Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Đau Bụng -

“Hai tay ôm cái tình bạn ngang lưng,
Ứ ứ ư làm răng?
Chao ôi em đau bụng lắm, lấy gừng cho mau
Ứ ư làm răng?”
Đó là câu hát trong bài dân ca Quảng Nam. Trong trường hợp nầy, đau đẻ hay đau bụng đi tiêu, ai cũng biết, nhưng cũng làm rối trí không ít, khi người bạn đời của mình rên xiết thê thảm như vậy. Trên thực tế khi nói đến đau bụng, có cả mấy chục thứ đau bụng khác nhau, như vậy phải làm răng?
Đau bụng có thể nói là biểu hiệu cho nhiều thứ đau của cơ quan ngũ tạng bên trong. Đau lưng hay đau xương cốt có khi ít bị rối trí hơn là đau bụng. Để đơn giản hoá chúng ta hãy chia phần bụng ra làm 9 khu vực, 3 cột.
Vùng số 1 bao gồm lá gan, túi mật và cuống bao tử. Vùng số 4 bao gồm một phần của ruột già và trái thận phải. Trong khi đó vùng số 7 có ruột thừa và đoạn tiếp giáp từ ruột non qua ruột già.
Vùng số 2 và một phần trên của vùng số 5 có lá pancreas, bao tử, đoạn ngang của ruột già. Vùng số 3 có lá lách, spleen, góc trái của ruột già. Vùng 6 có đoạn cuối của ruột già, trái thận bên trái. Vùng 9 có đoạn ruột già gần ra hậu môn (sigmoid) và có  buồng trứng, vòi trứng của phụ nữ.
Vùng số 5 có ruột non. Vùng 8 có bọng đái và tử cung nếu là phụ nữ.

I. Đau bụng bên tay phải bao gồm vùng 1,4,7:
1. Những nguyên nhân của đau bụng cột bên phải bao gồm: đau gan, sưng gan hay đau túi mật nếu nằm trong vùng 1 ngay dưới mạn xương sườn. Nếu chỗ đau trong vùng 1 lệch qua chính giữa một chút và dưới xương sườn khoảng 2cm thì bạn có thể bị đau cuống bao tử. Đau trong vùng 4 có thể do đau thận, nhiễm trùng thận nếu có bị sốt. Nếu không bị sốt và đau co thắt sau khi ăn trong vùng 4 là do vị sưng ruột già. Nếu cơn đau co thắt kèm theo ói mữa và tiểu ra máu, chạy từ sau lựng vòng qua hai vùng 4 và 7 là do sạn thận bên phải.
2. Đau trong vùng 7 và bị sốt có thể do bị sưng ruột thừa. Nếu là phụ nữ, có thể đau buồng trứng, bướu buồng trứng, hay sưng vòi trứng.
3. Nếu là em bé mà bị đau trong cột phải, ngoài khả năng bị sưng ruột thừa, có thể nghĩ đến trường hợp bị lộn ruột, nghẽn ruột, hoặc ruột bị kẹt trong háng (hernia).
II. Đau ở cột giữa, bao gồm vùng 2,5,8:
1. Nếu đau ở vùng 2, chạy lên ngực một chút có thể do đau hay sưng thực quản, nhưng cũng có thể là triệu chứng của đau tim. Đau chính gữa vùng 2 và chạy ra sau lưng là do bị đau bao tử hay ung thư bao tử. Trong khi đó loét cuống bao tử thường nằm ở biên giới của vùng1 và 2. Đau ở vùng 2 tụ ngay dưới chấn thuỷ dọc theo mạn sườn, có khi bọc thành một vòng đai ra sau lưng là do sưng hay ung thư lá pancreas.
2. Đau chung chung ở cột giữa cũng có thể là đau ruột già hay ung thư ruột già.
3. Đau ở vùng 5 chung quanh rốn cũng do đau ruột hay bị xuất huyết trong bụng.
4. Đau ở vùng 8 thường là do đau hay nhiễm trùng bọng đái. Phụ nữa có thể bị đau tử cung do bị nhiễm trùng hay bị u xơ tử cung nhất là khi đau vào thời kỳ kinh nguyệt.
III. Đau bụng bên tay trái bao gồm vùng 3, 6, 9:
1. Đau ở vùng 3 thường là do đau lá lách (spleen).
2. Đau dọc vùng 3,6,9 thường là do đau ruột già và có khi chỉ vì…táo bón.
3. Tương tự, đối chiếu với cột tay phải, cũng có thể bị đau thận, nhiễm trùng thận, hay bị sạn thận bên tay trái.
4. Phụ nữ, tương tự như cột bên phải, đau trong vùng 9, thường là do bướu buồng trứng, hay thai ngoài tử cung.
Trong trường thuốc, các sinh viên y khoa được huấn luyện thủ thuật khám bệnh và định bệnh chỉ với…hai bàn tay và kiến thức. Trên lý thuyết gần như 80% trường hợp, chỉ cần biết đau ở đâu, có lan rộng đi chỗ nào khác, đau như thế nào: nhiều hay ít, có thoi thóp, có nhói như bị dao đâm v.v…, kèm theo triệu chứng nóng sốt, xuất huyết, nôn mữa …là bác sĩ có thể đoán được bệnh tình của bệnh nhân.
Mục đích của bài viết nầy không phải và không đủ để biến bạn thành một sinh viên y khoa hay một bác sĩ. Tuy nhiên bằng cách biết chút ít về các loại đau bụng khác hơn là đau…đẻ hay đau chuyện…mỗi ngày, bạn cũng sẽ đỡ rối trí, biết diễn tả chỗ đau cho bác sĩ để giúp cho việc đinh bệnh được mau chóng hơn.
Hy vọng bạn đọc sẽ biết phải “làm răng”, khi có người thân bị đau cái tình bạn ngang lưng, lần tới!

Không có nhận xét nào: