Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

ĐỪNG ĐÁNH MẤT SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT - Nguyễn Vạn Bình


Dân Việt Nam gần 400 năm qua, chúng ta hãnh diện và may mắn có được chữ quốc ngữ,một ngôn ngữ tuyệt vời, trong sáng, dễ học và dễ viết so với nhiều ngôn ngữ của nhiểu quốc gia khác trên thế giới. Nhắc về lịch sử ra đời của chữ Quốc ngữ, chúng ta biết chữ quốc ngữ được hình thành từ khoảng đầu thế kỷ 17 do công sức của tập thể các giáo sĩ như J. Roiz, G. Luis, C.Borri, Gaspar d’ Amaral, Antonio Barbosa và nhất là của cha Alexandre de Rhodes (Cha Đắc Lộ) khi ngài cho ra đời cuốn Từ điển Việt-Bồ-LaTinh vào năm 1651 thì chữ Quốc ngữ thực sự được hoàn chỉnh và chuẩn hoá.
<!>

Chữ Quốc ngữ dựa trên mẫu tự La Tinh như tiếng Anh, Pháp, Đức ,Ý, Tây Ban Nha v.v. là loại chữ chữ viết rất khoa học, thuận lợi nhất trong các loại chữ viết hiện nay.Trái lại chữ Tàu, Nhật, Đại Hàn, Thái Lan, Lào, Kampuchia v.v..là loại chữ tượng hình tạo nên nhiều khó khăn cho việc nhớ và phổ biến ngôn ngữ đến mọi người.Nhờ đặc điểm này mà việc truyền bá chữ Quốc ngữ cho toàn dân Việt được dễ hơn nhiều so với chữ Tàu và chữ Nôm. Số lượng ký hiệu không cồng kềnh cũng giúp cho việc in ấn các ấn phẩm bằng chữ Quốc ngữ trở nên nhẹ nhàng hơn, tiết kiệm được cả về thời gian lẫn chi phí.Ngoài ra, do ghi lại từ theo cách phát âm, chữ ghi âm dễ dàng giúp cho người học nắm được các quy luật chính tả và quy tắc ngữ pháp của ngôn ngữ sử dụng loại chữ viết này. Kể từ sau năm 1945 chữ Quốc ngữ đã trở nên không thể thay thế được trong công cuộc truyền bá, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi có dịp qua Đài Loan hai tuần lễ làm việc vào năm 1990, khi tiếp xúc với các kỷ sư bản xứ, thì họ cho tôi biết có đến 20 phần trăm dân Đài Loan không đọc được chữ Tàu.Trong khi đó, VN chỉ có khoảng 5 phần trăm người dân bị nạn mù chữ.

Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng đầy đủ, có 29 chữ cái:

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

Ngoài ra có thêm năm dấu: Sắc, Huyền, Hỏi, Ngã, Nặng. Tiếng Việt không có các ký tự F, J, W, Z như các ngôn ngữ khác.

Thời gian gần đây, người Việt trong nước và ngoài nước nhận được đề xuất gọi là Cải Tổ Tiếng Quốc Ngữ do ông Tiến Sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi ,nguyên phó Khoa Trưởng đại học Sư Phạm Ngoại Ngữ ở Hà Nội đưa ra đã làm mất đi sự trong sáng của chữ Quốc Ngữ bấy lâu nay.
Ông Bùi Hiền đưa ra đề nghị như sau:


Qua đề nghị, ông sẽ bỏ các chữ CH, TR, Đ, GH, NG, NGH, C, Q, KH, TH, GI,R, NH trong chữ quốc ngữ.

Vì thế, theo ông Bùi Hiền chữ quốc ngữ hiện hành:

Em Giữ Chặt Anh sẽ được viết thành Em Zữ Cặt An’

Em Nắm Chặt Anh sẽ được viết thành Em Nắm Cặt An’.

Ngôn Ngữ sẽ viết thành Qôn Qữ và Trục Trậc sẽ viết thành Cụk Cặk

Phan Bội Châu sẽ viết thành Phan Bội Trâu và Hai Bà Trưng sẽ viết thành Hai Bà Cưq

Nhận xét về sự đề cử nầy, ông Lê Thanh Dũng , nhà ngôn ngự học cho rằng ông rất thất vọng về phương án cải tiến này. Ông ngạc nhiên nếu đó là kết quả của sự nghiên cứu 40 năm của một học giả vốn nhiều kinh nghiệm và có tác phong làm việc nghiêm túc!

Ông Dũng đã nêu lên mấy điều không thể chấp nhận được vể việc cải tiến nầy. Theo ông Dũng, tiếng Việt cũng như nhiều thứ tiếng khác là loại tiếng mà chữ và âm thanh phát ra phụ họa cho nhau. ăn ý với nhau. Nó không chỉ ghép chữ với chữ thành chữ mới mà còn ghép âm thanh với âm thanh thành âm thanh mới.Thí dụ: ghép chữ t với h thành th. Ta hãy thử đọc nhanh chữ “tờ” và “hờ” xem, “quả nhiên” một âm mới, âm “thờ” bật ra. Từ đó ta có vô khối chữ mới nữa. Đọc nhanh thờ - a ta có “tha”; thờ - u ta có “thu”.Tiếp theo, đọc nhanh ư và ông ta có “ương”; ghép tiếp với th ta có “thương”.
Vậy mà bây giờ ông Bùi Hiền đề xuất thay chữ th bằng chữ w ( !) Là cái gì vậy? Ta không có chữ w, mượn của nước ngoài.Không sao. Nhưng ai cũng biết chữ ấy người ta phát âm thế nào. Chữ w trong we, why, wagon...chẳng có bóng dáng gì chữ và âm của th mà lại lấy nó thay cho th? Điều này là ngớ ngẩn, là đánh đố người Việt và cả người nước ngoài muốn học tiếng Việt.

Ta có thể vẽ một hình tam giác và đặt tên 3 đỉnh là ABC hay DEF tuỳ ý. Nhưng đặt chữ cho âm xin đừng tuỳ tiện như vậy. Lại nữa, chữ q trong tiếng ta và tiếng nước ngoài đều mang sắc thái của âm “cờ” như quạnh quẽ, quanh quẩn, quantum, pourquoi, Iraq, quiet, question...Ông Bùi Hiền lại lấy chữ q thay cho ng. (!) từ đó ra chữ qa, qaq. Trông mặt chữ như thế mà bắt người Tây và cả người ta phải đọc là Nga, là Ngang ư? Chữ x chính tác giả cho nó cái âm xờ, vậy mà lại không ngần ngại cho nó thay chữ kh. Riêng chỗ này ông lại mượn tạm tiếng Nga (!) Lung tung quá.
Còn một số điều đáng bàn nữa như đồng nhất tr và ch, s và x . Phải nói là kinh khủng. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Việt, cả tiếng Trung quốc đều có phân biệt hai cặp âm này, vậy mà tự nhiên tác giả định đánh đồng làm một. Có liều lĩnh, võ đoán, tuỳ tiện không? Nếu thế hệ sau cứ viết và nói những tên riêng một cách đại khái nhưng “đúng chính tả” là Hồ Trí Minh, Chường Trinh, Phan Bội Trâu và chữ nước ngoài, nhất là chữ Hán sẽ viết tên các vị ấy cùng hàng triệu tên người Việt ra sao, tác giả có nghĩ đến không. Tôi vất vả để viết cho đúng chữ cưq căk, cha mẹ ơi đó là tên vị anh hùng lừng lẫy trong lịch sử nước nhà (!) Dễ mấy ai nhận ra đó là cái tên rất đẹp trong tâm hồn người Việt: Trưng Trắc! Và Hà Nội có quận tên là quận Hai Ba Cưq (!)
Giáo sư Lân Dũng cũng đưa ra nhận xét về việc cải tiến chữ quốc ngữ của ông Bùi Hiền như sau: Giả sử việc cải tiến chữ viết tiếng Việt của ông Bùi Hiền thành hiện thực thì cả một hệ thống Hiến pháp, sách giáo khoa, tài liệu công dân ở các cơ quan chức năng đều phải được tiến hành in lại. Kể cả đồng tiền quốc gia cũng phải được in và phát hành lại. Bản thân mỗi công dân Việt Nam cũng phải học lại từ đầu để nắm cấu trúc của chữ quốc ngữ mới. Chỉ phân tích đơn giản thế thôi đã thấy đề án này phi thực tế”.

Ông Song Hàn đã đưa ra lời nhận xét: Nói ra để chúng ta thấy rằng, ngôn ngữ và chữ viết của Tiếng Việt đã đi sâu vào tiềm thức của từng người dân Việt Nam, thể hiện ý chí độc lập của dân tộc. Là người dân Việt, ai ai cũng luôn tự hào về sự trong sáng và tường minh của Tiếng Việt.Do đó, công trình cải tiến Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền không chỉ là bước thụt lùi ngôn ngữ, mà còn làm mất đi tinh hoa của Tiếng Việt! . Đó là chưa bàn đến nguy cơ băng hoại cả một nền văn hóa nếu đề xuất được áp dụng.

Tóm lại, trước thực trạng âm mưu bành trướng mộng bá quyền của Trung Cộng hiện nay tại Á Châu, thiết nghĩ dân tộc VN ngoài việc lo tranh đấu để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải của quê hương, chúng ta còn phải ra sức bảo tồn nền văn hoá của dân tộc Việt mà trong đó tiếng Việt là một trong những ưu tiên hàng đầu. Đúng như nhà cách mạnh, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã nói: Tiếng Việt còn thì Nước Ta còn. Vì thế, nếu tiếng Việt không còn thì quê hương VN sẽ không còn và dân tộc Việt sẽ bị diệt vong vậy./.

NGUYỄN VẠN BÌNH

Không có nhận xét nào: