Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :04/12/2024 - Loan My


Pháp : Các đảng đối lập sẵn sàng bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ Barnier
Sau khi thủ tướng Pháp Michel Barnier quyết định sử dụng điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua dự luật về ngân sách An sinh Xã hội mà không thông qua bỏ phiếu tại Hạ Viện, hôm nay, 04/12/2024, các đảng đối lập tại Hạ Viện quyết định sẽ bỏ phiếu về kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ Barnier. Kể từ 16 giờ, Hạ Viện sẽ lần lượt xem xét hai kiến nghị bất tín nhiệm của liên minh cánh tả và của liên minh cực hữu.Thủ tướng Pháp Michel Barnier thông báo kích hoạt điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua dự luật về ngân sách An sinh Xã hội mà không thông qua bỏ phiếu tại Hạ Viện, ngày 03/12/2024. REUTERS - Sarah Meyssonnier- Trọng Thành
<!>
Hai kiến nghị bất tín nhiệm đã được đệ trình hôm thứ Hai, ngay sau khi thủ tướng Pháp quyết định sử dụng điều 49.3. Theo AFP, kiến nghị bất tín nhiệm của liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào lúc 20 giờ và có nhiều khả năng hội đủ đa số quá bán, với sự ủng hộ của các dân biểu đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc RN.

Hiện tại, tổng thống Emmanuel Macron và các giới chức chủ chốt trong chính phủ và liên minh cầm quyền vẫn hy vọng kiến nghị bất tín nhiệm sẽ không được thông qua. Trên truyền hình tối qua, thủ tướng Barnier đã kêu gọi các dân biểu đưa ra quyết định một cách có trách nhiệm, « đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết ». Từ thủ đô Ả Rập Xê Út, nơi ông đang công du, tổng thống Macron lên án « thái độ vô liêm sỉ không thể chấp nhận được » của đảng cực hữu, khi dự định ủng hộ kiến nghị bất tín nhiệm của liên minh cánh tả.

Đảng cực hữu gây áp lực buộc chính phủ Barnier phải nhân nhượng, từ bỏ nhiều điều khoản trong dự luật, nếu không muốn bị lật đổ. Theo AFP, thủ tướng Barnier đã lên án các đòi hỏi vô lý của đảng cực hữu và tuyên bố sẽ không có thêm các nhân nhượng.

Nếu kiến nghị nói trên được thông qua, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1962 tại Pháp, một chính phủ bị Quốc Hội bất tín nhiệm.

NATO họp bàn về tương lai của Ukraina

Trong hai ngày 03 và 04/12/2024, 32 ngoại trưởng các nước thành viên NATO họp tại Bruxelles để thảo luận về tương lai cho Ukraina. Tham dự cuộc họp, ngoại trưởng Ukraina khẩn thiết kêu gọi được Liên minh Bắc Đại Tây Dương mời gia nhập, nhưng đã không đạt được kết quả cụ thể nào.


Ngoại trưởng Ukraina Andrii Sybiha (T) và tổng thư ký NATO, Mark Rutte tại hội nghị ngoại trưởng Liên Minh Bắc Đại tây Dương, Bruxelles, Bỉ, ngày 03/12/2024. REUTERS - Yves Herman
Minh Anh
Từ Bruxelles, thông tín viên đài RFI, Pierre Benazet cho biết thêm :

Từ hôm qua, 03/12, ngoại trưởng Ukraina Andriy Sybiha đã mạnh mẽ tuyên bố rằng « bảo đảm tốt nhất cho Ukraina là nhanh chóng được gia nhập NATO, đã đến lúc phải có những bảo đảm về địa chính trị, có một quyết định mạnh mẽ ».

Được mời dự cuộc họp này cùng với các đồng nhiệm NATO và lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Kaja Kallas, nhưng ngoại trưởng Sybiha có ít cơ may đạt được sự gia nhập tức thì cho Ukraina. Quyết định sẽ được đưa ra sớm nhất là vào cuối tháng 06/2025 nhân thượng đỉnh NATO ở La Haye (24-25/06/2025).

Một phần là vì các nước đồng minh không hoàn toàn nhất trí, tùy theo đó là các nước Đông hay Tây Âu. Ngoại trừ Pháp, Anh và Hà Lan, chỉ có các nước láng giềng của Nga và Ukraina cam kết ủng hộ Kiev vô điều kiện. Các đồng minh chỉ có thể tái khẳng định rằng con đường để Ukraina hướng đến NATO là « không thể đảo chiều ».

Trên thực tế, họ lo lắng trước lời đe dọa của Donald Trump sẽ giải quyết cuộc xung đột trong vòng 24 giờ, do vậy, nên trước mắt, các nước này muốn củng cố Ukraina càng nhiều càng tốt để nước này có được thế mạnh trong đàm phán với Nga sau này.
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc cáo buộc Ukraina hỗ trợ phiến quân Syria

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc hôm qua, 03/12/2024, đã cáo buộc các cơ quan tình báo Ukraina hỗ trợ lực lượng nổi dậy chống chính quyền tổng thống Syria Bachar al-Assad.


Các chiến binh của lực lượng nổi dậy tại Maarat al-Numan, tỉnh Idleb, Syria, ngày 01/12/2024. © Mahmoud Hassano / REUTERS
Phan Minh
Hãng tin AFP, dẫn lời đại sứ Nga Vassili Nebenzia, khẳng định các phần tử nổi dậy chiến đấu cùng nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) "không những không che giấu việc được Ukraina hỗ trợ, mà còn công khai khoe khoang điều này".

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :

"Đại sứ Nga tại Liên Hiêp Quốc quả quyết rằng chính các quân nhân phụ trách đào tạo và chiến binh người Ukraina đã huấn luyện và trang bị vũ khí cho các chiến binh thánh chiến Hồi Giáo, lực lượng đã chiếm khu vực tây bắc Syria cách đây một tuần. Tất cả điều này diễn ra với sự hỗ trợ của phương Tây, đã không có can đảm lên án các cuộc tấn công khủng bố này khi họp tại New York.

Đại sứ Vassili Nebenzia nói : "Quan hệ hợp tác giữa những kẻ khủng bố Ukraina và phiến quân Syria, bị thúc đẩy bởi sự căm thù Nga và Syria, chủ yếu thể hiện qua việc lực lượng vũ trang Ukraina tuyển mộ binh lính và tổ chức các cuộc tấn công chống quân đội Nga và Syria ở nước này. Những cộng tác viên của các cơ quan tình báo Ukraina cung cấp vũ khí cho các chiến binh ở Idleb, chủ yếu thông qua drone. Ukraina giờ đây đã trở thành một « vườn ươm » khủng bố quốc tế, thể hiện qua các vụ tấn công trên lãnh thổ Nga, cũng như ở Sahel hay Syria."

Về phần mình, lãnh đạo lực lượng cứu hộ Mũ trắng Syria cũng đã cáo buộc cộng đồng quốc tế bỏ rơi người dân Syria. Ông cũng yêu cầu Nga ngừng hỗ trợ chính phủ Syria và ngừng phát tán thông tin sai lệch."

Đại diện Liên Hiệp Quốc hôm qua cũng lên án các cuộc tấn công nhắm vào dân thường và cơ sở y tế ở tây bắc Syria là "rất đáng lo ngại". Trong vài ngày, xung đột đã khiến hơn 500 người thiệt mạng và gần 50.000 người phải sơ tán.

Hàn Quốc : Đối lập đòi phế truất tổng thống sau « thiết quân luật »

Các đảng đối lập ở Hàn Quốc hôm nay, 4/12/2024, thông báo đã đệ trình kiến nghị truất phế tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi ông bất ngờ ban bố thiết quân luật vào đêm qua, 03/12/2024 nhưng đã buộc phải dỡ bỏ vài giờ sau đó dưới áp lực của Quốc Hội. Kiến nghị truất phế tổng thống có thể được đưa ra biểu quyết ngay từ thứ sáu tuần này.


Biểu tình đòi tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức, Seoul, Hàn Quốc, ngày 04/12/2024. © Soo-hyeon Kim / REUTERS
Trọng Thành | Trần Công
Sáng nay, bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Kim Yong Hyun tuyên bố từ chức. Theo Yonhap, chính Kim Yong Hyun là người đã đề nghị tổng thống ban hành lệnh thiết quân luật. Cũng theo Yonhap, ngay cả chánh văn phòng tổng thống và nhiều cố vấn đã đồng loạt từ chức. Đảng của tổng thống là Đảng Quyền lực Nhân dân cũng đã yêu cầu ông giải trình ngay về "tình hình bi thảm" hiện nay.

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình :

« Tống thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tuyên bố thiết quân luật tối qua với lý do là nhằm đối phó với "các thế lực chống phá nhà nước" đang cố làm tê liệt chức năng cơ bản của quốc gia và phá hủy trật tự của Hiến pháp dân chủ. Cụ thể, tổng thống Yoon Suk Yeol nêu lên việc đảng đối lập liên tiếp luận tội các thành viên Hội đồng Nhà nước và các công tố viên, cũng như việc họ cắt giảm ngân sách so với dự thảo của chính phủ.

Sau khi tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật, toàn xã hội Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ. Chỉ một tiếng sau quyết định của tổng thống, bộ Tư lệnh thiết quân luật đã được thành lập, Tư lệnh Thiết quân luật được bổ nhiệm và "Lệnh ban bố Bộ Tư lệnh Thiết quân luật" được công bố, với nội dung "cấm mọi hoạt động liên quan tới chính trị". Sau đó, quân đội Hàn Quốc, với xe tăng, trực thăng và lính tinh nhuệ đã cố gắng tiến vào tòa nhà Quốc Hội, nhưng đã bị ngăn cản bởi người dân, đội ngũ trợ lý nghị sĩ và các nỗ lực đáng kinh ngạc từ giới nghị sĩ.

Ngay sau đó, Quốc Hội Hàn Quốc đã tổ chức một phiên họp bất thường, dưới sự chủ trì của đảng đối lập, và tuyên lệnh "thiết quân luật" không có hiệu lực, với số phiếu của 190/190 nghị sĩ có mặt.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật tại Văn phòng Tổng thống vào lúc 4 giờ 27 phút sáng nay, theo yêu cầu của Quốc Hội.

Đảng Dân Chủ Hàn Quốc đã chính thức đệ trình cáo buộc phản quốc và luận tội tổng thống Yoon, cũng như bộ trưởng Quốc Phòng, Kim Yong-hyun, và bộ trưởng Nội Vụ và An Ninh, Lee Sang-min. Ngoài ra, một ‘‘Liên minh Quốc Hội luận tội Yoon Seok Yeol’’, bao gồm khoảng 40 thành viên của đảng Dân Chủ, đảng Đổi Mới Tổ Quốc, đảng Tiến Bộ, đảng Thu Nhập Cơ Nản và đảng Dân Chủ Xã Hội, tuyên bố sẽ đề xuất một dự luật luận tội tổng thống Yoon trong ngày hôm nay ».

Trung Quốc và Philippines cáo buộc nhau về vụ va chạm ở Biển Đông

Ngày 04/12/2024, Philippines tố cáo tuần duyên Trung Quốc sử dụng vòi rồng, chặn đường và « va quệt » tầu tuần tra của Philippines ở Biển Đông. Chính quyền Bắc Kinh tức thì đáp trả, khẳng định họ « chỉ thực thi quyền kiểm soát theo luật pháp».


Ảnh do Tuần duyên Philippines cung cấp : Một tàu của Hải cảnh Trung Quốc (P) dùng vòi rồng phun nước vào tàu của Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản Philippines, gần bãi cạn Scarborough, Biển Đông, ngày 09/12/2023. AP
Minh Anh
Trong một thông cáo, chuẩn đô đốc Jay Tarriela của lực lượng tuần duyên Philippines cho biết tàu tuần duyên Trung Quốc số hiệu 3302 đã 2 lần tấn công bằng vòi rồng cũng như « cố tình va quệt vào mạn phải của tầu BRP Datu Pagbuaya » của Philippines. Sự việc xảy ra ở cách bãi cạn Scarborough khoảng 16 hải lý về phía nam.

Những hành động gây hấn này của tuần duyên Trung Quốc đã được giới chức an ninh quốc gia và tuần duyên Philippines trình chiếu qua các vidéo trong một cuộc họp báo.

Trung Quốc, qua lời phát ngôn viên lực lượng tuần duyên, đã phản bác các cáo buộc nói trên, tố cáo nhiều tầu tuần tra của Philippines « tìm cách xâm nhập vào vùng lãnh hải của Trung Quốc xung quanh đảo Hoàng Nham », tên mà Trung Quốc gọi bãi cạn Scarborough.

Cũng theo phát ngôn viên nói trên, tầu Philippines đã « tiến gần một cách nguy hiểm đến đội tầu tuần tra của Trung Quốc », và thực hiện một số thao tác như « quay đầu một góc lớn, lùi tầu và cố tình đâm vào » tầu của Trung Quốc. Phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Trung Quốc còn cáo buộc Manila « bóp méo sự thật » và đưa ra những « cáo buộc giả dối » nhằm đánh lừa công luận quốc tế.

AFP nhắc lại, hôm thứ Năm, 26/11/2024, quân đội Trung Quốc thông báo đã điều « đội tuần tra » đến gần bãi cạn Scarborough nhằm « bảo vệ mạnh mẽ » quyền chủ quyền vào lúc căng thẳng giữa hai nước gia tăng.

Không có nhận xét nào: