- VNTB – Đảng cộng sản Việt Nam đang khủng hoảng nguồn nhân lực? (VNTB) - Nguyễn Nam (VNTB) – Rất có thể là như vậy, vì theo bài báo của tờ Giao thông, thì “Đảng viên đang bị kỷ luật vẫn được tái cử cấp ủy” (*) Theo bài báo viết, thời gian qua, một số cấp uỷ có văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về việc giới thiệu tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2020-2025 đối với một số cán bộ bị thi hành kỷ luật trong nhiệm kỳ 2015-2020. Qua trao đổi, thống nhất với Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và sau khi báo cáo, xin ý kiến đồng chí Thường trực Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn: Những đảng viên bị kỷ luật nhưng nay đã hết thời hạn kỷ luật, thì được thực hiện công tác cán bộ theo quy định hiện hành của Đảng, pháp luật của Nhà nước<!>
- Việt Nam và Trung Quốc không còn « thắm tình anh em » vì Biển Đông ? (RFI) - Thụy My - Theo tác giả David Koh trên South China Morning Post ngày 28/04/2020, khi đụng đến vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều thấy rằng quá khứ của tình đồng chí không thể là cơ sở cho chính sách quốc gia. Hà Nội chẳng bao lâu nữa có thể nhận ra rằng đã bị Bắc Kinh chơi xỏ, trong khi đó Mỹ vẫn quan sát diễn tiến trong khu vực. Có nhiều điều đã làm nên tình đồng chí giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo. Hai nước thường tuyên bố bên này là chỗ dựa của bên kia, và nhắc lại thời kỳ anh em thân thiết, cùng chung sức chiến đấu với đế quốc và thực dân. Tuy nhiên sự lãng mạn không thể là nền tảng bền vững cho chính sách quốc gia.
- Này, ông tướng Tuấn (RFI) - Phạm Đình Trọng - MỘT. Tháng Chín, năm 1958 Tàu cộng giăng ra cái bẫy khi phát đi Tuyên bố ngày 4.9.1958 của người đứng đầu Chính phủ Tàu cộng Chu Ân Lai về chủ quyền lãnh thổ của Tàu cộng ở Biển Đông: “1. Bề rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi,
- Công hàm Phạm Văn Đồng: Đánh giá 6 lập luận liên quan đến Công hàm 1958 (BoxitVN) - Nguyễn Quốc Tấn Trung Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng Công hàm 1958 để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Và chúng ta cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng họ sẽ còn một số văn bản khác trong giai đoạn 1955 – 1975 phục vụ cho mục tiêu độc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Với nền tảng thông tin về Công hàm 1958 đã được phân tích rất chi tiết trong bài viết “10 điều cần biết về Công hàm Phạm Văn Đồng”, chúng ta hãy cùng điểm lại những lập luận phổ biến nhất hiện nay đang được sử dụng nhắm đến mục tiêu loại trừ khả năng Công hàm 1958 bị phía Trung Quốc lợi dụng.
- Biển Đông: Mỹ liên tiếp cử hai chiến hạm áp sát Trường Sa và Hoàng Sa (RFI) - Trọng Nghĩa - Theo thông tin mới nhất được Hải Quân Mỹ loan báo vào hôm nay, 29/04/2020, hai chiến hạm USS Bunker Hill và USS Barry vừa « quá cảnh » vùng biển ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên trang Facebook của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ, đã xuất hiện bản tin ngắn gọn vào lúc 9 giờ 22 (giờ Paris) ngày 29/04 theo đó : « Tuần dương hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Bunker Hill đang quá cảnh vùng biển gần quần đảo Trường Sa ngày 29 tháng Tư. Chiếc Bunker Hill đã được triển khai trong Hạm Đội 7 Hoa Kỳ để hỗ trợ cho các chiến dịch duy trì an ninh và ổn định trong vùng Thái Bình Dương »
- Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa, Trung Quốc lại lên tiếng (RFA) - Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) lên tiếng trên mạng xã hội rằng cơ quan chức năng Hoa Lục đã điều tàu chiến, máy bay tiến hành hoạt động theo dõi, giám sát, xác định, nhận diện và xua đuổi một chiến hạm của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực đảo Hoàng Sa.
- Biển Đông: Đại sứ Mỹ tại VN ‘kịch liệt’ phản đối và lên án TQ (BBC) - Trung Quốc lợi dụng thế giới bận chống dịch để có các hành vi ‘phi pháp, khiêu khích’ đáng bị phản đối kịch liệt và lên án, Đại sứ Mỹ công khai nói với truyền thông nhà nước Việt Nam.
- Cao trào nhân bản hóa toàn cầu (BoxitVN) - Nguyễn Đan Quế - Cuối tháng 3, đầu tháng 4-2020 Hà Nội gởi ba công hàm cho Liên Hiệp Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 17-4-2020, Trung Quốc đệ trình Liên Hiệp Quốc tài liệu cáo buộc Việt Nam “đưa quân xâm lược và chiếm đảo, đá, thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp”. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho tàu khảo sát địa chất HD8 đi dọc sát bờ biển miền Trung xuống vùng biển Mã Lai.
- Các “thực thể địa lý” Trung Quốc mới đặt tên (BoxitVN) - Phan Văn Song - Ngày 19/4/2020 Bộ Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông báo v/v đặt tên “chuẩn” cho các 25 đảo, rạn đá và 55 thể địa lí dưới đáy biển ở Biển Đông (http://gi.mnr.gov.cn/202004/t20200419_2509115.html). Chắc chắn, Trung Quốc sẽ coi đây là một ‘hành động thực thi chủ quyền’ của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, xét theo luật lệ quốc tế thì hành động này hoàn toàn không có ý nghĩa nếu như dùng làm chứng cứ trước Toà án Quốc tế vì toà sẽ không chấp nhận bất kì hành động nào phát sinh sau ngày nổ ra tranh chấp, thuật ngữ pháp lí là “critical date”. Hơn nữa, ngay cả được gọi là ‘đảo’ và ‘đá’ nhưng hầu hết các thể địa lí này đều nằm dưới mặt biển khi triều cao, do đó theo quy định của UNCLOS không thể đòi quyền sở hữu.
- Carl Thayer: 'Vết thương vẫn chưa lành sau 45 năm Cuộc chiến VN' (BBC) - Vấn đề hoà giải, hoà hợp vẫn còn nhức nhối giữa những người Việt thuộc hai phe, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị VN và bang giao quốc tế, nói.
- 13 Dân biểu Mỹ đệ trình nghị quyết ghi nhận 45 năm Tháng Tư Đen (BBC) - Dân biểu Lowenthal nói với BBC rằng nghị quyết vinh danh Quân lực Hoa Kỳ và Quân lực VNCH đã cùng chiến đấu và hy sinh trong chiến tranh VN và những người đã bỏ mình trong hành trình vượt biên.
- Hoà hợp hoà giải: ngôi nhà xây dở (BoxitVN) - Hiền Vương Hòa hợp, hòa giải không phải xóa bỏ cái khác biệt, mà là chấp nhận cái khác biệt. Đây là một câu chuyện cũ ở tờ báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, một ấn phẩm đã phải đóng cửa, và số báo cuối cùng khép lại chặng đường 16 năm, được ghi ngày phát hành là 28-6-2019, số báo thứ 809.
- 30/4: Người Việt trẻ hải ngoại và hành trình tìm bản sắc (BBC) - Những người Việt trẻ thuộc thế hệ thứ hai tâm sự với BBC News Tiếng Việt về tác động của sự kiện 30/4/1975 lên gia đình họ và hành trình tìm kiếm bản sắc.
- Hãy thôi gọi 30/4 là ngày giải phóng (RFA) - Giải phóng – từ này có nghĩa là làm cho được tự do, làm cho thoát khỏi địa vị nô lệ hay tình trạng bị áp bức. Theo đó, để miền Nam
được giải phóng, miền này phải ở trong địa vị hay tình trạng ấy. Nhưng, trong 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa, miền Nam chưa bao giờ là một miền như vậy.
- 30/4/1975: Những suy nghĩ của một người “bên thua cuộc” (BoxitVN) - Lâm Vĩnh Thế - Hàng năm cứ đến ngày 30-4, người Cộng sản lại tổ chức lễ mừng chiến thắng vinh quang của năm 1975, và người Việt hải ngoại lại tổ chức tưởng niệm Ngày Quốc Hận khiến họ phải bỏ nước ra đi. Cùng một sự kiện nhưng rõ ràng có hai cách nhìn trái hẳn nhau. Ở trong nước, trong rất nhiều gia đình, hai cách nhìn này đều có hết, và người ta cứ phải sống chịu đựng nhau như vậy chứ không có cách nào giải quyết được mâu thuẫn này. Và như thế trong 45 năm rồi.
- 30/4/1975: 30 tháng Tư – Ngày nói thật (BoxitVN) - Đỗ Thành Nhân - Từ sau năm 1975, cứ đến ngày 30 tháng Tư là chính quyền cả nước tổ chức làm lễ kỷ niệm “ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, tùy năm tròn, chẳn lẻ mà quy mô lớn nhỏ khác nhau. Sau khi câu nói của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2004 “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” được báo chí đăng tải, thì nhiều người nhìn nhận lại ngày 30 tháng Tư.
- 30/4: Cựu Dân biểu Trần Thái Văn muốn Hà Nội thay đổi chính sách để đất nước khá lên (BBC) - Bày tỏ cảm tưởng nhân dịp 45 năm 30/4, cựu Dân biểu, Luật sư Trần Thái Văn nêu câu hỏi 'liệu Hà Nội có can đảm chính trị để thay đổi' chính sách cho đất nước khá lên hay không.
- 30/04/1975: Giờ Sài Gòn khác giờ Hà Nội và cái nhìn lịch sử cũng khác (BBC) - Lúc 1 giờ chiều nghe tướng Minh tuyên bố đầu hàng, bà con xóm Bàn Cờ vui vì chiến tranh chấm dứt, nhưng lại lo âu cho tương lai.
- 30/04: Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam (BBC) - Kể lại chuyện Tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi để ‘hòa bình Việt Nam sớm được giải quyết’ năm 1975.
- VN: Thêm một người bị bỏ tù vì bài viết trên Facebook (BBC) - Facebooker Phan Công Hải, 24 tuổi, bị án tù 5 năm vì các bài viết được cho là 'chống phá nhà nước'.
- Google, Facebook chưa tuân thủ quy định của pháp luật VN (RFA) - Bộ thông tin- Truyền thông Việt Nam hôm 29/4 cho rằng, Facebook và Google đang gây tác động mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam nhưng gần như chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
- Báo cáo Tự do Tôn giáo 2020: quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được thực sự tôn trọng (RFA) - Ủy hội Hoa Kỳ Tự do Tôn giáo Quốc tế có buổi họp báo trực tuyến công bố Báo cáo Tự do Tôn Giáo Quốc tế Thường niên năm 2020 phản ánh các vấn đề liên quan đến việc một số quốc gia ban hành đạo luật và quy định gây tranh cãi nhắm vào các cộng đồng tôn giáo thiểu số, trong đó có Việt Nam.
- 74 tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các nhà báo vì dịch bệnh COVID-19 (RFA) - Theo thống kê của CPJ, tính đến ngày 1/12 năm ngoái, có ít nhất 63 nhà báo ở Châu Á đang bị giam giữ. Trong số này, Trung Quốc giam giữ 48 người, tiếp theo là Việt Nam với 12 nhà báo, Ấn độ có 2 người và Myanmar giam giữ 1 người.
- VNTB – Xả van xã hội với xã hội dân sự? (VNTB) - Tư Giang (VNTB) – Xã hội dân sự Việt Nam vẫn là đứa bé còi cọc, kể từ khi “xã hội dân sự” bị chụp mũ là “thúc đẩy đa nguyên, đa đảng”, “âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch. Những ATM gạo và gói quà chứa nhu yếu phẩm được các cá nhân, tập thể người dân phân phối trong mùa dịch Covid-19 đã góp phần làm dịu căng thẳng xã hội. Hiện tượng này xảy ra trong tình cảnh xã hội dân sự Việt Nam vẫn là đứa bé còi cọc, kể từ khi “xã hội dân sự” bị chụp mũ là “thúc đẩy đa nguyên, đa đảng”, “âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch.”
- Bổ nhiệm hàng loạt các lãnh đạo Bộ Công an (RFA) - Bộ Công An Việt Nam có thêm hai thứ trưởng gồm Thiếu tướng Lê Quốc Hùng và Lê Tấn Tới.
- VNTB – Tưởng công an ngu lắm à? (VNTB) - Lynn Huỳnh (VNTB) ... Báo chí tường thuật là phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Hải Hoa ‘đổ thừa’ rằng việc “hạn chế trong công tác dân vận là đánh giá, dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm, chưa kịp thời, sâu sát. Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát hợp, còn hạn chế như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”. Nếu đúng là mọi chuyện trong vụ việc Đồng Tâm đưa đến nhiều cái chết, và hệ lụy dai dẳng trong niềm tin của dân chúng dành cho chính quyền, xuất phát từ ‘tham mưu’ – nói theo ngôn ngữ dân dã Nam bộ, là ‘thầy dùi’ Ban Dân vận, thì hóa ra công an Hà Nội nghiệp vụ trinh sát quá kém cỏi, nên mọi chuyện cứ ‘dùi’ sao là răm rắp cúi đầu làm vậy?
- Ban Dân vận Hà Nội nhận lỗi trong vụ Đồng Tâm: cách để xoa dịu công luận? (RFA) - Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội vào ngày 28/4 thừa nhận tham mưu chưa sát vụ Đồng Tâm. Liệu đây có phải biện pháp mà chính phủ Hà Nội đưa ra để xoa dịu công phẫn của dư luận hay còn mục đích nào khác?
- Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội thừa nhận thiếu sót trong tham mưu vụ Đồng Tâm (RFA) - Ban Dân vận Thành uỷ Hà Nội thừa nhận công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát, còn hạn chế, như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.
- Có đúng ‘Suy nghĩ của Tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân’ như truyền thông Nhà nước nói? (RFA) - Ban Tuyên giáo đảng cộng sản Việt Nam vừa có ý kiến cho rằng ‘Suy nghĩ của Tổng bí thư là suy nghĩ của toàn đảng, toàn dân’. Liệu điều này có đúng với thực tế hiện nay của Việt Nam hay chỉ là lối tuyên truyền lấy được?
- Tượng vua Lý Thái Tông ở Tòa tối cao 'nhầm vua, nhầm biểu tượng' (BBC) - Nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật nói dựng tượng vua Lý Thái Tông 'làm biểu tượng công lý' là hệ quả nhầm lẫn.
- Vì sao tham nhũng vẫn tồn tại nhiều trong lĩnh vực công? (RFA) - Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2019 cho thấy tình trạng tham nhũng vẫn tồn tại trong nhiều hoạt động của lĩnh vực công. Đồng thời, có dến 63% cho rằng phải lót tay để được vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.
- Việt Nam cho xuất khẩu gạo trở lại từ ngày 1/5 (RFA) - Thủ tướng Việt Nam vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương cho hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1 tháng 5 năm 2020.
- Nguyên giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố liên quan đất rừng (RFA) - Công an tỉnh Lâm Đồng vào ngày 28/4 vừa ra quyết định khởi tố ông Lê Văn Minh nguyên giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cùng 2 người khác về tội “vi phạm quy định về quản lý rừng” theo điều 233 Bộ luật hình sự.
- 113 phạm nhân tại TP.HCM được giảm án dịp 30/4 (RFA) - Nhân dịp 30/4 năm 2020, 113 phạm nhân tại TP.HCM được giảm án, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong số này có hai phạm nhân là công an bị tù về tội “dùng nhục hình”.
- Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát ở Hòa Bình (RFA) - UBND huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã ra công bố dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện trên địa bàn xóm Ngù, xã Hiền Lương và có thể lây lan ra nhiều xã lân cận. Người dân hiện đang được hướng dẫn các biện pháp ứng phó, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
- VNTB- Mỹ có sẵn sàng cho cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc? (VNTB) - Khánh An dịch (VNTB) – Với 26 triệu người thất nghiệp và rơi vào một cuộc khủng hoảng mới, trong thời kỳ cách ly, liệu đây là thời điểm để Hoa Kỳ chuẩn bị đối đầu và chiến tranh lạnh với Trung Quốc? Bởi vì đó dường như là điều Đảng Cộng hòa muốn dẫn dắt chúng ta. Politico cho biết bản ghi chú dài 57 trang của Ủy ban Thượng viện Mitch McConnell đã hướng dẫn cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa đẩy đại dịch corona về phía Trung Quốc, tuyên bố sẽ đứng lên chống lại Trung Quốc và chấm dứt sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Trung Quốc. “Đối thủ của chúng tôi rất mềm mỏng với Trung Quốc.” Một trong những điểm chính cho biết: “Trung Quốc không phải là đồng minh, họ không chỉ là đối thủ, mà còn là kẻ thù và Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù của chúng tôi”
- Virus corona: Tổng thống Trump yêu cầu các nhà máy chế biến thịt duy trì hoạt động (BBC) - Trong bối cảnh đại dịch làm tổn thương chuỗi cung thực phẩm, Tổng thống đã liệt các nhà máy thịt vào nhóm hạ tầng kỹ thuật trọng yếu.
- Covid-19: Chính quyền Nga kéo dài "cách ly", dân biểu tình trên mạng (RFI) - Tú Anh - Tại Nga, dịch siêu vi corona đã lây lan cho gần 94.000 người và làm 867 người chết, nhưng chưa lên đến đỉnh. Các biện pháp hạn chế đi lại sẽ kéo dài ít nhất cho đến ngày 12/05/2020, tổng thống Putin thông báo quyết định này vào hôm qua, thứ Ba 28/04/2020. Đây là một tin xấu đối với giới doanh nghiệp và những người đang khốn khổ do khủng hoảng Covid-19 tác hại nền kinh tế
- Covid-19 : Miễn dịch cộng đồng tại Pháp, mục tiêu còn xa vời (RFI) - Thanh Phương - Từ ngày 11/05/2020, nước Pháp dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa đã được ban hành từ 17/03. Nhưng sau gần hai tháng giới hạn tối đa mọi tiếp xúc và nhờ vậy mà đã góp phần kềm chế được đà lây lan của Covid-19, người dân Pháp sẽ phải đối diện với một dấu hỏi lớn: làm sao để tránh một làn sóng thứ hai của dịch virus corona, một khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ?
- Chấm dứt phong tỏa : « Gáo nước lạnh » từ chính phủ Pháp (RFI) - Thùy Dương - Báo chí Pháp hôm nay đa phần dành trang nhất và các hồ sơ lớn cho kế hoạch chấm dứt phong tỏa kể từ ngày 11/05 mà thủ tướng Pháp Edouard Philippe trình bày trước Hạ Viện chiều hôm qua 28/04/2020. Một nhận định chung là chính phủ Pháp « rất thận trọng » vì sợ dịch bệnh tái phát.
- Xuất khẩu bộ xét nghiệm virus corona, chiến thuật mới của Trung Quốc (RFI) - Thanh Hà - Thế giới đang trong trạng thái vừa rất cần vừa rất hoài nghi về mức độ chính xác của các bộ dụng cụ xét nghiệm virus corona « made in China ». Ngày càng có nhiều nước đòi trả lại những lô hàng vô dụng mua của Trung Quốc. Thay vì trấn an quốc tế, Bắc Kinh chọn giải pháp nới lỏng các biện pháp kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu với cả trăm công ty công nghệ sinh học, đã ký hợp đồng với gần như toàn thế giới. Theo tiết lộ của tờ báo tài chính Nhật Bản, Nikkei Asian Review ngày 29/04/2020, kể từ đầu tuần, các tập đoàn công nghệ sinh học của Trung Quốc không còn phải đi qua cửa ải của cơ quan quản lý dược phẩm National Medical Products Administration (NMPA), hậu thân của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực Phẩm (CFDA), trước khi xuất khẩu hàng ra thế giới bên ngoài.
- Quốc Hội Trung Quốc họp ngày 22/05/2020: Dấu hiệu Covid-19 thuộc về quá khứ (RFI) - Thanh Hà - Với Trung Quốc, thêm một tín hiệu chứng minh dịch Covid-19 đã thuộc về quá khứ : Tân Hoa Xã ngày 29/04/2020 thông báo Quốc Hội Trung Quốc sẽ khai mạc vào ngày 22/05/2020 và dự trù kéo dài trong vòng 10 ngày. Khóa họp năm nay diễn ra muộn mất hai tháng rưỡi so với hàng năm, vì virus corona. Trả lời hãng thông tấn Pháp AFP, nhà chính trị học Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Hồng Kông, xem kỳ họp thứ 3, khóa 13, là cơ hội để Bắc Kinh « phô trương thanh thế với thông điệp chính là dưới sự chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc làm chủ được dịch Covid-19, hơn hẳn Hoa Kỳ ». Đây cũng là cơ hội để chứng minh với toàn dân và công luận quốc tế về sự đoàn kết của đất nước.
- Nụ cười thời cách ly Covid-19 ở Trung Quốc (BBC) - Người dân Trung Quốc có nụ cười với giai đoạn sống phong tỏa dịch Covid-19 thế nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét