Song song đó là báo cáo ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Việt Nam về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía bắc Biển Đông.
Việt Nam cũng bảo lưu quyền đệ trình các thông tin liên quan về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải ở các khu vực khác ở Biển Đông.
Công hàm số 25/HC-2020 liên quan đến công hàm ngày 6 tháng 3 năm nay của Philippines tuyên bố chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa mà Manila gọi là Kalayaan.
Trong công hàm số 25, Việt Nam lặp lại có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi công hàm đến Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục địa của Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Cũng liên quan Biển Đông, Bộ Ngoại giao Hà Nội vào ngày 15 tháng tư được dẫn lời rằng Việt Nam đang theo dõi hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc đang đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhắc về Hoàng Sa, Trung Quốc nói công hàm Việt Nam ‘phi pháp, vô hiệu’
- 15 tháng 4 2020
Getty Images
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên
Đối sách Biển Đông
Trung Quốc bác bỏ công hàm mà Việt Nam gửi cho Liên Hiệp Quốc, và nhắc lại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc về họ.
|
Ngày 14/4, tại họp báo ở Bắc Kinh, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa) là lãnh thổ Trung Quốc.
Tại họp báo, có người hỏi về việc vừa qua phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ ngày 30/3 đã gửi công hàm lên LHQ, phản đối 2 công hàm của Trung Quốc về Biển Đông.
Ông Triệu Lập Kiên trả lời: "Quần đảo Tây Sa, Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc."
"Các chủ trương liên quan của phía Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có "Hiến chương LHQ", "Công ước LHQ về Luật biển", là phi pháp và vô hiệu."
Biển Đông đang trở nên căng thẳng
Diễn tiến ở Biển Đông đang trở nên căng thẳng hơn trong những ngày qua.
Getty Images
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Ngày 14/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời báo Thanh Niên khi được hỏi về tin nhóm tàu Trung Quốc.
"Các cơ quan chức năng của Việt Nam theo dõi sát các diễn biến ở Biển Đông. Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông."
Phát biểu này dường như không chính thức xác nhận hoạt động của tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số tin tức phát đi ngày 14/4 cho rằng có việc tàu Trung Quốc đang ở Biển Đông.
"Có ba nguồn cho biết, thứ nhất là trên trang mạng của Dự án Đại Sử ký Biển Đông mà tôi cũng là một thành viên trong đó, cho biết là theo dõi trên ứng dụng khác là Marine Traffic thì không phát hiện được, nhưng dựa trên một ứng dụng khác thì phát hiện được tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với một số tàu hải cảnh của Trung Quốc và một số tàu cá đi theo và đang tiến vào phía Việt Nam," luật gia Hoàng Việt từ Đại học Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói với BBC.
"Ngoài ra thì hai nhóm nghiên cứu độc lập khác của Việt Nam sử dụng một số ứng dụng khác cũng theo dõi và cùng cho biết những thông tin tương tự, theo đó đồng nghiệp của chúng tôi, nhà quan sát Đặng Xuân Duân cho rằng các tàu này đang tiến về phía đảo Chữ Thập.
"Chưa rõ động thái sắp tới của Trung Quốc sẽ làm gì, nhưng rất có khả năng là Trung Quốc sẽ lập lại tình trạng của năm 2019 tại khu vực biển của Việt Nam, tức là họ cho những đoàn tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8 cùng các tàu hải cảnh đi xâm phạm vào khu vực biển của Việt Nam trong suốt thời gian kéo dài hơn một trăm ngày đó."
Chỉ vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng phản ứng về hành vi được cho là Trung Quốc gây "quan ngại nghiêm trọng" trên Biển Đông, hôm 09/4/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố chỉ trích hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam.
"Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc va chạm và đâm chìm tàu cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
"Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị cưỡng ép và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế", Bộ Quốc phòng Mỹ lập luận trong tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức.
"Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ đồng minh và những nước đối tác đảm bảo tự do hàng hải và các cơ hội phát triển kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét