Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Cuộc chiến thiện - ác qua những hình minh họa độc đáo - Tần Tấn


'Thiện và Ác và Cổ tích' là cuốn artbook độc đáo, kể lại những câu chuyện cổ tích thông qua góc nhìn và những bức tranh từ hai thế lực đối lập: thiện - ác - Cuốn sách kể 16 truyện cổ tích quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng cách kể vô cùng mới lạ. Dưới ngòi bút của Thủy Nguyên, truyện cổ tích không được thuật từ ngôi thứ ba như thường thấy, mà được kể lại từ ngôi thứ nhất, chia làm hai giọng chính: giọng kể của phe thiện và giọng của phe ác. Trong tranh là tác phẩm minh họa truyện Tấm Cám do Nguyễn Thị Hoàng Minh vẽ.<!>


Ý tưởng này xuất phát từ một điểm chung: cuộc chiến giữa thiện và ác luôn giữ vị trí trung tâm trong hầu hết truyện cổ tích. Bức tranh của Trần Phương Thoại minh họa cho câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh.


Cuốn sách cũng đưa vào Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, lí giải cách nghĩ của dân gian về nguồn gốc người Việt. Đây là hai nhân vật đem đến niềm tự hào “con Rồng, cháu Tiên”, thể hiện niềm kiêu hãnh và tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít keo sơn giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Tranh minh họa truyện của Nguyễn Xuân Quyền.


Trong truyện Thạch Sanh, cả Lý Thông lẫn Thạch Sanh đều cất tiếng, kể lại câu chuyện dưới góc nhìn nội tâm mỗi nhân vật. Tranh minh họa truyện của họa sĩ Nguyễn Thị Thu Trang.


Các bức tranh trong sách được trình bày dưới dạng trang đôi, một bức tranh chia làm hai trang, với hai phía thiện - ác. Họa sĩ Phạm Quang Phúc vẽ hình ảnh đối lập của người anh và người em trong truyện Cây khế.


Hình ảnh đẹp khi chim thần đưa người em đi lấy vàng trong truyện Cây khế.


Hình ảnh trong Sự tích trầu cau (Vũ Thị Thùy Dung vẽ) vừa thể hiện nội dung truyện cổ tích, vừa mô tả phong tục sử dụng trầu cau của người Việt.


Qua các câu chuyện, khi cái ác được lên tiếng biện hộ cho mình, người đọc sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về truyện cổ tích. Trong tranh là tác phẩm Trần Nguyễn Trung Tín vẽ minh họa truyện Trương Chi.


Cuối cùng cái thiện chiến thắng và cái ác phải bị trừng phạt, nhưng qua các kể, cách vẽ này, độc giả có cái nhìn cởi mở hơn với cả hai phía thiện - ác. Hình ảnh của Cao Lê Diệu Phúc vẽ minh họa truyện Thiếu phụ Nam Xương.


Art book Thiện và Ác và Cổ tích có sự tham gia của 16 họa sĩ, mỗi người một phong cách riêng tạo nên bộ sưu tập truyện cổ bằng tranh đa dạng. Cuối sách, các câu chuyện được tóm tắt, dịch sang tiếng Anh như một cách giới thiệu truyện dân gian Việt Nam ra thế giới. Trong tranh là minh họa sáng tạo do họa sĩ Khoa Lê thực hiện khi minh họa Hồn Trương Ba da Hàng Thịt.

Tần Tần

Không có nhận xét nào: