Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Nhà báo 'không lề' Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019

BBC
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang được trao giải Tự do Báo chí năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hạng mục Ảnh Hưởng. Được thực hiện từ 27 năm qua, giải thưởng Tự do Báo chí nhằm vinh danh những người không chịu im lặng, "bất chấp các hoàn cảnh khắc nghiệt nhất" và "những đe dọa tới tính mạng, thân thể", thông cáo của tổ chức Phóng viên Không Biên giới viết. Bà Phạm Đoan Trang của Việt Nam là một trong ba phụ nữ đoạt giải Tự do Báo chí của RSF 2019. Hai người kia là Caroline Muscat từ Malta và Eman Al Nafjan từ Ả Rập Saudi.
<!>
Lễ công bố và trao giải diễn ra tối ngày 12/9 tại Berlin.
Phát biểu tại buổi lễ, Thị trưởng Berlin Michael Müller nói rằng tự do báo chí, bên cạnh quyền tự do biểu đạt và quyền biểu tình, đóng vai trò rất quan trọng, "giúp cho xã hội minh bạch, giúp kiểm soát quyền lực và các hoạt động xã hội". Trong số những người từng được giải có nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc, cũng là người được giải Nobel Hòa bình hồi 2010, ông Lưu Hiểu Ba, nay đã qua đời.
BBC
Image captionThị trưởng Berlin Michael Müller phát biểu tại lễ trao giải
Từ Hà Nội, nhà báo Phạm Đoan Trang trả lời phỏng vấn của BBC sau khi biết tin từ Berlin.
Bà Phạm Đoan Trang: Biết mình được trao giải thưởng Tự do Báo chí ở hạng mục Ảnh hưởng, tôi rất vui mừng. Điều đó có nghĩa là tổ chức Phóng viên Không Biên giới đánh giá các tác phẩm của tôi đã có những ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng người đọc Việt Nam.
Tôi vô cùng cảm ơn độc giả. Cảm giác chính của tôi lúc này là muốn tri ân những người đã đọc tác phẩm của tôi, cả ở trong nước và hải ngoại. Tôi tin rằng không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Phóng viên Không biên giới biết đến các tác phẩm của tôi.
BBC: Lễ công bố và trao giải năm nay diễn ra ở Berlin. Bà đã không tới dự tuy được mời. Vì sao vậy?
Bà Phạm Đoan Trang: Để đi Berlin, trong các bước làm thủ tục xuất cảnh chắc chắn tôi sẽ phải làm việc với Bộ Công an trước. Không thiếu các trường hợp các nhà hoạt động ở Việt Nam đã có visa xuất cảnh của nước ngoài rồi, mua vé máy bay rồi, nhưng ra đến sân bay thì bị công an giữ lại, không cho đi.
Tôi biết trước là tôi sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Chưa kể nếu có thể xuất cảnh được, thì lúc quay về, làm thủ tục nhập cảnh cũng sẽ bị giữ lại, sẽ phải trải qua các cuộc đối thoại không dễ chịu gì với bên an ninh.Tôi biết họ sẽ đặt điều kiện, và tôi cũng biết trước là tôi sẽ không chấp nhận các điều kiện đó.Cho nên tôi quyết định không đi, để khỏi phải trải qua những cuộc đối thoại không dễ chịu đó.
BBC
Image captionĐại diện cho bà Phạm Đoan Trang tới dự lễ trao giải ở Berlin là nhà báo tự do Trịnh Hữu Long
BBC: Tuy giải tự do báo chí đã được trao từ gần 30 năm nay, nhưng được biết bà là người Việt Nam đầu tiên được trao giải với tư cách là phóng viên chuyên nghiệp. Điều này liệu có ảnh hưởng, tác động gì tới hoạt động của bà và các nhà báo tự do tại Việt Nam trong tương lai không?
Bà Phạm Đoan Trang: Tôi không muốn đưa ra dự đoán về tương lai, nhưng tôi hy vọng là giải thưởng này sẽ có giá trị tích cực không chỉ cho riêng cá nhân tôi mà còn cho cả cộng đồng đấu tranh và hoạt động dân chủ, cộng đồng những người làm báo tự do, các blogger, các công dân mạng ở Việt Nam, những người dám sử dụng mạng xã hội để nói lên chính kiến của mình, những người luôn là nạn nhân trực tiếp của sự hà hiếp, đàn áp, khủng bố của công an.
Hàng ngàn blogger đã liên tục bị "để ý", mà chỉ riêng trong hai năm qua đã có hàng trăm người phải đi tù vì những việc liên quan tới livestream trên Facebook.
Pham Doan TrangBản quyền hình ảnhPHAM DOAN TRANG
Image captionNhà báo tự do Phạm Đoan Trang từng làm việc hơn 10 năm trong các cơ quan báo chí chính thống của nhà nước
Tôi mong muốn giải thưởng này của mình, như sứ mệnh của tổ chức Phóng viên Không Biên giới đặt ra, sẽ đem đến sự an ủi đối với các nhà báo ở những nước vẫn còn độc tài, để những nhà báo đó cảm thấy rằng họ không cô đơn, họ luôn được hỗ trợ, được ủng hộ, được khuyến khích, được động viên, được biết rằng công việc của họ không phải là vô nghĩa, không ai biết đến. Tôi mong là trong tương lai gần, ở Việt Nam tiếp tục có thêm nhiều người mạnh dạn lên tiếng, nói lên quan điểm, chính kiến của mình trong các vấn đề chính trị xã hội.
Đặc biệt, tôi rất mong đợi sẽ có sự xuất hiện của thêm nhiều cây viết, nhiều nhà báo tự do, nhà báo độc lập, các blogger có nghề viết chuyên nghiệp, kể cả các nhà báo 'lề phải', tham gia vào công cuộc vận động dân chủ hóa xã hội thông qua con đường truyền thông.
BBC: Bà khởi đầu nghề báo ở vị trí mà như bà gọi là nhà báo 'lề phải' trước khi chuyển sang vị trí nhà báo tự do. Bà thấy sự khác biệt lớn nhất giữa vai trò của mình khi cầm bút viết với tư cách một người thuộc hệ thống báo chí chính thống với khi cầm bút viết ở vị trí thuộc lề khác là gì?
Bà Phạm Đoan Trang: Tôi đã làm ở báo chính thống, mà như chúng ta thường gọi là báo nhà nước, hay báo quốc doanh trong thời gian khá dài. Tôi làm từ năm 2000 cho đến tận 2013. Trong 13 năm đó, tôi làm liên tục cho VnExpress, VietnamNet, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình VTC, và các nơi khác, khoảng gần 10 cơ quan báo chí khác nhau.
Tôi cũng làm công tác xuất bản nữa. Bởi vậy, tôi nghĩ là tôi khá hiểu về nghề báo ở Việt Nam dưới sự kiểm duyệt của Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản. Từ khi chuyển sang trở thành một nhà báo tự do, hay như chúng tôi gọi mình là nhà báo 'không lề', tôi thấy có rất nhiều khác biệt.
Pham Doan TrangBản quyền hình ảnhPHAM DOAN TRANG
Image captionCác cuốn sách của bà Phạm Đoan Trang chủ yếu đến với độc giả trong nước
Tôi cũng nhận ra là có nhiều điều từ xưa tới nay chúng ta vẫn hiểu nhầm. Điều khác biệt đương nhiên nhất là bị đàn áp nhiều hơn. Các nhà báo tự do bị đàn áp bằng mọi biện pháp, từ tinh vi cho đến thô thiển nhất. Không gian tự do cho nhà báo 'không lề' ít hơn nhiều so với các nhà báo đi theo định hướng.
Một sự khác biệt lớn nữa mà mọi người thường hiểu nhầm, hoặc có thể nói là quan niệm sai lầm từ trước tới nay. Đó là mọi người nghĩ nhà báo tự do sẽ không có ảnh hưởng bằng nhà báo chính thống. Những bài viết của nhà báo tự do thì không ai đọc, hoặc chỉ có số người đọc không đáng kể. Đó là quan niệm phổ biến, và đặc biệt phổ biến trong giới làm báo chính thống và trong giới công an.
Tôi biết rằng rất nhiều đồng nghiệp của tôi ở trong các tờ báo chính thống đặt câu hỏi vì sao lại phải bẻ bút đi làm 'phản động', sao không đi làm cho tờ báo nào đó mà lại đi làm tự do, bài viết viết ra như vậy liệu đến được với mấy người?
Trong lúc nếu đưa mình vào trong một tờ báo đi theo định hướng của Đảng, nhà nước, chúng ta vẫn có cơ hội để bài viết được lên báo, được nhiều người đọc, tạo ảnh hưởng lớn hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chính sách, thông qua việc các quan chức nhà nước đọc được bài báo của mình và họ sẽ thay đổi chính sách, thay đổi suy nghĩ, v.v...
Họ cho rằng ảnh hưởng của báo chí chính thống vẫn mạnh hơn báo chí ngoài lề.
Pham Doan TrangBản quyền hình ảnhPHAM DOAN TRANG
Tôi cho rằng đó là quan niệm sai, và càng ngày tôi càng thấy quan niệm đó sai hơn.
Chúng ta thấy rằng các blogger, các Facebooker chưa bao giờ được nhà nước thừa nhận, chẳng hạn như Người Buôn Gió, lại có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn.
Việc xuất bản cũng vậy. Khi tôi bắt tay vào xuất bản 'ngoài luồng', tức là không phải với các nhà xuất bản được cấp giấy phép chính thức của nhà nước, tôi nhận ra rằng lượng người đọc của hệ 'ngoài luồng' nhiều đến bất ngờ.
Tôi tin là số lượng người đọc của Nhà xuất bản Tự do, một nhà xuất bản 'ngoài luồng' như thế, đông hơn số lượng người đọc của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tức là Nhà xuất bản Sự thật ngày trước.
So sánh ra thì số lượng bản in nhiều hơn, số lượng độc giả nhiều hơn, sức ảnh hưởng nhiều hơn, mức độ tương tác với độc giả nhiều hơn nhiều.
Chúng tôi có những người chuyển sách của Nhà xuất bản Tự do, cụ thể là sách của tôi, tới cho độc giả, thì có những độc giả đã ôm lấy người chuyển sách mà khóc, nói, "cảm ơn các anh các chị đã dũng cảm để chúng tôi có được những cuốn sách này".
Tất nhiên, cũng có rủi ro là bị công an 'bẫy', nhưng chúng tôi cảm nhận được tình cảm thực sự yêu quý mà các độc giả dành cho mình.
Cho nên có thể nói sự khác biệt dễ nhận thấy là mức độ ảnh hưởng giữa bên 'ngoài luồng' và bên chính thống, mức độ tình cảm của độc giả dành cho mỗi bên.
RSFBản quyền hình ảnhRSF
Image captionBà Phạm Đoan Trang của Việt Nam là một trong ba phụ nữ đoạt giải Tự do Báo chí của RSF 2019. Hai người kia là Caroline Muscat từ Malta và Eman Al Nafjan từ Ả Rập Saudi

Không có nhận xét nào: