Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Đại diện LHQ gặp 8 người thượng Việt Nam tỵ nạn ở Cam Bốt

mediaMột nhóm người Thượng Việt Nam xin Cao ủy Tỵ nạn LHQ ở Bangkok cấp quy chế tỵ nạn - DR
Theo hãng tin AFP, Cơ quan Liên hiệp Quốc về người tỵ nạn tại Phnom Penh hôm nay 20/12/2014 cho biết họ đã gặp được 8 người thượng Việt Nam chạy sang Cam Bốt xin tỵ nạn nhưng phải trốn trong một khu rừng sát biên giới từ nhiều tuần nay.
Một đại diện của Cơ quan tỵ nạn Liên hiệp quốc và một nhà hoạt động nhân quyền địa phương cho AFP biết, sáng sớm hôm nay, nhóm tám người thượng này, trong đó có một phụ nữ, đã ra khỏi nơi ẩn náu và đã được nhón nhân viên Liên hiệp quốc chăm sóc và đưa họ ra khỏi rừng.
Các nhà hoạt động nhân quyền Cam Bốt cho biết hiện vẫn còn một nhóm 5 người khác đang trốn trong rừng cũng muốn sẽ sớm được gặp trực tiếp các nhân viên Liên hiệp quốc.
Như tin đã đưa, một nhóm người dân tộc thiểu số gồm 13 người sống trên cao nguyên trung phần Việt Nam theo đạo Thiên chúa đã chạy sang tỉnh Rattanakiri, ở phía đông bắc Cam Bốt để trốn tránh sự trấn áp của chính quyền Việt Nam, dường như là vì những hoạt động tôn giáo của họ. Từ 7 tuần qua họ phải lẩn trốn trong khu rừng vì lo sợ chính quyền Cam Bốt bắt trao trả lại cho phía Việt Nam.
Phát ngôn viên của bộ Nội vụ Cam Bốt Khieu Sopheak đã tố cáo Cơ quan Liên hiệp quốc vi phạm chủ quyền của Cam Bốt khi tổ chức cứu người tỵ nạn mà không được phép của chính quyền Phnom Penh.
Đại diện bộ Nội vụ nói : « Những người này sẽ được đưa về Phnom Penh. Việc xét xem họ có được coi là người tỵ nạn hay không sẽ thuộc thẩm quyền của chính quyền nước sở tại ».
Các nhân viên Liên hiệp quốc nói, chính quyền địa phương đã cản trở không cho học tiếp cận cứu giúp những nhóm thượng nói trên.
AFP nhắc lại, năm 2001, sau khi xảy ra các vụ trấn áp người dân tộc thiểu số nổi dậy ở Tây Nguyên, rất đông người thượng đã bỏ chạy sang Cam Bốt. Chính quyền việt Nam đã đề nghị Cam Bốt bắt giữ và trao trả lại họ về nước.
Năm 2011, ở vùng núi tây bắc Việt Nam cũng đã xảy ra vụ hàng nghìn người dân tộc thiểu số Hmong tập hợp trong một hoạt động tôn giáo của họ. Chính quyền đã phải điều động quân đội để trấn áp. Hàng chục người thiểu số đã bị bỏ tù trong vụ này. Chính quyền Việt Nam giải thích đó là âm mưu ly khai nhằm lật đổ chính quyền của một số « phần tử xấu » người dân tộc thiểu số.

Không có nhận xét nào: