Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Chuyện bình thường của Xã Hội Chủ Nghĩa

 Chứng minh nhân dân (CMND), cà vẹt, bằng lái xe... đủ loại giấy tờ tùy thân đang được mua bán công khai. 7          
Bán giấy tờ tùy thân (CMND, cà vẹt, bằng lái xe) ở lề đường Hùng Vương (Q.5) và lề đường gần bến xe Quận 8, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Khải
Bán giấy tờ tùy thân (CMND, cà vẹt, bằng lái xe) ở lề đường Hùng Vương (Q.5) và lề đường gần bến xe Quận 8, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Khải
<-- --="" b="">
Đã xảy ra nhiều vụ sử dụng giấy tờ của người khác để trộm cắp, lừa đảo.
15g ngày 28-11, ông Hùng (ngụ H.Bình Chánh, TP.HCM) tư vấn qua điện thoại: “CMND nữ sinh năm 1980 giờ không có, chỉ có năm sinh nhỏ tuổi hơn, có lấy không? Tôi đang có hàng, giá như mọi lần, chỉ 100.000 đồng/cái”.
Ngoài CMND, ông còn cung cấp cà vẹt, bằng lái xe máy: “Cà vẹt có một mớ, toàn hàng mới. Nếu em muốn lấy thì tôi mang ra cho em lựa, giá cũng 100.000 đồng”.
Cần bao nhiêu cũng có
Lát sau, tại điểm hẹn là vỉa hè quốc lộ 50 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh), ông Hùng cầm một xấp khoảng 40 giấy CMND, bằng lái, cà vẹt xe... ra giới thiệu. Đa số giấy này còn khá mới, một số ít đã ngả màu vàng.
Theo ông Hùng, giấy “đồng giá” 100.000 đồng là giá “lái”, dành cho những mối quen biết. “Một cà vẹt tôi thường bán 150.000-200.000 đồng/cái, thậm chí 400.000 đồng” - ông Hùng nói.
Khi nhắc đến nguồn gốc của các loại giấy tờ tùy thân này, ông Hùng huỵch toẹt: “Nói thiệt là đủ nguồn hết, có khi ba cái thằng ăn trộm xách giỏ mang đến bán, có khi ve chai bán...”.
Mua bán đồ gian có sợ không? Ông Hùng nói thẳng: “Không. Cái đó là chuyện người ta mà, mình mua bán chứ đâu có ăn cắp ăn trộm gì đâu mà sợ”.
Ông Hùng cho hay nếu cần giấy tờ tùy thân khác chỉ cần lưu số điện thoại, khi có hàng ông sẽ gọi.
Ông Hùng cho biết các loại giấy tờ này người mua thường dùng để đối phó với lực lượng chức năng, khi bị kiểm tra thì trình giấy tờ này rồi bỏ luôn. Một số thanh niên xài giấy này để thuê phòng trọ, thuê khách sạn hoặc mua các giấy tờ này thế chấp tại tiệm cầm đồ.
Việc mua bán giấy tờ tùy thân cũng diễn ra công khai tại một số điểm bán đồ cũ bên lề đường Hùng Vương (Q.5) và lề đường gần bến xe Quận 8.
Chỉ cần khách đọc giới tính, năm sinh thì người bán sẽ báo có hàng hay không và ra giá cụ thể. Giá này tùy thuộc vào tình trạng giấy cũ, mới. Việc mua bán dễ dàng, người bán không quan tâm đến người mua về làm gì.
Ông Năm, người bán đồ cũ ở lề đường Hùng Vương, lấy một xấp khoảng 40 giấy CMND, cà vẹt, bằng lái ra giá 50.000 đồng/cái, nói ông mua “giá vốn” các giấy tờ này là 20.000 đồng/cái.
Còn ông Thành bán nhiều mặt hàng đồ cũ gần bến xe Quận 8 lấy ra một xấp giấy tờ ra giá 100.000 đồng/cái. “Chú bán về tụi con sử dụng sao thì sử dụng” - ông Thành nói.
Bán giấy tờ tùy thân (CMND, cà vẹt, bằng lái xe) ở lề đường Hùng Vương (Q.5) và lề đường gần bến xe Quận 8, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Khải
Bán giấy tờ tùy thân (CMND, cà vẹt, bằng lái xe) ở lề đường Hùng Vương (Q.5) và lề đường gần bến xe Quận 8, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Khải
“Phù phép” rồi trộm cắp, lừa đảo
Chị P.T.V. (ngụ đường Bắc Hải, P.6, Q.Tân Bình) kể chiều 21-11, chồng chị V. đến một trung tâm giới thiệu việc làm trên đường 3 Tháng 2 (Q.11) và được trung tâm này giới thiệu một thanh niên dáng vẻ hiền lành. Chồng chị V. đã trả cho trung tâm 900.000 đồng để thuê thanh niên này làm việc.
Từng bị người giúp việc lấy mất một xe máy nên chồng chị V. yêu cầu thanh niên trên đưa CMND để làm tin. Người này đưa cho chồng chị một giấy CMND có tên Phạm Quốc Huy (26 tuổi, quê tỉnh An Giang). Tuy nhiên, chồng chị V. đã không xem kỹ giấy này mà cất vào bóp.
Sáng 22-11, chị V. nhờ người thanh niên trên đi giao một con gà cho khách. Do thanh niên này không có điện thoại nên chị V. đã đưa cho anh ta một điện thoại, tiền để thối cho khách và chiếc xe máy.
Đến trưa, chị V. không thấy thanh niên trên về nên điện thoại hỏi khách mua gà thì được biết người thanh niên đã giao gà và lấy tiền về từ lâu.
Chị V. nghi ngờ nên hỏi chồng đưa giấy CMND của người thanh niên thì thấy trên hình của anh ta và giấy CMND không có dấu mộc tròn, đồng thời nét chữ năm sinh trên giấy này cũng bị tẩy xóa, sửa bằng một phông chữ khác. 
Bán giấy tờ tùy thân (CMND, cà vẹt, bằng lái xe) ở lề đường Hùng Vương (Q.5) và lề đường gần bến xe Quận 8, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Khải
Bán giấy tờ tùy thân (CMND, cà vẹt, bằng lái xe) ở lề đường Hùng Vương (Q.5) và lề đường gần bến xe Quận 8, TP.HCM - Ảnh: Ngọc Khải
Ngày 18-11, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra thông báo truy tìm Đỗ Thị Yến Nhi, Hứa ViNa, Đoàn Văn Hớn và một người tên Nhứt để làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, công an đã bắt giữ ba người cùng nhóm này là Trần Thị Dung, Trần Thị Bạch Tuyết và Võ Công Văn. Dung, Nhứt, Hứa ViNa và Tuyết bàn bạc tìm một giấy CMND, một hộ khẩu thật có họ tên trùng nhau, sau đó thay đổi hình của một người trong nhóm vào để lừa đảo.
Ngày 5-5-2014, Hứa ViNa “săn” được một CMND, một sổ hộ khẩu cùng mang tên bà N.T.N.N. (ngụ P.12, Q.6), cả nhóm thấy Tuyết có độ tuổi phù hợp với bà N. nên yêu cầu Tuyết đổi hình của Tuyết vào CMND của bà N..
Sau đó, Hứa ViNa thuê một ôtô của ông N.V.T. (ngụ Q.8) rồi chạy luôn. Ông T. tìm đến nhà của người thuê xe theo địa chỉ ghi trong sổ hộ khẩu thì gặp bà N.T.N.N.. Bà N. cho biết CMND, sổ hộ khẩu của gia đình bà bị mất đã lâu.
Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU (phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM):
Phải bổ sung quy định
Việc mua bán giấy tờ tùy thân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Người có tên trên giấy tờ nhân thân có khả năng dính vào các phiền toái khi người mua dùng giấy tờ tùy thân này để thực hiện các giao dịch dân sự hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Theo quy định tại điều 9 nghị định 167 ngày 12-11-2013 của Chính phủ, người có hành vi sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; tẩy xóa, sửa chữa CMND; thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng.
Đối với người có hành vi làm giả CMND; sử dụng CMND giả sẽ bị phạt 2-4 triệu đồng. Người có hành vi thế chấp CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt 4-6 triệu đồng.
Tuy nhiên, nghị định này chưa quy định xử lý đối với việc mua bán giấy CMND. Theo tôi, Chính phủ cần sớm bổ sung quy định điều chỉnh xử lý hành vi này. Hiện nay, do pháp luật chưa có quy định xử lý đối với việc mua bán, cho thuê cho mượn các giấy 
tờ tùy thân khác như giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe nên khi xảy ra vụ việc thì các cơ quan nhà nước không có cơ sở để xử lý. Chính vì vậy, tôi cho rằng phải bổ sung quy định.
NGỌC KHẢI - ĐỨC THANH

Không có nhận xét nào: