Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Minh chứng “Đạo đức nhà giáo”: Vô ích vì có thể mua được? - Diễm Thi RFA


Hình minh hoạ: Một giáo viên trường phổ thông Marie Curie ở Hà Nội.Sau một thời gian ngắn tạm ngưng việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, năm học mới 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại yêu cầu tiếp tục đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cập nhật minh chứng “Đạo đức nhà giáo” lên phần mềm trực tuyến TEMIS.- TEMIS là hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông thông qua thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá theo chuẩn trong cả hệ thống giáo dục.
<!>

Theo hướng dẫn, gợi ý minh chứng “Đạo đức nhà giáo” bao gồm: “Phiếu đánh giá và phân loại viên chức; Thư cảm ơn, khen ngợi của các bên về giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực; Báo cáo chuyên đề/ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/nhà trường về những kinh nghiệm trong rèn luyện, nâng cao phầm chất đạo đức; Hình ảnh, tấm gương giáo viên cùng nhà trường vượt qua những khó khăn (do thiên tai, bão lũ…) để thực hiện mục tiêu và kế hoạch dạy học”.

Tất cả các kiểu thi đua, khen thưởng trong giáo viên các cấp ở Việt Nam là vô bổ, hình thức chứ không giải quyết được vấn đề gì hết. Trước đây bắt giáo viên phải có chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh mà có người chả bao giờ xài tới. Họ phải tìm mọi cách để mua. Nó tạo ra sự thừa thãi và lãng phí không cần thiết. -Thạc sĩ Hoàng Việt

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng, việc làm này là vô bổ, hình thức và có thể gây ra tiêu cực khi giáo viên phải cố tìm cho được các bằng chứng để chứng minh đạo đức của mình.

Thạc sĩ Hoàng Việt, Giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM nêu quan điểm của ông:

“Cái này không dành cho giảng viên đại học mà nó chỉ dành cho giáo viện các cấp khác thôi. Nhưng tôi nghĩ, hầu hết các chỉ tiêu thi đua, khen thưởng ở Việt Nam thì không chỉ trong ngành giáo dục mà trong tất cả các ngành khác đều mang tính hình thức.

Và nói cho cùng thì ở Việt Nam, nếu khui ra thì thấy một đống sai phạm, còn bình thường thì tất cả đều tuyệt vời. Về mặt lý thuyết thì nếu chưa phát hiện ra vi phạm và chưa bị xử lý thì coi như là tốt.

Tất cả các kiểu thi đua, khen thưởng trong giáo viên các cấp ở Việt Nam là vô bổ, hình thức chứ không giải quyết được vấn đề gì hết. Trước đây bắt giáo viên phải có chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh mà có người chả bao giờ xài tới. Họ phải tìm mọi cách để mua. Nó tạo ra sự thừa thãi và lãng phí không cần thiết.”

Nền giáo dục Việt Nam bị coi là “phi giáo dục, dối trá”. Thế nên những đánh giá cũng chỉ mang tình hình thức, bởi chính những người đánh giá giáo viên là những người dối trá nhất, như nhận xét của thầy giáo Đỗ Việt Khoa:

“Chuyện đạo đức nhà giáo là một thứ dối trá kinh khủng nhất. Ở trường nào có lãnh đạo tham lam, dối trá thì cả tập thể giáo viên phải dối trá theo. Nhưng họ đánh giá nhau đều tốt, đều xuất sắc cả. Cho nên cái sự giả dối nó kéo dài. Do đó, việc bắt giáo viên minh chứng “Đạo đức nhà giáo” nó vô tác dụng.

Giáo viên tốt thì nhiều. Cái xấu, cái ác thì ở giới quản lý giáo dục, giới lãnh đạo. Người ta phản ánh đầy nhưng thường là bị trù dập, có bao giờ xử lý được họ đâu. Ai xử lý khi cấp trên của họ cũng dối trá, nhất là thanh tra các phòng, các sở giáo dục.

Tôi mong ông, bà nào đưa điều này ra thì dẹp nó đi. Tôi chỉ yêu cầu điều duy nhất là có sai tố cáo sai phạm thì các vị xử lý cho nghiêm chứ đừng bao che, và đừng bao giờ dung túng bệnh dối tra trong ngành giáo dục. thế là chúng tôi mừng lắm rồi.”

Là một nhà giáo, thầy Đỗ Việt Khoa mong muốn ngành giáo dục ai cũng nói thật, làm thật, sống có đạo đức để làm gương cho học trò. Nhưng với thầy, điều này không thể làm nổi trong xã hội Việt Nam hiện nay, bởi không có ai đủ thẩm quyền xử lý khi quyền hành phân cấp phức tạp, chồng chéo lên nhau; những người có quyền thực sự thì họ không cần đạo đức thật hay giả, nên chuyện đánh giá đạo đức giáo viên là không thể.

Vấn nạn dối trá, căn bệnh hình thức tồn tại trong giáo dục ở Việt Nam từ hàng chục năm qua dường như không có lối thoát.

 

Thầy giáo Trần Ngọc Sơn và đơn xin nghỉ việc tố cáo vấn nạn dối trá tại trường học nơi mình làm việc. Hình: FB Ngọc Sơn/ RFA edit

Mới đây, thầy giáo Lê Trần Ngọc Sơn, dạy tiếng Anh tại trường Tiểu học An Lợi, Long Thành, Đồng Nai viết đơn nghỉ việc. Trong đơn, thầy Sơn viết: “Nay tôi làm đơn này đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết cho tôi thôi việc từ ngày 1/11/2021 theo chế độ thôi việc hiện hành. Lý do, công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá, tôi cảm thấy mình không phù hợp nên nghỉ.”

Tháng 5 năm 2020, tại phiên sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, cựu Trưởng Phòng Khảo thí Diệp Thị Hồng Liên nói rằng có nhiều trường hợp gian lận, mình không làm theo sẽ khó vì: "Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật". Người ta tin bà Liên nói thật và thấy cay đắng cho thực trạng giáo dục nước nhà.

Trong một xã hội tốt đẹp thì đa số người dân quay lưng với cái xấu, nhưng với xã hội Việt Nam, nếu nói ‘không’ với cái xấu thì lại bị coi là bất thường. Đó thật sự là điều đáng lo và giáo dục không là ngoại lệ.

Tôi cho rằng cần có các chỉ số để đánh giá. Cũng có thể đánh giá bằng định tính, tức là đánh giá của học sinh với giáo viên. Đấy là những tiêu chí mà các nước họ vẫn làm và họ làm rất hiệu quả. Việt Nam nên đi theo cách đó chứ đừng tạo ra riêng một cách mà chỉ Việt Nam mới áp dụng, thì sẽ thất bại trong việc đánh giá. -Giáo sư Đặng Hùng Võ

Với việc Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên minh chứng đạo đức, Giáo sư Đặng Hùng Võ đánh giá:

“Theo cái cách trưng ra bằng khen như chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động hay tìm những minh chứng nó chẳng hiệu quả gì ở Việt Nam cả, bởi người ta có thể bỏ tiền ra mua. Những danh hiệu nó không còn chính xác nữa. Nó không liên quan gì đến việc lột tả được ý nghĩa về đạo đức.

Tôi cho rằng cần có các chỉ số để đánh giá. Cũng có thể đánh giá bằng định tính, tức là đánh giá của học sinh với giáo viên. Đấy là những tiêu chí mà các nước họ vẫn làm và họ làm rất hiệu quả. Việt Nam nên đi theo cách đó chứ đừng tạo ra riêng một cách mà chỉ Việt Nam mới áp dụng, thì sẽ thất bại trong việc đánh giá.”

Trò chuyện với RFA, một số giáo viên cho rằng, minh chứng “Đạo đức nhà giáo” chẳng có tác dụng gì trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy ở các nhà trường hiện nay. Nó hết sức vô lý, vô ích và mất thời gian của giáo viên, trong khi Bộ Giáo dục có chủ trương giảm tải cho giáo viên.

Đầu năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức hướng dẫn các trường học trên cả nước thực hiện giảm tải chương trình do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhiều nội dung ở các bậc từ tiểu học đến Trung học phổ thông sẽ không dạy, hoặc chỉ khuyến khích tự học, tự đọc.


Không có nhận xét nào: