Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2024

THƯ: VĂN NGHỆ PARIS - Đỗ Bình


Kính thăm qúy Niên trưởng, qúy Anh Chị
Trước tiên tôi xin gởi đến các bậc trưởng thượng và các bạn cùng gia đình lời cầu chúc sức khỏe tốt, an lạc. Tôi mới nhận được một số bài gởi của GS Nguyễn Bảo Hưng, nhà văn Song Nhị, nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn. Xin chuyển đến các Vị. Vừa qua trong vườn hoa văn học hải ngoại vừa mất đi những văn nghệ sĩ tài danh, đây là những tâm hồn rất nặng tình quê hương, là những đóa hoa qúy đã gởi tặng đời những hương thơm cỏ lạ. Ở Paris, một số bạn gọi điện thoại đến tôi bảo tôi viết vài giai thoại văn chương đẹp mà tôi biết về họ như một lời tiễn đưa.
<!>
Kể từ ngày biến cố đau buồn đó, thời gian thoáng đã sắp nửa thế kỷ. Thà như viên sỏi nhỏ bé bên đường hàng ngàn năm vẫn thế, còn con người thì thông minh, to lớn, nhưng đời người quá ngắn ngủi! Bằng hữu tiếp nối nhau ra đi làm tâm hồn tôi bồi hồi, suy tưởng mênh mang chẳng còn cảm hứng nên không thể viết được! Thời gian vừa qua nhân loại trải qua cơn đại dịch và may mắn chúng ta sống sót. Vì yêu văn hóa, trong cố gắng chúng tôi đã thực hiện được cuốn NKMVHVNHN làm tài liệu, và sẽ bổ túc thêm những tác giả khác và những điều còn thiết sót. Một số các tác giả được đua vào trong sách để vinh danh là lúc các vị đó còn tại thế. 

Thời gian đó qua liên lạc bằng điện thoại, bằng thư tín các tác giả đã gởi tiểu sử, hoặc bài viết cho chúng tôi. Trong danh sách email này có nhiều anh chị tôi đã nhiều lần gọi phôn xin ý kiến dể chọn tác giả đua vào sách. Có người chúng tôi phải đợi bài viết 6 tháng, và cũng có người tôi phải mất một năm chờ đợi mới được sự đồng ý chấp thuận cho đăng những bài nhận định ngắn giá trị của người viết về các tác giả. Trong mấy năm tôi đã phôn qua Nam, Bắc Cali, W.DC, Virginie, Houston, Oregon, Seattle, Canada, Úc, Âu châu, Áchâu…

Bằng Hữu Khuất Bóng:
Mới đây nhà văn Trần Hoài Thư về cõi vĩnh Hằng, nhạc sĩ Phan Anh Dũng đã thực hiện trên trang báo Cỏ Thơm về chân dung tác giả và tác phẩm của ông. Nhà văn BS Nguyễn Đức An được nhiều bài viết về chân dung và tác phẩm trên các diễn đàn. Nhà thơ Hồ Công Tâm mất được một số bằng hữu viết. Nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh mất, nhiều bằng hữu chia buồn viết những dòng chân tình như nhà thơ Phan Khâm, nhà thơ Nhất Phương. Rất nhiều nhà thơ trong nhóm Cụm Hoa Tình Yêu của nhà thơ Lê Quang Sinh sang Paris ra mắt sách được chúng tôi tổ chức, đón tiếp và giới thiệu các tác phẩm với các bằng hữu văn nghệ và công chúng Paris.
Nhà thơ Dư Thị Diễm Buồn đã viết lời tâm tình đến cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân, và được nhà thơ Mạc Phương Đình cho đăng trên trang nhà Nhìn Ra Bốn Phương và các trang diễn đàn.

Ngày trước, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân học đàn của lớp nhạc Trịnh Hưng, học thêm sáng tác của nhạc sĩ Anh Việt Thanh. Phong cách đàn hát trình bày ca khúc của ông giống hệt nhạc sĩ Anh Việt Thanh. Trong lần sang Paris năm 2002 ra mắt tập nhạc “ 10 Tình Khúc Phổ Thơ Cụm Hoa Tình Yêu;“ tôi đã mời hai người thày của ông là nhạc sĩ Trịnh Hưng và nhạc sĩ Anh Việt Thanh đến dự.Trịnh Hưng là một nhạc sĩ tiền chiến, nổi tiếng với những ca khúc Tôi Yêu, Lối Về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên lành, Tình Thắm Duyên Quê…Nhạc sĩ Anh Việt Thanh viết nhạc cuối năm 1950 những ca khúc nổi tiếng Bụi Đời, Đời Con Gái, Chuyện Mây Mưa, Yêu Thầm, Lính Thích 33, Tình Khúc Cho Người Tình Cô Đơn, Vùng Lá Me Bay…Sau ca khúc nổi tiếng Ngày Xưa Anh Nói của nhạc sĩ Thúc Đăng và Thanh Tuyền. Để cho ca khúc Ngày Xưa Anh Nói thêm màu rực rỡ, trữ tình, nhạc sĩ Anh Việt Thanh và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân cùng viết chung ca khúc Ngày Xưa Em Nói để trả lời, nhưng ca khúc của Thúc Đăng và Thanh Tuyền có giai điệu hay, ca từ trữ tình, lại xuất hiện trước, công chúng đã nghe quen nên ái mộ hơn. 

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân phổ trên 100 bài thơ của những nhà thơ nổi tiếng ở hải ngoại thành ca khúc. Trong đó có ca khúc Tiếng Võng Trưa Hè phổ th ơcủa nhà thơ Lê Trọng Nghĩa năm 2000 rất độc đáo. Nhạc viết theo thể ngũ cung, dựa trên những câu Lý miền sông nước Cửu Long. Thể nhạc này đã được nhạc sĩ Trầm Tử thiêng viết trước năm 1975 qua ca khúc Trộm Nhìn Nhau, sau đó là Đò Dọc dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Bình Ngyên Lộc. Ở trong nước sau này có nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua ca khúc Điệu Buồn Phương Nam, và nhạc sĩ Nguyễn Thu qua ca khúc Dòng Đời.

Ngày nhà văn Nguyễn Đình Toàn mất được nhiều bằng hữu văn nghệ viết trên những tạp chí và diễn đàn những lời tâm tình. Ngày tôi sang Cali được nhà văn Bích Huyền mời phỏng vấn trên đài radio Bolsa trong chương trình văn học nghệ thuật. Ngày ấy nhà văn Bích Huyền tặng tôi một CD nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn thu lại trước năm 1975, giọng nói của ông làm xao xuyến tâm hồn tôi mãi đến nay. Nhà văn Bích Huyền chuyển cho tôi 2 CD của Nhạc sĩ Phạm Anh Dũng gởi tặng: CD Mùa Xuân Thung Lũng Hoa Vàng, và CD Nghiêng, 15 bài nhạc phổ thơ. Đó là những món quà tinh thần rất qúy tôi mang về Paris và thường mở CD nghe.
nhạc sĩ Cung Tiến, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, nhà văn, nhà sử học Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Trần Đại Sỹ, nhà thơ Thụy Khanh, nhà văn, nhà thơ Hà Lan Phương đều về thiên cổ.

Cách nay hơn 20 năm, nhạc sĩ Cung Tiến cùng phu nhân sang thăm Paris, chúng tôi đi ăn cơm, trong khi chờ ông bà Nhạc sĩ Trần Quang Hải Bạch Yến đến, tôi hỏi nhạc sĩ Cung Tiến: “ Anh còn sáng tác không?”, nhạc sĩ trả lời: “Vẫn sáng tác nhưng không đều”, tôi hỏi: “Do lớn tuổi hay do kén chọn chủ đề?”. Nhạc sĩ Cung Tiến: “ Cả hai, viết về tình yêu lứa đôi thì mình quá tuổi, còn viết về tình yêu của lớp trẻ thì không thể hiểu nỗi suy nghĩ của lớp trẻ hiện nay!"; Ông nói thêm: Viết nhạc bây giờ nghe được thật khó, tôi quen lối sáng tác âm hưởng có chút cổ điểm Tây phương. Sang bên đây nhạc Cổ điển như đại dương, mình thì quá nhỏ bé trong vũ trụ âm nhạc nên không viết theo lối đó nữa, dó đó mình đang lay hoay tìm cách viết mới”. Tôi hỏi: “Anh đã tìm được nguồn viết mới chưa? ”. Nhạc sĩ Cung Tiến. Vợ chồng tôi sang Paris là đi chơi, nhưng cũng muốn gặp nhạc sĩ Trần Quantg Hải để hỏi anh thêm về Dân Nhạc, chỉ có dòng nhạc dân tộc mới thỏa lòng, diễn tả được tâm tình kẻ tha hương như mình!". Tôi nói: Trong dòng nhạc của anh tôi thích rất nhiều bài, trong đó có bài đầu tay của anh bài Thu Vàng ”. Nhạc sĩ Cung Tiến cười xua tay nói: “Thôi anh ơi, đó là bài viết lúc trẻ con của tôi, nghe anh nói mà tôi mắc cỡ! ". Tôi trả lời: “Anh quá khiêm nhường ca khúc đó hay, giai điệu rất du dương thấm vào hồn bao thế hệ. Cho đến nay tôi cũng muốn viết một ca khúc điệu Valse như thế mà không được, anh có lại chê!” . Chúng tôi đang trao dổi thì vợ chồng nhạc sĩ Trần Quang Hải Bạch Yến đến. Chúng tôi dùng cơm và nghe nhạc sĩ Trần Quang Hải nói chuyện nhạc cổ truyền dân tộc.

Nhà thơ Du Tử Lê mất đã lâu, mới đây tôi nhận bài viết của nhà văn Song Nhị về nhà thơ Du Tử Lê, và ông cho biết sẽ đưa bài vào cuốn Những Nhà Thơ Lưu Vong mà ông đang viết. Tôi cũng đã viết những dòng cảm nhận ngay khi nhà thơ Du Tử Lê vừa mất, như một lời tưởng nhớ một người bạn về những đóng góp của ông cho văn học, qua Con Người và Tác Phẩm của ông trong cuốn Con Đường Văn Nghệ, sẽ in. Đời người như gió thoảng mây bay, tôi chỉ viết và giữ những nét đẹp trong tác phẩm của bằng hữu như một kỷ niệm. Tôi xin kể vài nét về một vài người bạn vừa mất, nhưng không viết thành bài.

Nhà thơ Hồ Công Tâm, ông nổi tiếng từ khi cộng tác với tạp chí Dân Chủ Mới của nhà báo Việt Hùng với những bài viết nặng tính phê phán, thuở ấy ông làm thơ tình rất tha thiết, lãng mạn, nhưng về sau ông chuyển sang thơ Chua lại rất cay người, cay đời. Khi ông thực hiện tạp chí Nhân Văn Hải Ngoại ông mời tôi làm đại diên ở Paris, nhưng tôi từ chối. Ông làm thơ Đường về quê hương rất hay nên tôi đã giới thiệu thơ của ông trong hội Ba Lê Thi Xã, một hội thơ quy tụ nhiều nhà thơ nổi tiếng trước năm 1975 thích làm thơ Đường Luật. Từ đó nhà thơ Hồ Công Tâm quen thuộc trong làng thơ Paris. Tuy nhiên người đưa tên tuổi của nhà thơ Hồ Công Tâm đến công chúng nhiều nơi ở Âu châu là nhà văn nhà thơ Hà Lan Phương, Bà là thành viên trong CLB Văn Hóa VN Paris tình nguyện làm đại diện tạp chí Hải Ngoại Nhân Văn ở Pháp. Nhà thơ Hồ Công Tâm đã cảm ơn bà và thực hiện cho bà thi tập Hà Lan Phương. 

Tạp chí Nhân Văn Hải Ngoại quy tụ nhiều cây bút giá trị, nhưng trong đó có hai cây bút chuyên phê phán bằng hữu là Hồ Công Tâm và nhà báo Đặng Văn Nhâm. Nhà thơ Hồ Công Tâm phôn nói chuyện với tôi, ông phải làm thêm giờ ở sở để lấy tiền nuôi tờ báo. Báo gởi bán ở một số tiểu bang nhưng không có thì giờ đi thu tiền. Một số bạn văn ở Cali cho tôi biết họ đi đến các tiệm sách có bán tạp chí Nhân Văn Hải Ngoại mua hết, đem về chỉ lấy bài của nhà báo Đặng Văn Nhâm và nhà thơ Hồ Công Tâm viết chỉ trích bằng hũu, rồi sao chép gởi cho những người bị phê phán. Tất cả số báo mua được đều đem vứt đi, do dó những bài viết biên khảo giá trị, những bài thơ hay, những bài nhận định độc đáo của Hồ Công Tâm, Đặng Văn Nhâm và các tác giả cộng tác trong Nhân Văn Hải Ngoại ít đến tay độc giả! Nuôi tạp chí được mấy năm nhà thơ Hồ Công Tâm đành phải đình bản.

Nhà văn, nhà báo Hải Triều, ông nhờ tôi làm đại diện tạp chí Lửa Việt ở Paris nhưng tôi từ chối. Ngày ông sang Paris ra mắt cuốn Những Trận Đánh Cuối Cùng ông ở nhà tôi. Ban tổ chức ra mắt sách là hội Cựu Quân Nhân QLVNCH ở Pháp, vì những ân oán trong những trận bút chiến của ông nên số thư gởi chống ông đến công chúng, cản trở việc tổ chức ra mát sách gấp 3 lần số thư mời. Do đó tôi được mời ra giúp, kêu gọi bằng hữu và văn nghệ sĩ đến dự. Kết quả khách tham dự đầy hội trường, tôi trao trả lại quyền tổ chức cho ĐT Mai Viết Triết và cựuĐ/u nhà văn Nguyễn Vân Xuyên điều hiển chương trình hôm đó ( NV Nguyễn Vân Xuyên có trong liste này). Sau đó nhà văn Hải Triều, nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, nhạc sĩ Trịnh Hưng, nhà thơ Văn Bá , nhà văn Nguyễn Thùy và tôi được cộng đồng Người Việt tỉnh Lyon tổ chức vinh danh.Trước năm 2000 tôi sinh hoạt với Tổng Hội SV VN Paris, và tập hát ca khúc Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây, cho các anh chị trong Tổng Hội SV. Ng ày đó tôi không biết đó là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh Chín phổ thơ của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn, mà nghĩ là của nhạc sĩ Nguyệt Ánh.

Những tâm hồn nghệ sĩ mang tâm tình quê hương ra hải ngoại đã góp phần tạo nên kung trời quê cũ thuở nào nơi xứ người còn chất hồn Việt , sưởi ấm tình người tha hương. Nay chỉ còn tìm thấy họ trong tác phẩm thơ văn, hội họa, những ca khúc tuyệt vời... Xin nghiêng mình ngưỡng mộ.

Thân kính
Đỗ Bình

Không có nhận xét nào: