TTO - Thung lũng Hunza ở miền bắc Pakistan nổi tiếng thế giới bởi tin đồn tuổi thọ trung bình người dân ở đây có thể đạt đến 120, đặc biệt không ai bị bệnh tật, ung thư và bệnh tim là những thứ rất xa lạ. Thực hư ra saoBộ tộc Hunza (tên khác là Burusho) định cư dọc theo thung lũng sông Hunza ở miền bắc Pakistan. Chỗ này giáp biên giới với Ấn Độ, gần điểm giao nhau của ba hệ thống núi hùng vĩ gồm Himalayas, Hindu Kush và Karakorum.Có rất nhiều sách vở, tài liệu xuất bản trong thế kỷ 20 đề cập đến hiện tượng trường thọ của người Hunza. Năm 1960, tờ tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ còn đăng một bài viết ca ngợi sự ưu việt của chế độ dinh dưỡng Hunza, cho rằng đây là niềm hi vọng cho tuổi thọ con người và y học hiện đại.<!>
- Huyền thoại mùa thu ở Hunza - miền Bắc Pakistan
- 10 điều khiến bạn thích thú khi đến Hunza
- Khám phá cơ chế kích hoạt cái chết để giúp trường sinh?
Con cháu của những chiến binh
Tương truyền, nhà nước nhỏ của người Hunza được thành lập bởi một nhóm chiến binh của Hoàng đế Alexander Macedon (Alexander Đại Đế) vào giai đoạn chinh phạt Ấn Độ từ năm 327-325 trước Công Nguyên.
Do đặc thù chinh chiến, họ áp đặt những quy định khắt khe trong xã hội, buộc người dân luôn vũ khí bên mình, thậm chí lúc ngủ. Điệu múa gươm truyền thống của người Hunza có thể bắt nguồn từ đó.
Ngày nay, nguồn gốc của người Hunza vẫn là bí ẩn đối với khoa học. Người ta chỉ thấy dân Hunza có nước da giống người da trắng, ngôn ngữ Burushaski của họ dường như kết hợp giữa tiếng Macedonia cổ và tiếng Hy Lạp thời kỳ Đế chế Ba Tư.
Thung lũng Hunza khép kín với thế giới không chỉ vì địa lý hiểm trở mà còn do yếu tố chính trị. Cùng với một số thung lũng khác nằm trong dãy Himalaya, đây là vùng tranh chấp quyết liệt giữa Ấn Độ và Pakistan trong hơn nửa thế kỷ (ngày nay Hunza do Pakistan quản lý)
.
Nước Nga có những ảnh hưởng nhất định ở Hunza từ cuối thế kỷ 18, nhưng sau đó lại để mất vùng này vào tay người Anh. Đến thời Liên Xô, họ tránh xa cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan nên trong hầu hết từ điển, bách khoa toàn thư tuy có nhắc đến Hunza nhưng không ghi rõ địa danh này nằm ở đâu.
Ở phương Tây, Hunza mê hoặc công chúng qua lời kể của một số nhà thám hiểm tiên phong thuộc quân đội Anh, Pháp trong thế kỷ 19-20. Đến thập niên 1970, Hunza được phát hiện trở lại nhờ làn sóng dân hippies đổ về khắp châu Á để tìm kiếm những điều mới lạ.
Món mơ phơi khô đặc sản của người Hunza miền bắc Pakistan trở nên quen thuộc với thế giới bên ngoài cũng từ đó.
Bí mật trường sinh, bất lão
Bác sĩ quân y người Scotland Robert McCarrison, một trong những người tiếp xúc với bộ lạc Hunza đầu thế kỷ 20, kể rằng ông quan sát thấy dù sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, người Hunza không khi nào bị bệnh tật, thậm chí những bệnh phổ biến như sâu răng, khiếm thị cũng không có.
Vị bác sĩ suy luận bí quyết của người Hunza có thể nằm ở chế độ dinh dưỡng. Mùa hè, họ ăn chủ yếu rau củ và trái cây tươi, rất ít thịt, mùa đông là quả mơ phơi khô, hạt ngũ cốc và phô mai cừu.
Ông mô tả trong một năm sẽ có từ 2-4 tháng trái cây không kịp chín, người Hunza gọi là "xùa xuân đói kém". Khoảng thời gian này họ hầu như không ăn gì, mỗi ngày chỉ uống nước quả mơ một lần duy nhất.
Một số người khác thì kể người Hunza có thể tắm trong nước đóng băng -15 độ C; ở tuổi 100 vẫn chơi thể thao ngoài trời; phụ nữ 40 tuổi trông như thiếu nữ 20, ngoài 60 tuổi vóc dáng vẫn thon thả và còn giữ được khả năng sinh con…
Chuyên gia Peter Smith của Viện Smithsonian (Mỹ) từng giải thích, với những ai chưa từng đặt chân đến Hunza thì những câu chuyện đó thực sự mê hoặc. Nhưng thật ra chúng đã được thổi phồng bởi một số tác giả, và được tiếp lửa bởi phong trào "ăn uống lành mạnh" lan tỏa ở Mỹ và châu Âu trong thế kỷ trước.
Trong quyển sách Hunza – Vương quốc đánh mất của Dãy Himalaya, học giả - bác sĩ người Mỹ John Clark kể lại trong 20 tháng sống và làm việc ở Hunza, bắt đầu từ năm 1950, ông đã chữa bệnh cho 5.684 người. Dân số Hunza khi đó khoảng 20.000, như vậy hơn 1/4 cộng đồng gặp vấn đề sức khỏe.
Ông viết: "May mắn đa phần trường hợp chỉ là bệnh nhẹ, như sốt rét, kiết lỵ, nhiễm giun sán, đau mắt hột, bệnh ngoài da…".
Đại tá người Anh David Lorimer, người từng sống ở Hunza năm 1933-1934, xác nhận: "Sau mùa đông, trẻ em Hunza trông bề ngoài kiệt sức và mắc nhiều chứng bệnh ngoài da do thiếu vitamin D, chúng chỉ qua khỏi khi mùa màng bắt đầu cho thu hoạch".
Một số học giả đương đại nhận định, người Hunza có thể sống lâu hơn dân các nước khác, nhưng chỉ chênh lệch chừng vài năm chứ không đến vài chục năm. Họ cũng bị bệnh và cần bác sĩ.
Những yếu tố tích cực của lối sống Hunza bao gồm môi trường sống trong lành, thực phẩm sạch tự nuôi trồng, vận động thường xuyên…
Riêng chuyện ăn chay và ăn ít là do hoàn cảnh (khí hậu lạnh, thiếu thốn) chứ không phải vì ý thức "để được sống lâu".
Người Hunza vẫn ăn thịt khi có cơ hội, thường là mùa đông để tận dụng chất đốt sưởi ấm, và họ ăn tất cả bộ phận động vật chứ không bỏ phần nào.
Nhà thám hiểm người Nga Sergei Boiko, người từng đặt chân đến Hunza và ghi hình vùng đất này, xác nhận rằng ở Hunza ngày nay không có cảnh sát, quân đội hay nhà tù vì xã hội của họ rất bình yên, không ai phạm tội hay phá rối.
Điều đó phần nào ủng hộ nhận định rằng người Hunza sống tích cực và lạc quan.
Một số hình ảnh về Thung lũng Hunza qua góc nhìn của ông Sergei Boiko:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét