Năm 201… Việt Nam chuẩn bị ký kết vào TPP. Nền kinh tế Trung cộng sau thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục bị chậm lại còn dưới 3%. Làn sóng chống đối trong nước ngày càng gia tăng, trong khi mô hình tăng trưởng lộ rõ những hậu quả trầm trọng đối với xã hội và môi trường nên bị các nước trong vùng Đông Nam Á xa lánh. Nhà cầm quyền Hoa Lục quyết định đến lúc phải khích động dân chúng trong nước và trấn áp lân bang.
Dưới áp lực của Bắc Kinh ban lãnh đạo Hà Nội bất ngờ quyết định ngừng ký kết TPP, thay vào đó chuẩn bị gia nhập Khu Vực Mậu Dịch Châu Á Thái Bình Dương do Trung cộng khởi xướng. Nhiều cuộc biểu tình lớn phản đối xảy ra tại Sài Gòn và Hà Nội. Các lực lượng an ninh nổ súng vào đám đông khiến làn sóng phản kháng bùng nổ. Các lãnh đạo thân Tàu bỏ trốn sang Hoa Lục. Một chính quyền lâm thời được thành hình với mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ.
Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là. một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4)
Nhiều doanh nghiệp Trung cộng và khu sinh sống của người gốc Hoa bị các nhóm lạ mặt đập phá. Bắc Kinh lên án chính quyền lâm thời là bất hợp pháp và tuyên bố sẵn sàng bảo vệ kiều dân sinh sống ở nước ngoài.
Cánh thân Trung cộng yêu cầu Bắc Kinh hậu thuẫn để phục hồi quyền lực trong nước. Hải quân Trung cộng nhanh chóng bao vây rồi chiếm đóng các đảo của Việt Nam ở Trường Sa nhằm “tái lập trật tự” trong khu vực có tranh chấp; sau đó tổ chức trưng cầu dân ý giả hiệu để dân cư tự quyết định sát nhập vào Hoa Lục như một vùng đất lịch sử bất khả phân ly.
Trước đó hai tháng Bắc Kinh đã cho hạm đội tàu đánh cá tiến sát gần vịnh Cam Ranh nhưng Hà Nội không có phản ứng. Các tàu ngầm của Việt Nam chạy diesel chỉ có tầm hoạt động dưới 45 ngày trên biển nên đều phải trở về quân cảng, sau đó không thể nào rời Cam Ranh mà không bị mạng lưới dầy đặc của tàu cá trá hình phát giác . Không lực Trung cộng trước đây tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở biển Đông nay đe dọa sẵn sàng bắn hạ máy bay Việt Nam. Lực lượng phòng thủ ở Trường Sa bị cô lập và nhanh chóng vô hiệu hóa.
Một phần ba trong nước bất ngờ mất điện. Hệ thống điện thoại cầm tay do các công ty như Hoa-Vi, ZTE thiết lập thình lình gặp trở ngại. Trang mạng của nhà nước cùng các hệ thốngtruyền hình truyền thanh bị tin tặc đánh sụp. Tin đồn truyền miệng tới tấp rằng tàu sân bay Liêu Ninh tiến sát gần vào hải phận chuẩn bị máy bay thả bom ở cách thành phố lớn; lính Tàu sắp tràn vào biên giới phía Bắc; khu vực đèo Hải Vân bị dân quân người Hoa chiếm đóng tự vệ do đó hai miền Nam Bắc bị cắt đôi; người Khờ-me nổi dậy ở miền Tây Nam Phần đòi ly khai. Ngày thường đường phố Hà Nội và Sài Gòn vốn hỗn loạn, đến lúc dân chúng hoang mang đổ xô ra các vùng quê tránh nạn khiến giao thông bị tắc nghẽn. Gạo muối và nguồn nước sạch trở nên khan hiếm, tình trạng cướp bóc loạn lạc tràn lan. Không biết có tiếng súng nổ nơi nào hay không mà chính quyền lâm thời trở nên tê liệt.
Một quân đội giải phóng được thành hình có sự tham dự đông đảo của các tình nguyện viên người Hoa nên nhanh chóng tiến vào giải giới các lực lượng của Quân Đội Nhân Dân những tỉnh phía Bắc. Nhóm lãnh đạo thân Tàu được dựng lên ở Hà Nội trong khi chính quyền lâm thời phải rút vào trong Nam kêu gọi quân đội và dân chúng bảo vệ phần đất còn lại của tổ quốc. Đất nước bị chia cắt một lần nữa.
Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và các nước Đông Nam Á đồng kêu gọi giảm căng thẳng và tuyên bố viện trợ kinh tế để miền Nam được đứng vững. Không một nước có hiệp ước quân sự với Việt Nam để can thiệp mà cũng không muốn đối đầu với Trung cộng , nay có giải pháp tạm thời vừa giữ an ninh hàng hải ở Biển Đông lại có được miền Nam như một nút chận nên khả dĩ chấp nhận được.
Bắc Kinh cũng không muốn tiến sâu trên bộ thêm nữa vì sợ bị sa lầy giống như Nga tại A-Phú-Hãn vào những năm 80. Nhưng chính sách của Hoa Lục là không để thành hình một miền Nam ổn định, pháp trị, phát triễn và dân chủ nên tiếp tục khích động loạn lạc với mục tiêu biến trở thành gánh nặng cho quốc gia nào muốn giúp đỡ đến mức họ phải chán nản bỏ rơi. Bắc Kinh cảnh cáo miền Nam không được tham gia liên minh quân sự với một nước nào khác; dùng các biện pháp kinh tế, chính trị, tình báo Hoa Nam thúc đẩy tham nhũng, chia rẽ, buôn lậu, in tiền giả v.v… để phá hoại; siết chặt vòng vây với hải quân và hạm đội tàu cá vùng duyên hải; dựng nên một mặt trận gốc Khờ me đòi ly khai để tạo áp lực phía Tây. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh bế tắc mới thấy xuất hiện những anh tài dòng giống Lê Lợi Nguyễn Huệ!
… phần nào mô phỏng vở kịch đang xảy ra tại Ukraine vẫn chưa hạ màn.
© Đoàn Hưng Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét