Ngay sau khi Tòa án Nhân dân Tối cao TP Hà Nội tuyên án với 29 bị cáo Đồng Tâm trong phiên sơ thẩm ngày 14/9, Ân xá Quốc tế (Amnesty) và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về sự việc.Trong một văn bản gửi cho BBC News Tiếng Việt, tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định rằng "Đây là một bản án vô nhân đạo sau một phiên tòa bất công trắng trợn".
<!>
Phản ứng quốc tế
"19 trong số 29 bị cáo nói rằng họ đã bị tra tấn để phải nhận tội, một tuyên bố, nếu chính xác, làm suy yếu nghiêm trọng độ tin cậy của bản án, và thúc đẩy việc mở một cuộc điều tra độc lập, minh bạch và đáng tin cậy. Tổ chức Ân xá trước đây đã ghi nhận việc sử dụng tra tấn phổ biến đối với những người bị giam giữ ở Việt Nam," văn bản của Ân xá Quốc tế viết.
Cũng theo tổ chức này, việc tự ý đàn áp thông tin độc lập trên mạng xã hội liên quan đến các sự kiện ở Đồng Tâm đã làm dấy lên sự bất bình của công chúng, và quá trình tố tụng 'kỳ quặc' của phiên tòa này "chỉ gây thêm nghi ngờ rằng giới chức có các phiên bản khác nhau về sự kiện này".
"Các bị cáo được cho là đã từ chối quyền tham vấn luật sư và chỉ một tờ báo nhà nước duy nhất được phép tham gia phiên tòa."
"Tử hình là hình phạt tàn ác, vô nhân đạo và vô nhân tính tột cùng. Tổ chức Ân xá Quốc tế phản đối hình phạt tử hình trong mọi trường hợp, và không có ngoại lệ - bất kể ai bị buộc tội, bản chất hoặc hoàn cảnh của vụ phạm tội, có tội hay vô tội, hoặc phương pháp thực hiện," Ân xá Quốc tế khẳng định trong văn bản.
"Với việc đại hội toàn quốc của đảng Cộng Sản cầm quyền sẽ diễn ra chỉ trong vài tháng tới, không có khả năng xảy ra bất cứ điều gì khác ngoài một phiên tòa vội vã, thông qua một tòa án bị kiểm soát, giáng những hình phạt nặng nề vào những bị cáo này."
"Chính phủ Việt Nam đã phong ba cảnh sát hy sinh này thành liệt sĩ vì "an ninh trật tự" nhưng sự hiểu biết của chính quyền về khái niệm đó chắc chắn không bao gồm việc tôn trọng nhân quyền. Việt Nam cũng đã một lần nữa nhắc nhở thế giới rằng cùng với Trung Quốc, nước này là một trong những nước vẫn kiên quyết sử dụng án tử hình, một hình phạt vốn dĩ rất dã man, không bao giờ nên áp đặt lên bất kỳ ai ".
Trong bài Vietnam's Dong Tam Incident: the Curtain Falls, ông David Brown, nhà cựu ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, viết:
"Hầu như chừng nào còn có nông dân, còn có những cuộc nổi dậy của nông dân (Wikipedia có một danh sách dài các cuộc nổi dậy này), và hầu như lúc nào họ cũng bị đàn áp dã man."
"Ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1769-88) đã thành công trong một khoảng thời gian. Cùng với nhiều cuộc nổi dậy ngắn ngủi khác nhau của nông dân chống lại các doanh nghiệp thuộc địa của Pháp trong nửa đầu thế kỷ 20, nó được lưu danh trong sách lịch sử cấp trung học phổ thông của Việt Nam."
"Ở Việt Nam ngày nay, những cuộc biểu tình phản đối bất công của nông dân là một câu chuyện quen thuộc. Ông Lê Đình Kình dường như đã thuyết phục chính mình, các con trai, bạn bè và những người hàng xóm rằng công lý, nếu không phải là văn bản của pháp luật, luôn đứng về phía họ, với hậu quả bi thảm."
"Một ngày nào đó, ông Kình và những người như ông có thể cũng sẽ được tưởng nhớ"
Dư luận trong nước
Facebook của bà Nguyễn Thị Duyên (cháu dâu ông Lê Đình Kình) livestream hình ảnh người dân Đồng Tâm đón những người được thả tự do tại tòa về. Những người được hưởng án treo này đã cùng một số người dân khác đến viếng mộ cụ Lê Đình Kình.
Bên cạnh đó, một nhóm xã hội dân sự có tên 'Công dân hành động' đã làm bản kiến nghị phản đối bản án của tòa sơ thẩm về vụ Đồng Tâm.
Nhiều tri thức đã ký tên và chia sẻ trên trang Facebook của mình như: TS khoa học Nguyễn Quang A, TS Đặng Hoàng Giang, ThS. Nghiêm Hoa, PGS - TS Nguyễn Hoàng Ánh, Jang Kều (Nhà sáng lập Nhà chống lũ), các nhà hoạt động xã hội và người dân.
Truyền thông Việt Nam
Sau khi tòa tuyên án hôm 14/9, bản tin thời sự VTV, cùng ngày đưa tin:
"Vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là vụ án đặc biệt nghiêm trọng và được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều đối tượng vi phạm pháp luật với hành vi manh động, dã man, gây bức xúc xã hội... Quá trình xét xử sơ thẩm đã khép lại với bản án nghiêm khắc nhưng cũng mang đậm chất nhân văn, thể hiện sự khoan hồng dành cho các bị cáo".
"Trong lời nói sau cùng trước tòa, nhiều bị cáo đã từ chối luật sư tiếp tục bào chữa cho mình do hành vi vi phạm pháp luật đã quá rõ ràng."
"Bản án sơ thẩm đã tuyên được dư luận đánh giá là đã thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, nhưng cũng mang đậm chất nhân văn, thể hiện sự khoan hồng dành cho các bị cáo
"NGUỒN HÌNH ẢNCHỤP MÀN HÌNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét