Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

ĐIỄM TIN 18/06/2024 - Long Đỗ


Chiến tranh Ukraina :Tổng thư ký NATO kêu gọi bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Jens Stoltenberg, hôm 17/06/2024 trong chuyến công du Washington, kêu gọi các đồng minh bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga, đồng thời khích lệ các đồng minh phương Tây của Kiev cung cấp thêm vũ khí cho Ukraina chống quân Nga xâm lược. Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO Jens Stoltenberg phát biểu với các nhà báo sau cuộc gặp với tổng thống Mỹ Joe Bdien, Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 17/06/2024 AP - Mark Schiefelbein Thùy Dương
<!>
Phát biểu tại Wilson Center, một trung tâm tư vấn ở Washington, tổng thư ký NATO khẳng định: “Điều này nghe có vẻ như là một nghịch lý, nhưng con đường tiến đến hòa bình phải thông qua việc cung cấp thêm nhiều vũ khí cho Ukraina”. Vẫn theo nhận định của ông JensStoltenberg, “Vladimir Putin và chính quyền Nga hiện giờ lệ thuộc vào các nước độc tài, chuyên quyền trên toàn thế giới. Các nước bạn hữu thân thiết nhất và hỗ trợ nhiều nhất cho nỗ lực chiến tranh xâm lược của Nga là Bắc Triều Tiên, Iran và Trung Quốc”.

Riêng về Trung Quốc, lãnh đạo NATO cho rằng chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng mang lại cảm giác là ông ta không làm gì để hỗ trợ Nga nhưng đó là cách để Bắc Kinh tránh bị trừng phạt và duy trì giao thương. Thế nhưng, trên thực tế, Trung Quốc vừa tiếp tay cho Nga trong cuộc chiến Ukraina, vừa muốn duy trì quan hệ tốt với phương Tây. Chính vì thế, theo tổng thư ký NATO, đến một lúc nào đó, nếu như Trung Quốc không chịu thay đổi, thì các nước đồng minh cần bắt Trung Quốc trả giá, gánh chịu hậu quả.

Liên quan đến ngân sách cho quốc phòng của các nước thành viên NATO, tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết hơn 23 nước đã đạt ngưỡng ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP.

Theo AFP, ông Jens Stoltenberg lần này đến Hoa Kỳ để chuẩn bị cho thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương nhân kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Thượng đỉnh dự kiến được tổ chức tại Washington từ ngày 09 đến 11/07, quy tụ 32 thành viên NATO, trong đó có thành viên mới Thụy Điển và 4 đối tác chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương : Úc, Nhật Bản, New Zeland và Hàn Quốc.

Liên Âu chưa đạt thỏa thuận phân chia bổ nhiệm các lãnh đạo chủ chốt của khối

Cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của lãnh đạo 27 nước thành viên Liên Âu từ hôm qua, 17/06/2024, để tìm thỏa thuận bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu, Hội Đồng Châu Âu và ngành ngoại giao, đã không có được kết quả. Các nước tiếp tục thương lượng để có được thỏa thuận chính thức vào cuối tháng này.


Từ trái qua: thủ tướng Hungary Viktor Orban, thủ tướng Croitia Andrej Plenkovic, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro, trong cuộc gặp bàn tròn tại thượng đỉnh không chính thức Liên Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 17/06/2024. AP - Geert Vanden Wijngaert
Anh Vũ
Thông tín viên RFI tại Bruxelles Pierre Benazet tường trình :

27 nước thành viên chỉ có được văn bản ghi nhận thực tế đã thấy về các lực lượng chính trị sau cuộc bầu cử. Dẫn đầu kết quả phiếu bầu, đảng trung hữu PPE sẽ tái lập liên minh mãn nhiệm, trước hết là với phe Xã hội-Dân chủ về thứ hai và những thành viên cánh trung tự do của đảng Renew. Đảng này mất 1/5 ghế nhưng vẫn duy trì được vị trí thứ 3.

Chính thủ tướng Hungary, Viktor Orban xác nhận đã có được liên minh và ba đảng này sẽ phải có được những vị trí như mong muốn.

Trước hết, Ủy Ban Châu Âu sẽ dành cho PPE với việc bà Ursula von der Layentiếp tục lãnh đạo. Tiếp đó là Hội Đồng Châu Âu cho phe Xã hội-Dân chủ và cựu thủ tướng Bồ Đào Nha António Costa có nhiều khả năng làm chủ tịch. Thứ nữa là vị trí lãnh đạo ngoại giao châu Âu, chức này có thể sẽ giao cho bà thủ tướng Estonia Kaja Kallas thuộc đảng Renew.

Đảng PPE đa tăng số lượng nghị sĩ trong khi các đảng khác bị thụt lùi. PPE đang cố gắng khai thác lợi thế của mình. Lãnh đạo Hội Đồng Châu Âu gồm 2 nhiệm kỳ 2 năm rưỡi và phe trung hữu muốn có được một nhiệm kỳ.

Ấn Độ và Mỹ cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và công nghệ

Nhân chuyến thăm đầu tiên của quan chức cấp cao của chính quyền Joe Biden đến Ấn Độ kể từ khi ông Narendra Modi đắc cử thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba, Ấn Độ và Hoa Kỳ hôm qua 17/06/2024 cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và công nghệ, đồng thời dỡ bỏ các rào cản lâu năm về thương mại chiến lược song phương.


Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tiếp thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, bên cạnh tổng thống Joe Biden (P), và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan (thứ 2 từ trái) ở Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ, ngày 22/06/2023. AFP - STEFANI REYNOLDS
Thùy Dương
Theo AP, trong chuyến công du New Delhi hai ngày, 17-18/06, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã gặp đồng nhiệm Ấn Độ, Ajit Doval, để thảo luận về tiến độ dự án Sáng kiến về các công nghệ mới nổi và quan trọng mà hai nước đã triển khai vào năm 2022. Đây là dự án hợp tác về sản xuất chất bán dẫn và phát triển trí tuệ nhân tạo, đồng thời góp phần quan trọng dẫn đến thỏa thuận cho phép tập đoàn General Electric, trụ sở tại Hoa Kỳ, hợp tác với hãng Hindustan Aeronautics của Ấn Độ để sản xuất động cơ phản lực tại Ấn Độ.

Trong cuộc họp hôm qua, hai bên nhấn mạnh đến việc cần hợp tác nhiều hơn, tập trung tài trợ nghiên cứu sáng chế trong các lĩnh vực như sản xuất chất bán dẫn, năng lượng sạch ... Theo thông cáo chung, đại diện Mỹ và Ấn Độ cũng đã thảo luận về khả năng hợp tác sản xuất các hệ thống tác chiến trên bộ.

Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tiếp cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan. Hôm nay, theo kế hoạch, ông Sullivan có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp và thương mại của Ấn Độ.

Chuyến công du Ấn Độ của cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ diễn ra trong bối cảnh gần đây quan hệ hai nước đã trở nên thân thiết hơn. New Delhi và Washington đều cảnh giác trước ý đồ bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan hệ Mỹ-Ấn Độ cũng có lúc căng thẳng : Năm ngoái, tư pháp Mỹ cáo buộc một quan chức chính phủ Ấn Độ có dính líu đến âm mưu sát hại một thủ lĩnh phe ly khai người Sikh ở New York.

Israel : Thủ tướng Netanyahu giải tán nội các chiến tranh

Phát ngôn viên văn phòng thủ tướng Israel, ngày 17/06/2024, xác nhận ông Benjamin Netanyahu đã quyết định giải tán nội các chiến tranh. Theo AFP, quyết định đưa ra một tuần sau khi bộ trưởng không bộ thuộc cánh trung, Benny Gantz từ chức.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại một cuộc họp ở Jerusalem, ngày 05/06/2024. via REUTERS - GIL COHEN-MAGEN
Anh Vũ
Được thành lập ngay sau vụ tấn công khủng bố của Hamas vào Israel 07/10/2023, nội các chiến tranh gồm 5 thành viên do thủ tướng Netanyahu lãnh đạo, để ra các quyết định về cuộc chiến tranh với Hamas tại Gaza.

Các đây một tuần, Benny Gantz, thành viên chủ chốt của nhóm đã từ chức. Nhân vật đối lập chính của ông Netanyahu này chỉ trích thủ tướng Israel không có chiến lược chiến tranh và đặc biệt về vấn đề hậu chiến. Tiếp sau đó, cựu tổng tham mưu quân đội, thành viên nội các, ông Gadi Eisenkot cũng rời bỏ chính phủ Netanyahu.

Giờ đây cơ quan chủ yếu ra các quyết định liên quan đến cuộc chiến tranh với Hamas là nội các an ninh, gồm 9 bộ trưởng cùng với ông Netanyahu.

Theo giới quan sát chính trị Israel, quyết định giải tán nội các chiến tranh nhằm ngăn cản các bộ trưởng thuộc thành phần cực hữu đòi tham gia nội các chiến tranh.

Thông báo giải thể không có gì bất ngờ nhưng được đưa ra trong bối cảnh chính phủ của ông Netanyahu đang rơi vào rối ren chính trị. Những bất đồng giữa thủ tướng và quân đội ngày càng rõ nét. Thủ tướng Netanyahu ngày càng bị đơn độc ở trong nước, bị quốc tế cô lập.

Cuộc chiến tranh của Israel tại Gaza để trả thù Hamas đến nay đã kéo dài hơn 8 tháng, làm hơn 37 nghìn người chết, chủ yếu là thường dân, theo số liệu của cơ quan Y tế Gaza, do phong trào Hồi giáo Palestine Hamas lãnh đạo.

Lần đầu tiên sau gần ¼ thế kỷ, một nguyên thủ Nga đến thăm Bắc Triều Tiên

Tối ngày 18/06/2024, tổng thống Nga Vladimir Putin đến Bình Nhưỡng, trong khuôn khổ chuyến công du cấp Nhà nước hai ngày. Nguyên thủ Nga sẽ có cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.


Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại vùng Amur, Nga, ngày 13/09/2023. via REUTERS - SPUTNIK
Minh Anh
Theo ông Iouri Ouchakov, cố vấn tổng thống Nga, được hãng thông tấn TASS trích dẫn, lãnh đạo hai nước sẽ có « cuộc hội đàm thân mật không chính thức » bên ngoài cuộc họp thượng đỉnh, để thảo luận « các chủ đề nhậy cảm ».

Chuyến thăm Bình Nhưỡng của chủ nhân điện Kremlin đặc biệt được Mỹ và các nước đồng minh châu Âu theo dõi sát sao. Việc Nga và Bắc Triều Tiên tăng cường quan hệ khiến phương Tây lo lắng, xem đấy như là một mối đe dọa, đồng thời cáo buộc Bắc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga nhằm phục vụ cuộc chiến tại Ukraina để đổi lấy sự hỗ trợ công nghệ, ngoại giao và lương thực.

Từ Matxcơva, thông tín viên đài RFI, Anissa El Jabri cho biết thêm :

Hình ảnh Kim Jong Un nán lại lâu ở vùng Viễn Đông của Nga trên con tầu bọc thép của ông đã được truyền đi khắp thế giới hồi tháng 9/2023. Đối với chuyến thăm đáp lễ, điện Kremlin thậm chí còn đề cao hơn tầm mức quan trọng.

Cố vấn ngoại giao của ông Vladimir Putin, đã ví chuyến đi của nguyên thủ Nga như là một « thời khắc mạnh mẽ » cho cả hai nước. Iouri Ouchakov thậm chí còn nói đến việc ký kết một « thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện ». Chuyến công du Nga của Kim Jong Un cách nay chín tháng chính thức kết thúc mà không có thỏa thuận nào.

Sự liên kết của hai nhà lãnh đạo đã khiến các nước phương Tây lo lắng và hai nguyên thủ quốc gia rõ ràng có ý định tranh thủ điều đó : Điện Kremlin chuyển cho báo giới các tuyên bố và chi tiết thành phần phái đoàn Nga, cho thấy hai nước mong muốn xích lại gần nhau ở tầm mức chiến lược : Ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc Phòng, hai phó thủ tướng, lãnh đạo Cơ quan Không gian Roscosmos…
Một dấu hiệu khác : Trước chuyến đi của tổng thống, nhiều quan chức cao cấp Nga đã đến Bình Nhưỡng, trong đó có lãnh đạo cơ quan phản gián Serguei Narychkine.

Sau chuyến thăm Bắc Triều Tiên, tổng thống Nga Vladimir Putin công du Việt Nam trong hai ngày 19 và 20/06.

Không có nhận xét nào: