Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Chinh Phụ Ngâm - Poème : Madame Đoàn Thị Điểm - Musique : Quách Vĩnh-Thiện

<!>
( Les complaintes de la femme de guerrier )
Poème : Madame Đoàn Thị Điểm
Musique et Harmonie : Quách Vĩnh-Thiện
Video Youtube Playlist – Chinh Phụ Ngâm :
TaOnNguoiLinhChinhPhuVNCH
ChinhPhuNgam-Autrefois
Logo-ChinhPhuNgam-1
Logo-ChinhPhuNgam-2

Sau 77 bài hát cho Trường Ca Đoạn Trường Tân Thanh ( Kim Vân Kiều ) của Nguyễn Du, mình cảm thấy không hoàn tất nhiệm vụ khơi dậy văn hoá Việt Nam đang đi vào quên lãng và  các thế hệ sau ở hải ngoại chúng con chúng ta quên hẳn những tuyệt tác của đất nước. 
Vì lẽ đó tôi cảm xúc và tiến tới đào sâu và phổ thành nhạc toàn tập Chinh Phụ Ngâm, tác phẩm nầy ra đời trước Truyện Kiều khoảng 71 năm. Chinh Phụ Ngâm nói lên tâm sự của một người vợ mà người chồng phải ra nơi biên thùy trong thời loạn lạc cho nợ núi sông.
Người vợ cô đơn, lạnh lẽo, nhớ thương chồng và mong ngày trở về của người chồng với tâm sự ước mơ chiến thắng vinh quang.

Đặng Trần Côn ( 1710  – 1745 ) tiên sinh đã sáng tác bằng chữ Nho tác phẩm Chinh Phụ Ngâm vào năm 1741.
Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông thích uống Rượu và Trà, đươc chức vụ Ngự Sử Đài. Vào đời hậu Lê, nhiều cảnh biệt ly đau đớn ngược lại với Truyện Kiều phát sinh từ nguồn gốc bên Tàu. Chinh Phụ Ngâm lại được truyền bá đến Trung Hoa và được khâm phục. 

Vì ông Đặng Trần Côn viết bằng chữ Nho theo lối thơ Trường Đoản Cú nên không được phổ biến trong Dân Gian. Bà Đoàn Thị Điểm là người đem Chinh Phụ Ngâm vào lòng Dân Gian bằng bảng dịch ra chữ Nôm bằng thể thơ Song Thất Lục Bát dài 412 câu thơ từ đó tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đi vào tất cả mọi thành phần xã hội của dân tộc Việt.
Đoàn Thị Điểm ( 1705 – 1748 ), biệt hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Hiến Phạm huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh.
Chinh Phụ Ngâm là một khúc ngâm theo âm điệu xưa của Tàu gọi là Cổ Nhạc Phủ. Những câu ngắn dài không thường xen lẫn nhau từ 3 chữ đến 10 chữ. Thể thơ Cổ Nhạc Phủ có từ đời nhà Hán cho đến đời Đường.
Đọc lại tập thơ Chinh Phụ Ngâm của bà Đoàn Thị Điểm lòng tôi bồi hồi và nghĩ đến Việt Nam. Tôi nhận đề tài nầy để nói lên sự mong mõi và ước mộng cho một ngày tươi sáng của đất nước chúng ta.
Phổ nhạc toàn bộ Chinh Phụ Ngâm với 512 câu thơ được hoàn tất cho 2 CD với 21 bài hát.
CD 1 - Nợ Núi Sông. ( 11 bài hát )
CD 2 - Vinh Quang. ( 10 bài hát )

CD 1 - Nợ Núi Sông :
1 - Thuở Trời Đất Khách Má Hồng.
2 - Nợ Núi Sông
3 - Chia Tay
4 - Gió Cát
5 - Lạnh Lùng
6 - Hồn Tử Sĩ
7 - Chinh Phụ
8 - Nhớ Chàng
9 - Tương Tư
10 - Lo Âu
11 - Lòng Thiếp

CD 2 – Vinh Quang
1 - Nguyệt Hoa
2 - Nhớ Nhung
3 - Hồn Mộng
4 - Giấc Mộng
5 - Tuổi Xuân
6 - Xuân Vàng
7 - Oán Sầu
8 - Ước Mơ
9 - Vinh Quang
10 - Kết Duyên

Đây cũng là một công việc nhiều thữ thách cho tôi về nguồn cảm hứng lẩn sự khó khăn về kỹ thuật và tài chánh !
Trên cõi đời đầy chong gai và ngăn trở, đạt được những gì mà mình mong mõi làm đó là nguồn vui cho cuộc đời mình, không ham danh ham lợi cho cuộc đời mà chỉ mong đóng góp tài mọn cho nhân loại cho xã hội những gì mà mình nhận thấy và cảm thấy cần thiết cho sự sống của dân tộc về văn hóa đó là nguồn sống tin thần và là nguồn vui bất tận cho bản thân mình và nhân loại.

Quách Vĩnh Thiện
Paris, le 29 Juin 2009

Chinh Phụ Ngâm 1 - Nợ Núi Sông
( Les complaintes de la femme de guerrier )












Chinh Phụ Ngâm 2 - Vinh Quang

( Les complaintes de la femme de guerrier )


HaTram


QuangMinh









Không có nhận xét nào: