Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2023

Trump và các 'tín đồ' đang nung nấu kế hoạch Project 2025 - Mai Vũ Phạm


Hôm qua, 18 Tháng Bảy, NYT đưa một bản tin gây nhiều chú ý, cho biết cựu Tổng thống Donald J. Trump và đồng minh thân cận đang nung nấu một kế hoạch gia tăng quyền lực rộng lớn hơn cho Trump trong trường hợp ông ta đắc cử tổng thống cuối năm 2024. Các chi tiết mà NYT đề cập được những người thân cận với Trump chia sẻ rộng rãi, gọi là Project 2025, với mục đích là khiến chính phủ phải tuân theo mọi ý thích bất chợt của Trump.
<!>
Project 2025

Kế hoạch gia tăng quyền lực tổng thống của Trump có nguồn gốc sâu xa kéo dài hàng thập niên của phe bảo thủ. Quyền lực cá nhân luôn là một trong những động cơ chính trị của Trump. Vào năm 2019, Trump tuyên bố trước một đám đông rằng: “Tôi có Điều 2 (Hiến pháp), theo đó tôi có quyền làm bất cứ điều gì tôi muốn với tư cách là tổng thống.”

Donald Trump phát biểu tại buổi Turning Point ở West Palm Peach, Florida ngày 15 Tháng Bảy, 2023. (Ảnh: Joe Raedle/Getty Images)

Giờ đây, Trump và đồng minh đang vạch ra một kế hoạch nhân đôi quyền lực rộng lớn hơn nhiều. Hai tổ chức đằng sau Project 2025 thâu tóm quyền lực cho Trump nếu tái đắc cử năm 2024 là nhóm hoạch định chính sách tranh cử của Trump và các nhóm bảo thủ được tài trợ bởi các cựu quan chức cấp cao thời chính quyền Trump.

Một ý tưởng mà nhóm của Trump đã nung nấu là chuyển giao quyền lực của các cơ quan độc lập sang cho ông ta. Một trong những mục tiêu của Project 2025 là “thay đổi cán cân quyền lực bằng cách tăng quyền lực của tổng thống đối với mọi bộ phận của chính phủ liên bang hiện đang hoạt động… bằng bất kỳ biện pháp nào.” Âm mưu này sẽ bao gồm việc soạn thảo một sắc lệnh hành pháp, yêu cầu các cơ quan độc lập đệ trình chính sách để tổng thống xem xét và phê duyệt. Ông Trump tán thành ý tưởng này, thề sẽ đưa các cơ quan độc lập này “dưới quyền của tổng thống”.

Một sắc lệnh tương tự như vậy đã được soạn thảo trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, nhưng chưa bao giờ được ban hành, vì những lo ngại pháp lý, đặc biệt nỗi lo về phản ứng của thị trường nếu tính độc lập tối quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve) không còn nữa.

Một số chi tiết của Project 2025 tưởng như đã được áp dụng dưới thời Trump còn đương chức, nhưng bị cản trở bởi những lo ngại rằng chúng sẽ không khả thi, và sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Ông John F. Kelly, cựu chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc thời Trump, cho biết: “Chỉ đơn giản là nó sẽ trở nên hỗn loạn, bởi vì Trump sẽ liên tục tìm cách vượt quá quyền hạn của mình, nhưng đám xu nịnh sẽ gật đầu đồng ý với Trump.”

Peter L. Strauss, giáo sư luật tại Đại học Columbia, lập luận rằng việc Quốc hội thành lập và trao quyền cho một cơ quan thực hiện một số nhiệm vụ độc lập là nhằm tạo ra sự kiểm soát đối với tổng thống, ngăn chặn sự lạm quyền và chuyên quyền. Giáo sư Strauss diễn giải: “Thực tế đáng tiếc là cơ quan tư pháp vào lúc này dường như có xu hướng công nhận rằng tổng thống có loại thẩm quyền quá lớn này. Họ đang tước bỏ sự độc lập của cơ quan theo những cách mà tôi thấy khá đáng tiếc và thiếu tôn trọng đối với quyết định của Quốc hội.”

Project 2025 của Trump và đồng minh cũng bao gồm sắc lệnh tạo điều kiện dễ dàng để sa thải nhân viên chính phủ vì lý do chính trị. Quan trọng hơn, Trump lên kế hoạch rà soát các cơ quan tình báo, Bộ Ngoại giao và các cơ quan quốc phòng để thanh trừng những quan chức mà ông ta không ưa.

Cựu tổng thống luôn xem ngành công vụ như hang ổ của “những kẻ ngoan cố”, là những người đã phê bình và tìm cách ngăn cản các chính sách của ông, trong đó có chính sách nhập cư. Các nhà phân tích cho rằng kế hoạch này của Trump là nhằm giúp ông ta dễ dàng loại bỏ những người bất đồng chính kiến.

Luật sư chuyên ngành an ninh quốc gia, Bradley Moss, viết trên Twitter: “Những người phe bảo thủ đang tìm cách thúc đẩy sự gia tăng quyền lực tổng thống nên thử suy nghĩ dù chỉ một giây về sự hoảng loạn mà họ sẽ có nếu Biden thực hiện dự án (gia tăng quyền lực cho tổng thống).”
“Quyền lực tuyệt đối, tha hóa tuyệt đối”

Từ “power” trong tiếng Anh có nghĩa quyền lực, cũng có nghĩa sức mạnh. Điều này phần nào lý giải quyền lực có sức mạnh vô biên, vì thế con người thường bị cuốn hút bởi sức mạnh của quyền lực. Triết gia Hy Lạp Plato từng nhận xét rằng để đánh giá phẩm cách của một người chỉ cần xem người đó làm gì với quyền lực. Quyền lực như một con dao hai lưỡi: nếu không được sử dụng đúng đắn sẽ trở nên nguy hại cho chính người cầm dao, thậm chí những người xung quanh.

Để đối phó với các tổng thống tìm cách tối đa hóa quyền lực, các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ đã đặc biệt chú trọng vào việc kiểm soát quyền lực của tổng thống. Giáo sư Mark Tushnet chuyên ngành lịch sự pháp luật ở Đại học Harvard cho biết: “Lúc đầu chúng ta đã trải qua một cuộc cách mạng chống lại quyền lực quân chủ. Bởi thế không ai muốn tổng thống có các loại quyền lực mà đế quốc Anh đã có.” Tuy nhiên, khoảng ba thập niên trở lại, khi Hoa Kỳ ngày càng phát triển, to lớn, và hùng mạnh hơn, thì quyền lực tổng thống đã gia tăng rất nhiều so với thời điểm Hiến pháp ra đời.

Hitler không trở thành người quyền lực nhất Đức Quốc xã chỉ sau 24 giờ. Mỗi ngày Hitler chiếm đoạt một ít quyền và dần dần ngày càng nhiều quyền bị tước đoạt. Có quá ít người nhận ra được sự thâu tóm quyền lực của Hitler. Đến khi nhận ra thì Hitler đã có quyền lực tuyệt đối để kiểm soát tất cả.

Nhiều người ủng hộ đến mức cuồng tín Trump sẵn sàng ‘phong đế’ cho Trump. (Ảnh: Scott Olson/Getty Images)

Khi Vladimir Putin lên nắm quyền ở Nga năm 1999, ông không trở thành nhà độc tài chỉ sau một vài ngày. Thực tế, Putin đã mất nhiều năm để xóa sổ các phương tiện truyền thông độc lập, đàn áp phe đối lập bằng án tù và thuốc độc, và thâu tóm quyền lực. Nga đã chính thức trở thành một chế độ chuyên chế toàn diện, kể từ khi Putin thành công củng cố quyền lực đánh dấu bằng cuộc xâm lược Ukraine vào cuối Tháng Hai năm ngoái.

Tác giả của Đạo luật Nhân quyền George Mason nói: “Từ bản chất của con người, chúng ta có thể chắc chắn rằng những người có quyền lực trong tay của họ… sẽ luôn luôn, khi họ có thể… sẽ tìm mọi cách để gia tăng quyền lực.” Thực vậy! Trump và đồng minh của ông đang bằng mọi giá để tăng cường quyền lực.

Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu tổng thống, Donald J. Trump, bị Bộ Tư pháp truy tố hình sự về việc cất giữ trái phép tài liệu bí mật. Không chỉ thế, Trump còn đang đối mặt các cáo buộc nghiêm trọng về gian lận bầu cử cả ở bang Georgia và liên bang. Bởi vậy, rất có thể, Trump tin rằng cách duy nhất để tránh phải ngồi tù trong phần đời còn lại là trở thành tổng thống một lần nữa.

Trở thành tổng thống cũng là cách để Trump thỏa mãn đam mê quyền lực vô hạn. Trump từng tuyên bố trước hàng ngàn người ủng hộ rằng “thật tuyệt” khi lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình, có thể giữ chức vụ Tổng bí thư trọn đời và đề nghị rằng Hoa Kỳ nên thử nghiệm như Trung Quốc.

Nhiều người ủng hộ Trump đến mức cuồng tín sẵn sàng ‘phong đế’ cho ông, nhưng đa số cử tri Mỹ thì đếm từng ngày “công lý thực thi” để đặt dấu chấm hết cho giấc mộng ‘đế vương’ của “một trong những tổng thống tệ nhất lịch sử Hoa Kỳ,” Donald J. Trump.

Không có nhận xét nào: