IMF cảnh báo hệ lụy do Covid-19 gây ra Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Tư cảnh báo rằng những hệ lụy về kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra có thể làm bùng phát các cuộc biểu tình, theo Fox News.“Một số quốc gia vẫn sẽ phải đối mặt với các cuộc biểu tình mới, đặc biệt là nếu các chính sách làm giảm bớt khủng hoảng do Covid-19 gây ra bị đánh giá là thiếu sót hoặc không công bằng, hoặc thiên về việc ủng hộ các tập đoàn lớn hơn là người dân”, IMF nhận định.<!>
Trong báo cáo Giám sát tài chính của mình, IMF cho biết các cuộc biểu tình “nhiều khả năng [xảy ra] ở các quốc gia có lịch sử tham nhũng trên phạm vi rộng, thiếu minh bạch trong chính sách công và cung cấp các dịch vụ nghèo nàn [cho người dân]”.
Ông Tedros bày tỏ ‘tâm tư’ sau khi Mỹ ngừng trợ cấp cho WHO
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, bày tỏ sự thất vọng sau khi Tổng thống Trump đình chỉ tài trợ cho WHO với lý do tổ chức này yếu kém trong cách phản ứng với đại dịch viêm phổi Vũ Hán và có sự thiên vị dành cho Bắc Kinh.
Hãng tin CNBC trích lời ông Tedros phát biểu trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư: “Hoa Kỳ là một người bạn lâu năm và hào phóng với WHO và chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục như vậy”.
Quyết định của Tổng thống Trump đối với WHO cũng là một lời cảnh báo đối với các tổ chức khác thuộc Liên Hợp Quốc, một hệ thống mà ông từng lên án là “câu lạc bộ ngồi chơi xơi nước”. (Chi tiết)
Đài Loan tặng 80.000 khẩu trang cho các đồng minh Thái Bình Dương
Lô khẩu trang Đài Loan viện trợ cho các nước
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Từ Tư Kiệm (Hsu Szu-chien) ngày 15/4 thông báo, hòn đảo này đã gửi 80.000 khẩu trang phẫu thuật cho 4 đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương.
Taiwan News cho biết, bốn quốc gia nhận được viện trợ của chính phủ Đài Bắc là Palau, Quần đảo Marshall, Nauru và Tuvalu. Các quốc gia này có diện tích nhỏ và tới nay chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 nào.
Ngoài khẩu trang phẫu thuật, Đài Loan còn quyên tặng các bộ xét nghiệm virus, camera đo nhiệt hồng ngoại cho các đồng minh ở Thái Bình Dương. Thứ trưởng Từ cho biết trong buổi lễ trao tặng diễn ra ở Đài Bắc hôm 15/4, trong tương lai Đài Loan sẽ tiếp tục quyên tặng vật tư y tế và thực hiện các viện trợ khác dựa trên nhu cầu của các nước đồng minh.
Bộ Ngoại giao Đài Loan hồi đầu tháng này cho biết, được thực hiện theo tinh thần “Đài Loan có thể giúp đỡ” (Taiwan can help), hòn đảo cam kết quyên góp tặng 10 triệu khẩu trang cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có 1 triệu khẩu trang cho các đồng minh ngoại giao.
Thứ trưởng Từ cho hay, “Đài Loan có thể giúp đỡ” không chỉ là một khẩu hiệu mà là một chiến dịch đang được thực hiện. “Đài Loan có thể giúp đỡ và Đài Loan đang giúp đỡ”, ông Từ nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp phát biểu: “Buổi lễ trao tặng hôm nay một lần nữa cho thấy Đài Loan đang có những hành động cụ thể không chỉ bảo vệ sức khỏe của người dân Đài Loan mà còn góp phần vào những nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát dịch Covid-19”.
Reuters cho biết, Bắc Kinh gần đây đã tăng cường thúc đẩy ngoại giao ở khu vực Thái Bình Dương, cam kết viện trợ vật tư y tế.
“Chúng tôi là một quốc gia rất nhỏ, chúng tôi nhận thấy hợp tác với Đài Loan dễ dàng hơn so với Trung Quốc đại lục”, bà Neijon Edwards, đại sứ Quần đảo Marshall tại Đài Loan nói với Reuters.
“Trung Quốc quá hống hách”, bà nói thêm.
Trung Quốc đã đề nghị giúp đỡ các nước đang phát triển, trong đó có cả các quốc gia ở Thái Bình Dương bằng các khoản vay. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng các khoản vay của Trung Quốc có thể khiến các quốc gia này rơi vào bẫy nợ.
“Các khoản nợ là một vấn đề nghiêm trọng và sẽ giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn khu vực”, đại sứ Nauru Jarden Kephas nói với Reuters.
Bắc Kinh tiếp tục đàn áp tôn giáo bất chấp đại dịch
Báo cáo của Fox News hôm thứ Tư cho hay, chính quyền Trung Quốc không ngừng đàn áp Kitô giáo tại nước này, dù đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang diễn ra.
Vào tháng Ba, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá bỏ nhiều cây thánh giá ở các nhà thờ thuộc tỉnh Giang Tô, An Huy và Sơn Đông vì cho rằng các biểu tượng tôn giáo không thể “cao” hơn quốc kỳ Trung Quốc, theo The Christian Post.
“Chính phủ không thực hiện đủ nhiệm vụ giúp đỡ người dân giữa dịch bệnh, thay vào đó họ phá hủy các thánh giá”, một tín đồ Kitô giáo nói với Bitter Winter.
Pháp: Máy bay rơi, ít nhất 2 người tử vong
Một máy bay trực thăng của quân đội Pháp đã bị rơi vào hôm thứ Tư tại khu vực phía tây nam nước này, làm 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương, Reuters cho biết thông tin từ chính quyền Tarbes, nơi xảy ra vụ tai nạn.
Các quan chức cho biết chiếc trực thăng gặp nạn thuộc Trung đoàn trực thăng chiến đấu số 5 của quân đội Pháp. Các nhà chức trách vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
Mỹ: Trung Quốc có thể đã âm thầm vi phạm hiệp ước hạt nhân
Chính quyền Trung Quốc có thể đã bí mật thực hiện một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất ở mức độ thấp, mặc dù họ cam kết tuân thủ hiệp ước quốc tế về việc không tạo ra các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kết luận trong một báo cáo hôm thứ Tư.
Reuters trích dẫn báo cáo cho biết: “Trung Quốc có thể [làm điều đó để] chuẩn bị cho việc vận hành khu thử nghiệm hạt nhân Lop Nur hàng năm, sử dụng kho chứa thuốc nổ, triển khai thăm dò ở phạm vi rộng tại Lop Nur và che giấu các hoạt động thử nghiệm hạt nhân của mình, làm tăng mối lo ngại về việc tuân thủ tiêu chuẩn zero yield” (nghĩa là thử hạt nhân không có phản ứng nổ dây chuyền).
Bắc Kinh cho thấy họ thiếu minh bạch trong các hoạt động thử nghiệm hạt nhân, một minh chứng là họ không cho truyền dữ liệu từ các cảm biến tới một trung tâm giám sát do cơ quan quốc tế vận hành để kiểm soát việc tuân thủ hiệp ước Cấm thử nghiệm Hạt nhân Toàn diện (CTBT), theo Reuters.
Thư ngỏ: Chính sách cai trị bằng nắm đấm của ĐCSTQ đe dọa người dân Trung Quốc và cả thế giới
Hơn 100 nghị sĩ Quốc hội, học giả, nhà hoạch định chính sách và những nhân sĩ quan tâm đến tình hình Trung Quốc trên khắp thế giới đã đăng một bức thư ngỏ gửi đến người dân Trung Quốc cùng bạn bè trên khắp các châu lục liên quan đến dịch Covid-19, theo tờ Hong Kong Free Press.
Dưới đây là nội dung đăng tải trên tờ Hong Kong Free Press:
Đại dịch toàn cầu hiện tại là hệ quả từ cái chính phủ mà các bạn đã phải chịu đựng hay ủng hộ trong nhiều thập kỷ qua.
Ngày 2 tháng 4 năm 2020, một trăm học giả nghiên cứu về Trung Quốc đã viết một bức thư ngỏ phê phán “những tiếng nói đã chính trị hóa đại dịch COVID-19”. Họ tuyên bố rằng, “tại giai đoạn này của đại dịch, nguồn gốc chính xác của COVID-19 vẫn chưa rõ ràng, nhưng những nghi vấn này là không quan trọng và việc đổ lỗi hay quy chụp là không cao thượng và gây tổn hại cho tất cả mọi người”. Họ cũng phản đối việc mà họ cáo buộc là những hành vi chính trị hóa dịch bệnh.
Nội dung bức thư ngỏ này là đặc trưng rõ nét của cái mà Giáo sư Luật tại Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) gọi là “sự lố bịch của “Văn hóa Đỏ” và sự lăng xê phát ngấy mà thể chế này huy động được từ các văn sĩ đê hèn ủng hộ Đảng mà không biết xấu hổ, những kẻ ca hát tâng bốc không ngừng”.
Giáo sư Hứa, hiện đang bị quản thúc tại gia, đã kêu gọi đồng bào của mình chấm dứt sự ủng hộ thiếu lý trí của họ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và thay vào đó cần “vùng lên chống lại sự bất công này; hãy để bạn bùng lên những ngọn lửa của sự đường đường chính chính; phá vỡ bóng tối ngột ngạt để chào đón bình minh”.
Mặc dù nguồn gốc chính xác của Covid-19 chưa rõ ràng nhưng câu hỏi này rất quan trọng, đối với người dân Trung Quốc và toàn nhân loại: chỉ khi hiểu rõ cách thức thảm họa toàn cầu này xuất hiện, chúng ta mới có thể ngăn chặn nó xảy ra lần nữa.
Sự bùng phát của đại dịch toàn cầu là do sự che đậy tình hình ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của ĐCSTQ. Dưới ảnh hưởng của ĐCSTQ, Tổ chức Y tế Thế giới WHO lúc đầu đã không xem trọng dịch bệnh. Các quan chức y tế Đài Loan cũng cho biết WHO đã bỏ qua cảnh báo của họ về khả năng virus có thể lây từ người sang người vào cuối tháng 12. Dưới áp lực của ĐCSTQ, xã hội dân chủ Đài Loan – vốn đã đối phó với đại dịch với một phong thái rất mẫu mực – đã không được phép gia nhập WHO.
Chúng ta đừng bao giờ quên rằng khoảnh khắc Chernobyl này của Trung Quốc là một vết thương tự gây ra của chính họ. ĐCSTQ đã bịt miệng các bác sĩ Trung Quốc muốn cảnh báo các chuyên gia y tế khác trong giai đoạn đầu của dịch bệnh: Bác sĩ Ai Fen không thấy xuất hiện trước công chúng sau khi phỏng vấn với một kênh truyền thông trong nước; đồng nghiệp của cô, bác sĩ Lý Văn Lượng đã chết trong khi chiến đấu với chính con virus này. Vào những thời khắc cuối cùng trên giường bệnh, bác sĩ Lý đã có một câu nói nổi tiếng rằng, “một xã hội khỏe mạnh không nên chỉ có một tiếng nói”.
Tài phiệt người Trung Quốc Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) gần đây có viết, “trong bối cảnh không có phương tiện truyền thông nào đại diện cho lợi ích của nhân dân với các thông tin chân thực, thì cuộc sống của người dân đang bị tàn phá bởi cả virus và sự yếu kém của toàn bộ hệ thống”. Ông Nhậm đã biến mất vào ngày 12/3.
Các nhà báo công dân can đảm như Trần Thu Thực (Chen Qiushi), Phương Bân (Fang Bin) và Lý Trạch Hoa (Li Zehua), đã cố gắng báo cáo chân thực về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, hiện cũng đã mất tích.
Nền chính trị không hiệu quả ở Trung Quốc Đại lục vượt quá phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của cá nhân Tập Cận Bình. Trong một tin nhắn video gần đây, một sinh viên trẻ tên Zhang Wenbin đã tâm sự về sự thay đổi trong nhận thức của anh, từ một người ủng hộ ĐCSTQ thành một công dân biết phê phán bằng lương tâm của chính mình:
“Từ khi tôi đột phá tường lửa kiểm duyệt, tôi dần nhận ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vươn xúc tu đến mọi khía cạnh trong cuộc sống người dân Trung Quốc, bao gồm hợp tác xã nông nghiệp [1950], Cách mạng văn hóa [1966-1976], Nạn đói lớn [1958-1961], Chính sách một con, vụ thảm sát Thiên An Môn [1989], cũng như cuộc đàn áp Pháp Luân Công [những người tu luyện], và các dân tộc Tây Tạng, Hồng Kông và Tân Cương … Tuy nhiên mọi người vẫn tiếp tục nhắm mắt làm ngơ, ca hát những lời ca ngợi ĐCSTQ. Tôi không thể chịu đựng được việc này”.
Cậu Zhang đã biến mất không lâu sau khi thu âm thông điệp của mình. Bạn bè của cậu sợ cậu sẽ phải đối mặt với sự thẩm vấn và tra tấn của cảnh sát chìm.
Đại dịch toàn cầu buộc tất cả chúng ta phải đối mặt với một sự thật cay đắng: bằng cách chính trị hóa mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm sức khỏe người dân, thể chế cai trị độc đảng lâu dài tại Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho mọi người. Thay vì đặt lòng tin vào các tuyên bố của ĐCSTQ và thái độ tiếp thụ không phê phán các chính sách của ĐCSTQ, chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến tiếng nói của nhóm người ‘phi chủ lưu’ ở Trung Quốc. Những học giả, bác sĩ, doanh nhân, nhà báo công dân, luật sư vì lợi ích công và các sinh viên trẻ không còn chấp nhận sự cai trị bằng nắm đấm của chính quyền. Và bạn cũng nên như vậy.
Là một nhóm nhân sĩ quốc tế gồm các nhân vật công chúng, các nhà phân tích chính sách an ninh và những người quan tâm đến Trung Quốc, chúng ta cần đoàn kết với các công dân Trung Quốc can đảm và có lương tri như Hứa Chương Nhuận, Ai Fen, Lý Văn Lượng, Nhậm Chí Cường, Trần Thu Thực, Phương Bân, Lý Trạch Hoa, Xu Ziyong, và Zhang Wenbin – một trong số rất nhiều những anh hùng thực sự, những người dám đánh đổi mạng sống và sự tự do cá nhân cho một Trung Quốc tự do và cởi mở. Từng tiếng nói cá nhân của họ đã tạo nên một dàn hợp xướng. Họ không đòi hỏi gì hơn ngoài một sự đánh giá mang tính biện chứng về tác động của các chính sách của ĐCSTQ đối với cuộc sống người dân Trung Quốc và thế giới. Chúng tôi khuyến khích bạn tham gia cùng họ.
Những người ký tên (theo thứ tự bảng chữ cái):
- Judith Abitan, Giám đốc điều hành Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg
- Nghị sĩ Mantas Adomėnas, Quốc hội Litva
- Nghị sĩ Yoko Alender, Quốc hội Estonia
- Thượng nghị sĩ Alton, Thượng viện Anh
- Thượng nghị sĩ Andrew Adonis, Thượng viện Anh
- Dibyesh Anand, Đại học Westminster
- V.v…
(Tổng cộng có 112 chữ ký. Xem danh sách đầy đủ ở đây)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét