Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

Chờ Đợi Gần 20 Năm, Mới Nhận Được Tin Vui Này: San Jose Sẽ Khánh Thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ Trong Năm Nay! Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Bản Tường Trình của Ủy Ban Thúc Đẩy, Xây Dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ (Thank You America) Tại Thành Phố San Jose. -Kính Thưa Quý Đồng Hương Tị Nạn Cộng Sản Nơi đâu có người Người Việt định cư tại Hải Ngoại, Cộng Đồng nơi đó, dù to hay nhỏ, đều kiếm mọi cách, xây dựng 2 tượng đài: -Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, nhằm ghi nhớ công ơn Các Chiến Sĩ VNCH và Đồng Minh, đã nằm xuống, để bảo vệ cho Miền Nam dân chủ tự do, trong cuộc chiến trên 20 năm, chống quân CS xâm lược. -Tượng Đài Thuyền Nhân, đánh dấu gần nửa triệu Thuyền Nhân, đã lấy đại dương mênh mông là mồ chôn, trên đường đi tìm tự do, trốn chạy CS. Mà thập niên 80, 90, lương tâm thế giới rúng động trước thảm trạng đau thương này, mà chữ “Boat People” đã trở thành ngôn ngữ quốc tế, dành riêng cho Thuyền Nhân Việt!
<!>
Rất nhiều các thành phố rất nhỏ, so với thành phố lớn như San Jose, (lại là thành phố có đông người Việt cư ngụ đông nhất tại hải ngoại), thì đã làm được chuyện này dễ dàng, còn San Jose thì không! Bao nhiêu năm nay, một tượng đài cũng chưa có, đừng nói là hai!
Tượng đài mà cả cộng đồng vận động gần 20 năm nay, bao nhiêu lần hội họp, chính quyền hứa lên hứa xuống, nhưng bao năm rồi, vẫn chưa thấy đâu?
Tại sao thế?
Câu trả lời chính xác, chỉ vì người Việt tại San Jose chưa tranh đấu đúng mức, đúng đường. Chưa kiếm được đúng chiếc chìa khóa vàng, để mở cánh cửa!
Các chính trị gia tại đây, đã dùng dự án Tượng Đài như cái mồi câu phiếu cho mỗi kỳ bầu cử: “Cứ bầu cho tôi đi, tượng đài sẽ có!” Khi họ có chức rồi, dự án lại được cất vào…tủ lạnh! Bao nhiêu lần cộng đồng người Việt tại San Jose, được cho uống nước đường, nghe những lời hứa ngọt như thế! Vườn Truyền Thống Việt, bao nhiêu năm vẫn chưa hoàn tất, cũng vì tin vào chiêu trò chính trị, “họ hứa” này.


Hiểu được nguyên do này, một số các Cựu Quân Nhân có lòng với biểu tượng ý nghĩa này, vì Tổ Quốc, vì Tình Đồng Đội, cách đây hơn 3 năm, đã ngồi lại với nhau, thành lập một Ủy Ban, nhằm kiếm mọi cách đẩy dự án, vào tiến trình phải thực hiện.
Thành viên trong Ủy Ban, hầu hết là Những Người Lính Năm Xưa, gồm có:
-Lê Văn Hải, Trưởng Ban
-Nguyễn Minh Đường, Phó Ban Nội Vụ
-Triệu Ngọc Hà, Phó Ban Ngoại Vụ
-Ngô Văn Tôn, Tổng Thư Ký
-Hoàng Thưởng, Phụ Tá
Ngoài ra còn có sự góp sức của Phương, Kiến trúc sư Thuyên và nhiều ân nhân ẩn danh khác.
Đàng sau có rất nhiều các đoàn thể Cựu Quân Nhân yểm trợ như:
-Các Hội Đoàn Quân Đội Trong Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali
-Tập Thể Chiến Sĩ VNCH
-Lực Lượng Sĩ Quan Thủ Đức
-Hội Địa Phương Quân và Nghĩa Quân
-Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali.
Với mục tiêu, bằng mọi cách, thúc đẩy giới chính quyền đã hứa, thì phải thực hiện! Kiếm cách mở lại hồ sơ dự án xây dựng, đã bị “đông lạnh” nhiều lần.

Có bắt tay vào việc, mới thấy nhiêu khê!
Đầu tiên là ngân sách. Mới đầu tượng đài dự tính nằm trên đất Quận Hạt Santa Clara, nên ngân sách xây dựng do quận hạt nắm giữ, cuối cùng quyết định nằm trên đất thành phố San Jose, khu vực 7, trong Vườn Truyền Thống Việt. Việc chuyển ngân sách về thành phố, không ngờ phải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, chưa kể như tiền chùa, bị hao hụt cho nhiều mục đích khác. Có lần một giới chức chính quyền liên hệ từ chối: “Không đủ ngân sách thực hiện!” Ủy Ban đã đề nghị, ứng trước ngay 100 ngàn, để bắt tay tiến hành. Đủ để thấy, Ủy Ban với quyết tâm, sẵn sàng bỏ công, bỏ của, miễn là đạt được mục đích!
Rồi chuyện chi, qua một giai đoạn khó khăn khác, nào phải thông qua bản vẽ, mô hình tượng, phải thông qua nhiều ý kiến, cư dân quanh khu vực, nhất là ý kiến quần chúng. Hội đủ điều kiện rồi mới chuẩn chi!
Để đạt được mục đích này, Ủy Ban đã phải thực hiện, gần hàng chục bữa tiệc thân mật, với giới chức chính quyền liên hệ, để thúc đẩy cho công việc trôi chảy, qua từng giai đoạn một.
Một cửa không ngờ khó khăn cuối cùng phải đi qua, không qua được cửa này, coi như bế tắc! gần như lại phải thực hiện lại từ đầu! Đó là phải có được sự đồng ý của đa số thành viên của “Public Art” (Ban Nghệ Thuật Công Cộng của Thành Phố) Tượng ra sao? Điêu khắc gia nào thực hiện! đủ tiêu chuẩn mỹ thuật hay không…vv..
Qua được cửa này, thành phố mới bắt đầu chi tiền, điêu khắc gia mới bắt đầu có ngân quỹ thực hiện.


Ngày mai, Thứ Năm, nghị viên Biên Đoàn khu vực 7, có lời mời cộng đồng góp ý kiến, thực ra giai đoạn này, là giai đoạn cuối cùng, thực hiện phần đế, để bức tượng lên trên, và khung cảnh vườn tược cây cối, ghế ngồi chung quanh tượng đài….
Coi như tượng đài đã hoàn tất 80 đến 90%! và sẽ khánh thành vào khoảng cuối mùa Hè năm nay, 2024. Với chi phí trên nửa triệu đô la!
Nhân dịp tượng đài trong giai đoạn hoàn tất, Ủy Ban xin được tường trình những công tác đã làm, không phải kể công, mà như một bản tường trình, về sự đóng góp khiêm nhường của Ủy Ban, trong công tác hình thành tượng đài, là niềm hãnh diện chung của tất cả Người việt Tị Nạn CS tại San Jose ra sao.
Và sau khi có tượng đài, Anh Em chúng tôi sẽ giải tán, vì đã hoàn tất công tác.
Một Lần Nữa: Chào Mừng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (Thanks America) Hoàn Tất Khánh Thành Trong Năm Nay! Giấc mơ đã thành…hiện thực! Chúc Mừng!
San Jose, ngày 21 tháng 2 năm 2024
Thay mặt Ủy Ban
Người Lính LVHải.


San Jose: Tượng Đài Thuyền Nhân cũng đã trong giai đoạn hoàn tất, sẽ được khánh thành trong mùa Hè năm Nay!
*Thêm một tin cực vui nữa, Tượng Đài Thuyền Nhân cũng đã trong giai đoạn hoàn tất, sẽ được khánh thành trong mùa Hè năm Nay! (Ở đâu? Ai thực hiện, chi phí bao nhiêu? Xin theo dõi trong những thông báo kế tiếp) Như vậy San Jose, trong năm nay, một lúc, có 2 tượng đài! Năm Rồng có khác, mọi chuyện thăng tiến, thành công như…Rồng Bay!...Thăng Thiên! Chúc Mừng Cộng Đồng Tị Nạn CS tại San Jose!


Tin Quốc Tế Đó Đây
Do Thái Không Còn Ảo Tưởng Về Kỹ Thuật Cao

-Báo Les Echos ra ngày 20/2/2024 nhận thấy "Sự tôn sùng kỹ thuật cao của Do Thái bị lung lay" sau vụ đột kích của Hamas, và nay quay về với những phương pháp cổ điển.
Hôm 7/10/2023, quân Hamas đã vượt qua hàng rào bảo vệ xung quanh Dải Gaza để thảm sát người dân Do Thái. Trong khi hàng rào này được bố trí dày đặc camera hồng ngoại, drone giám sát, máy móc tự động nhạy bén, một bức tường dưới lòng đất có trang bị cảm biến… tất cả trị giá hơn 1 tỉ Mỹ kim. Trên lý thuyết thì bất khả xâm phạm, nhưng quân khủng bố đột nhập bằng xe vận tải nhẹ, xe gắn máy, đi bộ….
Hệ thống nghe lén điện thoại trở thành phản tác dụng vì bị Hamas đánh lạc hướng. Quá tự tin vào kỹ thuật cao, quân số phòng thủ và tuần tra bị rút xuống.
Một viên chức Bộ Quốc phòng nhận xét, các quân nhân chỉ cần dùng những ống dòm đơn giản không kết nối với vệ tinh cũng đủ để nhận ra bọn khủng bố. Hệ thống "Vòm Sắt" vẫn hiệu quả, chận được 90% đạn pháo bắn sang, nhưng "gây nghiện", tạo cảm giác tương đối an toàn, không có tầm nhìn chính trị và quân sự xa hơn. Giờ đây Do Thái dùng những vũ khí "truyền thống" như xe tăng, pháo, khuyến khích kỹ nghệ chế tạo các vũ khí quy ước.


Liên Hiệp Âu Châu Khai Triển Lực Lượng Hải Quân ở Hồng Hải Nhằm Bảo Vệ Tự Do Lưu Thông


(Ảnh: Languedoc, chiến hạm của Pháp, ngày 27/3/2023) - Chiến hạm ---Languedoc đã hạ drone của lực lượng Huthi nhắm vào một tàu dầu của Na Uy tại Hồng Hải hôm 11/12/2023.)
-Ngày 19/2/2024, Liên Hiệp Âu Châu (EU) chính thức thông báo khai triển lực lượng Hải quân ở Hồng Hải nhằm "tái lập và bảo vệ tự do lưu thông hàng hải" trong khu vực.
Theo thông tấn xã Reuters, "chiến dịch an toàn hàng hải" này có tên gọi là "Aspides". Trong thông cáo, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tuyên bố "Liên Hiệp Âu Châu phản ứng một cách nhanh chóng trước sự cấp bách tái lập an toàn đường biển và tự do lưu thông tại một hàng lang hàng hải mang tính chiến lược cao".
Ngoài việc nhấn mạnh đến tính chất "phòng thủ" của nhiệm vụ, ông Josep Borrell còn lưu ý rằng mục tiêu là nhằm hộ tống và bảo vệ tàu thuyền đối phó với các nguy cơ bị tấn công ở Hồng Hải. Tuy nhiên, ông không nêu rõ các phương tiện vật chất nào được huy động cho nhiệm vụ này.

Theo nhiều nhà ngoại giao Âu Châu, trả lời thông tấn xã Reuters gần đây, dường như ba chiến hạm do ba nước Pháp, Đức, Ý Ðại Lợi điều động, đã được đặt dưới sự chỉ huy của Âu Châu trong khuôn khổ chính sách an ninh và phòng thủ chung của khối 27 nước.
Thông báo này được đưa ra vào lúc phe nổi dậy người Houthi tại Yemen, được Iran hậu thuẫn, từ nhiều tháng qua, đe dọa giao thông đường biển ở Hồng Hải khi liên tiếp tấn công những tàu hàng nhằm thể hiện sự hậu thuẫn đối với người Palestine trong cuộc xung đột giữa Do Thái và phe Hamas ở dải Gaza.


Mẹ Ông Navalny Yêu Cầu Ông Putin Trả Xác Con


(Hình: Bà Lyudmila Navalnaya.)
-Hôm 20/2/2024, mẹ của ông Alexey Navalny, thủ lĩnh đối lập Nga đã chết, bà Lyudmila Navalnaya yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin giao thi thể con trai bà để bà chôn cất.
Cơ quan quản lý nhà tù cho biết, ông Navalny, 47 tuổi, bất tỉnh và đột ngột qua đời hôm 16/2, sau khi đi dạo tại trại giam "Polar Wolf" ở Bắc Cực, nơi ông đang thụ án 30 năm tù.
Phát biểu trong đoạn video quay trước nhà tù trong khi tuyết rơi, mẹ ông Navalny - mặc đồ đen - phàn nàn rằng bà thậm chí không biết xác con trai mình ở đâu và yêu cầu ông Putin ra lệnh trả.
"Trong ngày thứ năm liên tiếp, tôi không thể gặp con, họ không đưa thi thể của nó cho tôi và thậm chí không cho tôi biết nó ở đâu", bà Navalnaya nói trong tin nhắn được phát trên kênh YouTube Navalny LIVE.
"Tôi yêu cầu ông, Vladimir Putin. Việc giải quyết vấn đề này chỉ phụ thuộc vào một mình ông. Cuối cùng hãy để tôi gặp con trai tôi. Tôi yêu cầu thi thể của Alexey được trả ngay lập tức để tôi có thể chôn cất nó một cách nhân đạo".
Bà cũng chính thức gửi thư tới ông Putin với yêu cầu tương tự.
Các đồng minh của ông Navalny dẫn lời một điều tra viên Nga nói rằng nhà chức trách cần ít nhất 14 ngày để tiến hành các xét nghiệm hóa học khác nhau trên thi thể ông và do đó chưa thể giao thi thể ông.
Phương Tây và những người ủng hộ ông Navalny cho rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm về cái chết của ông Navalny. Ðiện Cẩm Linh đã phủ nhận sự liên quan và nói rằng những tuyên bố của phương Tây rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm là không thể chấp nhận được.
Ông Putin chưa đưa ra bình luận công khai nào về cái chết của ông Navalny nhưng điều này càng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ sâu sắc trong quan hệ giữa Mạc Tư Khoa và phương Tây do cuộc chiến Ukraine kéo dài gần hai năm gây ra.


Cái Chết của Navalny: Phương Tây Gia Tăng Áp Lực Phản Đối Mạc Tư Khoa


(Hình: Hoa và ảnh chân dung nhà đối lập Nga Alexei Navalny được đặt bên ngoài Tòa Ðại sứ Nga tại Luân Đôn, Anh, ngày 17/2/2024.)
-Sau thông báo về cái chết trong tù của nhà đối lập Nga Alexei Navalny, mà nguyên nhân chết vẫn chưa được biết rõ, các nước phương Tây lần lượt cho triệu mời Ðại sứ Nga lên để phản đối, đòi Mạc Tư Khoa làm rõ nguyên nhân cái chết và đồng thời xem xét một loạt trừng phạt mới nhắm vào Nga.
Anh Quốc là nước có phản ứng đầu tiên ngay 16/2, khi cho triệu mời các nhà ngoại giao Nga để thông báo với họ rằng chính quyền Nga sẽ phải "hoàn toàn chịu trách nhiệm" về cái chết của nhà đối lập Navalny.
Hôm qua, 19/2/2024, đến lượt nhiều nước Âu Châu cũng có động thái tương tự, như Tây Ban Nha, Hòa Lan, Na Uy và Pháp.

Đức và Thụy Điển đề xuất xem xét khả năng đưa thêm nhiều biện pháp trừng phạt mới chống Nga ở cấp độ Âu Châu. Lãnh đạo ngoại giao Âu Châu, Josep Borrel, sau cuộc gặp với người vợ góa của nhà đối lập Nga, đã phát biểu cứng rắn hơn khi cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "sẽ phải trả giá" cho cái chết của nhà đối lập.
Thông tấn xã AFP cho biết, sau cuộc họp Ngoại trưởng các nước thành viên, Liên Hiệp Âu Châu đề nghị mở một cuộc "điều tra quốc tế độc lập và minh bạch về nguyên nhân cái chết bất thình lình này".
Sau cùng, tại Mỹ, Tổng thống joe Biden tuyên bố xem xét loạt trừng phạt mới nhắm vào Nga, và những biện pháp mới này sẽ được bổ sung vào chuỗi trừng phạt đã được áp dụng nhắm vào Nga từ khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine ngày 24/2/2024.


Kyiv Bi Quan Về Tình Hình Quân Sự "Vô Cùng Khó Khăn"


(Hình: Một xe tăng của quân đội Ukraine, ở gần mặt trận Avdiïvka, Ukraine. Ảnh chụp ngày 11/2/2024.)
-Nga mở 5 mặt trận trên chiến trường Đông-Nam Ukraine và tiếp tục các cuộc tấn công ban đêm. Ngày 20/2/2024, Kyiv cho biết đã bắn hạ 23 drone Shahed của Nga. Ngoài ra, Nga cũng phóng hai phi đạn S-300/S-400 từ vùng biên giới Belgorod và một phi đạn Kh-31. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận tình hình chiến sự "vô cùng khó khăn".
Tổng thống Zelensky đã đến thăm binh sĩ Ukraine ở vùng Koupiansk ngày 19/2. Trong buổi điểm tin hàng ngày, được thông tấn xã AFP trích dẫn, ông cho biết "tình hình vô cùng khó khăn trên nhiều khu vực chiến tuyến, nơi quân Nga đang tập trung tối đa lực lượng, tận dụng sự chậm trễ trong viện trợ cho Ukraine". Vẫn theo ông Zelensky, Ukraine đang thiếu pháo, cần hệ thống phòng không trên chiến tuyến và vũ khí tầm xa.

Ukraine từ thế phản công chuyển sang thế thủ nhưng khó chống lại được quân Nga khi không nhận được viện trợ quân sự từ các nước đồng minh. Trong khi đó, Nga đang tiến hành cùng lúc 5 mặt trận ở miền Đông và nam Ukraine: Kreminna, Bakhmout, Avdiivka, Marinka, Robotybe và sẽ tìm cách chiếm thêm đất sau khi "kiểm soát hoàn toàn" Avdiivka.
Trong khi đó, khoản viện trợ lớn của Hoa Thịnh Ðốn cho Ukraine vẫn bị chặn ở Hạ viện Mỹ. Về phía Ukraine, sau khi ký 2 Thỏa thuận Quân sự với Pháp và Đức vào tuần trước, Ukraine sẽ nhận được viện trợ từ Hòa Lan và Gia Nã Ðại. Ngày 19/2, Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Kajsa Ollongren cho biết "gửi nhiều drone cho Ukraine" nhưng "không thể tiết lộ số lượng chính xác". Hòa Lan nằm trong liên minh do Latvia điều phối để cung cấp kỹ thuật tân tiến về drone quân sự cho Ukraine. Còn Gia Nã Ðại thông báo sẽ chuyển cho Ukraine 800 drone SkyRanger R70.
Ngược lại, Ecuador từ bỏ ý định giao nhiều vũ khí thời Liên Xô cho Ukraine thông qua Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Ecuador Gabriela Sommerfeld trấn an trước Quốc hội rằng "Ecuador sẽ không gửi bất kỳ thiết bị quân sự nào cho một nước can dự vào một cuộc xung đột quốc tế". Tuy nhiên, quyết định rút lui của quốc gia Nam Mỹ này có thể là do tác động từ Nga. Mạc Tư Khoa đã rất tức giận và ra lệnh cấm nhập cảng chuối của Ecuador ngay sau lời hứa của Ecuador chuyển vũ khí cho Ukraine.


Hết Đạn, Lực Lượng Ukraine Rút Khỏi Avdiivka
-Hai báo Le Figaro và Les Echos ghi nhận sau nhiều tháng chiến đấu "Hết đạn, quân đội Ukraine phải rút khỏi Avdiivka".
Quân Nga được Không quân yểm trợ đã tấn công từ mọi phía vào thành trì cuối cùng của Ukraine: Một nhà máy than cốc đang được lữ đoàn xung kích số 3 trấn giữ. Với quân số ít hơn rất nhiều và đạn dược chỉ bằng 1/5 so với Nga, các chiến sĩ Ukraine đã rút khỏi Avdiivka ngày 17/2/2024 để tránh bị bao vây.
Tướng Oleksandr Tarnavsky giải thích: "Trong tình thế kẻ thù dẫm lên xác những người lính của bên mình và có lợi thế 10 chống 1, dưới những trận bom liên tục, rút lui là quyết định tốt nhất".
Mạng xã hội cho thấy cảnh tương đối hỗn loạn, dưới lưới lửa không ngưng nghỉ, một số chiến binh Ukraine rời thành phố bằng phương tiện của chính mình hoặc đi bộ. Báo Les Echos gặp gỡ Denys, 22 tuổi vừa đến được một làng nhỏ ở Donetsk. Người lính này kể lại: "Drone Nga bay vần vũ không ngơi nghỉ trên đầu, chuyển vị trí của chúng tôi cho Pháo binh". Yuriy, lữ đoàn 110 nhấn mạnh: "Đó là địa ngục trần gian". Anh đã phải đi bộ gần bảy tiếng đồng hồ để tránh bị vây hãm, trước khi được một ê-kíp của lữ đoàn 53 giúp di tản. Tất cả những người lính mà phóng viên Pháp gặp được hôm thứ Bảy đều nói rằng họ đã may mắn sống sót.

Nga chiếm được một thành phố hoàn toàn là bình địa, chỉ còn 900/32.000 dân sinh sống. Avdiivka luôn là tâm điểm của xung đột: ban đầu bị quân ly khai do Ðiện Cẩm Linh vũ trang chiếm đóng tháng 4/2014, và ba tháng sau lực lượng Ukraine tái chiếm. Nay Avdiivka là thắng lợi đầu tiên của Nga sau Bakhmut tháng 5/2023. Gần đến bầu cử, Vladimir Putin vội vã ca ngợi "chiến thắng quan trọng".
Nhìn từ phía Kyiv, việc mất Avdiivka không có gì đáng ngạc nhiên vì tương quan lực lượng quá chênh lệch. Tướng Oleksandr Syrsky vốn mang tiếng là "đao phủ", không quên nhấn mạnh "Mạng sống của người lính mới là quan trọng nhất". Bộ Tổng tham mưu nêu ra chiến lược "cối xay thịt" áp dụng trong và sau trận Bakhmut, Avdiivka đánh đổi với 47.178 mạng lính Nga trong bốn tháng qua.
Tại hội nghị an ninh Munich, Volodymyr Zelensky chỉ ra trách nhiệm của những người "duy trì Ukraine trong tình thế thiếu thốn vũ khí, giúp Putin gia tăng chiến tranh". Tòa Bạch Ốc tố cáo: "Việc Ukraine rút quân khỏi Avdiivka là hậu quả của nạn thiếu đạn do Quốc hội bất động". Đối với chuyên gia Stéphane Audrand, chiếm được Avdiivka, Nga sẽ tấn công tiếp phòng tuyến thứ nhì của Ukraine. Làng Orlivka kế cận sẽ là mục tiêu, nhưng Nga khó thể tiến xa hơn.

Báo Le Figaro nhận xét "Phương Tây đứng trước "ngõ cụt" trong cuộc chiến ở Ukraine". Lực lượng Kyiv phải rút khỏi Avdiivka vì thiếu đạn, Alexei Navalny chết trong tù, viện trợ quân sự Hoa Kỳ 60 tỉ Mỹ kim bị Hạ viện chận lại và dù khẩn cấp các Dân biểu vẫn ngưng làm việc trong 2 tuần. Một loạt sự kiện nhấn chìm hội nghị an ninh Munich vào bất định, và kết thúc với lời hứa sẽ ủng hộ thêm cho Ukraine.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store nhận xét: "Năm 2023 chúng ta nghĩ rằng Ukraine sẽ chiến thắng còn năm nay người ta nói rằng Nga sẽ thắng". Nữ Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen chỉ trích "Lẽ ra chúng ta phải hỗ trợ Ukraine thật nhiều ngay từ đầu cuộc chiến", do Kyiv không có vũ khí tầm xa "chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội lý tưởng".


Công Du Cuba, Ngoại Trưởng Nga Lên Án Ý Đồ "Bá Quyền" của Mỹ và Phương Tây


(Hình: Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) và đồng nhiệm Cuba, Bruno Rodriguez, tại Havana, Cuba, ngày 19/2/2024.)
-Ngày hôm 19/2/2024, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bắt đầu chuyến công du các nước Mỹ Latinh. Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, ông Lavrov đã đến Cuba và dự kiến sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Miguel Diaz-Canel. Tiếp đó, lãnh đạo ngoại giao Nga sẽ đến Venezuela và Ba Tây, nơi ông sẽ tham dự cuộc họp Ngoại trưởng nhóm G20.
Trong vòng công du các nước Mỹ Châu Latinh, ngày hôm qua, 19/2/2024, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đã tới Havana. Tổng thống Cuba Miguel Diaz-Canel sẽ tiếp lãnh đạo ngoại giao Nga. Sau Cuba, ông Lavrov sẽ đến Venezuela, rồi tới Ba Tây, nơi ông sẽ tham dự cuộc họp Ngoại trưởng nhóm G20.

Trong cuộc hội đàm với đồng nhiệm Cuba, Bruno Rodriguez, tại thủ đô Havana, ngày 19/2, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã chỉ trích mạnh mẽ ý đồ kiểm soát trật tự thế giới của Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Ông cho biết việc thế giới đa cực như hiện nay gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ và một số quốc gia thiểu số trên thế giới, "những quốc gia muốn bằng mọi cách duy trì sự thống trị, quyền bá chủ và quyền độc tài của mình".
Ông nói: "Các biện pháp mà đại diện của Mỹ và các nước phương Tây sử dụng để đạt được mục đích này không phải là ngoại giao mà là tống tiền, gửi tối hậu thư, đe dọa, sử dụng vũ lực quân sự tàn bạo và ban hành các biện pháp trừng phạt".
Theo Ngoại trưởng Nga, chính quyền Cuba hiểu rõ các biện pháp áp đặt bất hợp pháp đó là gì, là "một lệnh cấm vận hoàn toàn, mà chỉ mỗi Hoa Kỳ cho là hợp pháp".
Quan hệ giữa Cuba và Nga đã được sưởi ấm hơn kể từ sau cuộc gặp giữa Tổng thống Diaz-Canel và Tổng thống Putin hồi cuối năm 2022. Hai nước đã ký nhiều Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế. Theo số liệu chính thức của Nga, vào năm 2022, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 450 triệu Mỹ kim, và con số này đã tăng gấp 9 lần trong năm 2023.


Thủ Tướng Thụy Điển Thăm Hung Gia Lợi Trước Việc Phê Chuẩn Đơn Xin Gia Nhập NATO


(Hình AP: Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.)
-Vào ngày 23/2/2024, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson sẽ tới Budapest để gặp người đồng cấp Hung Gia Lợi Viktor Orban trước khi Quốc hội Hung Gia Lợi tiến hành cuộc bỏ phiếu bị trì hoãn từ lâu về việc Thụy Điển xin gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 26/2.
Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập liên minh xuyên Đại Tây Dương gần hai năm trước trong một sự thay đổi lịch sử về chính sách được thúc đẩy bởi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Hung Gia Lợi là thành viên NATO duy nhất chưa phê chuẩn việc gia nhập của quốc gia Bắc Âu này, khi đảng cầm quyền của ông Orban liên tục trì hoãn cuộc bỏ phiếu, với lý do bất bình về việc Thụy Điển chỉ trích Hung Gia Lợi về nền pháp quyền của nước này.


Úc Ðại Lợi Đầu Tư 6,7 Tỉ Euro Nhằm Tăng Cường Sức Mạnh Hải Quân


(Ảnh: Một hàng không mẫu hạm trực thăng của Hải quân Úc Ðại Lợi, với máy bay trực thăng AH-1Z Viper, trong một buổi diễn tập năm 2022 tại Thái Bình Dương.)
-Hôm 20/2/2024, chính phủ Úc Ðại Lợi vừa công bố khoản đầu tư trị giá 6,7 tỉ Euro trong 10 năm tới, để tăng cường năng lực phòng thủ và tác chiến của lực lượng Hải quân nước này.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Nga liên tục tăng cường hỏa lực trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Canberra có tham vọng xây dựng một hạm đội lớn nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Từ Sydney, thông tín viên Grégory Plesse của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Hôm 20/2, chính phủ của Thủ tướng Albanese tuyên bố tăng số lượng chiến hạm của Hải quân Úc Ðại Lợi để lực lượng này có hạm đội lớn nhất kể từ khi Ðệ nhị Thế chiến kết thúc". Ông Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Ðại Lợi, nhấn mạnh tính chất đặc biệt của khoản đầu tư này vào Hải quân Úc Ðại Lợi, với mục tiêu tăng số lượng tàu mà nước này sở hữu từ 11 lên thành 26 chiếc.
Chính phủ Úc Ðại Lợi cũng có kế hoạch cho đóng thêm 11 khinh hạm, 3 khu trục hạm cũng như 6 tàu tự hành (không cần thủy thủ đoàn), để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trong Hải quân Úc Ðại Lợi. Đồng thời, Hải quân nước này sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh hỏa lực về phi đạn, đặc biệt là trang bị cho một số chiến hạm phi đạn Tomahawk tầm xa.
Những thông báo này được đưa ra sau khi bản đánh giá chiến lược được công bố, cho thấy năng lực hiện tại của Hải quân nước này không đủ để đối mặt với các thách thức địa chiến lược ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương và Canberra nên chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm ẩn trong khu vực".


Ông Putin Tặng Lãnh Đạo Bắc Hàn Một Chiếc Xe Limousine của Nga


(Hình: Lãnh đạo Bắc Hàn và Nga trong một cuộc gặp.)
-Hôm 20/2/2024, Ðiện Cẩm Linh cho biết rằng ông Vladimir Putin đã tặng ông Kim Jong Un chiếc limousine Aurus sang trọng của Nga vì nhà lãnh đạo Bắc Hàn thích chiếc xe này khi được Tổng thống Nga cho ông xem vào năm 2023.
Khi ông Kim đến thăm miền Đông nước Nga vào tháng 9 năm 2023, ông Putin đã cho ông Kim xem một trong những chiếc limousine bọc thép màu đen mà ông sử dụng. Ông Kim ngồi cạnh ông Putin trong xe tại phi trường không gian Vostochny và tỏ ra rất thích thú.
"Khi người đứng đầu Bắc Hàn đến phi trường không gian Vostochny, ông ấy đã xem chiếc xe này, ông Putin đã đích thân đưa nó cho ông ấy xem và giống như nhiều người, ông Kim thích chiếc xe này", phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói khi được hỏi về món quà này.
"Vì vậy, quyết định này đã được đưa ra", ông Peskov nói. "Bắc Hàn là láng giềng của chúng tôi, láng giềng gần gũi của chúng tôi và chúng tôi dự định và sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với tất cả các nước láng giềng, bao gồm cả Bắc Hàn".

Nga đã tăng cường quan hệ với Bắc Hàn và các quốc gia thù địch với Mỹ như Iran kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine. Các mối quan hệ này đang là nguồn gây lo ngại cho phương Tây.
Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Hàn cung cấp cho Nga đạn pháo và phi đạn được sử dụng ở Ukraine. Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng phủ nhận cáo buộc của Mỹ nhưng năm 2023 cam kết sẽ tăng cường quan hệ quân sự.
Hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn KCNA cho biết, chiếc limousine do Nga sản xuất đã được phía Nga chuyển giao cho các Phụ tá hàng đầu của ông Kim vào ngày 18/2.


Nhiều Phái Đoàn Bắc Hàn Công Du Nga, Mở Rộng Hợp Tác Song Phương


(Ảnh: Tổng thống Vladimir Putin (thứ 2 từ trái) cùng lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un(thứ 2 phải) trong chuyến thăm một cơ sở công nghiệp không gian Nga trong vùng Amour, Nga, ngày 13/9/2023.)
-Trong những ngày qua, các phái đoàn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Bắc Hàn đã sang Nga trong bối cảnh Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa nỗ lực mở rộng hợp tác song phương.
Theo hãng thông tấn trung ương Bắc Hàn (KCNA), hôm qua 19/2, Bộ trưởng Thông tin và Thương mại, Ju Yong-il, dẫn đầu một phái đoàn, đã rời Bình Nhưỡng sang Nga tham dự diễn đàn Kỹ thuật Thông tin Á-Âu Eurasia IT, với chủ đề "chủ quyền kỹ thuật số làm cơ sở cho hợp tác quốc tế lâu dài", được tổ chức trong hai ngày, 20 và 21/2/2024, tại Mạc Tư Khoa

Trước đó, một phái đoàn do Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Son Song-kuk, dẫn đầu đã khởi hành tới Nga để thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực thủy sản. Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Thể thao, O Kwang-hyok, cũng tới Nga để tham dự lễ ký thỏa thuận hợp tác về thể dục thể thao năm 2024 giữa hai nước. Ngoài ra, ông Kim Su-gil, uỷ viên dự khuyết của Bộ Chính trị đảng Lao Động Bắc Hàn, cũng đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko và các chính trị gia khác của nước này.
Vẫn theo KCNA, Tổng thống Nga Putin đã gửi tặng lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un một xe hơi hạng sang do Nga sản xuất, như một món quà thể hiện"mối quan hệ đặc biệt giữa hai nhà lãnh đạo".
Sau khi nhận được thông tin trên, Nam Hàn đã ngay lập tức yêu cầu Nga, với tư cách là một quốc gia thành viên, phải tuân thủ đầy đủ các Nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn, trong đó bao gồm "các lệnh cấm cung cấp, bán hoặc chuyển giao trực tiếp và gián tiếp tất cả các phương tiện vận tải tới Bắc Hàn, bất kể nguồn gốc, (…) bao gồm cả xe hơi hạng sang".
Bắc Hàn và Nga đã mở rộng phạm vi hợp tác sau khi hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra vào tháng 09/2023.


Máy Bay Chiến Đấu của Mỹ và Phi Luật Tân Tuần Tra Chung ở Biển Đông, Trung Quốc Tức Giận


(Hình: Phi công Phi Luật Tân lái trực thăng của Hải quân Phi Luật Tân AW109 hạ cánh trên tàu USS Carl Vinson của Mỹ ở Biển Đông.)
-Mỹ và Phi Luật Tân vừa tiến hành tuần tra trên không ở vùng Biển Đông vào ngày 19/2 vừa qua, chỉ khoảng một tuần sau khi hai nước tiến hành diễn tập chung ở vùng biển này. Trung Quốc tức giận, cáo buộc Manila đang khuấy động khu vực.
Người phụ trách thông tin công chúng của quân đội Phi Luật Tân Xerxer Trinidad cho báo chí biết, "cuộc tuần tra này nhằm nâng cao khả năng phối hợp hoạt động của hai lực lượng và nâng cao khả năng hoạt động của Không quân trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia".

Bộ Tư lệnh chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc cho biết đã cho lực lượng Hải quân và Không quân tuyến đầu theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận vào ngày 19/2 vừa qua và các lực lượng này đã "duy trì mức độ cảnh giác cao để bảo vệ hoàn toàn chủ quyền quốc gia".
Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng Biển đông nơi các nước khác trong khu vực cũng đòi chủ quyền bao gồm: Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila trong năm qua đã xấu đi vào khi Phi Luật Tân mở rộng mối quan hệ quốc phòng với đồng minh lâu năm của mình là Mỹ dưới thời của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.
Đại diện quân đội Phi Luật Tân cho biết nước này hy vọng sẽ tiến hành thêm các hoạt động trên biển chung với đồng minh của mình và các đối tác có cùng chí hướng khác nhằm duy trì khu ực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình.


Mỹ: Sinh Viên Đại học Arizona Bắt Đầu Vận Động Cho Cuộc Bầu Cử Tổng Thống


(Ảnh: Khuôn viên Đại học Arizona tại Phoenix, Hoa Kỳ, ngày 17/5/2019.)
-Tại Arizona, tiểu bang then chốt cho bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, một số thanh niên bắt đầu vận động kêu gọi tham gia cuộc bỏ phiếu vào tháng 11/2024, đặc biệt là trong khuôn viên trường Đại học Arizona.
Hôm 20/2, Đặc phái viên Aabla Jounaidi của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật từ Phoenix:
"Tại Đại học tiểu bang Arizona, nhiều sinh viên đến từ các tiểu bang khác, thậm chí là từ ngoại quốc. Trong đám đông, Alberto Plantillas tìm cách vận động cho cuộc bỏ phiếu tháng 11 sắp tới, một cuộc bầu cử liên bang mà cũng là địa phương.

Anh nói: "Trước hết, chúng tôi giải thích cho họ hiểu phong trào sinh viên là gì, cũng như là làm thế nào nói chuyện với các Dân biểu. Chúng tôi sẽ gặp các Dân biểu vào thứ Hai tới để vận động cho những văn bản ủng hộ các quyền của sinh viên, hay quyền được bỏ phiếu".
Alberto hoạt động cho ASA, một hội sinh viên phi chính trị. Còn Elias Alvarez, thì tìm cách thu thập các chữ ký vận động cho Robert Kennedy Jr, ứng cử viên độc lập.
Sinh viên này giải thích: "Về thực chất, ông ấy ủng hộ các chương trình xã hội như an sinh xã hội, y tế cho tất cả mà không đòi hỏi phải thu thêm thuế của dân, khi chủ yếu nhắm vào những doanh nghiệp lớn buộc họ phải đóng góp".
Rốt cuộc, có rất ít chữ ký. Alberto cũng như Elias thừa nhận: khả năng lại diễn ra cuộc đọ sức tay đôi giữa Biden-Trump làm cho việc vận động những người trẻ tuổi nhất hơn bao giờ hết giống như một cuộc đánh cược!"

Không có nhận xét nào: