Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI: 22/2/2024 - Duke Nguyên


Tucker Carlson: Tình báo Mỹ đã sử dụng NYT nhằm phá hoại cuộc phỏng vấn với Tổng thống Putin Nhà báo Tucker Carlson tuyên bố, các cơ quan tình báo Mỹ đã nhận được sự hỗ trợ của tờ The New York Times (NYT) trong một nỗ lực rõ ràng nhằm ngăn cản ông phỏng vấn Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hôm thứ Ba (20/2), ông Carlson, cựu người dẫn chương trình nổi tiếng của đài Fox News đã giải thích với người sáng lập đài Blaze TV, ông Glenn Beck, rằng ông tin ông đã bị theo dõi trước khi gặp nhà lãnh đạo Nga vào đầu tháng này.
<!>
Nhà báo Carlson kể lại, cách đây vài năm, chính phủ Mỹ đã biết về nỗ lực của ông trong việc tổ chức một cuộc phỏng vấn với Tổng thống Putin và đã rò rỉ thông tin này cho báo chí. Kể từ đó, trong những năm sau đó, nhà báo Carlson cho biết, ông đã học được cách làm thế nào có thể “liên lạc ngoài tầm kiểm soát của các tác nhân nhà nước”.

Nhà báo Carlson kể với ông Beck rằng chính phủ Nga đã cho phép ông phỏng vấn Tổng thống Putin với một điều kiện nghiêm ngặt là kế hoạch phỏng vấn sẽ không được công khai nếu không toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ bị hủy bỏ.Tuy nhiên, sau đó các phóng viên của tờ New York Times đã bất ngờ gọi điện cho ông và một người bạn của ông hỏi khi nào cuộc phỏng vấn của ông với Tổng thống Putin sẽ diễn ra.

Ông chỉ trích: “Không có cách nào họ [các phóng viên của New York Times] có thể biết điều đó [cuộc phỏng vấn với Tổng thống Putin]. Tôi đã không nói với bất kỳ ai: vợ tôi, các nhà sản xuất của tôi, thậm chí cả các con tôi. Họ [chính phủ Mỹ] rõ ràng đã làm điều đó một lần nữa. Họ đã rò rỉ điều đó cho The New York Times nhằm nỗ lực hủy bỏ cuộc phỏng vấn.”

Trước đó vào năm 2021, nhà báo Carlson đã tố cáo chính phủ Hoa Kỳ đang nỗ lực một cách bí mật nhằm ngăn cản ông phỏng vấn Tổng thống Putin. Ông giải thích, một nguồn tin đã trích dẫn cho ông những thông tin liên lạc riêng tư của ông liên quan đến nỗ lực tổ chức cuộc phỏng vấn với nhà lãnh đạo Nga.

Nhà báo Carlson cho rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) chắc chắn là đã theo dõi ông. Tuy nhiên, cơ quan này đã phản ứng bằng sự phủ nhận công khai hiếm hoi khi tuyên bố rằng đối với NSA, nhà báo Carlson “chưa bao giờ là mục tiêu tình báo”.

Trang web tin tức Axios đã đưa ra một tin sốt dẻo khi trích dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên xác nhận rằng chính phủ Mỹ đã biết về ý định của nhà báo Carlson, một nhân vật nổi tiếng trong giới truyền thông. Hãng tin Axios cho rằng “các bên trung gian của Điện Kremlin ở Mỹ” mà nhà báo Carlson đã liên hệ là nguồn gốc của vụ rò rỉ thông tin về cuộc phỏng vấn.

200.000 tấn ngũ cốc của Nga tới 6 nước châu Phi


Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết hôm thứ Tư rằng, Nga đã cung cấp miễn phí 200.000 tấn ngũ cốc cho 6 quốc gia châu Phi dưới dạng viện trợ nhân đạo.

Phát biểu tại cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin ở Mát-xcơ-va, Patrushev cho biết con tàu cuối cùng đã được dỡ hàng ở Somalia vào ngày 17/2.

Ông nói: “Kết quả là 200.000 tấn ngũ cốc đã được gửi đến lục địa châu Phi gần như đồng thời. Theo đó, Mali, Burkina Faso, Zimbabwe và Eritrea mỗi nước được cung cấp 25.000 tấn, chúng tôi cũng giao 50.000 tấn cho Somalia và một số lượng tương tự cho Cộng hòa Trung Phi”.

Bộ trưởng cho biết vào năm 2023, Nga đã bán 66 triệu tấn ngũ cốc ra nước ngoài với giá 16,5 tỷ USD, đây là “một kỷ lục của nước Nga”.

Ông nói thêm: “Trong thương mại lúa mì, chúng tôi tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trên thế giới. Nga là nhà cung cấp chính loại cây trồng này cho các nước như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út, Ấn Độ và Trung Quốc”.

“Mặc dù giá lúa mì trên toàn cầu giảm, doanh thu từ buôn bán ngũ cốc của Nga vẫn tăng 1,5 tỷ USD vào năm ngoái”.

Ông nói: “Chúng tôi kỳ vọng năm 2024 xuất khẩu sẽ không thấp hơn năm 2023. Bao gồm cả ngũ cốc, chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp tới 70 triệu tấn ra nước ngoài trong năm nay”.

Nga kéo căng quân Ukraina và nhân rộng chiến thuật Avdiivka


Cập nhật thông tin tình báo ngày hôm qua (21/2) của Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Lực lượng Mặt đất của Nga “rất có thể” đã tăng cường các cuộc tấn công vào trục Robotyne ở tỉnh Zaporizhzhia.

Nguồn tin tình báo cho biết, sau khi chiếm được Avdiivka, Nga đã tăng cường nỗ lực tấn công trên một số khu vực khác để kéo căng lực lượng Ukraina.

Lực lượng Ukraine hiện đã rút khỏi thành phố công nghiệp nhỏ Avdiivka ở tỉnh Donetsk kể từ ngày 17/2 trong bối cảnh thiếu đạn dược sau nhiều tháng cầm cự.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) Hoa Kỳ cảnh báo Nga có thể nhân rộng chiến thuật mà họ đã sử dụng thành công ở Avdiivka trên quy mô lớn hơn nếu phương Tây tiếp tục trì hoãn hỗ trợ quân sự.

Trung Quốc đang lo ngại các lệnh trừng phạt từ Mỹ


Trung Quốc lên tiếng chỉ trích “quyền tài phán dài hạn” của Mỹ để đáp lại việc Quốc hội nước này đang cân nhắc thêm các biện pháp trừng phạt đối với hành động hỗ trợ cho Nga của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng: “Chúng tôi tuân theo quan điểm khách quan và vô tư về cuộc khủng hoảng Ukraina và đã tích cực làm việc để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình”. “Chúng ta không ngồi yên, càng không lợi dụng hoàn cảnh để trục lợi một cách ích kỷ”.

Trung Quốc dường như đã trở thành cứu cánh cho nước Nga khi họ đang bị trừng về cả tài chính và thương mại từ khi phát động cuộc chiến vớiUkraina hai năm trước.

Mặc dù Bắc Kinh phủ nhận việc cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Nga, nhưng nước này vẫn bị nghi ngờ là nguồn cung cấp các linh kiện có “công dụng kép” mà Ukraina cho biết đã tìm thấy trong các phương tiện chiến đấu của Nga như máy bay không người lái Orlan-10 chẳng hạn.

Hoa Kỳ đến nay đã trừng phạt 16 công ty Trung Quốc, bao gồm cả các công ty nhà nước.

Người phát ngôn phía Trung Quốc cho biết họ có quyền hợp tác với các nước khác trên cơ sở bình đẳng và bác bỏ “các biện pháp trừng phạt đơn phương và quyền tài phán dài hạn thiếu cơ sở trong luật pháp quốc tế, hay sự ủy nhiệm của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ”.

Phía Trun Quốc nói thêm rằng: “Trung Quốc sẽ tiếp tục làm những gì cần thiết để bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các công ty Trung Quốc”.

Nhận xét của Mao lặp lại nhận xét của nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Bảy tại hội nghị thượng đỉnh an ninh ở Munich, Đức, rằng Bắc Kinh ủng hộ các giải pháp chính trị cho “các vấn đề nóng” và ” không muốn đổ thêm dầu vào lửa “.

Các biện pháp trừng phạt thứ cấp hiện tại có thể gây tác động đặc biệt nặng nề lên vấn đề kinh tế đang ngày càng trầm trọng của Trung Quốc.

Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Virginia Gerald Connolly, thành viên Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện, nói với CNBC bên lề hội nghị Munich rằng: “Trung Quốc phải hiểu rằng các loại lệnh trừng phạt tương tự đang bắt đầu thực sự có hiệu lực ở Nga và đang ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống của người Nga. Và chúng cũng có thể sẽ được áp dụng cho Trung Quốc”.

Trung Quốc: Sấm tuyết tháng Giêng, điềm báo không lành


Gần đây sấm sét liên tục xảy ra ở nhiều nơi tại các tỉnh Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Nam và An Huy ở Trung Quốc. Người dân cho biết, sấm sét diễn ra liên tục, không ngừng và dường như “mọi thứ đang nổ tung”. Những người dân Trung Quốc thì tỏ ra lo lắng rằng, hiện tượng “sấm sét” liên tục này dường như báo trước một thảm họa.

Vào ngày hôm qua (21/2), cư dân mạng từ nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc đại lục đã đăng tải video “sấm và tuyết ” ở nơi họ đang sống.

Đoạn video cho thấy kiểu hình thời tiết sấm sét kèm mưa tuyết xảy ra ở Nam Kinh, Tô Châu, Thường Châu, Vô Tích và những nơi khác ở Giang Tô. Những hình ảnh được ghi lại chi thất bầu trời có tiếng sấm, kèm theo sấm sét, mưa, tuyết và mưa đá.

Truyền thông địa phương thống kê, chỉ trong vòng 12 giờ, từ ngày 19-20/2 số vụ sét đánh được phát hiện ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô lên tới 772 lần.

Mạng thời tiết Trung Quốc cho biết sấm sét đã được phát hiện từ Trùng Khánh ở thượng nguồn sông Dương Tử đến Hồ Bắc và An Huy ở trung và hạ lưu, thậm chí ở các khu vực lân cận phía nam Hà Nam, Hồ Nam và phía bắc Giang Tây.

Sấm sét cũng xảy ra ở Vũ Hán, Kinh Châu, Tương Dương và những nơi khác ở tỉnh Hồ Bắc vào ngày 20. Tiếng sấm và tia chớp xuất hiện cùng lúc, làm bầu trời sáng rực. Những thiết bị đèn chiếu sáng tự động kích hoạt bằng giọng nói trong các tòa nhà dân cư cũng đồng loạt được bật lên.

Có nhiều tin tức về tình hình thời tiết sấm sét xảy ra ở Hồ Bắc. Số liệu thống kế được từ ngày 19 đến ngày 20/2 có tổng cộng hơn 6.900 vụ sét đánh đã được ghi nhận ở địa phương này. Đây được cho là đợt sấm sét xảy ra nhiều nhất trong tháng 2, ở Hồ Bắc suốt 10 năm qua.

Người ta cũng thấy nhiều hình ảnh về sấm sét xảy ra ở Nam Dương, Chu Khẩu và nhiều nơi khác ở Hà Nam và cả An Huy.

Cư dân mạng để lại tin nhắn nói rằng: Họ nghe thấy có nhiều sấm sét vào ban đêm. Những người dân bản địa thì tiết lộ thông tin rằng hiện tượng này xảy ra cứ mười năm một lần. Những người lớn tuổi thì quan niệm sấm sét đến vào tháng đầu tiên trong năm thường mang theo điềm xấu.

Nhiều người thừa nhận rằng hiện tượng sấm sét tại Trung Quốc những ngày qua là lớn chưa từng thấy trong nhiều năm qua.

Có người vì sợ tiếng sấm mà không ngủ được. Sấm sét liên tục ở khắp nơi, kéo theo mưa tuyết là tiết trời thêm lạnh giá, một số nơi còn xuất hiện mưa đá.

Nhiều cư dân mạng còn lo lắng “sấm sét” sẽ báo trước một thảm họa.

Người Trung Quốc quan niệm rằng nếu Mùa Xuân khắp nơi đều có sấm sét, sẽ báo hiệu một năm khó khăn. Thậm chí còn thể xảy ra chiến tranh.

Singapore thưởng tiền cho Taylor Swifttới biểu diễn


Chính phủ Singapore hôm Thứ Ba, 20 Tháng Hai, loan báo đã thưởng tiền cho Taylor Swift tới biểu diễn ở đảo quốc này, chặng dừng chân duy nhất của siêu sao ca nhạc người Mỹ ở Đông Nam Á, theo Reuters.

Qua thông báo này, chính phủ Singapore thừa nhận họ cố gắng thuyết phục Swift tới biểu diễn và những buổi trình diễn của cô có thể làm lợi cho nền kinh tế Singapore.

Theo lịch, nữ danh ca 34 tuổi sẽ trình diễn sáu buổi ở Singapore vào đầu Tháng Ba. Cả sáu buổi đều đã bán sạch vé.

Tổng Cục Du Lịch Singapore (STB) và Bộ Văn Hóa, Cộng Đồng và Thanh Niên (MCCY) của nước này không tiết lộ số tiền thưởng, nhưng ra thông báo nhắc tới lợi ích kinh tế mà những buổi trình diễn của Swift tạo ra khắp thế giới vì cô quá nổi tiếng, đồng thời xác nhận MCCY làm việc với AEG Presents, công ty quảng bá ca nhạc, để thuyết phục Swift tới Singapore biểu diễn.

“Làm như vậy có thể đem lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Singapore, nhất là cho du lịch, như khách sạn, buôn bán, đi chơi và ẩm thực, giống như ở những thành phố khác mà Taylor Swift tới biểu diễn,” STB và MCCY cho biết.

Kể từ khi chấm dứt phong tỏa vì COVID-19, Singapore thu hút hàng loạt nghệ sĩ quốc tế tới “làm show,” như Blackpink, Coldplay và Ed Sheeran.

Tại diễn đàn kinh doanh Thứ Sáu tuần trước, ông Srettha Thavisin, thủ tướng Thái Lan, cho hay Singapore trả cho Swift $2.77 triệu một show, nghe đồn với điều kiện Singapore là nơi duy nhất ở Đông Nam Á cô biểu diễn.

Chính phủ Singapore không tiết lộ chi tiết thỏa thuận, mặc dù AEG xác nhận chặng dừng chân duy nhất của Swift ở Đông Nam Á là Singapore và giá vé cao nhất gần $1,000.

Swift sẽ biểu diễn ở Singapore từ ngày 2 tới 9 Tháng Ba. Hơn 300,000 vé đã bán sạch. Khán giả phải xếp hàng suốt đêm giữa trời nóng bức để mua vé.

Ở Á Châu, Swift từng biểu diễn ở Tokyo, Nhật, hồi đầu Tháng Hai.

Không có nhận xét nào: