Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Phát hiện cá mập mình rắn 80 triệu tuổi vẫn còn sống!

Các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Biển và Khí quyển của Bồ Đào Nha đã vô cùng kinh ngạc khi “chạm trán” với 1 loài cá mập có hình dạng kỳ lạ tồn tại từ thời tiền sử ở khu vực nước sâu của đại dương vùng bờ biển Algarve (Bồ Đào Nha).Gần 95% bí mật của nó vẫn chưa được khám phá, và có vẻ như cứ mỗi ngày trôi qua, chúng ta lại phát hiện ra một thứ gì đó mới mẻ và… đáng lo ngại.Chúng có thân hình của loài rắn, mồm có 300 chiếc răng sắc nhọn hình kim, sinh sống ở sát đáy đại dương từ 80 triệu năm trước và là một trong những sinh vật lâu đời nhất trên thế giới.
<!>
Cận cảnh sát thủ đại dương 80 triệu tuổi – nỗi khiếp sợ của muôn loài.
Đây được xác định là cá mập mào cổ đại, nó được phát hiện ở độ sâu 700m dưới đáy biển, được coi là một “hóa thạch sống” bởi cá mập mào từng sống ở kỷ Phấn trắng, cùng thời với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex.
Trong khi các đồng loại từ thời tiền sử, như T-Rex và khủng long 3 sừng đều đã tuyệt chủng từ rất lâu, thì loài cá mập mào vẫn ung dung bơi lội tại các khu vực sâu dưới bề mặt các đại dương – theo lời các nhà khoa học.
Hàm cá mập!
Hàm cá mập!
Trong hơn 80 triệu năm tồn tại trên hành tinh, rất hiếm khi cá mập mào đụng độ với con người hay được nhìn thấy và quay phim trong môi trường sống tự nhiên của nó. Những thủy thủ từ thế kỷ 19 – vốn chết khiếp khi thấy con cá mập này.
Sẽ chẳng ai muốn chạm trán chúng cả, bởi cá mập mào được mệnh danh là sát thủ đại dương.
Ngoài ra, cá mập mào còn có thể phồng to miệng tới mức nuốt trọn được con mồi có kích thước to bằng nửa chúng. Cá mập mào sử dụng bộ hàm có tới 300 chiếc răng để bẫy các con mồi. Với cách di chuyển uốn lượn như rắn, bộ hàm sắc nhọn, cá mập mào thường bị hiểu nhầm là “quái vật biển”.
Cá mập mào sống ở sát đáy biển sâu nên con người ít có cơ hội chạm trán và tìm hiểu về loài cá mập kỳ dị này.
Do đó, đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là một trong những lời nhắc rằng có những loài sinh vật cực kỳ gây ám ảnh đang tồn tại và trôi nổi trên một thứ mà chúng ta luôn nhìn nhận là bề mặt đại dương yên lặng.

Không có nhận xét nào: