Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Điểm Tin Thứ Bảy 11/04/2020 - Anh Tuấn Phạm

  • VNTB – Cần nghiêm trị những kẻ chống lại chủ quyền của Tổ quốc! (VNTB) - Nguyễn Tường Thụy (VNTB) – Riêng vấn đề Biển Đông, giới XHDS đều thống nhất với Nhà nước VN. Đó là sự khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam và cùng phản đối đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Cộng vẽ ra một cách tùy tiện. Về chủ quyền của Việt Nam (VN) nói chung giữa quan điểm chính thống và giới Xã hội dân sự (XHDS) còn có những quan điểm khác nhau. Sự khác biệt nằm ở vùng biên giới Việt – Trung. Phía nhà nước VN cho rằng, trong việc phân chia lại biên giới, VN không mất gì thậm chí còn được lợi thì giới XHDS cho rằng VN bị thiệt hại rất nhiều. Phần đất mất đi vào tay TQ thậm chí bằng cả một tỉnh nhỏ, khoảng 1100 km vuông. Hoặc việc phân chia bãi Tục Lãm cũng gây thua thiệt cho VN. Riêng việc phân chia lại Vịnh Bắc bộ đã làm cho VN mất đi khoảng 11 nghìn km2 lãnh hải
  • Kho tài liệu Việt Nam trong Hội Thừa Sai Paris - MEP (RFI) - Thu Hằng - Từ tháng 09/2019, toàn bộ tài liệu lưu trữ, thư viện, kho tranh ảnh, bản đồ và các bộ sưu tập đồ vật của Hội Thừa Sai Paris, Missions Etrangères de Paris (MEP), được quy tụ về Viện Nghiên Cứu Pháp-Châu Á, Institut de Recherche France-Asie (IRFA), trong đó kho tài liệu liên quan đến Việt Nam chiếm một phần quan trọng. Có thể nói cha Alexandre de Rhodes là người đóng vai trò lớn trong mối liên hệ giữa Hội Thừa Sai Paris và Việt Nam. Cuốn Phép giảng tám ngày (Cathéchimus / Cathéchisme) của cha Alexandre de Rhodes, xuất bản vào thế kỷ XVII, cùng với nhiều tác phẩm quý khác, được Viện tự hào trưng bầy trong tủ kính đặt ngay lối vào chính ở phố Babylone
  • VNTB – Hội viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam – Võ Ngọc Lục bị công an sách nhiễu (VNTB) - Võ Ngọc Lục - Sáng nay tôi không đi làm việc theo giấy mời của CA. TP. Buôn Ma Thuột vì giấy mời không ghi lý do và nội dung làm việc! Và nhân đây Tôi công khai hai buổi làm việc vừa qua vào sáng ngày 03/4 và chiều ngày 06/4/2020 và lý do vì sao tôi đã đi làm việc để cộng đồng được rõ. Tôi tên là: Võ Ngọc Lục, quê Quảng Nam, sống tại Phường Tân Hoà, TP Buôn Ma Thuột, Daklak. Trong những năm qua, tôi dùng mạng xã hội facebook ngoài như là trang nhật ký cá nhân, tôi còn thường phản biện công khai những vấn đề tồn tại và bất cập của xã hội, với mục đích đấu tranh loại bỏ cái xấu cho một xã hội tốt đẹp hơn. Đương nhiên bất kể ai sống trong xã hội này mà cất lên tiếng nói sự thật đều bị sách nhiễu, hay ít ra là bị chú ý theo dõi thường xuyên.
  • VNTB – Tiếp tục đối thoại Thủ Thiêm (VNTB) - Hiền Lương (VNTB) – Một nguồn tin cho biết vừa thành lập ngay trong mùa dịch Covid-19 này, liên quan vấn đề quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm, tổ công tác gồm 8 thành viên do ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương làm Tổ rưởng. Tổ có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung, chương trình tổ chức đối thoại, ghi biên bản buổi đối thoại với người dân bị thiệt hại từ dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sau cuộc đối thoại, tổ công tác đó sẽ tham mưu với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ để trả lời với người dân khi có yêu cầu liên quan về Thủ Thiêm. Có nghĩa là cả 8 thành viên sẽ gặp gỡ để nghe người dân nói lại về một câu chuyện xưa lắc, trong suốt hơn hai mươi năm qua.
  • Chồng nữ doanh nhân ở Thái Bình bị truy nã (RFA) - Công An tỉnh Thái Bình ra lệnh truy nã ông Nguyễn Xuân Đường, chồng của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Dương, biệt danh Dương Đường, sau khi xác định ông này có liên quan đến vụ vợ và một số người khác đánh người tại nhà riêng.
  • Việt Nam có tổng cộng 257 ca nhiễm COVID-19, 144 ca khỏi bệnh (RFA) - Trong tổng số 257 ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam, tính đến ngày 10 tháng 4 có 144 ca được chữa trị khỏi. Tuy vậy vào ngày 10 tháng 4, giới chức y tế Việt Nam đưa ra đánh giá nguy cơ tử vong vẫn còn cao đối với những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng.
  • Covid-19: Giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ là "cái loa" của Bắc Kinh ? (RFI) - Tú Anh - Lòng quả cảm của nhân viên bệnh viện tiếp cận tử thần Covid-19 được vinh danh mỗi ngày. Pháp chuẩn bị ngân sách khổng lồ tài trợ các tập đoàn chiến lược. Tokyo khuyến khích xí nghiệp bỏ Trung Quốc. Người Á châu bị kỳ thị tại Mỹ. Bắc Kinh thao túng tổ chức Y Tế Thế Giới ... Các chủ đề liên quan đến dịch Covid-19 tiếp tục áp đảo thời sự quốc tế. Thảm họa Covid-19 trên toàn cầu
  • Virus corona : Hội Đồng Bảo An cố vượt qua sự chia rẽ (RFI) - Thanh Phương - Hôm qua, 09/10/2020, lần đầu tiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có một cuộc họp bàn về dịch Covid-19. Cuộc họp qua video diễn ra vào lúc định chế này đang bị chia rẽ nặng nề từ nhiều tuần qua về cách đối phó với đại dịch toàn cầu. Sở dĩ cho đến nay Hội Đồng Bảo An mới họp được về dịch Covid-19, đó là do bất đồng về vấn đề từ ngữ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai thành viên thường trực. Washington vẫn đòi là trong các văn bản chính thức phải ghi rõ nguồn gốc của virus là từ Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh dứt khoát không chấp nhận điều này. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun) nhấn mạnh rằng « mọi hành vi gán ghép và chính trị hóa đều phải bị bác bỏ ». Đó là chưa kể cho tới nay, Trung Quốc vẫn không muốn có sự can dự của Hội Đồng Bảo An vào việc chống dịch virus corona, cho rằng việc này không thuộc thẩm quyền của Hội Đồng.
  • VNTB – Hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể vượt qua phép thử virus Corona? (VNTB) - Anh Khoa dịch (VNTB) – Kể từ khi xuất hiện vào cuối năm ngoái, covid-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, lây nhiễm cho hơn 1,5 triệu người và giết chết hơn 85.000 người. Sau thời gian đầu bị chính quyền Trung Quốc che giấu, đại dịch cúm tồi tệ nhất đã chấm dứt ở Trung Quốc, nhưng tác động kinh tế vẫn đặt ra thách thức chính trị. Tập Cận Bình gọi đại dịch là một “thử nghiệm lớn” đối với ĐCSTQ.

Không có nhận xét nào: