Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

Chuyến tàu khủng khiếp . . .! -Đông Triều

 


Nhân ngày QLVNCH, đã 49 năm qua, tôi hoài niệm lại một chuyến tàu khủng khiếp của những Người Lính VNCH bị tù đày ra miền bắc với thân phận là người tù khổ sai không có ngày về!!!! khi Cộng sản chiếm trọn miền nam, sau ngày 30/4/75. Bọn quân quản ra lệnh tập trung những người Quân Dân Cán Chính VNCH với lương thực 10 ngày ăn, phải đi trình diện, trải qua những đợt thanh lọc. Chúng tôi là sĩ quan ở trại giam Thủ Đức, chúng tôi nhận lệnh chuyển trại, tất cả anh em đều bị còng tay chở bằng xe ra bến cảng Sàigòn. Ở đó đã có một chiếc tàu thủy chờ sẵn. Bọn công an lùa chúng tôi vào hầm tàu như nhũng con sức vật. 
<!>
Tàu nhổ neo bắt đầu cho chuyến tù đày ra miền bắc. Bóng tối của hầm tàu che giấu những nét mặt lo âu sợ hãi không biết ngày mai mình sẽ ra sao với nỗi đau buồn và tủi nhục của một con người sa cơ thất thế. Trong suốt cuộc hành trình ba bốn ngày đêm lênh đênh trên biển cả, chúng tôi chịu đựng đói khát tanh hôi của một số anh em tiểu, tiện, mửa trong hầm tàu, với một số lượng quá đông khiến cho phân và nước tiểu cứ len lỏi vào những chổ nằm, mùi hôi thúi nồng nặc, một số anh em say sóng nằm mê man bất tỉnh, mỗi khi con tàu chao đảo.

Khi tàu cặp bến Hải phòng, mở nắp hầm ra những mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Bọn công an đi lấy khẩu trang đeo vào mũi miệng rồi mới tiếp tục chuyển chúng tôi lên đất lin. Đối với chúng tôi khi bước ra khỏi hầm tàu, ai cũng có cảm giác như vừa địa ngục bước lên thiên đàng, một cảnh sợ hãi giống như chết đi rồi sống lại. Thoát cảnh hầm tàu hôi hám, chúng tôi bị còng tay đẩy lên xe bít bùng, trời tối xe chạy rất lâu, mãi đến gần sáng, mới được lệnh ra khỏi xe và nhập trại. Bọn công an canh gác cho chúng tôi tắm rửa ở một cái giếng, qua loa hối thúc vào phòng giam kiên cố, sau khi cửa sắt đóng lại khóa chặt và nói: Các anh đã đến đây an toàn rồi, bây giờ chỉ an tâm cải tạo tốt, để chờ ngày chính phủ khoan hồng. Bọn chúng nói xong bỏ đi, chỉ còn lại 2 tên công an canh gác. Chúng tôi tôi hỏi thăm thì được biết trại nầy là trại cải tạo Quảng ninh nằm trong rừng sâu, trại nầy cách xa các sinh hoạt xã hội ở bên ngoài, vì đường đi rất khó khăn. Ở trong trại gồm có 3 thành phần cải tạo. Những người tù mới đến như chúng tôi và những người tù hình sự và cũng có một số anh em tù Biệt kích quân của các toán, bị giam giữ từ lâu.

Ngày đầu tiên đến trại Quảng Ninh, chúng tôi có cảm tưởng hình như thời gian trôi nhanh hơn thường lệ. Mới sáng đấy mà đã tối ngay. Không khí lạnh của rừng núi thấm vào cơ thể con người. Khi màn đêm buông xuống, trong phòng ch còn lại một ngọn đèn dầu leo lắt và những tiếng thở dài não nuột trong im lặng buồn tênh và ghê rợn. Sáng hôm sau chúng tôi bị phân chia thành đội để bắt đầu đi lao động. Mỗi đội 30 người, do 1 đội trưởng là tù nhân và 1 quản giáo là cán bộ công an phụ trách. Khi các đội đi lao động, công an vác súng đi kèm theo. Trong những ngày đầu chúng tôi đi lao động, chẳng hạn như vào rừng lấy gỗ làm nhà. Sau nhiều ngày làm quen với khung cảnh sinh hoạt trong trại chúng tôi thấy rằng mỗi trại tù Cộng sản là 1 đơn vị kinh tế độc lập, tù nhân phải lao động để nuôi cán bộ canh giữ mình.

Bị lưu đày ra Bắc chúng tôi mất hết liên lạc với gia đình, cho nên mọi nguồn tiếp tế lương thực đều bị cắt đứt. Lao động cả ngày mệt nhọc, chúng tôi chỉ được ăn 2 bữa, với mỗi bữa 2 chén cơm đầy sạn thóc và một ít rau muống luộc. Ngoài 2 bữa cơm ra chúng tôi không có thứ gì khác để nuôi sống cơ thể. Mỗi ngày anh em tù nhân chỉ còn biết nhìn nhau trong tuyệt vọng, chỉ còn biết thở dài. Ở trại Quảng Ninh chừng hơn 1 tháng, tôi và một số tù nhân khác bị chuyển đi trại Thanh Cẩm. Trại này nằm trong vùng Bái Thượng, trên thượng nguồn sông Mã, sau những dãy núi lam xanh biếc. Gần biên giới Lào ước lượng chỉ vài cây số. Tôi bị giam ở trại này liên tục cho đến ngày được tha về.

Tại trại Thanh Cẩm, chế độ lao động còn khắt khe và nặng nhọc hơn ở trại Quảng Ninh. Dưới mũi súng canh gác của công an gốc dân tộc Mường, chúng tôi phải đi rất xa để lấy cát làm nhà. Mỗi chuyến vừa đi vừa về vào khoảng 3 cây số. Mỗi ngày phải đi 3 chuyến mà chỉ được ăn có 4 chén cơm với vài cọng rau muống luộc thì sức nào chiụ nổi. Nếu đội nào không đi xe cát thì phải xe đá hoặc vào rừng lấy cây vác về cho cán bộ làm nhà, bên cạnh những cái chết vì tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống đất hay bị cây đâm thủng bụng. Sau hơn 3 năm bị lưu đày ra Bắc, anh em tù nhân chôn vùi thân dưới lòng đất lạnh, vì chết đói. Trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đã trở thành quen thuộc, không gây sợ hãi. 

Chính sách bắt lao động khổ sai kết hợp với bỏ đói là phương pháp giết người tinh vi và thâm độc của Cộng sản. Đó là sự nhẫn tâm và tàn ác nhất mà con người đối xử với con người.Bằng chính sách bỏ đói kết hợp với lao động khổ sai, Cộng sản đã giết tù “cải tạo” mà không cần đem ra pháp trường xử bắn, không cần nhốt vào lò hỏa thiêu như thời kỳ Đức Quốc Xã Hiller. Trại “cải tạo” Thanh Cẩm có 1 khu kiên giam dành cho những thành phần được Cộng sản coi là đặc biệt nguy hiểm. Những người bị giam trên khu này bị cùm chân. Tôi cũng là 1 tù nhân của khu vực kiên giam này. Tại đây tôi nhớ lại sự hãi hùng mà suốt đời không bao giờ quên được, là những tù nhân không có ngày về và bị bỏ đói triền miên hết ngày này qua tháng khác. Chúng tôi cam tâm kéo dài cuộc sống bị đày đọa và hoàn toàn tuyệt vọng giữa rừng núi hoang vu của biên giới Lào, Việt. Khi màn đêm buông xuống, khu kiên giam lạnh lẽo và tĩnh mịch, nặng nề như 1 nhà quàn chất chứa những xác người chưa chết. 

Ban ngày, chúng tôi đau đớn nhìn nhau, như nhìn những bộ xương khô biết cử động. Viễn tượng của ngày sum họp với gia đình, từ lâu, đã hoàn toàn tan biến. Còn tương lai duy nhất còn lại chờ đợi chết, nằm xuống trên mảnh đất nầy mà chúng tôi sống đày đọa, đau khổ.

Đông Triều

Không có nhận xét nào: