Sau vụ ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh, vào trụ sở tỉnh ủy hôm 18 Tháng 6, 2016, bắn ông Phạm Duy Cường, bí thư tỉnh và ông Ngô Ngọc Tuấn, trưởng ban tổ chức tỉnh ủy, kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, chết tại chỗ, rồi tự sát, thì bà Phạm Thị Thanh Trà [xem hình] đảm nhiệm vai trò bí thư, kiêm chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân mới của tỉnh, để thay hai nhân vật vừa bị bắn chết.<!>
Phạm thị Thanh Trà |
Báo Thanh Niên cho hay, ông Phạm Sỹ Quý là em trai bà Trà.Thời điểm này, bà là chủ tịch tỉnh Yên Bái. Trước khi rời cương vị chủ tịch tỉnh Yên Bái, chính thức đảm nhiệm vai trò bí thư tỉnh, hôm 9 Tháng 9, bà Trà ký một trong những quyết định cuối cùng là bổ nhiệm ông Quý làm giám đốc sở.
Hôm 9 Tháng 6, Thanh Tra tỉnh Yên Bái chính thức kiểm tra vụ chuyển hơn 13,500 mét vuông đất nông nghiệp thành thổ cư, để xây dựng dinh thự giữa thành phố Yên Báicủa ông giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh, tức ông Phạm Sỹ Quý [xem hình] người là em ruột của bí thư tỉnh ủy!
Tuần vừa qua, báo chí Việt Nam nêu ra hàng loạt điểm bất thường quanh việc gia đình ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh, xây dựng dinh thự tại phường Minh Tân, thành phố Yên Bái. Dinh thự này là một quần thể kiến trúc với biệt thự, nhà sàn, hồ nước, vườn hoa…[xem hình trang sau].
Phạm Sỹ Quý |
Ngoài những thắc mắc liên quan đến chuyện ông Quý đào đâu ra tiền để tạo lập dinh thự trị giá cả trăm tỷ đồng như thế, báo chí Việt Nam còn nêu ra một thắc mắc khác, đáng chú ý hơn là tại sao chính quyền thành phố Yên Bái lại ký tới sáu quyết định, cho phép gia đình ông Quý chuyển đổi các phần đất vốn là rừng, ruộng, vườn… thành thổ cư rồi cấp giấy phép xây dựng một cách dễ dàng, nhanh chóng như vậy.
Theo tờ Thanh Niên, chính quyền thành phố Yên Bái đã sử dụng “Quyết Định Điều Chỉnh Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2020” do tỉnh này ban hành năm 2014 để ra sáu quyết định cho phép gia đình ông Quý chuyển số đất nông nghiệp thành thổ cư, rồi xây dựng thành biệt phủ [xem hình].Ông Quý khi đó là phó giám đốc sở, kiêm giám đốc Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất của tỉnh.
Trả lời báo chí, ông Quý xác nhận, người đứng tên quyết định sở hữu khu đất này là vợ ông - bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, thường trú tại tổ 51, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái và ông đang phải "giải trình" cho lãnh đạo tỉnh.
Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh, xây dựng dinh thự tại phường Minh Tân, thành phố Yên Bái. |
Kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ Nội vụ về tình trạng "cả nhà làm quan" ở 9 địa phương, trong đó có tỉnh Yên Bái cho thấy:
Trường hợp ông Phạm Sỹ Quý (em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính, hiện đang học lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính. Ông Phạm Sỹ Quý (SN 1971) được bà Phạm Thị Thanh Trà, khi còn làm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường vào ngày 9/9/2016. Trước khi làm Giám đốc Sở, ông Quý đã có nhiều năm làm Phó Giám đốc Sở TNMT kiêm Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái.
Trước vấn nạn này, đài RFA có bài viết nói về “Nhiều thiếu sót trong thanh tra tài sản” đăng ngày 19-9-2017 như sau: “Năm 2017 Việt Nam chỉ phát hiện 3 trường hợp kê khai tài sản không trung thực, trong khi đó báo chí cho thấy còn nhiều trường hợp kê khai không trung thực nhưng không được xử lý.Đó là nội dung liên quan đến tham nhũng được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng ngày 19/9”.
Theo đài RFA thì “Báo cáo của Chính phủ cho biết năm 2017 có hơn một triệu người kê khai tài sản nhưng chỉ có 77 người được xác minh. Trong khi đó con số được xác minh những năm trước cao hơn hẳn, cụ thể 414 trường hợp năm ngoái, và hơn 1.200 trường hợp năm 2015.” Trong khi đó báo chí và các cử tri nhắc đến nhiều trường hợp kê khai, hoặc giải trình nguồn gốc tài sản chưa hợp lý, gây phẫn nộ trong dư luận.Ví dụ điển hình là vụ việc ông Phạm Sỹ Qúy, Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái nêu trên.
Đài RFA cho biết thêm: “Uỷ ban Tư pháp cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chưa có cơ chế kiểm soát tài sản của toàn xã hội. Người dân chủ yếu vẫn dùng tiền mặt để thanh toán. Ngoài ra, luật Phòng chống tham nhũng còn nhiều điều khoản chưa rõ ràng liên quan đến xác minh tài sản. Bên cạnh đó, các cơ quan làm nhiệm vụ xác minh bản kê khai chưa làm việc hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm.Uỷ ban Tư pháp đề nghị Quốc hội và Chính phủ đưa ra quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người dân. Đồng thời, có các biện pháp xử lý rõ ràng với những trường hợp thiếu trung thực.”
Đề cập đến vấn đề này báo Pháp Luật của CSVN có bài phỏng vấn TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Khi được hỏi: “…ông nhận định gì về kết quả thanh tra tài sản đối với ông Phạm Sỹ Quý mà tên tuổi đã gắn với vụ “biệt phủ Yên Bái”? Thì ông này trả lời: “Có thể nói đây là lần đầu tiên một cuộc thanh tra tài sản của quan chức được tiến hành và công bố. Nhưng rõ ràng những vấn đề thanh tra ra được có vẻ là không to tát gì cả”[xem phụ đính 1]…
Như vậy thì coi như “xù” cho “êm chuyện”; để từ đó cái lò của Nguyễn Phú Trọng chắc không “đốt”được Phạm Sỹ Quý, mặc dầu dư luận nhìn chung đều như Nguyễn Sĩ Dũng nhận định rằng“Quan chức cứ giàu lên nhanh chóng là một rủi ro rất lớn cho hệ thống. Người ta thấy rõ ràng là chức tước mang lại sự giàu có và đạo đức công vụ không phải là cái phanh hãm lại sự trỗi dậy của những thứ bất minh”.
Tuy niên, cũng chưa ai biết cái lò của Nguyễn Phú Trọng có tuần tự đưa chúng vào lò hay không; nhưng dư luận cũng dậy sóng khi các mạng truyền thông tuần tự đưa cho mọi người thấy ít nhứt cũng 10 trường hợpvề những biệt thự khủng khiếp của một số cán bộđảng viên rất đáng lưu ý như sau [Xem phụ đính 2]. Đó là:
1. Biệt thự của ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh, ở số 30 đường Bát Nàn – phường Thạnh Mỹ Lợi – quận 2 – TP. HCM, có giá khoảng 50 tỷ đồng.
2. Biệt thự của ông Ngô Văn Đức, nguyên Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, có giá khoảng 40 tỷ đồng.
3. Dãy biệt thự của quan chức tỉnh Lào Cai. Theo ông Lê Thanh Dũng, Tổ trưởng tổ dân phố số 35, phường Kim Tân, TP Lào Cai, trong 6 căn biệt thự được ghi nhận có: 1. Nhà của bí thư Tỉnh ủy; 2. Giám đốc Công an tỉnh; 3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; 4. Giám đốc Sở Tài chính; 5. Bí thư Huyện ủy Sa Pa; và 6. gia đình một cán bộ biên phòng tỉnh Lào Cai. Đáng lưu ý, trong 6 căn biệt thự vừa nêu, căn biệt thự của gia đình Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai có diện tích 626,9m2; 5 căn còn lại có diện tích trên 400m2, mỗi căn trịgiá khoảng 25 tỷ đồng.
4. Biệt thự của Phạm Hồng Hà Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Quảng Ninh; rộng 470 m2, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, có giá khoảng 50 tỷ đồng.
5. Biệt thự của nguyên phó chủ tịch Hà Nội, Phí Thái Bình, 234 phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy với 2 mặt tiền, mặt chính hướng ra phố Hoàng Ngân, được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, có sân vườn và tiểu cảnh phía trước, có gara và lối vào riêng dành cho ô tô, xung quanh thông tin giá trị hiện tại của căn biệt thự này đang được đông đảo giới môi giới bất động sản đồn đoán, có giá khoảng 30 tỷ đồng.
6. Biệt thự của ông Nguyễn Xuân Thái, Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
7. Biệt phủ của ông Trần Văn Khâm, bí thư Đảng Ủy Công Ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên.
8. Biệt thự của ông Bùi Sơn Thủy – Giám đốc Sở Xây dựng TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
9. Biệt thự của ông Hoàng Quốc Khánh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La.
10. Biệt thự của Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.
Nếu biệt phủ của Phạm Sỹ Quý và 10 biệt thự vừa nêu chỉ mang tính cách cá nhơn thì “nghĩa trang” dành cho cán bộ hàng đầu CSVN mang tính tập thể và tạo thêm dân oan, khiến nổ lực “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” thêm phần quyết liệt hơn. Xin được nói rõ.
Khi kí hiệp định Genève cắt đôi đất nướcnăm 1954, mới làm chủ nửa nước, nhà nước cộng sản đã chiếm hơn 5 ha đất nghĩa trang Mai Dịch của những liệt sĩ Hà Nội làm nghĩa trang riêng cho quan chức cộng sản cấp cao, xây mả lớn cho những người cộng sản tự nhận là có công với nước.
Mô hình nghĩa trang Yên Trung |
Tại đây đã xảy ra câu chuyện của Lê Đức Thọ, một quan chức cấp cao, và là hung thần hàng đầu của chế độ, mà sự tàn ác không chỉ khiến cho đồng đảng mà cả đến đồng bào cũng lên án. Sau khi xây xong, mộ của Thọ trong nghĩa trang Mai Dịch thường xuyên bị người dân phóng uế hay đổ chất bẩn làm cho hôi thối, chẳng ai dám đến gần, ảnh hưởng tới cả những ngôi mộ bên cạnh. Trước tình cảnh này, con cháu của Thọ đã phải bí mật bốc mộ mang đi nơi khác để cải táng.
Ngoài ra, nhiều ngôi mộ quan khác cũng đã bị dân lấy cọc sắt dài đóng từ mặt đất xuống tận đáy hòm, như đã xảy ra tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Dù vậy, chođến nay, hơn 5 ha đất ở Mai Dịch đã bị bọn cộng sản lớp trước chiếm hết, khiến bọn đương quyền phải đẻ ra dự án mới, mang tên Nghĩa trang Yên Trung, chiếm 120 ha đất ở ngay chân núi Ba Vì, dưới bóng cả thần Tản Viên, xa xỉ gấp nhiều lần Mai Dịch cũ,dành cho những nhà độc tài đương quyền hôm nay và ngày mai với 1400 tỉ tiền thuế của dân [Xem mô hình nghĩa trang Yên Trung đính kèm].
Đại diện Bộ Xây dựng và chính quyền thành phố Hà Nội đãphối hợp tổ chức “Lễ công bố quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500, nghĩa trang Yên Trung”,hôm 1 tháng 2, 2018, với “chi phí 1.400 tỉ chỉ để chôn cất “từ 2.200 đến 2.500 cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và các anh hùng, danh nhân”. Nghĩa trang mới ấy có tổng diện tích là 120 hécta, gồm khu an táng 72 hécta, mỗi ngôi mộ có khuôn viên 25-35 mét vuông và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 hécta, có sức chứa 5,000 người.Điều không được quên là105 gia đình trong khu vực sẽ phải di dời; và thời gian thực hiện dự án khoảng 36 tháng.
Ngay lập tức,bản tin về dự án đã gây một cơn bão mạng, bày tỏsự thịnh nộ của quần chúngthi nhau bày tỏ suy nghĩ của họ về chuyện chết cũng như chôn những cá nhân thụ hưởng đặc quyền “an nghỉ cuối cùng” ở Nghĩa trang Yên Trung này.Xin trích đăng một số tiêu biểu:
• Facebooker Nguyễn Tiến Tường nhận định: “Dự án xây nghĩa trang cho cán bộ cấp cao phản ánh một não trạng vô cùng phong kiến, khi các lãnh đạo CS chóp bu tự ru ngủ bằng việc lấy lăng tẩm đền đài nguy nga để mưu cầu sự thán phục của nhân dân”.
• Facebooker Hoàng Nguyễn Vũ thì than rằng: “Hà cớ gì phải đưa ra đề án 1.400 tỷ xây dựng nghĩa trang cho lãnh đạo cao cấp vậy? Bao nhiêu “lãnh đạo cao cấp” xứng đáng được nằm trong cái lô đất của muôn đời ấy? Không lẽ những kẻ tham nhũng, hốt tiền dân vào túi tham con cháu cũng xứng đáng được nằm đó sao?”
• Một bạn tên Nhân Thế Hoàng bình luận trên tờ Thông tin Đức quốc: “Tưởng nuôi báo cô chỉ để ăn với phá khi còn sống, ai ngờ giờ cái chỗ chết cũng phải ngang biệt phủ mới chịu.Tiền thuế của dân mà nó làm như của cha của mẹ nó để lại, muốn xài sao thì xài. Dân giờ vào thành phố, nói thật, đến cái nhà vệ sinh công cộng để giải quyết chuyện đái ỉa kiếm mỏi con mắt cũng không ra. Thuế, phí thì cái méo gì cũng tăng, tưởng tăng là lo cho dân, lo cho người già trẻ nhỏ ốm đau không tiền viện phí hay chết lỡ không có hòm chôn… Người chứ phải trâu chó gì đâu mà nói hoài hông chịu hiểu..!”
• Đã có không ít người dẫn câu ca dao: “Thương dân, dân lập đền thờ. Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương!” như một cách răn đe…
• Bài viết dài đăng trên Facebook cá nhân của nhà báo Nguyễn Thị Hậu, được báo “Người Đô Thị” đăng với tựa đề "Xây nghĩa trang, vì ai?", là bài được rất nhiều người chia sẻ.Bài có đoạn: "…Sao lo cho người sẽ chết "an nghỉ" mà lại làm người sống không thể "an cư"? …Chỉ có khoảng 2.500 ngôi mộ nhưng mỗi mộ phần chiếm đến 25-35m2. Quy mô như vậy, nói không quá, như một khu lăng mộ của quan lại thời phong kiến! Trong khi đó người dân thường khi yên nghỉ chỉ cần "hai mét đất" cũng rất khó khăn! Chưa kể đến việc để dành đất cho người chết thì hơn 100 gia đình hiện sinh sống tại khu đất quy hoạch nghĩa trang buộc phải di dời đi nơi khác…"
Phần nhà văn Trần Mộng Tú, trong bài viết “Bệnh viện và Nghĩa trang” đăng trên blog cá nhơn có kết luận nói rằng: “…Một khu nghĩa trang 5000 huyệt mộ. Quan chức cao cấp Đảng ở đâu mà nhiều thế?Chắc chắn các đại gia sẽ có phần mộ ở đây.Có khi cả ca sĩ nổi tiếng có tiền cũng dọn vào. Chưa chắc các danh nhân và anh hùng tử sĩ đã có chỗ, vì phần đông gia đình họ nghèo và họ đã tắt tiếng nói (may ra có một tấm bia chung).Chị kêu thầm trong ngực. “Bệnh Viện, Trường Học và Nghĩa Trang. Một cái cho người sống, một cái cho kẻ (chưa) chết.Cái nào cần thiết hơn.” Nước mắt chị ứa ra [GG in đậm và gạch dưới] [xem toàn bài trong phụđính 3].
Những kẻ chủ trương thực hiện Nghĩa trang Yên Trung đâu biết vị vương lẫm liệt có công trạng lớn nhất triều Trần, cũng là vị tướng hiển hách có thành tích cao nhất lịch sử Việt, được cả thế giới ghi nhận, là Trần Hưng Đạođã chọn nơi về với tổ tiên là mảnh đất bình dị, thiên nhiên hoang sơ giữa khu rừng Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương, nơi ngài đặt bản doanh chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, cách kinh kỳ Thăng Long hơn 80 cây số.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Biệt Phủ Yên Bái Và Tài Sản Bất Minh
Chủ Nhật, ngày 29/10/2017 - 03:00
(PL)- Kết luận thanh tra vụ biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, đã được công bố. Thế nhưng hai câu hỏi quan trọng nhất vẫn chưa được làm rõ:
Nguồn gốc tài sản ấy ở đâu ra và xử lý chúng như thế nào? Hai câu hỏi này không chỉ dành cho biệt phủ của ông Quý...
Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi với TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, về vấn đề này. “Quan chức cứ giàu lên nhanh chóng là một rủi ro rất lớn cho hệ thống. Người ta thấy rõ ràng là chức tước mang lại sự giàu có và đạo đức công vụ không phải là cái phanh hãm lại sự trỗi dậy của những thứ bất minh” - TS Nguyễn Sĩ Dũng nói.
Quyền, tiền song hành
. Phóng viên: Thưa ông, vậy ông nhận định gì về kết quả thanh tra tài sản đối với ông Phạm Sỹ Quý mà tên tuổi đã gắn với vụ “biệt phủ Yên Bái”?
+ TS Nguyễn Sĩ Dũng: Có thể nói đây là lần đầu tiên một cuộc thanh tra tài sản của quan chức được tiến hành và công bố. Nhưng rõ ràng những vấn đề thanh tra ra được có vẻ là không to tát gì cả.
. Không chỉ trường hợp ông Phạm Sỹ Quý, mà có nhiều trường hợp quan chức có những khối tài sản không tương xứng với mức lương và thu nhập thực tế. Ông lý giải điều này thế nào?
+ Quan chức trong nền kinh tế của ta nắm quá nhiều quyền năng trong khi cơ chế giám sát không theo kịp. Vì vậy khả năng dùng quyền năng để giàu có là rất lớn.
Mới đây thôi, có đại biểu Quốc hội khi bàn về dự án cảng hàng không Long Thành nói: “Đất xung quanh Long Thành, cán bộ ta mua sạch rồi!”. Nếu đây là sự thật thì chắc chắn những cán bộ mua đất đã biết thông tin về quy hoạch này từ lâu trong khi dân không biết. Và sự bất đối xứng thông tin ấy đã đem lại lợi ích cho cán bộ, quan chức. Trong khi đó, đạo đức quy định không được sử dụng quyền lực công vì lợi ích tư; vì đối với cán bộ, công chức, lợi ích công phải là tối thượng.
. Vậy thì phải làm sao để giải quyết vấn đề tài sản bất minh của quan chức, thưa ông?
+ Chúng ta đã nói đến và có trách nhiệm giải trình nhưng lại không có chế tài. Nếu nói đi bán chổi đót, chạy xe ôm mà lại có khối tài sản như biệt phủ mấy chục tỉ đồng… thì tức là không giải trình được.
Với cách thức vận hành và khung khổ pháp luật hiện nay thì quan chức giải trình ngô nghê thế cũng không có cách gì chế tài trách nhiệm được, ngoài sự chê cười của công chúng. [Xem hình: Biệt phủ của gia đình giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh: BL
Mất chức là áp lực
. Có người cho rằng: Nếu quan chức không giải trình được tài sản thì cứ tịch thu sung công, thưa ông?
+ Vậy thì rủi ro pháp lý rất lớn. Thực chất có những người giàu có lên theo kiểu “hợp pháp vừa phải”. Sự giàu lên của nhiều người chưa chắc đã là vi phạm pháp luật nhưng vi phạm đạo đức thì có. Nếu quan chức vi phạm đạo đức thì phải bị mất chức chứ không bị đi tù. Vấn đề là như vậy. Mà khi vi phạm đạo đức về mặt tài sản thì cũng không thể tịch thu tài sản đó. Bởi khi họ chiếm hữu thì tức là họ đã xác lập quyền sở hữu với khối tài sản ấy.
. Nếu vậy thì có vẻ không thỏa mãn ý muốn của công chúng, thưa ông.Bởi dù nói gì đi nữa thì tài sản bất minh cũng là cái gai trong mắt công luận.
+ Có thể đặt vấn đề thế này, nếu anh không giải trình được thì đó là căn cứ để thanh tra. Khi thanh tra, phát hiện thấy yếu tố cấu thành tội hình sự thì mới chuyển sang điều tra, khởi tố… Nhưng rõ ràng nếu làm không khéo thì lại vi phạm chuẩn mực của pháp quyền. Bởi chống tham nhũng rất quan trọng nhưng bảo vệ nguyên tắc pháp quyền cũng quan trọng không kém.
. Vậy chẳng lẽ không có biện pháp vẹn toàn cho câu chuyện tài sản bất minh?
+ Tôi đã nói là phải đẩy mạnh trách nhiệm giải trình. Ví dụ: Tất cả quan chức có biệt phủ, tài sản được công luận quan tâm thì phải giải trình công khai. Nếu không giải trình được thì phải mất chức.Hoặc nếu giải trình mà quá lố như kiểu “chổi đót, xe ôm” hoặc không giải trình được thì phải thanh tra. Nếu thanh tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải chuyển sang điều tra… Cứ tuần tự như vậy thì chống tham nhũng sẽ đạt được mục đích tối thượng là công lý.
. Nhưng tôi thấy đâu có mấy người mất chức vì chuyện không giải trình được.
+ Có chứ! Mới hôm qua ông Phạm Sỹ Quý đã mất chức giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái. Dĩ nhiên, chuyển ông Quý sang chức vụ khác lại là câu chuyện cần bàn. Hay mới đây, ông Nguyễn Xuân Anh đã mất chức bí thư TP Đà Nẵng sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông có những vi phạm các nguyên tắc của Đảng về xe, nhà… Xa hơn chút nữa thì đó là trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa mất chức thứ trưởng Bộ Công Thương.
Chế độ trách nhiệm chính trị thực ra là rất hữu hiệu trong chống tham nhũng.
Liêm sỉ đâu có xa xỉ
. Nhưng họ mới chỉ mất chức trong khi dường như công luận lại đòi hỏi có những cách xử lý nặng hơn.
+ Thực tế pháp luật không phải là công cụ có thể xử lý mọi việc. Trách nhiệm giải trình và trách nhiệm chính trị là công cụ xử lý ở tầm cao hơn rất nhiều. Loại trách nhiệm này buộc quan chức phải giữ gìn để không vi phạm đạo đức.
Chế độ trách nhiệm ấy khiến quan chức ở các nước khác có liêm sỉ. Chẳng hạn nếu bị phát hiện đi máy bay với hạng vé không phù hợp thì quan chức đã phải từ chức rồi. Hay ở Nhật Bản, nghị sĩ chỉ ngủ gật trong quốc hội cũng đã phải từ chức.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói xây dựng chính phủ liêm chính thì cũng có nghĩa là nếu quan chức không giải trình được thì phải mất chức hay chủ động từ chức. Chứ không thể nào có người thân làm ở công ty nọ, công ty kia mà không chịu từ chức. Pháp luật không quy định điều đó nhưng đạo đức và liêm sỉ buộc như vậy.
Nếu quan chức có biệt phủ, tài sản không tương xứng với thu nhập thì phải… mất chức, chắc chắn không ai dám bất minh.
Một điều khoản ân xá
. Dù vậy, tôi thấy vẫn không giải quyết được câu chuyện tài sản bất minh của quan chức.
+ Từ năm 2005, khi xây dựng Luật Phòng, chống tham nhũng, đã có chuyên gia từ Singapore tư vấn chúng ta phải có điều khoản ân xá. Tức là cho phép quan chức kê khai tài sản cách trung thực và từ thời điểm kê khai đó thì tài sản đó được coi là hợp pháp. Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi lần này, tôi cho là cũng nên tính đến điều khoản ân xá này. Theo đó, các quan chức đều được cho phép kê khai tất cả tài sản mình có ở thời điểm nhất định và tài sản đó là hợp pháp.
. Nhưng vậy thì khối tài sản được coi là bất minh ấy sẽ được hợp thức hóa và công luận sẽ bất bình.
+ Chúng ta phải nhìn xa hơn. Bởi nếu không có điều khoản ân xá ấy thì khối tài sản bất minh ấy sẽ nằm im trong vàng, đôla, bất động sản, thậm chí là bị chuyển ra nước ngoài.
Nếu được hợp pháp hóa thì rõ ràng khối tài sản ấy sẽ được bung ra kinh doanh, sinh sôi nảy nở, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội. Nếu không, như tôi nói, nó cứ nằm im và đó là sự lãng phí nguồn lực khủng khiếp nhất.
Quan trọng hơn, một điều khoản ân xá như vậy sẽ giúp tài sản quốc gia sau này không bị bòn rút để chảy vào túi riêng. Và công cuộc chống tham nhũng sẽ không có một cột mốc chính xác để ngày càng trở nên thực chất.
. Xin cám ơn ông.
CHÂN LUẬN
Phụ đính 2
Mười biệt thự khủng khiếp của chỉ 10 “quan chức lớn nhỏ" đủ cở
được đưa lên mạng cho mọi người "chiêm ngưỡng". Đó là:
1. Biệt thự của ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Bí thư Quận ủy quận Bình Thạnh, biệt thự số 30 đường Bát Nàn – phường Thạnh Mỹ Lợi – quận 2 – TP. HCM, có giá khoảng 50 tỷ đồng.
Biệt thự của ông Nguyễn Quốc Hùng |
2. Biệt thự của ông Ngô Văn Đức, nguyên Chánh án tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, có giá khoảng 40 tỷ đồng.
Biệt thự của ông Ngô Văn Đức |
3. Dãy biệt thự của quan chức tỉnh Lào Cai. Theo ông Lê Thanh Dũng, Tổ trưởng tổ dân phố số 35, phường Kim Tân, TP Lào Cai, trong 6 căn biệt thự được ghi nhận có:1. Nhà của bí thư Tỉnh ủy; 2. Giám đốc Công an tỉnh; 3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; 4. Giám đốc Sở Tài chính; 5. Bí thư Huyện ủy Sa Pa; và 6. gia đình một cán bộ biên phòng tỉnh Lào Cai. Đáng lưu ý, trong 6 căn biệt thự vừa nêu, căn biệt thự gia đình Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai có diện tích 626,9m2, 5 căn còn lại có diện tích trên 400m2, mỗi căn giá khoảng 25 tỷ đồng.
Dãy biệt thự của quan chức tỉnh Lào Cai |
4. Biệt thự của Phạm Hồng Hà Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Quảng Ninh.Rộng 470 m2 , phường Hồng Hà, TP Hạ Long, có giá khoảng 50 tỷ đồng.
Biệt thự của Phạm Hồng Hà Chủ tịch UBND TP Hạ Long, Quảng Ninh |
5. Biệt thự của nguyên phó chủ tịch Hà Nội, Phí Thái Bình 234 phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy với 2 mặt tiền, mặt chính hướng ra phố Hoàng Ngân, được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, có sân vườn và tiểu cảnh phía trước, có gara và lối vào riêng dành cho ô tô, xung quanh thông tin giá trị hiện tại của căn biệt thự này đang được đông đảo giới môi giới bất động sản đồn đoán, có giá khoảng 30 tỷ đồng.
Biệt thự của nguyên phó chủ tịch Hà Nội |
6. Biệt thự của Nguyễn Xuân Thái, Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Yên Lâm,huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
Biệt thự của Nguyễn Xuân Thái, Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Yên Lâm,huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. |
7. Biệt phủ của ông Trần Văn Khâm, bí thư Đảng Ủy Công Ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên
Biệt phủ của ông Trần Văn Khâm, bí thư Đảng Ủy Công Ty Cổ Phần Gang Thép Thái Nguyên |
8. Biệt thự của ông Bùi Sơn Thủy – Giám đốc Sở Xây dựng TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Biệt thự của ông Bùi Sơn Thủy – Giám đốc Sở Xây dựng TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ |
9. Biệt thự của ông Hoàng Quốc Khánh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La.
Biệt thự của ông Hoàng Quốc Khánh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La. |
10.Biệt thự của Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái.
Biệt thự của Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. |
Phụ đính 3
Bệnh Viện và Nghĩa Trang
Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018
Chị thì thầm vào tai anh:
“Còn mấy hôm nữa là rằm tháng Giêng chắc mình phải về nhà chứ.”
Anh kéo chiếc mền mỏng lên ngang ngực, chiếc mền ngắn quá, lòi cả nửa ống chân ra ngoài. Anh nhìn chung quanh một vòng, ngượng ngùng co chân lại.
“Về sao được em, phải chờ chứ, còn nước còn tát, mấy hôm nay thằng bé cũng thấy khá hơn một chút.”
Hai vợ chồng đang nằm ngủ ngay trước cửa Bệnh Viện Ung Thư, con trai họ 12 tuổi kiếm được một chỗ nằm chung một giường với một đứa trẻ khác bên trong, (sau khi anh chị đưa cho y tá trực ở đó hai lần hai cái phong bì.) Dưới gầm giường thì có bố mẹ của đứa bé kia rồi, không còn chỗ cho anh chị nữa.
Họ lên đây từ trước Tết, đợi mãi mới tới phiên con được khám. Trong khi chờ thì cứ ngồi, nằm, ngay ở hành lang bệnh viện. Anh chị không phải là cặp vợ chồng duy nhất ngủ ở ngoài này. Số người chờ khám cho thân nhân hay chờ khám cho chính mình nhiều hơn số giường của bệnh viện có, nên người chờ đợi, ăn, ngủ, tràn lan ra tới hành lang. [Xem Hình-Nằm Chờ Khám Bệnh]
Trời mưa lụt, nước tràn ngập cả trong phòng đợi, người ngồi, kẻ nằm trên những chiếc ghế nhựa trông thật thảm thương.Ngày khô thì chiếu trải la liệt dưới đất.Bệnh Viện mà trông như trại tỵ nạn. [Xem Hình-Nước lụt trong phòng chờ ở Bệnh Viện Ung Thư-Hà nội]
Anh chị từ Hòa Bình mang con về Hà Nội chạy chữa, thằng bé 12 tuổi đang đi học bỗng ngã bệnh, chữa mãi Bác Sĩ tỉnh nhà không khỏi, thử máu, chụp hình mới biết là bị ung thư màng óc.
Chị lại thì thầm:
“Tết mình đã không có mặt ở nhà để cúng ông bà, thì Rằm cũng phải về cúng Phật chứ anh.Hay em ở lại với con, anh về mấy hôm đi.”
“Anh về cũng chẳng an tâm được. Mấy hôm ngủ ngoài sương thấy em đã bắt đầu ho.Thôi, Trời Phật cũng thông cảm cho mình.”[Xem hình- Bệnh Viện Ung Thư Hà Nội]
Chị im lặng một lúc, lại ngập ngừng nói:
“Thôi anh cứ yên tâm về đi, còn bà nội thằng Tí ở nhà nữa, anh về đi kẻo mẹ trông, em biết là mẹ mong anh về lắm.”
Người chồng ngồi hẳn dậy, co hai chân lên vòng tay ôm qua đầu gối, thở dài.
“Ừ, chắc anh nên về, em nói đúng, bà nội thằng Tí đang mong tin lắm.Anh đã chia tiền ra từng gói nhỏ để em tiện chi tiêu.Tiền trả cho Bệnh Viện chữa trị, tiền đưa bác sĩ thì anh để riêng, tiền đưa y tá, tiền lao công anh cũng để riêng.”
Người vợ ngồi hẳn dậy, quấn lại cái chăn cho gọn, thu xếp mấy cái túi đựng cả một gia đình lưu động của mình. Chị nhìn chung quanh một vùng bao quát, trong ánh nắng sớm mai yên tĩnh mọi người chưa thức dậy hết. Họ nằm ngang, nằm dọc, hay xoay chân ngược chiều nhau. Những bàn chân gầy gò, và những cái đầu xơ xác tóc, họ đang ngủ hay đã thức rồi mà vẫn còn nằm im lo lắng bất an. Mặt trời sẽ lên, thêm một ngày chờ đợi, đến bao giờ mới tới phiên mình, hay phiên của người thân mình. Số tiền mang trong túi, cài hai ba cái kim cho chặt, liệu có đủ trả tiền chạy chữa, tiền thuốc và tiền phong bì không?
Nói đến phong bì chị bỗng nhớ, hỏi anh:
“Tiền anh lo đủ rồi nhưng anh quên chưa mua phong bì cho em.Đưa thẳng tiền mặt ra ai đứng gần cũng nhìn thấy, không tiện đâu.”
Anh ngẩn người ra, ừ nhỉ mấy hôm nay bận quá, cứ lo chỗ ăn chỗ ngủ cho con bên trong bệnh viện, cho hai vợ chồng ngoài hành lang, anh quên hẳn việc phải mua sẵn một lố phong bì. Anh nhìn trước nhìn sau thấy một xấp báo còn mới, ai đó vứt sang chỗ anh chị nằm. Anh nhặt lên nói với chị:
“Báo còn mới, em cứ lấy con dao, rọc vuông vức rồi gói tiền vào đó cũng được. Nhưng phải nhớ để riêng vào túi trong, túi ngoài, kẻo nhầm của người này lại đưa cho người kia.”
Chị cười nhẹ:
“Anh đừng lo, tiền thì em cẩn thận lắm.”
Chị đón xấp báo còn mới trong tay anh, báo trong tay thì dĩ nhiên là chữ trước mắt, chị đọc qua một chút trước khi đi tìm dao rọc. Sau mấy phút chị ngẩn người ra, để rơi tờ báo xuống lòng. Anh thấy lạ hỏi:
“Tin gì vậy em?” Chị không nói, đưa tờ báo cho anh.
Báo chí trong nước cho hay, chính quyền thành phố Hà Nội hôm 1/2 công bố quy hoạch được thủ tướng phê duyệt về xây nghĩa trang “phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước; các anh hùng, danh nhân của đất nước”.
Tin cho hay, nghĩa trang Yên Trung nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 40 cây số về phía Tây, giáp Vườn Quốc Gia Ba Vì; phía Đông giáp đồi núi và đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình; phía Nam giáp đồi núi và khu dân cư.
Tổng diện tích nghĩa trang là 120 hécta, gồm khu an táng 72 hécta, với 2,200 – 2,500 ngôi mộ, mỗi ngôi mộ có khuôn viên 25-35 mét vuông và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 hécta, có sức chứa 5,000 người.
Nguồn vốn dự kiến hơn 1,430 tỷ đồng (hơn $63 triệu) sẽ lấy từ ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện dự án khoảng 36 tháng.
Anh đọc tiếp ở một trang khác:
Vẫn theo các báo, với tổng diện tích 120 hectare, tương đương một phường lớn ở nội thành Hà Nội, dự án có vị trí ở huyện Thạch Thất, dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 40 kilomet về phía tây. Thông tin từ bản quy hoạch cho thấy sẽ có 105 hộ dân phải di dời để nhường chỗ cho dự án.
Anh đọc xong nhìn sang chị, thấy chị vẫn thẫn thờ nhìn mông lung ra một nơi xa lắc xa lơ nào đó. Anh hỏi:
“Sao vậy em, nhà nước xây nghĩa trang thì dính dáng gì tới mình mà em buồn quá vậy?”
Chị quay lại nhìn chồng, hai mắt mở to:
“Sao mấy ông lớn không nghĩ đến việc xây thêm mấy cái bệnh viện cho người đau ốm, xây thêm trường học cho trẻ em? Họ bỏ ra tới 1,400 tỷ đồng để lo “chôn “ những người chưa chết. Rồi lại thêm 105 gia đình phải mất nhà mất cửa cho họ thêm chỗ.Anh nhìn đi, cả bao nhiêu năm nay bệnh nhân cũng như người thân của bệnh nhân nằm màn trời chiếu đất trước cửa bệnh viện. Trẻ con nghèo không đủ cơm đã đành ngay cả trường lớp cũng thiếu thốn. Có ông lớn nào quan tâm tới không?”
Anh nhìn vợ với cặp mắt thương hại, nói nhỏ:
“Thế bây giờ em định làm gì, em cầm biển ngữ đi biểu tình đòi nhà nước xây bệnh viện, trường học thay vì xây nghĩa trang cho các ông lớn hả.Em có muốn vào tù vì tội chống phá nhà nước, trong khi con em đang bị ung thư không?”
Chị nhìn anh một lúc, không trả lời. Hai con mắt chị ánh lên một nét giận dữ, chị mở tung những cái giỏ ra tìm con dao, chị nín thở rọc tờ báo ra từng miếng nhỏ để làm những cái phong bì, chị dằn mạnh từng nhát dao đi qua những hàng chữ:
“nghĩa trang,”
“phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước”
“Nguồn vốn dự kiến hơn 1,430 tỷ đồng (hơn $63 triệu) sẽ lấy từ ngân sách nhà nước.”
“105 hộ dân phải di dời để nhường chỗ cho dự án.”
Chị cắt ngang, cắt dọc tờ báo tưởng như cắt đứt được những dự án làm chị uất ức. Chị cắt được hơn mười cái phong bì, chia ra bốn túi khác nhau, cho bác sĩ, y tá và lao công. Chị biết, muốn cứu con chị thì không thể nào tránh né được cái khoản chi trả thêm này.
Chị nhìn anh đang thu xếp về nhà với mẹ để kịp cúng Rằm. Thật ra chị biết, cúng Rằm chỉ là phụ, việc chính là anh về nhà chạy thêm tiền, số tiền anh chị đem theo được so với số tiền sẽ phải dùng tới cách xa nhau nhiều quá. Nghĩ đến những món nợ sẽ phải trả, chị thấy như có một khối đá đè lên ngực.
Hai con mắt chị vẫn còn ánh lên những tia giận dữ, cái giận dữ của một người hoàn toàn bất lực trước một việc xấu mà sức mình không làm gì được. Một khu nghĩa trang 5000 huyệt mộ.Quan chức cao cấp Đảng ở đâu mà nhiều thế?Chắc chắn các đại gia sẽ có phần mộ ở đây.Có khi cả ca sĩ nổi tiếng có tiền cũng dọn vào. Chưa chắc các danh nhân và anh hùng tử sĩ đã có chỗ, vì phần đông gia đình họ nghèo và họ đã tắt tiếng nói (may ra có một tấm bia chung).
Chị kêu thầm trong ngực. “Bệnh Viện, Trường Học và Nghĩa Trang. Một cái cho người sống, một cái cho kẻ (chưa) chết.Cái nào cần thiết hơn.”Nước mắt chị ứa ra.
Có ai trả lời cho chị không?
tmt
Ngày 2/25/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét