Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Hoàng Xuân Thảo - MÙA THU, TÌNH THU VÀ HOA THẠCH THẢO

Mùa bắt đầu sang thu, chúng tôi xin giới thiệu một loài hoa của muà thu, tượng trưng cho nữ tính, cho sự vĩnh cửu, cho Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy/ Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên dù tình mong manh và sau đó nếu có xa nhau trong không gian và thời gian nào chăng nữa cũng luôn luôn thương nhớ nhau cho tới khi không còn trên cõi đời này, đó là hoa Thạch Thảo qua hai bài thơ của Victor Hugo và Guillaume Apollinaire và bản nhạc phổ thơ của Phạm Duy.
<!>

DEMAIN, DÈS L’AUBE                                          MAI, VƯÀ HỬNG SÁNG
Victor Hugo                                                            Thơ dịch của Hoàng Xuân Thảo
Demain, dès l’aube, à l’heure où blanchit la campagne Mai, đồng vưà hửng sáng thôi
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m’attends            Ta lên đường bởi biết người chờ mong
J’irai par la forêt, j’irai par la montagne                    Ta đi, vượt núi, băng rừng
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.               Xa nhau mỗi kẻ mỗi phương chẳng đành.
                    ...
Je marcherai, les yeux fixés sur mes pensées           Ta đi, trĩu nặng tâm tình                
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit          Tai nghe như điếc, mắt nhìn như đui
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées               Lưng còng, tay chắp, lạc loài
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.                  Lòng buồn thấy cảnh ban ngày như đêm.               
                     ...
Je ne regarderai ni l’or du soir qui tombe                 Chiều vàng nắng xế chẳng nhìn
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur                    Luôn cánh buồm ấy xuôi miền Harfleur
Et quand j’arriverai, je mettrai sur la tombe            Tới rồi, ta đặt trên mồ                    
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.             Chùm hoa thạch thảo, ô-rô xanh rờn.
          (Les Contemplations - 1856)                                       (Trầm Tư - 1856)
  
CHÚ GIẢI
          Bài thơ này Victor Hugo viết năm 1847, vào ngày giỗ thứ tư của con gái lớn Léopoldine Hugo, đã chết cùng chồng mới cưới vì đắm tàu trên sông Seine, thị trấn Villequier, vùng Normandie.
          Bài thơ gồm ba đoạn:
          Đoạn đầu tả cuộc khởi hành lúc tờ mờ sáng và hành trình băng rừng, vượt núi để tới với người thương yêu vì không chịu nổi sự chia cách nữa, khiến ta tưởng tượng người ông sắp gặp hẳn là một người yêu đang mong chờ ông.
          Đoạn hai gợi lên nỗi buồn rầu trong khi đi đường, lòng chỉ nghĩ tới người yêu, mắt chẳng buồn nhìn, tai chẳng buồn nghe, cảm thấy cô đơn, lạc loài, lưng đi khom khom, tay bắt chéo và thấy cảnh ngày cũng như đêm mà thôi vì lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
          Đoạn ba còn thảm thiết hơn nữa, bước đi trong bóng chiều vàng rơi mà cũng chẳng biết, cả cánh buồm trên sông đang trôi xuôi về bến Harfleur trong khi ông đang đi trên bờ cũng không buồn nhìn nữa. Rồi đột nhiên có sự chuyển biến ở hai câu cuối khiến người đọc tưng hửng, hóa ra ông chẳng đi thăm người yêu như ta tưởng nghĩ mà ông đi thăm mộ con gái qua một ngày đường từ lúc sáng tinh mơ tới chiều tối khi nắng đã tắt. Hai câu tuyệt cú này khiến người đọc xúc động và xao xuyến trong lòng.
          Hoa thạch thảo thường nở vào cuối thu khi các loài hoa khác đã tàn, hoa còn tượng trưng cho sự mỏng manh, yếu đuối nhưng tràn đầy nữ tính và đặc biệt nhắc nhở nỗi thương nhớ không bao giờ nguôi cho tới chết. Hoa ô rô cũng nở vào cuối thu nhưng lá lúc nào cũng xanh tươi, tượng trương cho sự tái tạo, ý niệm bất tử. Nhà thơ đã thành công trong niềm mong muốn con gái ông còn sống mãi vì mỗi khi đọc tới bài thơ này là người đời lại nhớ tới Léopoldine và bài “ Mai, vưà hửng sáng” cũng là một trong những bài thơ của Victor Hugo mà người đời yêu thích nhất.
          Về thi pháp, ông dùng cách đối thoại với “thì hiện tại/temps présent” trong đoạn đầu khiến ta tưởng người ông đi thăm còn đang sống nơi xa xôi đâu đó. Ông lại nhắc đi nhắc lại chữ Ta và các chữ Đi chứng tỏ quyết tâm đi thăm của ông dù đường xa, rừng ngăn, núi cách. Ông gợi cho ta cảm thấy nỗi buồn mênh mông trong lòng ông qua những hình ảnh miêu tả ở đoạn hai mà tuyệt nhiên không hề kêu ca, than vãn gì cả. Đọc tới gần hết bài thơ ta vẫn tưởng đây là một bài tình ca để rồi chới với khi hay ra ông đem hoa đặt trên mộ con gái ông và bài thơ bỗng mang lại ý tưởng một bài tưởng niệm. Ông còn cắt nhịp trong mỗi câu, câu ba nhịp 6/6, câu bốn và câu sáu nhịp 3/3/3/3, câu năm nhịp 4/4/4 trở lại nhịp 6/6 ở câu chín và câu 11. Sự cắt nhịp tượng thanh cho tiếng nức nở với những hàng lệ khi vắn khi dài trong lòng người cha. Bài thơ còn đặc sắc ở chỗ gợi lên tình cảm trải rộng theo không gian và trải dài theo thời gian. Trước hết là những hình tượng trong không gian: cánh đồng, rừng, núi, ngoại cảnh mà ông chẳng buồn nhìn, con thuyền, bến Harfleur, mộ chí; còn về thời gian: ngày mai, vừa hửng sáng, ngày đêm, bóng chiều vàng rơi, thuyền xuôi, khi ta tới nơi.
          Tóm lại, bài thơ đưa ta từ sự tưởng tượng ra một bản tình ca giữa hai tình nhân tới một sự thật là một bài hoài niệm của một người cha đối với một người con gái. Bài thơ có những đặc tính của trường phái lãng mạn với sự miêu tả thiên nhiên qua các phong cảnh và sự diễn tả tâm trạng cô đơn cùng sự trầm tư của tác giả.

Bản Anh ngữ     
Tomorrow, at dawn, in the hour when the countryside whitens
I’ll leave. You see, I know that you are waiting for me
I’ll go by the forest, I ‘ll go by the mountain
I can’t stay far from you any longer.

I’ll go, the eyes fixed on my thoughts
Without seeing anything outside, nor hearing any sound
Alone, unknown, the back curved, the hands crossed
Sad, and the day for me will be like the night.

I’ll not look at the gold of the evening which falls
Nor the faraway sails descending towards Harfleur
And when I arrive, I’ll put  on your tomb
A green bouquet of holly and of flowering heather.

L’ ADIEU
Guillaume Apollinaire
J’ai recueilli ce brin de bruyère
L’ automne est morte, souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’ attends.
         (ALCOOLS - 1913)
Thơ dịch Hoàng Xuân Thảo                     
Cọng hoa thạch thảo ngắt rồi
Muà thu đã chết, em thời nhớ chăng?
Chúng ta thôi hết tương phùng
Mùi hoa thạch thảo còn nồng thời gian
Nhớ rằng em vẫn chờ anh

Thơ dịch Anh ngữ        Timothy Adès                            
I’ ve plucked this brin of heather
You know that autumn died
We’ll be no more together
Season and sprig of heather
You know for you I’ ll bide.
CHÚ GIẢI
              Tác giả tên khi sinh ra ngày 26.8.1880 tại Rome, là Wilhelm Albert Vladimi Apollinaris de Kostrowitzki, mẹ gốc Biélorussia thời đó thuộc đế quốc Nga, cha vô thừa nhận nhưng có lẽ là một sĩ quan người Ý. Gia đình ông sau di cư sang Pháp, tại đây ông học và thi rớt tú tài I và sau đó ông không thi lại nữa. Trong thời gian từ tháng 5.1901 tới tháng 8.1902 ông dạy kèm con gái một bà Đức goá chồng vốn là một tử tước người Pháp, tại đây ông quen một nữ quản gia người Anh tên là Annie Playden và mê say hết mực, tuy nhiên mối tình của ông không được đáp ứng. Dù khi Annie đã trở về Anh, ông vẫn không bớt say mê, tiếp tục liên lạc và trong năm 1903 ông đã sang London thăm Annie hai lần mà nàng vẫn lạnh nhạt với ông. Năm 1913 Annie Playden di cư sang Mỹ khiến ông ôm suốt đời mối tình tuyệt vọng.
              Ngày 16.9.1913 Apollinaire tới viếng mộ con gái Victor Hugo là Léopoldine đã chết đuối tại sông Seine với chồng mới cưới là Charles Vacquerie rồi khi về sáng tác ra bài thơ trên, nói về cuộc chia ly đồng thời nói thêm rằng, “sự hoài niệm các nạn nhân chỉ chấm dứt khi mà nỗi thống khổ và thi ca không còn làm xúc động được lòng người.” Một số các phê bình gia căn cứ trên sự kiện đó cho rằng bài thơ ông làm còn có ý tưởng nhớ và tỏ lòng sùng kính đối với Victor Hugo.
              Tuy nhiên trong khi thất tình với Annie, năm 1907 ông cũng có một mối tình khác với Marie Laurence tại Nice và kéo dài tới 7 năm. Năm 1913, nhà xuất bản Mercure de France ấn hành tập thơ Alcools của ông gồm những bài thơ viết từ 1898 và trong đó có bài L’adieu nói trên.
              Tháng 12.1914 ông tình nguyện gia nhập quân đội Pháp tại Nice và tại đây đã gặp một thiếu phụ Pháp đã ly dị chồng tên là Louise de Coligny-Châtillon và hai người trở thành tình nhân, chàng gọi nàng là Lou và nàng gọi chàng là Toutou. Trong thời gian này ông sáng tác nhiều bài thơ về mối tình nay sau được in thành tập thơ tên là Poème de Lou, tuy nhiên hai người lại chia tay vào tháng 3.1915.
              Cũng năm 1913, ngày 2 tháng 1, trên một chuyến xe lửa từ Đức về thăm Lou, ông làm quen với Madeleine Pagès và thường xuyên trao đổi thư từ rồi sau hứa hôn với nhau.
              Ngày 9.3.1916 ông được vô quốc tịch Pháp nhưng liền sau đó vào ngày 17.3 ông bị thương tại thái dương do trúng mìn, phải mổ ngày 10.5.1916 và chuyển từ đơn vị tiền tuyến sang đơn vị hậu cứ.
              Ngày 2.5.1918 ông kết hôn với một ngườ mới quen được vài tháng là Jacqueline mà ông gọi là la jolie rousse, cùng tháng này ông chuyển sang bộ Thuộc điạ làm tại phòng báo chí và ngày 28.7 ông được thăng cấp trung úy.
              Ngày 9.11.1918 ông từ trần vì bệnh cúm nhưng được ghi là chết cho nước Pháp vì từ khi ông bị thương, ông bị suy nhược và kiệt sức khá nhiều.
              Ông là người đã đặt ra từ “ siêu hiện thực”, có nhiều tác phẩm văn học đủ loại nhưng nổi trội nhất là thơ, trong đó có những bài nổi tiếng như La chanson du mal-aimé,, l’Émigrant de Landor Road, Zone, le Pont Mirabeau vv...Ông chơi rất thân với Picasso và là người đặt ra cách trình bày một bài thơ dưới hình dạng người hay vật. Tên ông được đặt cho một phố tại Quận VI Paris, được in trên tem, được ghi trên bảng vàng của điện Panthéon.
              Về phương diện tình cảm, ông rất đa tình, có thể có hơn một người tình trong cùng một thời gian nhưng thất tình cũng nhiều và thơ ông viết ca tụng hay nhắc nhở tới người yêu cũng không ít.
              Bài thơ L’ adieu chỉ vẻn vẹn có năm câu, đã cấu kết chặt chẽ hình ảnh người yêu với muà thu, tượng trưng bởi hoa thạch thảo tím ngắt, biểu hiệu của cuộc tình mong manh nhưng “ duyên trăm năm đứt đoạntình một thưở còn vương/ màu thời gian tím ngắt/ hương thời gian còn nồng...” như nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã viết.
              Nhạc sĩ Phạm Duy đã lấy hứng từ bài thơ này và soạn thành ca khúc thảm sầu MÙA THU CHẾT từng làm mủi lòng người như sau:
              Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo                  Từ nay mãi mãi không thấy nhau
              Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo                  Từ nay mãi mãi không thấy nhau!
              Em nhớ cho muà thu đã chết rồi                        Em nhớ cho muà thu đã chết rồi
              Muà thu đã chết, em nhớ cho                             Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
              Muà thu đã chết, em nhớ cho                             Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em
              Muà thu đã chết, đã chết rồi                               Vẫn chờ em, vẫn chờ em
              Em nhớ cho, em nhớ cho                                       Vẫn chờ em...vẫn chờ đợi em...
              Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
              Trên cõi đời này, trên cõi đời này
                            Nhạc sĩ Phạm Duy cũng nổi tiếng đa tình chẳng kém gì Guillaume Apollinaire, chắc là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu nên phổ nhạc bài thơ L’adieu trên, chẳng biết có phải để nói lên sự chia ly với một người tình nào đó cũng bỏ ông ra đi nước ngoài hay không? Hẳn là nhiều qúy vị biết rõ hơn tôi về chuyện này.
              Hoàng Xuân Thảo
        Xứ Lá Phong , Muà thu 2017

Không có nhận xét nào: