Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Nữ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa

<!>

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa * Tiger Moriizumi. - Nghệ ...


Andy Van

Mũ Đỏ Võ thị Vui, một trong những
Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hoà
có bằng nhảy dù đầu tiên cuả Quân Đội.

Chân thành cảm ơn Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu đã mang đến cho chúng ta bức chân dung tuyệt đẹp đến chạnh lòng của người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, nó phô diễn hầu hết các nỗi đau đứt ruột, lòng hi sinh vô hạn cùng sự chịu đựng phi thường khó mà tưởng tượng nổi. Ngày không xa, lịch sử sẽ phải giành cho các Chị, người Nữ Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa, các Anh thư Việt nữ, một vị trí xứng đáng để cho Dân tộc và Tổ quốc ghi ơn .


Nữ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa

Đoàn Nữ Quân Nhân được thành hình là một sức mạnh lôi cuốn phái nử đứng lên đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản xâm lăng. Chính vì lòng yêu nước đã hối thúc quý chị đang tuổi thanh xuân với ý chí quật cường đã quyết tâm xa học đường để bước vào quân ngũ cùng nam giới bảo vệ quê hương. Khắp miền đất nước VNCH, từ sông Bến Hải đến vùng đồng bằng Cửu Long tận mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có mặt nữ quân nhân với bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ quân phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.

Chúng tôi xin cảm ơn sự quyết định của quý chị đã chấp nhận là một thành phần của QLVNCH. Nói về sự hy sinh và sức chịu đựng của quý chị thì không có lời nào có thể nói hết được. Ngày trước, quý chị vừa làm bổn phận và trách nhiệm trong quân đội lại còn phải lo chăm sóc cho gia đình, có chị còn phải hồi hộp ngày đêm, ôm con lo lắng cho bước đi của chồng trong vùng nguy hiểm, nghe tiếng đạn pháo nổ hay hỏa châu rơi mà suốt đêm không ngủ.


Rồi ngày tang thương của đất nước xẩy đến, là ngày đổ vỡ và chia lìa của dân tộc, tất cả quân cán chính, cảnh sát và luôn cả quý chị cũng bị lùa vào các trại tù dã man của việt cộng. Những người còn lại trong gia đình bị tống đi vào rừng sâu nước độc, phải tự túc mưu sinh, thực chất là để cướp nhà, cướp đất, cướp của cải.... Trong ngục tù cộng sản, nhiều đêm quý chị cũng khó tránh được thao thức, trằn trọc, với những tiếng nấc nghẹn ngào, những tiếng thở dài não ruột trong im lặng buồn tênh với sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau. Bờ vai đã ướt lạnh mà sương gió cứ bám theo, chân đã mỏi mà đường về thì vẫn mịt mù.

Những giọt lệ rơi xuống không vì thân phận của một ai mà là những giọt lệ dành cho Miền Nam Việt Nam đau thương tang tóc. Bọn cộng sản đã vắt kiệt sức lực các chị, đày đọa, sỉ nhục, đem tuổi trẻ và tài hoa của các chị chôn vùi dưới gốc cây, bụi cỏ. Chính sách bỏ đói mà phải lao động cực khổ là phương cách giết người thâm độc nhứt của bọn cộng sản.. Dù bị hành hạ, đói lạnh quý chị vẫn bước qua ngưởng cửa sống và chết để chứng minh được phẩm giá của con người. Quý chị đã gánh trọn nỗi khổ người dân mất tự do: nỗi đau của người vợ xa chồng, người mẹ xa con, vừa nén đau thương, vừa đối diện với bọn cộng sản tàn ác.

 

Những điều đó không làm quý chị ngã lòng mà càng thôi thúc quý chị phấn đấu, trưởng thành trong kinh nghiệm để vượt qua mọi khổ nạn. Đó là những Nữ Quân Nhân với nghị lực phi thường và sức sống vô cùng mạnh mẽ .

Với lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay phất phới trên khắp phố phường, với tiếng hát Quốc Ca vang rền thôn xóm, đây là tiếng gọi công dân tiến lên cho công cuộc bảo vệ đất nước và nung đúc hào khí Diên Hồng năm xưa? Ai mà chẳng mang trong mình một thứ tình đất nước thiêng liêng sâu nặng. Vì tương lai tươi sáng của đất nước và tinh thần dân tộc đã dẫn dắt quý chị cùng gặp nhau, vì một mục tiêu duy nhất là bảo vệ chủ quyền của quốc gia.


Đoàn Nữ Quân Nhân là nơi mà quý chị đã lựa chọn, đã nổ lực phấn đấu, đã không bỏ cuộc để cùng bước lên con đường hướng tới mục tiêu chung của dân tộc. Quý chị đã không ngại gian nan để góp bàn tay vào công cuộc bảo vệ miền Nam Tự Do. Mảnh đất này đã từng thắm đỏ máu của những anh thư nước Việt khi tuổi đời đang còn tràn đầy nhựa sống. Những cô gái bình thường của ngày xưa đã trở thành những Anh Thư của ngày nay quyết không đứng nhìn đất nước bị xâm lăng, quân thù giết hại đồng bào nên đã cùng nhau đứng lên khi cuộc chiến bắt đầu. Sự dấn thân của quý chị không vì mục đích, quyền lợi cá nhân mà là một sự đóng góp cần thiết cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Và từ thời khắc đó, Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ nay đã lớn mạnh, được người Việt Nam nhắc đến như một biểu tượng của ý chí quyết tâm và bàn tay của niềm hy vọng. Người nữ quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, yểm trợ hữu hiệu cho hậu phương, luôn quyết tâm xây dựng cái đúng, cái hay, đồng thời cũng để loại bỏ cái sai, cái xấu. Quý chị đã để lại những câu chuyện đặc biệt về sức chịu đựng và lòng nhân từ trong chiến tranh. Quý chị thiết tha với đất nước và dân tộc, là những bàn tay êm ấm để xoa dịu phần nào đau khổ của người lính chiến để họ an lòng bước ra tuyến đầu lửa đạn diệt địch bảo vệ Tổ Quốc thân yêu. Mặc dầu nữ quân nhân không phải đương đầu trực tiếp với địch ngoài chiến trường, nhưng phải sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, gian khổ, kể cả sự nguy hiểm trong nhiệm vụ, nhiều chị cũng đã đổ máu trong những chuyến công tác như bị phục kích, giựt mìn, pháo kích ....

Trung tá Hạnh Nhơn
khi còn tại ngũ.

Và người nữ quân nhân cũng sẵn sàng nằm gói thân thiên thu trong chiếc poncho. Biết bao nhiêu Việt nữ đã âm thầm hy sinh đóng góp cho công cuộc diệt nội thù và chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Các chị đã làm những gì mà một Con Người có thể làm để không hổ thẹn với lịch sử của một dân tộc bị chiến tranh triền miên này. Chúng ta có nhiều người chị như vậy lắm cho mãi đến tận bây giờ và ngàn đời sau, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên tên quý chị. Suốt cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam, tình cảm của quý chị là ký ức luôn tràn đầy nỗi tiếc thương cho những chiến sĩ đã để lại cuộc đời trên chiến địa, những thương binh đã đem máu thắm vào lòng đất Việt.

Quý chị đã chịu đựng quá nhiều, chỉ vì quyết tâm đóng góp cho một lý tưởng cao đẹp của một dân tộc, quý chị luôn ắp ủ một hoài bảo tự do, dân chủ của đất nước trong tim. Hành động của nữ quân nhân là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ hiểu rằng quý chị luôn tiếp nối con đường của các thế hệ trước đã đi để đấp xây sự thành công tốt đẹp cho đất nước. Quý chị chính là những Anh Thư của QLVNCH, là nguyên khí của đất nước, thể hiện tinh hoa của dân tộc.

Trong nước cũng như ở hải ngoại, người nữ quân nhân vẫn sống với lòng cảm phục của người đời, không hề bị quên lãng theo tháng năm. Hình ảnh kiêu hùng bất khuất của quý chị vẫn tồn tại trong lòng chúng tôi và đồng bào Miền Nam Việt Nam.

Hôm nay, quý chị nên hãnh diện và tự hào vì quý chị đã đi qua quãng đường đầy chông gai trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, với những bước chân can đảm của một con người theo đúng nghĩa cao đẹp nhứt, rất xứng đáng là hiện thân của khí phách Bà Trưng, Bà Triệu, được khắc ghi trong trái tim của người dân Việt Nam.

Đội Trưởng Biệt Đội
Thiên Nga Nguyễn Thanh Thuỷ
Khối Đặc Biệt - Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia

Nhớ lại ngày trước, trong chiến tranh, quý chị đã chăm sóc cho thương phế binh, quả phụ và gia đình tử sĩ của QLVNCH. Không phải chỉ có vậy, đôi khi quý chị còn chăm sóc luôn cả cho thương binh và tù binh cộng sản bị chúng ta bắt (Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển “nóng hổi” vừa được trực thăng mang về là một việt cộng. (Bác Sĩ Nguyễn Sơ Đông ). Còn điều quan trọng hơn nữa là quý chị đã và đang tiếp tục chăm sóc cho thế hệ tương lai. Chúng ta cần khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của các em và các cháu, để cho ngọn lửa đấu tranh của tuổi trẻ bừng sáng lên và tiến tới viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.


Hiện nay, nhu cầu tối cần thiết của chúng ta ở hải ngoại là nhu cầu đoàn kết, duy trì và phát triển tình huynh đệ chi binh trong các quân binh chủng. Chỉ có đoàn kết thì mới có thành công. Đoàn kết là bài học luôn được biến cải cho thích hợp với hiện tình, là căn bản để hành động. Đoàn kết còn là nguồn gốc của sức mạnh, là động lực, là khát vọng, là niềm tin. Đoàn kết luôn là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu để đấu tranh với cộng sản. Nhứt định chúng ta sẽ vươn xa hơn bởi sức mạnh của sự đoàn kết lúc nào cũng tiềm tàng trong tâm khảm người Việt. Chỉ có đoàn kết chúng ta mới có hy vọng diệt được nội thù và đuổi được ngoại xâm.

Hai cánh hoa dù Nguyễn thị Dậu và
Phan cẩm Phi đang biểu diễn kỹ thuật
nhảy dù ở khu huấn luyện Tân Sơn Nhứt

Trong thời chiến, dù là nữ quân nhân đã từng chứng kiến quá nhiều cảnh tượng thương tâm lẫn xót xa của thân nhân tử sĩ, nhưng quý chị cũng không thể đè nén được cảm xúc, đôi mắt của quý chị đã phải rưng rưng lệ ngập lòng uất nghẹn khi đứng trước những quan tài được phủ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đang ôm lấy hình hài của những chiến sĩ mới hy sinh cho đất nước, bên những người thân đầu vừa chít vội mảnh khăn tang với những giòng lệ tuôn trào trong đau đớn và tiếc thương. Quý chị cũng không làm sao tránh được xốn xang, khi nhìn thấy các anh thương binh VNCH vừa trở về từ chiến trường đã không còn nguyên vẹn hình hài, người không còn tay, kẻ thì mất chân, có người không còn đôi mắt để nhìn lại người thân, những chiến hửu và đồng bào thương mến của mình thì làm sao họ có thể tự mưu sinh được.

Trung Úy Trần Huỳnh Mai

tại Bình Dương năm 1972Vì nỗi đau mất mát này, nên ngày nay quý chị tuy tuổi đã cao mà lòng vẫn thấy còn nợ điều gì đó với đồng đội, bạn bè, nợ với những anh hùng đã hiến dâng đời mình cho đất nước, nợ những chiến sĩ đã để lại một phần thân thể cho núi sông, nên quý chị cùng đồng đội và đồng bào tỵ nạn cộng sản vẫn tiếp tục chăm sóc cho thương phế binh và quả phụ VNCH còn lại trong nước. Nghĩa cử của quý chị đã làm cho TPB, quả phụ hãnh diện và tự hào vì luôn có những chiến hữu và đồng bào đứng bên cạnh vẫn ghi nhớ công ơn của họ, đó là ý chí quyết tâm, là truyền thống tốt đẹp của QLVNCH.


Hôm nay, tôi xin được nói lời tri ân đến những người chị đã nằm xuống cho công cuộc bảo vệ Miền Nam Việt Nam. Tên quý chị vĩnh viễn đi vào lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên ơn quý chị, người người thương tiếc quý chị, vì những gì quý chị đã để lại cho đời.


  Women Figure, Flag, Life, Flags

Sau hết, tôi xin gửi đến những Nữ Quân Nhân QLVNCH lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhứt đến với quý chị cùng gia đình.

Cổ Tấn Tinh Châu

Đại Tá Trần Cẩm Hương

- Sinh tháng 4 năm 1926 tại Cần Thơ

- Nhập ngũ ngày 21-8-1952

- Xuất thân trường Nữ Trợ Tá Xã Hội

- Đoàn Trưởng Nữ Quân Nhân

Trong sự kiện 30/4/1975, nữ Đại tá Trần Cẩm Hương quyết định ở lại Sài Gòn và đi tù cải tạo 10 năm. Sau khi ra trại năm 1985, bà bị điều đi lao động ở Hậu Nghĩa, ở một căn chòi lá giữa đồng khô, bị quản chế bởi vợ một liệt sĩ QGPMN. Do phải lao động nặng nhọc với điều kiện khắc nghiệt, nữ Đại tá Trần Cẩm Hương đã bị cảm nặng dẫn tới viêm màng não. Tuy gia đình có xin chuyển đi Sài Gòn chữa trị nhưng vì không được cán bộ quản thúc cho phép đi điều trị vì vậy vào hạ tuần tháng 2 năm 1987, bã đã không qua khỏi được cơn bạo bệnh, hưởng thọ 61 tuổi.


Tôi thấy nhị vị đại tá có vẻ chân tình đối thoại, chẳng hề đùa rỡn, nên bỗng cảm phục quá. Đại Tá X. trưởng phái đoàn Quân Đoàn I/Quân Khu I cười hà hả:

-Bà đại tá Trần Cẩm Hương của cô này bao giờ lên tướng đây?

Vị đại tá thuộc ngành quân số, tức phòng 1/TTM bèn phán:

-Ông có biết là muốn nhận cấp bậc đại tá phải có tròn 6000 (sáu ngàn) quân, chưa kể gia, giảm, ấn định chỉ huy một sư đoàn đấy nhé. Phụ nữ các cô có bao nhiêu người trong quân đội?

Tôi vui vẻ trả lời:

-Dạ thưa 6000 quân nhân các cấp (sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ) đúng với cấp khoản ấn định, tất nhiên có gia, giảm.

Sau đó chuyện rơi vào quên lãng. Như vậy, với quân số nêu trên, và thực tế cũng trả lời rằng, Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một vị đại tá, là nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương, trưởng nữ của cụ Kỹ Sư công chánh Trần Văn Mẹo, Bộ Trưởng Công Chánh (Đệ Nhất Cộng Hòa).

Cấp bậc gì thì bây giờ cũng chỉ là kỷ niệm như tôi đã trình bày trên. Tuy nhiên, kỷ niệm cũng phải có nguyên, có ủy, chứ không thể như đám mây khói bay lên cao để thành... mây, nói chữ là phù vân.

Ấy vậy mà mới đây tôi được đọc một bài văn, trong đó tác giả là văn nghệ sĩ tên tuổi, nhưng ông không rõ về Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã ghi nhận ý kiến của phu nhận một vị đại tá Pháo Binh xưa, rằng bà phu nhân đó là "Nữ Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa", khiến có độc giả thân quen điện thoại hỏi tôi, tôi bèn thưa thế này:

-"Nữ Đại Tá" thì khác với bà đại tá, bà đại tá là phu nhân nam đại tá, tức làm vợ vị đại tá có danh vọng, có địa vị, cơ ngơi điền sản, con cái v.v... quý hóa quá rồi, danh giá quá rồi.

Còn Nữ Đại Tá của đoàn thể tôi, thì chỉ duy nhất có Đại Tá Nữ Quân Nhân Trần Cẩm Hương, bà kẹt lại Saigon sau 30.4.1975, nên cũng phải đi tù cải tạo 10 năm (mười năm), và ra trại, bà phải đi lao động ở Hậu Nghĩa, ở một căn chòi lá giữa đồng khô, bị quản chế bởi vợ một liệt sĩ cộng sản Việt Nam, làm rẫy. Nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương đã thất lộc vào hạ tuần tháng 2 năm 1987, hưởng dương 60 tuổi, vì bệnh... hàng ngày làm cây, làm cỏ nơi cánh đồng khô nhiệt đới, đã từ cảm nặng, qua sưng màng óc, gia đình xin di chuyển về thành phố để chữa trị, mà không được.

Lại cũng "Âu là cái số!"

Hawthorne, 18.7.2013

Không có nhận xét nào: