Từ bài viết của anh Đỗ Duy Ngọc, tôi có dịp đọc trọn vẹn bài thơ GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG của tác giả Dương Soái, mà nội dung của nó nói nhiều về cuộc chiến xâm lược Việt Nam của Tàu Cộng, được khởi động vào ngày 17 tháng 2 năm 1979. Có so sánh bài thơ nguyên bản với bài thơ được Ban Tuyên Giáo cho phép phổ biến, ta mới thấy rõ cái mức độ HÈN MỌN của chế độ CSVN qua các thời tổng bí thư! Bên dưới các bạn đọc được nguyên bản của bài thơ, nhưng ở bản được cho phép lưu hành, trọn 3 khổ thơ giữa, cái xương sống của bài thơ, từ NHƯNG THƠ NGÂY .......XÁC THÙ NGÃ GỤC đã bị cắt bỏ hoàn toàn.
<!>
Tháng 2 năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua 600000 quân xâm lăng VN với trọng pháo, xe tăng, trong cái gọi là DẠY CHO VN MỘT BÀI HỌC, nhưng cay đắng nhận lấy hậu quả trái ngược.
Tôi còn nhớ đầu năm 1979, chính tôi chứng kiến không khí sục sôi của cả nước khi quân Tàu khởi động cuộc xâm lăng. Những cái loa phường ngày đêm chửi rủa CHỦ NGHĨA ĐẠI HÁN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH, và trên đường quốc lộ cũng như đường xe lửa thống nhất rầm rập những hoạt động chuyển quân ra bắc.
Tuy những tỉnh thành dọc biên giới phía bắc bị giặc Tàu tàn phá và hơn mấy mươi ngàn quân dân VN bị tàn sát, nhưng phía Tàu lại bị thiệt hại thảm liệt hơn rất nhiều.
Lúc đầu cuộc chiến tỏ ra không cân sức khi các lực lượng chủ lực của miền bắc đều nằm ở biên giới tây nam, và phía VN bị bất ngờ vì tình báo quân đội yếu kém, nhưng tinh thần chống quân xâm lược của người VN đã khắc phục những yếu kém ban đầu để giáng cho Tàu Cộng những đòn chí tử.
Thời gian đầu, những thành quả chiến đấu hào hùng chống giặc ngoại xâm Tàu Cộng của nhân dân cả nước, cũng được nêu cao và tuyên truyền, nhưng từ sau khi chế độ CS ở Liên Xô và Đông Âu theo nhau sụp đổ đầu thập niên 1990, CSVN quyết bám vào Bắc Kinh để được sống còn, với HIỆP NGHỊ THÀNH ĐÔ, thì thái độ của CSVN đã thay đổi 180 độ!
Tất cả mọi chiến tích chống xâm lăng Tàu Cộng của quân dân VN đều bị xóa sạch! Những đài tưởng niệm, ghi dấu đơn vị quân đội anh hùng, dù nhỏ nhất, cũng bị đục bỏ .
Trong khi cái gọi là BIA CĂM HỜN, ghi lại "tội ác Mỹ Ngụy" toàn là bố láo, được lưu giữ, thì những dấu tích TỘI ÁC RÙNG RỢN CỦA LŨ GIẶC TÀU CỘNG ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VN rành rành ra đó lại bị chế độ ra lịnh dẹp bỏ. Trong sách giáo cho môn học lịch sử, cuộc xâm lăng biên giới năm 1979 của Tàu Cộng được ghi lại sơ sài chừng 10 dòng, mà trong đó học sinh dù có đọc, cũng chẳng biết kẻ xâm lăng nước mình là thằng khốn kiếp nào!
Và những hoạt động công khai của chế độ thì như thế nào?
Theo truyền thống, ngày 17 tháng 2 là ngày mà người VN ghi nhớ những quân dân đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới phía bắc, chống giặc Tàu giữ nước!
Nếu là một chế độ thực sự vì tiền đồ của dân tộc, khích lệ tinh thần yêu nước của người dân, CSVN phải nên khuyến khích những cuộc tưởng niệm hào hùng này, nhưng vì SỢ LÀM MẤT MẶT ÔNG CHỦ BẮC KINH, năm nào CSVN cũng ra lịnh cho lũ đầu trâu mặt ngựa ngăn chận, đánh phá, bắt giam những nười dân có tinh thần yêu nước.
Một tên BTQP như Phùng Quang Thanh mà nghe nhân dân ghét thằng Tàu đã vội lo sợ; một đại tá quân đội như Khuất Biên Hòa mà lo lắng nhân viên thuyết minh của bảo tàng Điện Biên không nói hết được "CÔNG ƠN TRỜI BIỂN của Trung Quốc đối với đảng và nhân dân ta" ; một GS sử học Phạm Hồng Tung đề nghị phía VN phải "thảo luận với bên TQ" để viết sử, và còn vô số những biểu hiện nô tài đáng kinh tởm như thế trong chế độ Nguyễn Phú Trọng!
Trước đây, Nguyễn Xuân Phúc, trong vai trò Chủ Tịch Nước, dự lễ khánh thành đền thờ TÂY SƠN TAM KIỆT ngày 15 tháng 2 tại Bình Định, đã kêu gọi đảng viên cán bộ học tập tinh thần VĂN TRỊ VÕ CÔNG của Vua QUANG TRUNG. Nhưng anh hùng Nguyễn Huệ coi tinh thần DÂN TỘC là chủ đạo trong quá trình giữ nước và dựng nước, và chính ông đã thực hiện rốt ráo câu tuyên bố "ĐÁNH CHO SỬ TRI NAM QUỐC ANH HÙNG CHI HỮU CHỦ" khi lãnh đạo quân dân VN đánh cho 20 vạn quân Thanh chạy sút quần về Tàu, tướng tá đứa thì chết trận, đứa thì thắt cổ tự vẫn. Còn chế độ của Trọng Phúc thì sao? Giặc Tàu bắn giết dân Nam, hung hăng càn quấy trên biển Đông, xâm lăng biển đảo, mà cả một bộ máy từ ông tổng bí thư cho đến thằng dân phòng cùi bắp đ. dám hó hé một tiếng, bị ép quá thì chỉ dám bỏ nhỏ TÀU LẠ, NGƯỜI LẠ; nhân dân yêu nước lên tếng chống Tàu thì lũ ưng khuyển khốn kiếp của chế độ được lịnh phải đàn áp, bắn giết cho kỳ được. Hèn mọn đến nỗi họp ĐHĐ XIII vừa xong là phải lập tức báo cáo kết quả cho ĐCS Trung Quốc! Thế mà Phúc bảo cán bộ đảng viên phải học tập VĂN TRỊ VÕ CÔNG của QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ thì chẳng phải là điều bố láo hài hước hay sao?
Chỉ một bài thơ của DƯƠNG SOÁI, nói lên tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam , mà cũng sợ hãi thằng chủ Bắc Kinh bắt tội, phải kiểm duyệt cắt bỏ 3 khổ thơ quan trọng nhất, khiến bài thơ chẳng còn ý nghĩa gì, thì còn trông mong gì ở cái gọi là tinh thần độc lập tự chủ nước nhà?
Có nhiều bạn chủ trương cái gì cũng để rồi đây lịch sử sẽ phán xét công bằng. Tôi không đồng quan điểm này!
Nếu chế độ CSVN còn tồn tại dài lâu trên đất nước này, lịch sử sẽ do những thằng VIỆT GIAN như GS sử học PHẠM HỒNG TUNG viết, thì con cháu ta, thay vì căm thù quân xâm lược Tàu Cộng, sẽ tri ân những thằng gọi là LIỆT SĨ TRUNG QUỐC, và chúng sẽ thản nhiên cúi đầu kính cẩn trước mộ phần của kẻ thù, những đứa LÒNG LANG DẠ SÓI đã hướng mũi súng xâm lược vào dân tộc ta.
Vì vậy , chúng ta không thể chờ đợi lịch sử phán xét, mà ngay lúc này phải lên tiếng để các thế hệ kế tiếp có cơ hội hiểu SỰ THẬT NẰM Ở ĐÂU!
Huỳnh Hậu
........................................
GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG
Dương Soái .
Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông
Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong
Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979.
DS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét