Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2024

Giải cứu Huế Tết Mậu Thân - Triệu Phong chuyển ngữ


Toàn Bộ Cuộc Chiến  -  Khi quân CS tràn vào Huế, họ mang theo chính trị viên với đầy đủ hình ảnh, hồ sơ về những tay đầu nậu chống cộng và những giới chức trong thành phố. Suốt 25 ngày đêm chiếm đóng, họ đi kiếm từng nhà như thần chết đến gõ cửa; họ truy lùng từng người một rồi sau đó đem đi thanh toán một cách có hệ thống lớp lang. Hằng trăm nạn nhân: trẻ có già có, gái có trai có, con nít cũng có; có người Việt có người nước ngoài; và thường thường là những kẻ bất hạnh bị bắt gặp không đúng lúc không đúng chỗ. Đòn tấn công này giáng xuống trúng kẻ thấp miệng bé mồm, kẻ không có tóc nhiều hơn; bởi những người quyền thế hoặc sang giàu thường hoặc đã cao chạy xa bay hoặc tìm ẩn ở nơi an toàn rồi.
<!>
Nơi chịu đòn chính trị nhiều nhất xảy ra ở bờ Nam sông Hương và vùng Gia Hội, một ốc đảo nằm về phía Đông thành Huế, nơi có mật độ dân chúng đông đảo. Gia Hội là địa điểm mà chính quyền Cách Mạng Lâm Thời hoạt động và điều hành bởi một thị trưởng do họ dựng nên, kết hợp với hội đồng cách mạng địa phương. Kiểm soát trật tự có bộ đội CS miền Bắc lẫn miền Nam. Gia Hội hầu như được quân đội Đồng Minh để yên trong hơn 3 tuần lễ vì các lực lượng quân sự bận tập trung vào việc tái chiếm Thành Nội.
Người dân ở Gia Hội phải làm một bản tự khai về lý lịch, công ăn việc làm thường nhật cùng quan điểm chính trị. Ai có tư tưởng phù hợp thì được giao công tác vận động tuyên truyền, tổ chức các tổ chính trị, thành lập các toán tự vệ; ngược lại thì sẽ bị đem đi tra hỏi thêm. Họ có thể được cán bộ chính huấn đến nhà hướng dẫn thường xuyên hoặc phải đi học lớp cải tạo tư tưởng về lịch sử và mục đích của đấu tranh cách mạng. Có kẻ bị đối xử thô bạo hơn ngay cả trước mặt thân nhân hoặc bạn bè.

Ở Thành Nội, dân chúng được để yên hơn vì quân chiếm đóng bận lo chiến đấu tự vệ; tuy nhiên về sau người dân ở đây cũng phải hứng chịu tổn hại cùng với địch quân vì phía Đồng Minh ngày càng trút xuống đầu họ hỏa lực kinh khiếp để tiêu diệt quân địch đang cố thủ trên những bức tường thành kiên cố. Có người chết vì bị địch hành quyết trong khi có người chết vì bom đạn.
Nhiều nạn nhân của CS là những công chức, những người làm cảnh sát, an ninh mật vụ, những người làm sở Mỹ; tuy nhiên đa số là thường dân vô tội. Ngành giáo chức nằm trong mục tiêu của cuộc thanh trừng vì đối phương lý luận rằng thành phần này am tường sâu sắc về chính trị có thể gieo rắc tư tưởng độc hại lên đầu thế hệ trẻ. Họ bị xem như kẻ có khả năng đứng ra xách động chống lại cộng sản ở khu vực mình; bởi thế giáo chức bị gán cho là thành phần ‘cực kỳ nguy hiểm’ và liệt vào hàng ‘phản động’.
Các chính trị viên len lỏi vào từng khu phố với loa cầm tay, họ hô hào kêu gọi dân chúng nổi dậy chống lại cái gọi là chính quyền bù nhìn Sài Gòn và đế quốc Mỹ. Nếu phương pháp làm cho kẻ tình nghi tội phạm phải xuất đầu lộ diện không mang lại kết quả thì họ sẽ đi xét từng nhà và dẫn đi người nào trông giống như mô tả trong danh sách đang săn tìm.
Ròng rã trong suốt 3 tuần những thành phần bị đem đi xử tử gồm có vô số những viên chức chánh phủ, công chức, sĩ quan và binh sĩ quân đội Miền Nam, chủ tịch phường xã, dân vệ địa phương, tu sĩ, người ngoại kiều như Đức, Phi, Đại Hàn, Mỹ cùng nhiều thường dân không có lập trường dứt khoát.
Ước lượng có khoảng 6.000 thường dân bị bắt đi trong những vụ ruồng ráp tại Huế, tuy nhiên về sau người ta chỉ đào thấy ở những mồ chôn tập thể với phân nửa số xác của những người bị mất tích mà thôi.
Theo phong tục của người Việt, trong 3 ngày Tết người đạp đất đầu tiên sẽ mang lại vận hên hay xui cho gia đình đó suốt cả năm.
Ông Vinh ở cách cơ quan MACV vài con phố nghe có tiếng lay cổng dồn dập từ tờ mờ sáng mồng 1, ông ra xem thử ai thì hóa ra là một người bạn thuở xa xưa mà đã lâu ông không gặp lại. Người bạn cũ bây giờ là một cán binh, anh ta nói nhỏ với ông bằng một bộ điệu quan trọng, rằng chiến thắng đã gần kề, xong thì biến mất một cách đột ngột như khi vừa mới đến.

Đang thao thức vì không ngủ lại được, ông Vinh bỗng nghe có tiếng lao xao khác lạ; nhìn ra ngoài đường ông thấy bộ đội miền Bắc và MTGP đang di chuyển trong khu vực bằng xe lẫn bộ.Họ đang thiết lập những ụ súng đại liên và súng cối, lăng xăng đi tới đi lui khệ nệ khiêng những thùng đạn. Ông nghe văng vẳng tiếng loa, đồng thời các bộ đội đi gõ cửa từng nhà kêu gọi dânchúng ra biểu tình chống chính quyền ‘bù nhìn’ và ‘đế quốc’ Mỹ.
Thật sự thì cán bộ CS đã thâm nhập vàoHuế từ 6 tháng về trước để tổ chức các tổ chính trị và điều nghiên bản đồ phòng thủ các đồn bót của phe Đồng Minh. Ngoài ra họ còn thu góp danh sách của những thành phần ‘phản cách mạng’. Một giáo sư đại học Huế được chỉ định làm chủ tịch của Mặt Trận Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ và Hòa Bình và một cựu chỉ huy trưởng cảnh sát Huế làm tân thị trưởng. Ông đương kim thị trưởng thì đã đi trốn từ ngày đầu, bỏ lại nhà bà vợ và 6 đứa con.
Dân chúng được lệnh tháo bỏ cờ của chế độ Miền Nam và thay bằng cờ của MTGP, ai không có thì sẽ được phát. Nhiều buổi họp chính trị được tổ chức để khuyến khích tham gia chính quyền cách mạng. Trong một buổi họp, một nhóm thanh niên nam nữ được giao vũ khí và được gọi là quân nổi dậy. Họ còn tổ chức một buổi văn nghệ do đoàn văn công Miền Bắc trình diễn mang chủ đề đả phá chế độ Miền Nam và quân xâm lược Mỹ.
Không bao lâu sau các cán bộ CS đi qua các con đường, kêu gọi quân nhân, công chức hoặc ai làm cho cơ quan Mỹ hãy lập tức ra trình diện tại những nơi chỉ định với lời hứa là tất cả sẽ được bảo đảm an toàn. Đa số đã chọn con đường lẩn trốn.
Những ngày sau quân CS gia tăng áp lực để truy tìm những kẻ vẫn chưa chịu trình diện bằng cách thường xuyên lui tới lùng kiếm những nhà bị tình nghi; họ cảnh cáo nếu tìm thấy sẽ bị bắn chết tại chỗ. Những người tuân theo lời kêu gọi thì bị trói dẫn đi đến một nơi tập trung. Kẻ nào kháng cự bằng cách bắn lại họ sẽ được đáp trả một cách thô bạo. Thoạt đầu họ sẽ rút lui, một hai ngày sau trở lại đông hơn,đến lúc ấy thì khỏi năn nỉ.
Đến ngày chiếm đóng thứ năm, quân địch vào nhà thờ Phú Cam ở khu Hữu Ngạn bắt giữ hàng trăm giáo dân Ki Tô, tất cả là đàn ông và thanh niên trong lứa tuổi quân dịch. Khi dẫn đi họ trấn an những người ở lại rằng không việc gì phải lo lắng. Thanh niên được đưa đến một ngôi chùa gần đó để học tập chính trị. 2 ngày sau cán bộ CS trở lại bảo mấy người phụ nữ chuẩn bị đồ bới xách cho người thân của mình. Những người đàn ông ở Phú Cam từ đó không bao giờ trở lại.
Ở khu Gia Hội cuộc bố ráp diễn ra qui mô và ghê rợn hơn nhiều; các chính trị viên rảnh tay để thi hành mà không lo phải đối phó với lực lượng Đồng Minh. Gia Hội là khu tương đối mới và là nơi cư ngụ của giới trung lưu như giáo chức và thương gia. Như đã đề cập ở trên, CS cho dựng lên tại đây một chính quyền để điều hành cai trị.

Thoạt đầu, CS bắt dân ra trình diện để được hướng dẫn học tập về chính sách, họ không quên trấn an dân chúng chớ có e ngại. Một số được yêu cầu trở lại lần thứ hai cũng với lời bảo đảm tương tự. Các cán bộ còn khai thác tin tức của dân chúng về hàng xóm của mình.
Cũng như các nơi khác, nhiều người vẫn lẩn trốn chờ ngày CS bị đẩy ra khỏi thành phố. 1 tuần rồi 2 tuần trôi qua, thức ăn trở nên khan hiếm, họ đâm ra tuyệt vọng. Từng người rồi từng người chường mặt ra để rồi bị mang đi tra hỏi. Thái độ của người CS thật không lường trước được: có ngày họ xuất hiện với nụ cười trên môi nhưng ngày khác họ trở lại với vẻ dữ dằn, họ lôi người đi mất không thấy trở lại.
Nỗi hoang mang gia tăng khi càng lúc người ta càng thấy thêm sự mất tích bí ẩn của những người được mời đi học tập. Tiếng súng nghe thường xuyên hơn, người ta tìm thấy thêm những khu mộ mới ở một nơi, chua chát thay lại mang cái tên mỹ miều ‘Bãi Dâu’ (dịch ra là strawberry field, một cái tên đẹp đối với người Mỹ vì từng có một bài hát rất được ưa chuộng mang cùng tên, của ban nhạc trẻ người Anh, The Beatles).
Gia Hội được xem như là nơi dừng chân cuối cùng của các thành phần ‘phản cách mạng’. Họ được chuyển từ Thành Nội ra hoặc từ các nơi khác thuộc khu vực Tả Ngạn đến;nơi đây cán bộ CS dựng lên một tòa án nhân dân, công lý thường được thi hành nghiêm khắc và chóng vánh; đặc biệt vào những tuần lễ cuối, khi họ biết họ sắp phải rút đi.

Một sân trường ở phía Bắc khu Gia Hội biến thành một nấm mồ vĩ đại, chôn đầy xác đàn ông, đàn bà và trẻ con. Tháng sau đó tôi được chứng kiến tận mắt những sự kinh hoàng gây ra bởi cơn sốt cách mạng. Một kinh nghiệm suốt đời không thể quên.
Jim Bullington, người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, được biệt phái làm việc cho Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế (Agency for International Development) đang công tác lần thứ hai ở Việt Nam và có nhiệm sở tại Quảng Trị. Chiều 30 tháng Giêng, anh lấy 1 chỗ trên máy bay Air America để vào Huế ăn Tết với vị hôn thê và gia đình nàng ở khu Hữu Ngạn sông Hương. Khi đến dự cơm tối ở nhà nàng anh dẫn theo một người bạn tên Steve Miller, một nhân viên Sở Thông Tin Hoa Kỳ làm việc tại Huế.
Sau buổi cơm, Miller thả Bullington xuống một nhà trọ nằm cạnh Nhà Đèn Thành Phố cách sông Hương không xa, còn anh thì lái xe về chỗ ở gần đó.
Burlington giật mình tỉnh giấc khi nghe có tiếng súng nhưng rồi ngủ lại, anh đinh ninh rằng cảnh sát bắn kẻ gian nào đó. Anh thức giấc khi mặt trời đã lên và dự tính sẽ lái xe đến cơ quan MACV nằm cách đó 9 khu phố về hướng Đông để xem có tin tình báo gì mới không. Vừa mới sắp sửa bước ra thì chủ nhà trọ liền chận lại bảo anh hãy đi trở vào và ở yên trong phòng vì có địch quân xuất hiện trong khu vực. Bullington đợi mãi, đợi hoài đến 3 giờ trưa thì có tiếng gõ cửa rất khẽ, khó khăn lắm anh mới nghe được vì tiếng tim anh đập hình như còn lớn hơn.
Thì ra là chủ nhà trọ, một người với hai dòng máu Pháp Việt; ông ta mang cho anh 1 miếng săng-uých kẹp thịt heo nguội và một chai bia không lạnh đồng thời cho anh biết tin tức nóng sốt là địch đã chiếm Nhà Đèn, và theo như ông ta biết có thể là cả thành phố nữa. Ông còn cam đoan không chóng thì chầy địch sẽ đến viếng nhà trọ này; sau cùng ông đề nghị Burlington nên qua xin tá túc bên khu nhà của 2 cha cố Tây ở bên cạnh may ra có thể an toàn tánh mạng hơn.
Bullington làm theo lời và được các cha cố trao cho một bộ áo dòng để mặc; vì tiếng Pháp của anh quá sơ đẳng nên họ dặn dò nếu ai có hỏi thì sẽ giới thiệu anh là tu sĩ khách từ Canada sang thăm. Một vị nói với anh:
“Anh muốn lánh thân ở đây bao lâu cũng được, nhưng lo gì, chừng mai hoặc mốt TQLC nước anh sẽ chiếm lại thành phố.”
Bullington đâu có biết rằng đây chỉ mới là mào đầu của cơn binh lửa. Anh tránh mặt suốt ngày chỉ mong sao sớm được giải cứu.Suốt ngày anh chẳng làm một động thái nào để gây sự chú ý đến mình; từ tầng lầu 2 anh thấy địch đang hoạt động ở bên ngoài. Anh nghe nhiều tiếng súng từ hai hướng sông, thỉnh thoảng có cả tiếng trực thăng. Không có máy thu thanh anh mù tịt không biết được lực lượngđịch bên ngoài lớn nhỏ như thếnào.
Sáng ngày 3 tháng 2, lần đầu tiên anh thấy một số bộ đội chính qui trong sân một tòa nhà cách đó 2 khu phố. Họ mặc đồ ka-ki gọn gàng, trên tay áo trái có buộc miếng vải xanh đỏ; vũ khí của họ là AK47 hoặc súng B40. Chợt nghe tiếng xe tăng, Bullington hy vọng quân Mỹ đang tiến tới gần, hóa ra là 1 chiếc M41 của quân đội Miền Nam do họ chiếm được.
Sau cùng đến ngày 8, anh nghe tiếng xe tăng khác và lần này cả tiếng Mỹ nữa. Anh bước ra, tay vẫy cờ trắng và lập tức được cứu không tốn một viên đạn. Kế đó Bullington được đưa thẳng vào Đà Nẵng trong tâm trạng áy náy không biết tin tức hôn thê và gia đình nàng ra sao. Mãi đến 14 tháng 2 anh mới trở lại Huế và hay tin tất cả đều an toàn.
2 cha cố che chở cho anh suốt 1 tuần lễ được biết đã bị bắn chết hôm 10 tháng 2. Họ đang trên đường về nhà sau một buổi dâng thánh lễ thì bị một số người mặc đồ bà ba đen phục kích bắn chết. Lý do có thể là họ bị cho có tội vì đã dung túng che giấu cho một người Mỹ.
Bullington còn biết thêm tin chẳng lành nữa đó là Steve Miller bạn của anh, người đã theo anh đến dự tiệc đêm giao thừa ở nhà vị hôn thê cũng đã chết. Số là anh này không trốn đi đâu mà chỉ nằm nhà chờ yên giặc; dĩ nhiên là sau đó anh bị quân CS đến viếng. Người ta tìm thấy xác anh ở trước nhà, tay bị trói ra đằng sau, một viên đạn bắn vào gáy.
Tr/úy TQLC James V. DiBernardo may mắn còn sống đã kể lại một câu chuyện mà những gì xảy ra cho anh cũng có thể xảy đến cho bất cứ người Mỹ nào đang phục vụ ở Huế trong thời gian Tết Mậu Thân.
Anh đăng lính được 14 năm trước khi nhận nhiệm sở làm cho đài Truyền Thanh và Truyền Hình Quân Đội Hoa Kỳ tại Huế từ tháng 10 năm ngoái. Anh làm nghề báo trước khi theo học và tốt nghiệp trường Thông Tin quân đội ở Fort Slocum, New York.

DiBernardo có nhà riêng ở cách MACV không quá hai con phố. Khu nhà anh ở gồm 2 tòa nhà nhỏ có tường cao 2m bao bọc chung quanh. Phòng thâu và trạm phát sóng nằm cách nơi anh ở 2 dãy phố là mục tiêu mà địch nhắm tới.
Nhân viên đồng sự cùng ở chung chỗ với anh gồm có 4 quân nhân và 2 công chức;ngoài ra còn có thêm 2 quân cảnh người Việt mà anh thường gọi là ‘chuột bạch’ vì họ nhỏ con và hay đội nón trắng. DiBernardo thích sống riêng biệt nhưng anh không thể có chọn lựa nào khác được. Ở cơ quan MACV thì quá đông không còn chỗ cho anh. Anh liên lạc với MACV mỗi ngày và hay đến đó dự thính nghe tin tình báo và ăn uống; anh trở thành khuôn mặt quen thuộc tại CLB SQ và được cảm tình của nhiều người. Nhiều bạn bè TQLC cũng hay đến thăm anh và anh dẫn họ đi quanh để xem chỗ làm, chỗ ở; anh thường bị trêu chọc vì lối sống cô độc của mình.
Nhưng rồi Tết Mậu Thân đến và mọi sự đều đổi thay.
“Tôi nhớ được mời ghé qua MACV để nghe tường trình về tình hình địch hôm trước khi có cuộc tấn công,”nhiều năm sau DiBernardo kể lại. “Họ bảo tôi nên tăng cường gấp đôi quân số trực gác nhưng tôi báo cáo rằng ngoài 2 ‘chuột bạch’ tôi không có lính gác nào khác.”
Khi tiếng rocket đầu tiên nổ vào sáng ngày 31 tháng Giêng anh mới thấy thấm thía lời khuyến cáo đó. DiBernardo tiếp:
“Điều tôi phát giác đầu tiên là 2 ‘chuột bạch’ đã chuồn mất, tôi liền báo cáo với sĩ quan trực ở MACV; anh ta cho biết bên đó cũng đang bị tấn công cứ ráng cầm cự rồi hậu tính; sau đó thì mất liên lạc và từ đó im luôn.”
DiBernado và các nhân viên án binh bất động trong suốt 3 ngày 3 đêm trong khi bên ngoài đạn pháo nổ liên miên và địch chạy từ nhà này qua nhà khác. Anh nói:
“Thật không khác gì xem phim chiếu bóng.”

Cạnh khu nhà ở của DiBernado là tư thất của Tướng Ngô Quang Trưởng. Anh nhìn qua không thấy quân cảnh đứng gác nên anh mới lén qua hỏi phu nhân ông Tướng xem anh có thể giúp được gì chăng; bà ở nhà với 2 con nhỏ, 2 và 4 tuổi, nhưng bà cho biết bà có thể lo liệu một mình. Sau này mãi đến năm 1974 anh mới có dịp trở lại Việt Nam trong công tác tìm hiểu tình hình thực tế (fact-finding) anh mới hay mẹ con bà Tướng lúc đó đã tìm cách thoát được đến nơi an toàn; ấy cũng là cơ hội cho bà ta cảm tạ anh đã từng ngỏ lời giúp đỡ bà 6 năm về trước.
Trở lại câu chuyện, DiBernado y theo lệnh của MACV, anh vẫn ở yên trong nhà. Anh nghe tiếng nhiều trực thăng bay lượn trên đầu; thậm chí có chiếc xả súng bắn xuống khu anh ở nữa. Qua ngày 3 tháng 2, anh nghe tiếng lính Mỹ ở cuối đường vẳng lại. DiBernardo nói:
“Bấy giờ tôi tưởng giờ hoàng đạo đã điểm, nhưng rốt cùng thì họ lại không xuất hiện.”
Sau đó địch kéo đến khu nhà anh và bao vây suốt 15 giờ liền; cuối cùng thì họ bắt đầu đốt mái nhà rồi một người ôm tạc đạn chạy vào cổng. DiBernardo lấy carbine ra bắn nhưng súng kẹt đạn không nổ. Sức nổ của tạc đạn làm anh bị thương bên cánh tay phải tuy vậy anh vẫn cùng mấy người khác hè nhau chạy ra khỏi nhà trước khi lửa làm mái sập xuống; họ vòng ra cửa sau, băng qua một khoảng đất trống phóng về hướng MACV.
Khi chỉ còn cách MACV chừng 100 mét họ bị khoảng 20 quân BV bắn chận lại. Lần này DiBernardo bị thương thêm một lần nữa bên tay trái, 2 người khác trong nhóm bị trúng đạn chết. Anh và 4 người còn lại đành để bị bắt sống. Họ lập tức bị áp giải đi.
DiBernardo kể:
“Họ bắt chúng tôi chạy chừng 1 dặm đến 1 tòa nhà kiên cố rồi lại đi tiếp thêm 2 tiếng nữa đến 1 ngôi chùa; nơi đây họ tập trung chúng tôi lại chung với nhiều người bị bắt khác.”
Anh được mấy người trong hội Hồng Thập Tự Quốc Tế săn sóc vết thương, trong số đó có 2 phụ nữ Mỹ thuộc cơ quan truyền giáo Quakers; một người là bác sĩ tên Marjorie Nelson, còn người kia tên Sandra Johnson vốn là một nhà giáo. DiBernardo còn thấy một cố vấn người Trung Hoa nữa; anh đoán là vậy vì trông anh ta bự con hơn người Việt.
Bộ đội CS bắt anh phải tháo giày; từ đó trở đi anh phải đi chân trần suốt 2, 3 tuần lễ di chuyển ra trại tù binh ở Miền Bắc. Anh kể:
“Họ gào thét, một hai cứ bảo tôi là nhân viên tình báo CIA nhưng tôi nhất mực phủ nhận bằng cách trưng cho họ xem giấy tờ tùy thân;cólẽ nhờ thế mà tôi thoát chết.”
Sau 2 ngày lấy lời khai, DiBernardo cùng với 22 người khác được dẫn ra khỏi thành phố đi về vùng đồi núi ở hướng Tây rồi băng rừng trực chỉ ra Bắc. Họ bị trói tay ra sau lưng bằng dây điện thoại và từng người lại nối chung với nhau bằng dây thừng. DiBernardo nói:
“Họ dẫn chúng tôi đi theo lối di hành của mọi da đỏ. Ban ngày chúng tôi ngủ trong các miếu đền, di chuyển ban đêm. Ăn uống chỉ toàn cơm vắt. Sau này vết trói trên cánh tay phải mất 1 năm mới tan hết.”
Khác với những người kia, DiBernardo lặng lẽ cam chịu số phận nghiệt ngã. Anh tiếp tục:
“Nhờ được trui rèn trong quân trường đào tạo TQLC tôi thấy không còn gì phải sợ nữa cả. Cai tù đâu gian ác bằng huấn luyện viên.”
Óc khôi hài cũng phần nào giúp anh vượt qua nỗi khổ nhục của cuộc sống tù đày.
Trong số cai tù có một gã gầy gò xương xẩu, hàm răng hô hố lúc nào cũng nhăn nhở cười; bởi vậy mới có biệt danh là ‘Con đội xe biết cười’ (Smiling Jack). DiBernardo kể:
“Có lần thấy tôi đang đào rãnh giữa sân, gã dừng lại vặn hỏi tôi đang làm gì, tôi chỉ ngẫu nhiên đáp rằng tôi đang đào xuyên trái đất để qua đến Mỹ, thế là từ đó trong suốt 6 tháng tôi không được phép đi ra ngoài trời. Tôi nghĩ chắc họ không có óc khôi hài.”

Ngày 5 tháng 2 tại Huế, khi quân Mỹ tiến được đến khu nhà DiBernardo ở, họ phát giác thấy xác của Tr/sĩ Tom Young nằm dưới hố ở phía cửa sau; anh chết vì bị đạn bắn sau đầu. 2 phóng viên chiến trường của binhchủng TQLC đặt anh nằm trên một cánh cửa rồi khiêng về MACV nơi mà họ chỉ là khách trọ qua đêm; nước mắt họ tuôn ròng ròng, tin rằng số mệnh của DiBernardo cũng như thế.
DiBernardo là một trong những người có vận may tuy nhiên trong thời gian bị tù đày nhiều lúc anh nghĩ mình sao mà quá bất hạnh.
Cùng với 590 tù binh khác, anh được phóng thích ngày 5 tháng 3 năm 1973 theo chương trình Operation Homecoming (Chiến Dịch Hồi Hương), (kết quả của Hiệp Định Paris ký kết ngày 27 tháng Giêng năm 1973). Ngày 8 tháng 3, phi cơ chở anh hạ cánh xuống Căn Cứ Không Quân Travis nằm ở bên ngoài thành phố San Francisco; tại đây anh được đoàn tụ với gia đình gồm hai cô bé song sinh đã chào đời sau khi anh bị bắt. Bây giờ anh đang sống ở Nam California. DiBernardo vẫn tiếp tục trong binh chủng TQLC cho đến khi giải ngũ vào năm 1978 với cấp bậc thiếu tá.

Triệu Phong chuyển ngữ

Không có nhận xét nào: