Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Nhà nước Việt Nam trước khả năng bị kiện một loạt vụ ‘tỉ đô’ mới từ doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình - 19/10/2021 - Khánh An-VOA

Vụ kiện xuyên thế kỷ của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình chống lại Chính phủ Việt Nam là một vụ kiện lớn chưa có tiền lệ đối với nhà nước Việt Nam.Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, người đã thắng kiện chính phủ Việt Nam trong vụ kiện xuyên thế kỷ vào năm 2019, cho VOA biết ông đang trong quá trình thương lượngvới chính phủ Việt Nam về vấn đề bồi thường cũng như chịu trách nhiệm cho những phán quyết sai trái liên quan đến khối tài sản trị giá hàng tỉ đô la bị chính quyền tịchthu từ những năm 1990. Nếu quá trình thương lượng không thành, nhà nước Việt Nam sẽ đối diện với ít nhất 2 vụ kiện mới ở Toà án Quốc tế mà ông Bình sẽ đệ trình lên.
<!>

“Tất cả những thiện chí của phía tôi, qua hai (2) lá thư gửi Thủ tướng Việt Nam vừa qua. Nếu không được Chính phủ Việt Nam quan tâm nghiêm túc. Con đường còn lại duy nhất là hai phía sẽ gặp nhau trước Toà án Trọng tài Quốc tế thời gian tới”, ông Trịnh Vĩnh Bình nói trong email gửi cho ông Bạch Quốc An, Vụ trưởng Vụ Pháp luậtQuốc tế, thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam vào ngày 6/9/2021 mà VOA được xem qua.

Triệu phú mang danh “Vua chả giò” vang tiếng một thời ở Hà Lan cho biết sau khi ông thắng vụ kiện xuyên thế kỷ chống lại chính phủ Việt Nam tại toà án quốc tế ở Paris,phía Việt Nam hiện vẫn chưa giải quyết hoàn toàn những thiệt hại trong khối tài sản 2.338.250 đôla và 96 ký vàng mà ông Bình đã mang về nước đầu tư từ thập niên 1990.

Điểm lại vụ kiện xuyên thế kỷ giữa ông Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam

Kỳ 1: Đi theo tiếng gọi 'Về nước đầu tư'

Kỳ 2: Lên như diều gặp gió

Kỳ 3: Vụ án ‘lên đến Bộ Chính trị’

Kỳ 4: Căng thẳng Việt Nam – Hà Lan và Tòa trọng tài

Trong phán quyết tuyên vào ngày 10/4/2019, Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris nói bên bị đơn (chính phủ Việt Nam) đã vi phạm Điều khoản 3(1) về Đối xử Công bằng và Thỏađáng, và Điều 6 về trưng thu trong Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Vương quốc Hà Lan và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tòa yêu cầuchính phủ Việt Nam bồi thường cho ông Bình tổng cộng 45.398.439,6 đôla.

Tuy nhiên, theo lời ông Bình nói với VOA, số tiền bồi thường trên vẫn chưa bao gồm các phần tài sản khác mà toà chưa tuyên. Trong đó, có 2.470.000 m2 đất do công ty vàgia đình ông Bình chuyển nhượng lại và 5.420.000 m2 đất mà doanh nghiệp của ông nhận để trồng rừng theo Chương trình 327 và 732 của Việt Nam vào những năm 1990.

Giá trị số tài sản trên, theo ước tính của ông Bình, hiện nay đã lên đến hơn 4 tỷ đôla.

Thư ông Trịnh Vĩnh Bình gửi cho Vụ trưởng Bạch Quốc An, Bộ Tư pháp Việt Nam, vào ngày 6/9/2021 về việc bồi thường tài sản.
Thư ông Trịnh Vĩnh Bình gửi cho Vụ trưởng Bạch Quốc An, Bộ Tư pháp Việt Nam, vào ngày 6/9/2021 về việc bồi thường tài sản.Trong thư gửi cho Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 7/6/2021, ông Trịnh Vĩnh Bình yêu cầu chính phủ Việt Nam giải quyết nốt phần tài sản đã đầu tư còn lại tại Việt Nam.

Yêu cầu này cũng đã được ông gửi cho cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thư gửi ngày 28/12/2020.“Tôi sẵn sàng thương lượng chỉ nhận 50% trên tổng giá trị tài sản sẽ được đền bù, kèm theo một vài lô đất để tái lập cơ sở kinh doanh, cũng như đền ơn đáp nghĩa những người thân từng gắn bó với tôi qua nhiều năm tháng”, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình đưa ra đề nghị trong thư gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Trả lời cho yêu cầu của ông Bình, đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam, ông Bạch Quốc An – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế – khẳng định trong thư hồi đáp vào ngày 1/9/2021 rằng “Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Phán quyết này (phán quyết ngày 10/4/2019) và yêu cầu Ông tôn trọng và thực hiện đúng Phán quyết”.

VOA đã liên lạc với Vụ trưởng Bạch Quốc An và Vụ Pháp luật Quốc tế, thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam, để yêu cầu bình luận về vụ việc nhưng chưa nhận được phản hồi. Theo tiết lộ của ông Bình với VOA, sau khi phán quyết được đưa ra, phía luật sư đại diện cho Việt Nam trong Thoả thuận liên quan đến việc chuyển tiền bồi thường đã yêu cầu ông Bình phải ký đồng ý về một số điểm. “Cái mà ký ngoài toà họ kêu tôi ký vô trong điểm D là Toà chỉ tuyên trả cho TVB (Trịnh Vĩnh Bình) mà không phải cho Bình Châu (doanh nghiệp đã bị tịch biên trước đây của ông Bình), và ở dưới nữa họ nói tôi phải xác nhận rằng số tiền này là toàn phần rồi. Tôi nói ‘Không, mấy anh đừng nói cái đó. Không có chuyện đó! Bây giờ toà tuyên như thế nào thì mấy anh thực hiện trước đi. Tôi có gì không đồng ý tôi khiếu nại phần tôi. Anh có gì không đồng ý thì anh khiếu nại phần anh. Còn tôi không ký một dấu chấm, dấu phẩy nào ngoài toà”, ông Bình nói với VOA, đồng thời cho biết thêm rằng hiện ông đang chuẩn bị hồ sơ cho 2 – 3 vụ kiện ra toà án quốc tế nếu như quá trình thương lượng giữa ông và chính phủ Việt Nam bất thành.

Thư trả lời của Vụ trưởng Bạch Quốc An, Bộ Tư pháp Việt Nam, vào ngày 1/9/2021 cho yêu cầu bồi thường tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình.
Thư trả lời của Vụ trưởng Bạch Quốc An, Bộ Tư pháp Việt Nam, vào ngày 1/9/2021 cho yêu cầu bồi thường tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình.

Ngoài vụ kiện liên quan đến khối tài sản đã bị nhà nước Việt Nam tịch thu trước đây, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình cho biết có cả một vụ liên quan đến doanh nghiệp hiện tại của ông ở Phú Yên.

Ông nói với VOA: “Tôi đang đeo đuổi một vụ kiện vì chính quyền địa phương ở Phú Yên đang áp bức cái khách sạn của tôi, là một đề án tôi đầu tư từ năm 2007 là Long Beach Resort.

Sau một thời gian đầu tư, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và áp bức, nhất là thời kỳ xử án kỳ hai ở Paris. Trước đó và trong thời gian đó, chính phủ Việt Nam làm đủ mọi thứ áp bức hết”. Trong số những điều mà ông Bình cho là chính quyền địa phương “áp bức” ông có việc gửi văn bản kết luận doanh nghiệp của ông nợ hơn 10 triệu tiền thuế mà ông Bình nói là “thuế ảo” hay “thuế tương lai”.

“Nhưng những cái họ vịn ra là nó sai”, ông Bình nói với VOA. “Luật của Việt Nam thời đó, và ở Phú Yên có một khuyến khích riêng nữa, thì tôi nằm trong dạng được miễn giảm (thuế) cho đến một thời điểm nào đó. Nhưng giữa chừng họ đã làm rồi.

Vì điểm đó, chúng tôi đã gửi nhiều văn bản phản đối, kể cả lên thủ tướng”, ông Bình giải thích. Ngoài những rắc rối về thuế, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình còn cho biết khu resort mà ông đầu tư có giá trị lên đến gần 20 triệu đôla liên tục gặp các vấn đề gây cản trở cho việc kinh doanh như bị cưỡng chế hoá đơn, bị đập phá công trình, địa phương không xây dựng đường ống thoát nước như quy định… “Tóm tắt lại, vụ Phú Yên tôi đã chiếu theo Điều khoản 92 của BIT (Hiệp định đầu tư song phương) giữa Hà Lan và Việt Nam và chúng tôi sẽ có một cuộc nói chuyện với bên Việt Nam.

Trường hợp “Settlement”, tức thương lượng giải quyết êm đẹp, nếu không giải quyết được thì chắc chắn sẽ đưa vụ này lên toà án (quốc tế) trong thời gian tới”, ông Trịnh Vĩnh Bình cho biết thêm.

Được biết, cuộc họp thương lượng đầu tiên giữa ông Trịnh Vĩnh Bình và công ty luật quốc tế đại diện cho ông với đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao Việt Nam và đội ngũ pháp lý vừa diễn ra vào ngày 14/10.

Như vậy, tính cho đến nay, trong các vụ kiện ở các toà án quốc tế kéo dài hơn 25 năm qua chống lại chính phủ Việt Nam về việc tịch thu tài sản đầu tư, ông Bình đã giành được hơn 60 triệu đôla bồi thường thiệt hại.

Bí quyết và niềm tin nào khiến “Vua chả giò” Việt Kiều Hà Lan từ nghịch cảnh suýt mất mạng trở thành người đầu tiên gặt hái thành công lớn trong việc kiện chính phủ Việt Nam ra toà án quốc tế? Mời quý vị theo dõi tiếp Phần hai trên website và Facebook của VOA Tiếng Việt.

Không có nhận xét nào: