Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI:1/6/2024 - Nam Giang


NATO : Cần ít nhất 40 tỉ đô la hỗ trợ quân sự hàng năm cho Ukraina Hội nghị không chính thức các ngoại trưởng khối NATO, bàn về việc hỗ trợ Ukraina, họp tại Praha, trong hai ngày, 30 và 31/05/2024, đã có một số bước tiến đáng chú ý. Theo AFP, nhiều quốc gia còn lưỡng lự với việc cho phép Ukraina sử dụng vũ khí tấn công sang lãnh thổ Nga, như Đức, rút cục đã điều chỉnh lập trường, sau khi Washington thay đổi quan điểm. Tổng thư ký khối NATO, Jens Stoltenberg (P) trao đổi với ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong hội nghị các ngoại trưởng NATO, tại Praha, CH Séc, ngày 31/05/2024. AP - Peter David Josek Trọng Thành
<!>
Các thành viên NATO cũng thảo luận về việc duy trì mức độ hỗ trợ tối thiểu 40 tỉ đô la hàng năm, như hiện nay, chừng nào Kiev còn cần cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Nga. Thông tín viên Pierre Bénazet tường trình từ Bruxelles :

‘‘Một bước tiến quan trọng đối với các ngoại trưởng NATO là tuyên bố của đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken về việc vũ khí Mỹ có thể được dùng để tấn công lãnh thổ Nga đối diện với vùng Kharkiv của Ukraina. Quyết định nói trên mở đường cho một số nước châu Âu, như Đức, dỡ bỏ quy định cấm dùng vũ khí viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đối với tổng thư ký NATO, Nga sẽ không thể làm nhụt chí các đồng minh của Ukraina trong việc hậu thuẫn quốc gia này chừng nào mà việc này còn là cần thiết. Ông nói :

‘‘Tổng thống Putin đã đe dọa các quốc gia thành viên NATO từ đầu chiến tranh, và ông ta sẽ tiếp tục làm như vậy. Trên thực tế, trước khi xâm lược Ukraina, Putin đã từng đe dọa tất cả các nước có ý định hậu thuẫn Ukraina. Ông ta đã cố gắng ngăn cản chúng ta giúp Ukraina về quân sự. Tiếp theo đó, ông ta đã tìm cách ngăn cản chúng ta cung cấp xe thiết giáp, các hệ thống tên lửa tân tiến, phi cơ chiến đấu... Chúng ta đã điều chỉnh và tăng cường hậu thuẫn Ukraina, bởi chúng ta tin tưởng vững chắc là Ukraina có quyền tự vệ. Tự vệ là quyền căn bản của một quốc gia, đã được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc.’’

Về dài hạn, để củng cố hậu thuẫn quân sự cho Ukraina , tổng thư ký Jens Stoltenberg đã yêu cầu các quốc gia thành viên NATO duy trì mức đóng góp 40 tỉ euro hàng năm’’.

Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ NATO can dự vào chiến tranh tại Ukraina

Cũng tại hội nghị này, tổng thư ký NATO đề nghị NATO cần có ‘‘vai trò lớn hơn’’ trong việc điều phối viện trợ quân sự cho Ukraina. Theo AFP, nhiều quốc gia NATO lo ngại, nếu Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, việc viện trợ cho Kiev, do Washington điều phối hiện nay sẽ bị đình chỉ.

Về vấn đề này, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara không ủng hộ việc NATO ‘‘tham gia’’ vào cuộc chiến tranh tại Ukraina, cho dù Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chủ trương trợ giúp quân sự cho Kiev chống xâm lược, ‘‘khôi phục lãnh thổ’’.

Trong lúc hội nghị ngoại trưởng NATO đang diễn ra, điện Kremlin, hôm 30/05, một lần nữa cáo buộc NATO ‘‘kích động’’ Ukraina để kéo dài chiến tranh, và đe dọa ‘‘các hậu quả nghiêm trọng’’, nếu các nước NATO cho phép Ukraina dùng vũ khí viện trợ tấn công vào lãnh thổ Nga.

Gaza: Mỹ công bố kế hoạch hòa bình ‘‘ba giai đoạn’’

Hôm qua, 31/05/2024, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chuyển đến tổ chức Hamas thông qua trung quan Qatar, một kế hoạch hòa bình cho Gaza, bao gồm ba giai đoạn, mà theo ông do đề xuất của Israel. Tổng thống Biden kêu gọi tổ chức Hamas chấp thuận kế hoạch này.


Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một phát biểu về xung đột Israel-Hamas, tại Nhà Trắng, Washington, ngày 02/05/2024. AP - Evan Vucci
Trọng Thành
Hôm qua, trên đường trở về từ hội nghị ngoại trưởng NATO ở Praha, ngoại trưởng Mỹ cũng hối thúc Hamas ‘‘chấp thuận thỏa thuận này không chậm trễ’’. Theo AFP, Hamas ngay lập tức đã ra thông cáo hoan ngênh kế hoạch ngừng bắn, bao gồm ‘‘việc triệt thoái toàn bộ quân đội Israel ra khỏi Gaza, tái thiết Gaza và trả tự do cho các tù nhân’’.

Hôm nay, 01/06, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố ủng hộ ‘‘kế hoạch hòa bình tổng thể’’ cho Gaza của tổng thống Mỹ. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua ca ngợi đây là một ‘‘lộ trình thực tế’’ cho phép dẫn đến hòa bình. Từ Jérusalem, thông tín viên Michel Paul cho biết cụ thể về kế hoạch hòa bình mà tổng thống Mỹ vừa đưa ra:

‘‘Kế hoạch bao gồm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất có thể được triển khai rất nhanh chóng, bao gồm thỏa thuận ngừng bắn sáu tuần với việc trả tự do cho các con tin dễ tổn thương nhất, đổi lấy một số tù nhân Palestine. Cùng lúc đó, người dân được phép trở lại bản quán. Quân đội Israel sẽ rút khỏi các khu vực đông dân cư nhất của dải Gaza. Viện trợ nhân đạo sẽ được ồ ạt đưa vào Gaza.

Giai đoạn thứ hai, mà các chi tiết cụ thể sẽ được tiếp tục làm rõ trong giai đoạn đầu tiên, bao gồm việc trả tự do cho các con tin còn sống khác, và ngừng hoàn toàn các giao tranh cùng với việc toàn bộ quân đội Israel rút khỏi vùng đất của người Palestine. Hai điều khoản gắn liền nhau này là điều mà Israel vốn bác bỏ hoàn toàn cho đến giờ. Giai đoạn ba, xét về dài hạn, bao gồm dự kiến tái thiết Gaza và trao trả thi thể các con tin, đã qua đời.

Kế hoạch, mà tổng thống Mỹ thông báo, được tổ chức Hamas xem là tích cực. Phản ứng của phía Israel dè dặt hơn. Một trong những điều kỳ lạ của cách làm này là việc tổng thống Mỹ tìm cách thuyết phục Israel chấp nhận kế hoạch do chính phía Israel đưa ra.’’

Tiêu diệt Hamas vẫn là mục tiêu chính của thủ tướng Israel

Hãng tin Pháp cũng ghi nhận phản ứng đáng chú ý của phía Israel. Văn phòng của thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết chính phủ đoàn kết về mục tiêu đưa tất cả các con tin trở về ‘‘sớm nhất có thể’’, và đã cho phép một nhóm đàm phán trình kế hoạch để đạt được mục tiêu này, nhưng không hề nhắc đến phát biểu của tổng thống Mỹ. Mặt khác, thủ tướng Israel nhấn mạnh là chiến tranh sẽ chỉ chấm dứt khi nào tất cả con tin ‘‘trở về’’ và Hamas bị tiêu diệt.

Ngay sau phát biểu của tổng thống Mỹ, Israel tiếp tục oanh kích dữ dội tại thành phố Rafah, mà Israel coi là nơi ẩn náu chủ yếu cuối cùng của tổ chức Hamas. Một nhân chứng tại Rafah cho AFP biết không kích và pháo kích diễn ra suốt đêm cho đến sáng tại phía tây thành phố, khiến không ai có thể di chuyển. Chiến sự cũng diễn ra tại nhiều nơi khác. Ít nhất 95 người chết trên toàn khu vực, theo bộ Y Tế của Hamas ở Gaza.

Lầu Năm Góc : An ninh của Châu Á cũng là an ninh của Hoa Kỳ

Phát biểu trong khuôn khổ Đối Thoại An Ninh Shangri-La, tại Singapore sáng nay 01/06/2024 bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ khẳng định « An ninh Châu Á -Thái Bình Dương trước một kỷ nguyên mới » nhờ những mối liên kết và đối tác trong khu vực. Lãnh đạo Lầu Năm Góc đã gắn liền an ninh của Hoa Kỳ với khu vực và khẳng định lại Ấn Độ -Thái Bình Dương là một « ưu tiên » đối với Washington.


Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin trên diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore, ngày 01/06/2024. AP - Vincent Thian
Thanh Hà
Sau đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ và đồng cấp Trung Quốc hôm 31/05/2024, mà phía Bắc Kinh đánh giá là « tích cực », trong phát biểu sáng nay ông Lloyd Austin tìm cách trấn an các đồng minh châu Á rằng khu vực này vẫn là « một ưu tiên » của Hoa Kỳ bất chấp xung đột tại Gaza và chiến tranh Ukraina.

Hãng tin Mỹ AP lưu ý, ông Austin tạm xua tan lo ngại nổ ra một cuộc xung đột vũ trang giữa hai siêu cường thế giới khi cho rằng kịch bản đó « hiện tại không cận kề và là điều có thể tránh được cho dù căng thẳng trong vùng Châu Á –Thái Bình Dương đang gia tăng ».

Lãnh đạo Lầu Năm Góc đồng thời nhấn mạnh « nước Mỹ chỉ có thể được an tòan, nếu như an ninh của châu Á được bảo đảm và đó là lý do vì sao từ lâu nay Hoa Kỳ vẫn duy trì hiện diện trong khu vực ». Ông Austin đặc biệt chú trọng đến tầm mức quan trọng của các mối liên minh và đối tác với quốc gia trong vùng.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại trong nhiệm kỳ của tổng thống Joe Biden, chính quyền Mỹ đã liên tục mở rộng và thắt chặt hợp tác quốc phòng với từ Nhật Bản đến Úc và thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung, huy động tàu chiến, chiến đấu cơ đến eo biển Đài Loan và Biển Đông, hai vùng nhậy cảm đối với Bắc Kinh.

Trong phát biểu hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ không quên chĩa mũi dùi vào Trung Quốc khi cho rằng những tranh chấp « cần được giải quyết một cách ôn hòa thông qua đối thoại thay vì áp dụng những hành vi hù dọa hay chọn giải pháp xung đột. Và chắc chắn là những hành vi được cho là để trừng phạt » sẽ không có hiệu quả. AP bình luận, ông Austin muốn nói đến việc Trung Quốc dùng nhiều hình thức trừng phạt, o ép Đài Loan và Philippines ở Biển Đông.

Sau phát biểu của ông Lloyd Austin, một quan chức trong bộ Quốc Phòng Trung Quốc, trung tướng Cảnh Kiến Phong (Jing Jianfeng) lên án Hoa Kỳ mưu toan thành lập một phiên bản châu Á Thái Bình Dương của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Theo quan chức này « Mỹ chính là thách thức lớn nhất đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực ».

Trở lại với đối thoại trực tiếp giữa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ và Trung Quốc hôm 31/05/2024, các ông Lloyd Austin và Đổng Quân thông báo « nối lại kênh liên lạc quân sự trong những tháng tới » góp phần « tạo ổn định trong quan hệ về an ninh » song phương. Theo AP, ông Đổng Quân cảnh báo đồng cấp Mỹ tránh can thiệp vào vấn đề Đài Loan, đó là « chuyện nội bộ » của Bắc Kinh.

Manila cảnh báo Bắc Kinh: Cố tình sát hại người Philippines tại Biển Đông là ‘‘hành động gây chiến’’

Tại cuộc Đối thoại về an ninh châu Á Shangri-La tại Singapore, hôm qua, 31/05/2024, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã vạch ra ‘‘lằn ranh đỏ’’ với Trung Quốc. Tổng thống Philippines cảnh báo, việc phía Trung Quốc cố tình sát hại dù chỉ một công dân Philippines sẽ bị coi là một ‘‘hành động gây chiến’’.


Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos (trái) trả lời cử tọa sau phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Singapore ngày 31/05/2024. AP - Vincent Thian
Trọng Thành
Theo CNBC, cử tọa tham dự hội nghị đặt câu hỏi: Liệu Manila có coi việc Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công giết hại một thủy thủ Philippines là một ‘‘lằn ranh đỏ’’ hay không, và khi nào Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines được kích hoạt? Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. khẳng định một hành động như vậy ‘‘rất, rất gần với điều mà chúng tôi định nghĩa là hành động gây chiến’’. Nguyên thủ Philippines cho biết ông tin tưởng là Hoa Kỳ ‘‘cũng cùng chung quan điểm’’.

Căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông trong những tháng gần đây, đặc biệt xung quanh khu vực Bãi Cỏ Mây (Seconde Thomas Shoal), do Manila kiểm soát, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Cuối tháng 3/2024, Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Philippines tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây, khiến ba người bị thương. Đầu tháng 5, cũng vòi rồng của Hải cảnh làm bị thương bốn thủy thủy khác.

Sự hiện diện của Mỹ quan trọng cho ‘‘hòa bình tại khu vực’’
Tổng thống Philippines nhấn mạnh Manila hành xử theo đúng Công ước Quốc tế về Luật biển 1982 và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền Trung Quốc tại phần lớn Biển Đông, đồng thời lên án ‘‘các hành động nhằm áp đặt các yêu sách thái quá và vô căn cứ thông qua vũ lực, đe dọa và lừa dối’’ của Trung Quốc.

Theo AFP, trong bài phát biểu hôm qua tại Đối thoại Shangri-La, trước phần trả lời cử tọa, tổng thống Marcos Jr. lưu ý ‘‘ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đối với tình hình an ninh và biến chuyển kinh tế của toàn khu vực là một thực tế thường trực’’, Manila sẽ không bao giờ lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi cả hai quốc gia ‘‘đều quan trọng’’, nhưng sự hiện diện ‘‘mang lại ổn định’’ của Hoa Kỳ là ‘‘điều hệ trọng cho hòa bình tại khu vực’’.

Pháp bị tập đoàn thẩm định tài chính Mỹ S&P hạ điểm tín nhiệm

Ngày 31/05/2024 tập đoàn thẩm định tài chính Mỹ Standard &Poor’s -S&P đánh giá mức nợ của Pháp kém an toàn. Đây là một đòn đau đối với Paris trước bầu cử Nghị Viện Châu Âu và là kịch bản chưa từng xảy ra từ 2013.


Hình minh họa: Trụ sở Bộ Tài Chính Pháp Bercy, trên bờ sông Seine, Paris, ngày 05/06/2023. AFP - -
Thanh Hà
Mức độ tín nhiệm của Pháp đang từ AA bị hạ xuống còn AA-, tức là đang được đánh giá là an toàn ở mức hạng ba nay bị đẩy xuống thành hạng tư. Lý do, S&P không tin rằng Pháp có thể lấy lại cân bằng trong cán cân chi tiêu từ nay đến 2027, tức cuối nhiệm kỳ của tổng thống Emmanuel Macron.

Trong trường hợp khả quan nhất, bội chi ngân sách của Pháp sẽ tương đương với 3,5 % tổng sản phẩm nội địa và như vậy mục tiêu thu hẹp tham hụt ngân sách xuống thành 3 % như ông Macron cam kết vẫn « ngoài tầm tay ». Thâm hụt ngân sách nhà nước năm ngoái tương đương với 5,5 % GDP thay vì 4,9 như dự kiến. Nhìn đến một chỉ số khác về tình trạng tài chính của Pháp là nợ công, S&P dự báo nợ công của Pháp trong ba năm sắp tới tiếp tục tăng thêm, vượt ngưỡng 110 % so với GDP.

Về ngắn hạn, dù bị S&P hạ điểm tín nhiệm, Paris vẫn không phải đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn. Có điều nếu so sánh với các đối tác còn lại trong Liên Hiệp Châu Âu, đến này Đức vẫn duy trì được mức tín nhiệm cao nhất là ba chữ A. Điều đó không cấm cản các đảng phái đối lập xem đây là một « thất bại lớn » của chính phủ khi mà tín dụng và nợ của Pháp bị coi là kém an toàn.

Khác với S&P, tháng tư vừa qua, hai công ty thẩm định tài chính khác của Anh Mỹ là Fitch và Moody’s đã giữ nguyên mức điểm tín nhiệm đối với Pháp.


Ivanka lần đầu lên tiếng sau khi ông Trump bị kết án Hôm thứ Năm (30/5), Ivanka Trump, con gái lớn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã đăng tải thông điệp chân thành ủng hộ cha mình. Đây là lần đầu tiên cô lên tiếng kể từ bản án kết tội của ông Trump ở New York. Ivanka Trump và ông Trump phát biểu tại lễ khai trương khách sạn Trump International Hotel mới ở Washington, DC, ngày 26/10/2016. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images) Cựu đệ nhất thiên kim Hoa Kỳ đã chia sẻ một bức ảnh cũ trên Instagram vào tối thứ Năm (30/5), cho thấy ông Donald Trump thời trẻ đang ôm cô vào lòng khi còn nhỏ. Ivanka cũng chú thích cho bức ảnh – “Con yêu cha”, và một biểu tượng cảm xúc trái tim.

Tin nhắn ngắn gọn và ngọt ngào này là phát biểu công khai đầu tiên của Ivanka kể từ khi cha cô trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội.

Hôm thứ Năm (30/5), trong phán quyết về “vụ án tiền bịt miệng”, bồi thẩm đoàn ở New York buộc tội tất cả 34 cáo buộc trọng tội chống lại Trump từ Biện lý quận Manhattan Alvin Bragg, bao gồm cả trọng tội cấp độ một là làm sai lệch hồ sơ kinh doanh.

Trước đó, các nhà phân tích pháp lý và nhà bình luận truyền thông đã chỉ trích gay gắt ông Alvin Bragg vì truy tố ông Trump.

Ivanka, người từng là cố vấn cấp cao của Nhà Trắng cùng chồng, Jared Kushner, đã giữ thái độ tương đối kín đáo kể từ khi cha cô rời Nhà Trắng. Năm 2022, cô chuyển từ Washington, D.C. đến Florida.

Sau khi ông Trump tuyên bố tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, cô đã ám thị sẽ không tham gia vào chiến dịch tranh cử của cha mình. Trong một tuyên bố vào thời điểm đó, bà mẹ 3 con cho biết: “Tôi rất yêu bố”, nhưng chọn ưu tiên cho các con nhỏ và cuộc sống riêng tư mà họ đang tạo ra với tư cách một gia đình.

Trong tuyên bố, Ivanka cho biết cô không có kế hoạch tham gia vào chính trị. Mặc dù luôn yêu thương và ủng hộ cha mình nhưng trong tương lai, cô sẽ đứng ngoài chính trường.

Ivanka không xuất hiện trong phiên tòa xét xử “vụ án tiền bịt miệng” kéo dài 7 tuần của ông Trump. Nhưng sau bản án lịch sử của ông, cô đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với cha mình.

Hôm thứ Ba (28/5), con gái út của Trump là Tiffany Boulos (tên trước khi kết hôn là Tiffany Trump) cũng đến tòa để tham dự cùng hai anh trai Donald Trump Jr. và Eric Trump. Họ đều có mặt trong phòng xử án khi bản án được đọc hôm thứ Năm (30/5).

Vài giờ sau khi bản án được đưa ra, Donald Trump Jr. đã đăng tổng cộng hơn 20 bài đăng trên nhiều mạng xã hội khác nhau, lên án kết quả của phiên tòa.

Các công tố viên cáo buộc rằng ông Trump đã trả tiền cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels để giữ im lặng về mối quan hệ ngoài hôn nhân năm 2006 với ông trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Công tố viên đã đệ trình 34 tội danh làm giả hồ sơ kinh doanh cấp độ một, ông Trump không nhận tội đối với tất cả các tội danh.

Ông Jed Handelsman Shugerman, giáo sư luật tại Đại học Boston, thừa nhận trong một bài báo dành cho khách mời trên tờ The New York Times rằng lập luận của công tố viên Bragg khá “yếu” và có thể đã bị phóng đại.

Nhiều nhà bình luận, trước khi Bồi thẩm đoàn New York phán quyết, đã cho rằng các nhân chứng chủ chốt của cơ quan công tố, bao gồm ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels và ông Michael Cohen (từng là luật sư ông Trump), đều có vấn đề về uy tín. Một số nhà bình luận cho rằng các công tố viên đã không đáp ứng được tiêu chuẩn pháp lý về “nghi ngờ hợp lý”.

Ông Julian Epstein, cựu cố vấn trưởng của đảng Dân chủ trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện, đã lên chương trình “Brian Kilmeade Radio” giải thích tại sao đây lại là một vụ lừa đảo và lấy vụ án gia đình ông Biden làm ví dụ.

Ông Epstein nói: “Đây là một vụ án gây sốc. Đây là một sự sỉ nhục đối với hệ thống pháp luật khi đưa ra vụ án này”.

Bất chấp quốc tế chỉ trích, Israel xác nhận đưa quân tới trung tâm Rafah


Quân đội Israel hôm Thứ Sáu, 31 Tháng Năm, xác nhận binh lính nước này đang có mặt ở trung tâm Rafah, bất chấp quốc tế chỉ trích chiến dịch của Israel ở thành phố miền Nam Gaza này, theo CNN.

Trước đây trong tuần này, nhân chứng cho CNN hay họ thấy xe tăng Israel ở trung tâm Rafah lần đầu tiên kể từ khi Israel đưa quân vào thành phố này trước đó trong Tháng Năm.

“Binh lính Israel ở trung âm Rafah tìm thấy giàn phóng hỏa tiễn của Hamas, lối ra vào đường hầm khủng bố, và vũ khí. Binh lính cũng phá hủy kho vũ khí của Hamas ở khu vực đó,” quân đội Israel ra thông báo cho biết.

Hôm Thứ Tư, quân đội Israel loan báo đã kiểm soát được Hành Lang Philadelphi, vùng đệm dài khoảng 9 dặm bên phía Palestine ở biên giới Gaza-Ai Cập.

Hôm Thứ Năm, sóng điện thoại ở Rafah bị gián đoạn do cuộc tấn công của Israel, công ty viễn thông Jawwal của Palestine thông báo.

Israel tiến vào Rafah trong Tháng Năm đánh dấu giai đoạn mới trong cuộc chiến với Hamas ở Gaza. Cuối tuần qua, Israel không kích trại tạm trú ở thành phố này, làm hàng chục người chết và khiến thế giới phẫn nộ. Cuộc không kích cũng làm hai thủ lĩnh Hamas thiệt mạng, Israel cho hay.

Israel khăng khăng nói họ phải chiếm Rafah mới có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Gaza. Ba tuần qua, hơn 1 triệu người Palestine bỏ chạy khỏi thành phố này.

Israel mở chiến dịch quân sự ở Gaza nhằm tiêu diệt Hamas để trả đũa vụ nhóm này tấn công miền Nam Israel ngày 7 Tháng Mười năm ngoái, làm khoảng 1,200 người thiệt mạng, và bắt cóc hơn 250 người làm con tin.

Tính tới nay, chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza làm hơn 36,000 người thiệt mạng, theo Bộ Y Tế do Hamas lãnh đạo ở Gaza.

Thủ tướng Đức đảo ngược chính sách quan trọng về Ukraine

 
Hôm thứ Tư (29/5), trích dẫn các nguồn tin, tờ Politico đưa tin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hiện ủng hộ việc Ukraine tấn công sâu vào bên trong Nga, bất chấp mối quan ngại trước đó của ông về việc leo thang với Moscow.

Hôm thứ Ba (28/5), phát biểu cùng với Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, nhà lãnh đạo Đức tuyên bố rằng, “nếu Ukraine bị tấn công, họ có thể tự vệ” theo luật pháp quốc tế. Ông cũng cho biết, ông không phản đối về mặt pháp lý đối với phát biểu của Tổng thống Macron, người lập luận rằng phương Tây “nên cho phép [Kyiv] vô hiệu hóa các địa điểm quân sự… mà từ đó…Ukraine bị tấn công.”

Sang ngày thứ Tư (29/5), phát ngôn viên Steffen Hebestreit của thủ tướng Đức đã nói rõ thêm rằng Đức tin rằng “hành động phòng thủ của Kyiv không bị giới hạn trong lãnh thổ của mình, mà còn có thể mở rộng sang lãnh thổ của kẻ xâm lược.” Tuy nhiên, ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết về những thỏa thuận nào mà Berlin đã đạt được với Kyiv liên quan đến việc sử dụng vũ khí do Đức cung cấp.

Trong nhiều tháng qua, Đức đã từ chối cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa Taurus bởi vì Thủ tướng Scholz lo ngại việc leo thang với Moscow. Ông giải thích rằng việc chuyển giao loại tên lửa này sẽ chỉ “có thể thực hiện được” nếu Berlin có thể tự xác định được các mục tiêu, nhưng điều này sẽ khiến Đức trở thành nước trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột.

Sự đảo ngược quan điểm của nhà lãnh đạo Đức về vấn đề này đã được một nguồn tin của Politico có mối quan hệ thân cận với chính phủ Đức xác nhận. Người này cho biết, Thủ tướng Scholz “ủng hộ việc cho phép sử dụng vũ khí phương Tây nhằm vào các mục tiêu bên trong Nga.”

Sự thay đổi quan điểm của Berlin diễn ra sau khi một số nước NATO lên tiếng ủng hộ Ukraine tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng ủng hộ quan điểm này. Tuần trước, ông đã kêu gọi các thành viên NATO “cân nhắc liệu họ có nên dỡ bỏ một số hạn chế mà họ đặt ra về việc sử dụng vũ khí mà họ tài trợ cho Ukraine hay không.”

Phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã cảnh báo rằng những tranh luận ở phương Tây về việc cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga có thể dẫn đến sự leo thang. Đồng thời ông tiết lộ, quân đội Nga đã chuẩn bị các biện pháp đối phó cho một tình huống như vậy. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích rằng vũ khí phương Tây đang được sử dụng tích cực để nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự bên trong Nga.

Hãng Google đầu tư 2 tỷ USD vào Malaysia


Chính phủ Malaysia cho biết rằng Google sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào Malaysia để đặt trung tâm dữ liệu đầu tiên của hãng tại nước này.

Động thái đưa Google trở thành ông lớn công nghệ mới nhất bơm tiền vào khu vực nhằm tìm kiếm cơ hội tăng trưởng. Theo ước tính của chính phủ, khoản đầu tư của Google sẽ hỗ trợ tạo 26.500 việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Malaysia, bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tài chính. Thông báo của Google được đưa ra vài ngày sau khi Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhắm tới mục tiêu đầu tư ít nhất 107 tỷ USD cho ngành bán dẫn.

Thủ tướng Anwar cho biết vào tháng 4 vừa qua rằng ông dự định xây dựng khu thiết kế vi mạch lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời đưa ra các ưu đãi bao gồm giảm thuế và trợ cấp để thu hút các công ty công nghệ và nhà đầu tư toàn cầu.

Chủ tịch kiêm giám đốc đầu tư của Google, bà Ruth Porat, cho biết trung tâm dữ liệu đầu tiên của Google và khu vực Google Cloud là khoản đầu tư lớn nhất của hãng tại Malaysia – nơi Google tự hào gọi là “nhà” trong 13 năm qua.

Khoản đầu tư trên được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa Google với Chính phủ Malaysia nhằm thúc đẩy “Chính sách ưu tiên đám mây”, với các tiêu chuẩn an ninh mạng tốt nhất.

Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Tengku Zafrul Abdul Aziz cho biết khoản đầu tư của Google sẽ thúc đẩy đáng kể chương trình tham vọng trong lĩnh vực kỹ thuật số của Malaysia được nêu trong quy hoạch tổng thể đến năm 2030.

Hồi đầu tháng này, Microsoft cho biết tập đoàn này sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây tại Malaysia. Trong chuyến công du khu vực, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Thái Lan và Indonesia.

Amazon cho biết sẽ chi 9 tỷ USD tại Singapore trong 4 năm tới để mở rộng năng lực điện toán đám mây tại nước này. Nghiên cứu của công ty tư vấn toàn cầu Kearney cho thấy AI đã sẵn sàng đóng góp 1.000 tỷ USD vào Tổng sản phẩm quốc nội của Đông Nam Á vào năm 2030, trong đó Malaysia được dự đoán sẽ chiếm hơn 10%.

Không có nhận xét nào: