng băng chính trị. Nước Đức quốc xã năm 1945, Liên Xô năm 1991 và Trung Quốc năm 1978 là các minh họa cho mỗi kịch bản nêu trên.
Nếu tin vào các phóng sự về Việt Nam đăng trên báo Granma, hay chuyến đi châu Á gần đây của một nhóm các nhà kinh tế Cuba, đặc biệt là tại Việt Nam và Lào ; thì hiển nhiên là Cuba đã chọn lựa mô hình Trung Quốc : cải cách kinh tế và đóng băng vô hạn định tất cả các cải cách chính trị.
Một người dân đang đọc Granma, tờ báo chính thức của ĐCS Cuba. |
Kịch bản của hồi kết
Nhưng có lẽ thực tế hơn thì nên nói về mô hình Cuba. Tôi xin giải thích : Cho đến năm 1968, Cuba sống trong một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó Nhà nước để ngoài vòng kiểm soát ít nhất là 60.000 doanh nghiệp nhỏ, giúp cho đời sống hàng ngày của người dân dễ thở hơn một chút, nhờ đáp ứng một số nhu cầu của họ (như cửa hàng sửa chữa giày dép, tiệm tạp hóa v.v…). Chính Fidel Castro trong một chiến dịch được đặt tên là « Phản công cách mạng » đã chấm dứt tình hình trên.
Fidel tố cáo trong một trong những bài diễn văn tràng giang đại hải của ông : « Hiện vẫn còn một tầng lớp ưu đãi thực sự, làm giàu trên công sức của người khác và sống thoải mái hơn rất nhiều trong khi bao nhiêu người khác lao động. Những kẻ lười biếng sức dài vai rộng, đã mở những quán ăn, những cửa hàng nào đó, mang lại cho họ mỗi ngày 50 peso, vi phạm luật pháp, vi phạm các quy định vệ sinh, vi phạm hết thảy mọi thứ (…). Nếu một số người tự hỏi sau 9 năm mà cách mạng còn dung thứ hạng người ăn bám như vậy, thì họ hoàn toàn có lý (…). Chúng ta muốn gì đây, chủ nghĩa xã hội hay các quầy hàng ăn uống ? Thưa các vị, chúng ta không làm nên cuộc cách mạng tại đây để thiết lập ra quyền thương mại ! »
Những tàn tích cuối cùng của sở hữu tư nhân đã biến mất vào ngày hôm đó !
Một quầy rau quả |
Trong số vô số thứ bắt đầu thấy thiếu thốn, có bữa ăn xế, bị hủy bỏ ở trường học khi tôi học primer grado (tương đương lớp 1), mà ở nhà tôi được cho 20 centavos ( !) để trả. Lạm phát leo thang kinh khủng : đó là một trong những kỷ niệm « chính trị » thời thơ ấu của tôi. Giá cả mọi thứ đều đắt như vàng, và chiếc khăn quàng nhập khẩu xinh đẹp mẹ tôi phải trả đến gần một tháng lương, 80 peso, đã bị giật mất trong một buổi tối lễ hội.
Đối với một số người, kịch bản của hồi kết đã được báo trước là sự chuyển đổi kinh tế, thật đáng chán vì nó không cho phép lên án thẳng thừng những lạm dụng của cách mạng, cuộc huy động tổng lực được cho là bạo lực này, việc tiến hành Nhà nước toàn trị. Họ đảm bảo rằng (không phải là không có lý), có một mối đe dọa bền bỉ bên trong, những thiệt hại về đạo đức khắc sâu và lâu dài lên tương lai Cuba.
Giờ thì phải chờ xem Nhà nước Cuba sẽ xử sự như thế nào với vai trò được thu gọn, khi hàng triệu cá nhân làm việc cho người khác chứ không phải cho Nhà nước, và không phải cống nộp gì cho Nhà nước nữa. Tôi hình dung ra việc ngựa quen đường cũ, các phản ứng do lòng kiêu hãnh bị đụng chạm, sự lúng túng trước vai trò mới này, thậm chí – ai mà biết được – một sự quay lại với các thói xấu vĩnh cửu, một khi cho là đã vượt qua được trận bão kinh tế, hay khi (do phép lạ !) tìm được một mạnh thường quân mới chịu tài trợ một cách hào phóng.
Nếu bối cảnh hiện nay có khác đi, thì không phải là lần đầu tiên mà sau một giai đoạn « tư nhân hóa » hay « cải cách » thì Nhà nước lại quay lui, thay đổi chính sách. Nhưng thành thật mà nói, tôi tin rằng thời thế không còn như trước nữa. Nếu chuyến đi La Habana lần này có đôi phần hữu ích cho tôi, thì đó là việc có thể lại ra đi với cái cảm giác lần này sẽ không có việc quay lại với thời bao cấp độc đoán trước đây.
Không phải vì chế độ không muốn thế, mà họ không thể ! Ngay cả trong kịch bản mới này, Nhà nước Cuba đã thu gọn vẫn còn giữ một tầm vóc đáng kể so với tất cả các nước khác trong khu vực. Cần nhiều năm mới thay đổi được việc này, nhưng quan trọng nhất là đời sống của người công dân bình thường, cuộc sống của đường phố, cảm nhận được các tác động.
Một khách du lịch đang dạo phố.
Chính là tại New York, trước khi lên đường, mà tôi đã có được địa chỉ của “casa particular” hiện nay. Đó là các nhà trọ tư nhân, được Nhà nước duyệt cho phép đón tiếp các du khách, một sáng tạo trong thời kỳ khủng hoảng của thập niên 90 khi năng lực của các khách sạn quốc doanh không đủ đáp ứng. Nhà trọ tôi ở nằm tại khu vực hồi xưa thuộc loại sang trọng của tầng lớp trung lưu, cách Cơ quan đại diện cho các lợi ích Mỹ (được xem như đại sứ quán Hoa Kỳ kể từ khi cắt đứt quan hệ ngoại giao năm 1961) chỉ có hai dãy nhà.
Khu phố này không thực sự là khu du lịch, buổi tối khó tìm ra được một tiệm ăn nào còn mở cửa. Có một đêm trở về nhà trọ mà chưa ăn tối, tôi nhận ra một tấm bảng đề mấy chữ « Se vende comida » (Bán thức ăn), không có chi tiết gì thêm.
Tôi bước vào một ngõ hẹp giữa hai căn nhà. Một gia đình đang tụ họp xem một telenovela (phim truyện dài nhiều tập nói tiếng Tây Ban Nha) mới nhất của Brazil. Và sau cửa sổ, trong một căn phòng được sửa sang lại làm gian bếp, một phụ nữ trẻ chiên các miếng thịt bít-tết bằng cách thẩy vào dầu nóng trong chiếc chảo ám khói đen.
Bữa ăn đặc thù Cuba, với cơm, đậu đen và khoai mì luộc, có cái giá 20 peso, tức chỉ khoảng 70 xu euro. Như thường lệ ở Cuba, bữa tối được dọn lên trong một chiếc hộp các-tông nhỏ. Người phụ nữ khi dọn bữa cho tôi đã nói mấy từ khiến tôi ngạc nhiên : « Coi chừng, cực nóng đấy ! ». Cô không nói « rất nóng » mà là « cực» nóng.
Tôi không biết vì sao từ này lại gây ấn tượng cho tôi đến thế, nhưng chừng như đây là biểu tượng cho nguồn dự trữ tuyệt vời của một dân tộc, đang chờ đợi người ta để cho mình sống một cuộc sống của người trưởng thành. Nhà nước bao cấp ngày nay đang thu mình lại, đã từng nuôi dưỡng và giáo huấn họ, nhưng cũng đã làm cho họ tê liệt, đã triệt sản họ, làm cho cả một dân tộc phải sống trong thời thơ ấu kéo dài. Bây giờ đã đến lúc để cho dân tộc Cuba được lớn lên.
(Tác giả José Manuel Prieto sinh tại La Habana năm 1962, là nhà văn và dịch giả tiếng Nga-Tây Ban Nha, đã sống 12 năm tại Nga, dạy học ở Mehico và nay sinh sống ở New York).
(Tác giả José Manuel Prieto sinh tại La Habana năm 1962, là nhà văn và dịch giả tiếng Nga-Tây Ban Nha, đã sống 12 năm tại Nga, dạy học ở Mehico và nay sinh sống ở New York).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét