Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

Haiti và Việt Nam… Có Giống Nhau? - Minh Phượng

Sau một năm không thể tổ chức bất cứ điều gì vì đại dịch, vào ngày 2 tháng 10, 2021, hội VietRISE đã lại cùng với hội National Day Laborer Organizing Network (NDLON) (Hội Những Người Lao Động, Toàn Quốc) tổ chức buổi hội chợ miễn phí cho những cư dân tại quận Cam để nói lên nguyện vọng muốn giúp đỡ cho những người mới định cư bị bóc lột, lợi dụng, hoặc bị hiếp đáp bởi sự kỳ thị trong xã hội chung quanh…
<!>







 
























VietRISE là một tổ chức gồm những người trẻ sinh trưởng bên Mỹ, đa số trong khoảng tuổi 20-35, đang học Đại Học, hoặc đã ra trường, có người theo ngành luật. Các thành viên trong cả nhóm đều là những thiện nguyện viên, xả thân cho lý tưởng, lo cho những người nghèo, với tôn chỉ góp phần xây dựng một xã hội nhân bản hơn, đầy tình người, công bằng và không còn kỳ thị…


VietRise và BTC

Trong bối cảnh những người tỵ nạn từ Afghanistan sau khi Mỹ rút quân và rồi từ Haiti đang bị xua đuổi tàn nhẫn tại biên giới Mỹ-Mễ khiến nhiều người dân Hoa Kỳ thắc mắc, nghi ngờ, ngay cả khó chịu, bực bội …Có người còn hỏi tại sao chúng ta phải tiếp nhận những người tỵ nạn, di cư này. Buổi Festival này đã được tổ chức để gióng lên tiếng nói chân chính cho những hội đoàn đang giúp cho người tỵ nạn vừa đến, hoặc sắp đến.
 

Khi tôi gửi cái bích chương ra, có người hỏi tôi tại sao các cháu trong Ban Tổ Chức lại đánh đồng những người tỵ nạn cộng sản VN với người Haiti, hay cả người Mễ. Vì vậy, tôi xin nhân cơ hội này mạn đàm về cái lý do vì sao người dân Mỹ có bổn phận phải nhận và bù đắp cho những khốn khổ mà người nghèo khó bên Haiti đã phải hứng chịu. Trong một bài khác, nếu cần, tôi sẽ nói thêm về lý do tại sao chúng ta cũng có bổn phận phải bù đắp thiệt hại cho người Mễ đang tìm cách vượt biên, bằng mọi giá, để sống còn

.

Chụp hình với ThảoVy, cô họa sĩ vẽ T-Shirt và bích chương cho ngày hôm đó

Sau hơn hai tháng chuẩn bị, họp hành, hội ý, bàn thảo, điều động, VietRISE đã cùng với NDLON tổ chức một buổi lễ hội ngoài trời tại công viên Centennial tại thành phố Santa Ana .

Cháu Duy Việt, con trai tôi, là một trong những thiện nguyện viên đã cất công họp hành, điều động mỗi cuối tuần, cũng như bỏ ra nhiều đêm để phát họa, sơn phết những tấm hình cho buổi lễ hội. Cháu đã đến từng khu mobile home có nhiều người Việt Nam đang ở chung, làm “thông dịch viên” bất đắc dĩ để nói lên thông điệp, kêu gọi nhân quyền cho cư dân, ngay tại đây, cho những người nghèo, ít biết tiếng Anh. Cháu cũng cố gắng thuyết phục, kêu gọi sự tham gia, góp mặt của quý vị này, đa số là người cao niên, tại buổi hội chợ nói trên.

 
Tôi và cháu Duy Việt

Phần trình diễn văn nghệ tràn ngập tình người, và vô cùng phong phú được sự tham gia, góp mặt của nhiều nghệ sĩ trẻ người Việt cũng như người Mễ và người Phi. Các cháu trong đoàn múa Lân Nam Hỏa cũng đã đến múa lân để giúp vui cho khán giả tham dự hôm đó. Ca sĩ chính trong ngày hôm đó là cô bé đa tài tên Hana Vũ, một ca, nhạc sĩ rất trẻ (chỉ mới 21 tuổi) và rất nổi tiếng tại Los Angelos. Những bản nhạc cô tự viết và trình bày nói lên những thao thức, trở trăn về con người, vô cùng sâu sắc…

.

Ca, nhạc sĩ Hana Vũ và Tôi

Buổi hội chợ, hoàn toàn miễn phí, đã có những cái lều để cho mọi người hiểu thêm về những quyền lợi (rất bị giới hạn) của những người Mễ và người Việt nghèo khổ, và những ước mơ, hoài bão, lý tưởng mà các em (đa số chỉ từ 20-35 tuổi) muốn huy động, và tranh đấu cho những người nghèo, thấp cổ bé miệng. Có lều cho người dân biết về những dịch vụ cung cấp y tế miễn phí, nhất là việc chích ngừa chống dịch Covid-19.


Bàn thờ cho những người đã nằm xuống vì sự kỳ thị, vì nhân quyền bị chà đạp…

Các cháu trong hội VietRISE cũng lập bàn thờ (theo truyền thống của người Mễ, và người Việt Nam) để tưởng niệm những người đã qua đời vì Covid-19 hay vì sự bất công, bất nhân trong cung cách đối xử với những người nhập cư sau này, nhất là với những người di dân, người tỵ nạn từ các nước nghèo, có dân da màu như từ Haiti, Mễ, A Phú Hãn và ngay cả VN.
Nay xin tóm lược một số những điểm tương đồng và khác biệt đáng ghi nhận giữa Haiti và Việt Nam:

Những điểm tương đồng trong lịch sử cận đại:

1. Như người Việt, người dân Haiti đã quyết liệt đấu tranh dành độc lập, chống lại chế độ thực dân của Pháp….
2. Cả hai quốc gia đã có được chút quyền tự trị sau khi Pháp thua trận (năm 1804 bên Haiti, và năm 1954 bên VN)
3. Cái điểm tương đồng chính, ngay lúc này, là cả hai nơi đều có người tỵ nạn đến Hoa Kỳ (HK) sau khi không còn có thể sống một cuộc sống an toàn ở nơi chôn nhau cắt rốn. Hiện nay đang có rất đông người Haiti đang tìm cách đến Mỹ.
4. Trong quá khứ, cả hai đều có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên trù phú, và đất đai mầu mỡ, mang sự giàu có, thịnh vượng cho “mẫu quốc” với những đồn điền cao su, đường, cà phê, trà, bông gòn, gạo v.v…

Những điểm khác biệt, qua sự đô hộ của Pháp:

1) Pháp đô hộ Haiti từ 1659 đến 1804 (trước khi Mỹ có cuộc nội chiến Nam Bắc), và từ 1858-1954 tại Việt Nam.

2) Trước khi xâm chiếm và đô hộ VN, từ thế kỷ thứ 17, Pháp đã xâm lăng Haiti, để lập ra những đồn điền cho việc canh tác và khai thác nông sản, đem về Pháp, hoặc bán ra các nước Tây Phương khác để làm giàu. Thổ dân trên đảo Haiti đã bị Pháp tiêu diệt hầu như hoàn toàn và những người da đen đến từ miền tây bên Phi Châu đã được “nhập cảng” vào Haiti để làm nô lệ tại các đồn điền cho chủ nhân ông người Pháp. Sau đó thì Pháp đã lập ra một hệ thống chính quyền dựa vào màu da đậm nhạt! Giới cai trị, cầm quyền là người da trắng, giới làm việc cho những ông chủ da trắng là người Haiti, không đen lắm, hoặc lai, và cũng chỉ được làm nhân viên, tay sai của chủ nhân ông người Pháp, tiếp tay cai trị và cưỡng bức người nô lệ da đen vào “nề nếp”, phục dịch trong nhà hoặc ngoài đồn điền, ruộng rẫy (không mấy khác những người nô lệ da đen bên Mỹ lúc bấy giờ)

3) Đối với VN trong thời Pháp thuộc thì có lẽ không ai quên được là Pháp đã dần dà cưỡng chiếm VN ra sao. Những luận điệu nghe rất “kêu” lúc đầu như “giúp khai phá đất đai, khai hóa, mang ánh sáng văn minh Thiên Chúa Giáo đến” là những tấm bình phông che dấu sự tham lam, tàn ác của những chủ nhân ông người Pháp, những kẻ muốn chiếm đất, làm giàu bằng sức lao động người dân Việt trong các đồn điền cao su, cà phê, đường, v.v… Việt Nam đã dần dà bị mất quyền tự trị, triều đình Huế và Vua chỉ là bù nhìn, không có quyền bính thật sự trong tay. Vì được xem như một “cửa khẩu” quan trọng trong vùng Đông Nam Á, nên sự vận chuyển hàng hoá và nông lâm sản cho các “chủ nhân ông” từ các công ty chế tạo cao su, nông, lâm sản trở nên vô cùng cần thiết, và đó là lý do vì sao VN đã có những đường rầy đầu tiên trong vùng Đông Nam Á.

4) Haiti là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công trong cuộc nổi dậy của những nô lệ, chống lại chủ nhân ông người da trắng, và là quốc gia đầu tiên trên thế giới bãi bỏ luật buôn bán và dùng nô lệ, năm 1804.

Kết quả của cuộc chiến dành độc lập của Haiti, và những liên hệ mật thiết của Haiti với Mỹ:

Haiti là quốc gia thứ hai trên thế giới đã lập ra một chính phủ theo chế độ dân chủ từ năm 1804 (chỉ 28 năm sau khi Mỹ tuyên bố độc lập khỏi Anh quốc năm 1776).

Thế nhưng, Mỹ đã không chịu công nhận quyền độc lập và tự trị của Haiti hơn 60 năm, và mãi đến giờ, Mỹ vẫn đang tìm đủ mọi cách để lũng đoạn, cầm đầu chính quyền Haiti. Việc Haiti trở thành quốc gia đầu tiên thành công trong việc lật đổ chế độ nô lệ bóc lột, tàn ác của Pháp năm 1804 (trước cả khi nội chiến bên Mỹ bắt đầu) đã khiến cho những chủ nhân ông nô lệ bên Hoa Kỳ, trong đó có những vị TT đầu tiên của HK như Washington, Jefferson, Jackson, vô cùng khó chịu, lo ngại và đề cao cảnh giác, không muốn thấy những cuộc chiến dành độc lập bởi những người nô lệ da đen, chống lại “ông chủ” người da trắng bất cứ nơi nào khác, nhất là bên Hoa Kỳ.

Một chi tiết vô cùng quan trọng nhưng ít người Việt quan tâm, hay biết và nói đến, là Mỹ đã được hưởng lợi rất nhiều nhờ cuộc cách mạng của người Haiti kháng chiến, chống sự đô hộ của Pháp: Lúc ấy, khi người Haiti đứng lên dành tự do, Napoleon đang cần tiền, và đạn dược, sau cuộc tranh chấp giữa Anh và Pháp, nên đã bán tiểu bang Louisiana cho Mỹ với cái giá rẻ mạt, với điều kiện là Mỹ phải góp sức với Pháp trong việc bắt nạt, răn đe Haiti bằng vũ lực .

Sau khi mua được “quyền độc lập và tự trị” với giá “cắt cổ, mổ họng” ( khoảng 21 tỷ đô la Mỹ), người dân Haiti đã phải è cổ, ì ạch trả “nợ” cho đến năm 1947 mới hết. Haiti cũng đã phải, hằng năm, giảm giá xuất khẩu đến 50% cho Pháp, nếu không thì Pháp và Mỹ lại sẽ mang quân đội sang đánh chiếm lần nữa! Nói cho rõ thì Haiti gần như đã tiếp tục bị bóc lột bởi sự “can thiệp”, và cưỡng chiếm bằng súng đạn và quân đội Mỹ trong hơn 19 năm (từ 1915 đến 1934).

Khi xâm chiếm Haiti năm 1915 với vũ trang, quân đội, Mỹ đã giúp đòi “nợ” dùm cho “đồng minh” Pháp, bằng cách xiết nhà băng bên đó, và bắt Haiti phải đóng “thuế Độc Lập” cho Pháp, và Hoa Kỳ, với con số ấn định là 40% sự thu nhập, của cả nước Haiti! Những người nắm quyền bính trong tay trong chính phủ Haiti phải được sự chấp thuận, ủng hộ của Hoa Kỳ! Những ai có tinh thần chống đối, muốn dành độc lập, chống lại các cường quốc thì bị giựt dây, ám sát, truất phế! Hằng ngàn người Haiti, kể cả dân lành, đàn bà trẻ con, đã bị cưỡng bức lao động, như nô lệ, bị hành hạ, kỳ thị, khinh bỉ, giam cầm, thảm sát, tiêu diệt bởi quân đội Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 19 năm Mỹ chiếm đóng. Đây là một cách vừa để đe dọa việc chống lại chủ nghĩa thực dân, vừa có lợi cho kinh tế của Hoa Kỳ và Pháp, cùng lúc làm kiệt quệ tài nguyên, sức phấn đấu và tinh thần độc lập của người dân Haiti nói riêng và những người dân tại các nước thuộc địa khác nói chung, trong đó có Việt Nam.

Ngay cả sau khi không còn chiếm đóng, gần cả trăm năm qua, Hoa Kỳ vẫn liên tục xen vào, chia rẽ, lũng đoạn chính trường và kinh tế của Haiti, khiến cho cái quốc gia nhỏ bé, nhưng giàu tài nguyên, giờ trở thành kiệt quệ, lụn bại vì phải hứng chịu bao nhiêu mất mát, và vì vẫn cứ mãi bị bóc lột, bị xiết cổ từng ngày, bị lũng đoạn bởi những con buôn chính trị bên Mỹ…

Những Hệ Lụy Hiện Tại, liên quan đến việc người Haiti phải tìm cách qua Mỹ:

Tính theo đầu người thì Mỹ là quốc gia đã và đang dẫn đầu thế giới về mức tiêu thụ, và thải ra khí CO2. Carbon dioxide tăng, giữ nhiệt, khiến bầu khí quyển ngày càng nóng lên, đe dọa sự an nguy của rất nhiều quốc gia, trong đó có VN và Haiti. Những hệ lụy tàn khốc bởi sự hâm nóng toàn cầu, như mặt đất ngày càng khô cằn, mạch nước cạn dần, ruộng đồng không còn canh tách được vì bị nước biển dâng lên, tràn vào làm thêm mặn, và những cơn sóng, lũ lụt, đã đang và giết hại bao nhiêu người, lại càng khiến người dân Haiti không còn có thể an cư, vì không còn đất để sống, họ phải tìm cách phải di tản, tìm nơi khác để không phải chết vì đói khát, bệnh tật triền miên, năm này tháng nọ…

Kết

Người Mỹ chúng ta có quyền trách móc, xua đuổi những người dân đến từ Haiti không? Xin khẳng định: KHÔNG, hoàn toàn KHÔNG!
Không những vậy, chúng ta còn có bổn phận phải đón nhận và bù đắp cho họ, như một cách chuộc lỗi, tạ tội, vì những đối xử tàn ác, bất nhân, bất công ngày xưa, đã khiến cho Haiti không cách nào vươn lên được, nhất là khi sự sống còn của người dân Haiti đang bị bao nguy hiểm vây quanh bởi sự hâm nóng toàn cầu. Điều này cũng tương tự như người Mỹ có bổn phận phải mang những người dân A Phú Hãn, hay người dân Nam VN năm 1975, qua đây để tìm đường sống vậy.

Xin nhớ cho rằng: Không ai muốn phải rời quê cha đất tổ để thành người lưu lạc tha phương, nhất là khi họ phải đến một nơi không có cùng truyền thống văn hóa, ngôn ngữ trong một guồng máy xã hội thiếu sự tôn trọng con người một cách bình đẳng chỉ vì màu da, tiếng nói….

Đây cũng là một trong những lý do mà hội VietRISE đã phải lên tiếng khi thấy những người dân Haiti bị xua đuổi, tống khứ, với nhiều lý do KHÔNG chính đáng, thiếu bằng cớ tối thiểu như “họ mang vi khuẩn Covid đến” v.v…

Duy Việt và một số các thiện nguyện viên trong hội VietRISE cũng đã đến nói chuyện với các cư dân (Việt có, Mễ có) lớn tuổi tại các vùng mobile home nghèo khổ ở quận cam, những người bị chủ nhà tăng tiền thuê đất, hoặc thuê nhà một cách kinh khủng đến nỗi họ phải xúm tụm, ở chung, vô cùng chật chội. Sự tranh đấu của những người trẻ này đã mang đến việc các đại diện thành phố Santa Ana thông qua một đạo luật cấm tăng giá thuê nhà, thuê đất hơn 3% mỗi năm ( Trước dây, có khi tiền thuê đất, thuê nhà bị tăng đến 40%).

Tôi đến với con, nhìn cách làm việc với hết nhiệt huyết của các cháu trong hội, nhìn sự thân thiện tương thân tương ái của những người khác màu da, tiếng nói, những cái nắm tay, chào hỏi thật thân tình, mà không khỏi nghe dâng lên niềm tin yêu, hy vọng về một ngày mai tươi sáng nhân bản hơn, từ những người trẻ hôm nay ….

Tôi học từ con được những gì?
Học rằng thế giới lắm sân si
vì lòng tham lợi không biên giới
đã khiến bao người phải ra đi

Người phải biệt ly, bỏ cố hương
mang đời tỵ nạn khắp muôn phương
bên lòng ác độc, dân kỳ thị
Cay đắng xót xa, lắm đoạn trường

Lắm đoạn trường bên những nổi trôi
“Nhân quyền” dân chủ …. chỉ đầu môi
màu da, tiếng nói, rồi tôn giáo
định phận bao đời, vẫn vậy thôi….

VietRISE nay đứng với dân nghèo
với kẻ khốn cùng, kẻ đói meo…
Soi đuốc, giúp người thêm sức mạnh
Lòng nhân: vang tiếng hát trong veo…

Minh Phượng

Nguồn:






Không có nhận xét nào: